Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sơn Hà Nguy Biến

01/12/201309:04(Xem: 2900)
Sơn Hà Nguy Biến

 

 chuamotcot

 

SƠN HÀ NGUY BIẾN

 

                                                                                                                                                                                                 

       Như quí vị đã biết, trước hết tôi là một tu sĩ Phật Giáo, hoằng pháp độ sanh là sứ mệnh thiêng liêng của người tu hành. Sứ mệnh thiêng liêng đó không ngoài đường phục vụ con người và xã hội mà nhà sư đang sống trong cõi đời ta bà khổ lụy nầy!

       Phật Giáo Việt nam có truyền thống từ ngàn xưa là gắn bó, sát cánh cùng dân tộc trong mọi thăng trầm của Tổ Quốc, lúc hưng thịnh, khi suy vong, bao nhiêu phen giặc giã, Phật Giáo không bao giờ khoanh tay đứng ngoài, nên những bậc Danh Tăng thời Lê, Lý, Trần như các Ngài Pháp Thuận, Vạn Hạnh, Viên Thông, Trần Nhân Tông v.v… đã cống hiến trọn đời cho Đạo Pháp và Dân Tộc. Các Ngài là những người thực sự quan tâm đến đời sống của dân chúng, bắt mạch được cái nhu cầu đích thực của các thành phần trong xã hội để phục vụ.

       Chúng ta kính ngưỡng các Ngài qua các hạnh nguyện Bồ Tát, vì các Ngài đã không ngừng phục vụ chúng sinh (Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ).

      Thời nay theo gót những dấu chân vĩ đại, chỉ có những bậc tu hành chân chính, dũng cảm hơn người như Hòa thượng Thích Thiện Minh, Hòa thượng Thích Huyền Quang, Hòa thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Cụ Lê Quang Liêm v.v….. Các Ngài vì quá thương dân mà không biết khuất phục, không biết nãn lòng, làm sao chịu đựng được hàng triệu dân lành đang bị đàn áp, khốn khổ, mà các Ngài có thể ngồi yên (thuần túy tu hành)!

      Làm sao có thể tĩnh tâm tọa thiền (mũ ni che tai) khi nghe những tiếng kêu cứu xé ruột của dân oan đang vang vọng ngoài đường ngày nầy qua tháng khác, dội vào cửa Tam Bảo!  Làm sao có thể tĩnh tọa khi Trung Cộng bắn giết ngư dân Việt Nam trên vùng biển của Tổ Tiên!  Làm sao có thể tĩnh tọa được khi người Tàu ồ ạt vào đào xới Tây nguyên?  Làm sao có thể an tâm khi biết bọn Hán tặc cướp lấy Hoàng Sa, Trường Sa, một phần cơ thể của Việt Nam!  Làm sao có thể ngồi yên nín lặng  khi nhìn thấy bọn Hán tặc đưa dân tràn ngập trên mọi miền đất nước từ Bắc tới Nam. Thủ đoạn Hán hóa Việt Nam thành Tỉnh, Quận của bọn Trung cộng, họ đã tiến hành một cách ngang ngược, xấc xược trước dư luận quốc tế, trước sự dũng cảm của dân tộc ta yêu chuộng hòa bỉnh, đã đứng lên chống giặc Tàu cộng xâm lăng đất nước Việt Nam.

      Thưa cùng Quốc dân Đồng bào Việt Nam yêu quí ! Ai cũng có thể hiểu: “Chủ yếu Giáo Pháp Phật là phát triển lòng Đại Bi Tâm, Lợi Tha Vô Ngại.” Nếu chư Tăng khước từ hai nguyên lý căn bản nầy là khước tư Phật Giáo. Họ cũng không còn tin vào luật nhân quả. Họ không hiểu được rằng: “ Những bất hạnh của Đồng bào và vận mệnh của Tổ quốc có liên quan (tương duyên) đến sự sống còn của Phật giáo Việt nam. Cho nên việc đầu tiên của chư Tăng là phục vụ chúng sinh (Tình dân tộc, nghĩa đồng bào). Ngoại trừ điểm nầy ra phải chăng là kẻ nói dối. Người tu hành biết nghĩ đến đồng bào (Đàn Việt) như là mạch nguồn “Đại Ân Sũng” để phụng hiến vào tiến trình tu học của mình. Nếu không có Đồng bào (Đàn Việt) cúng dường thì người Tu sĩ sẽ không có phương tiện xây chùa, đúc chuông, tạc tượng và cũng không có cơ hội tu hành yên ổn, tĩnh tâm khi đất nước bị xâm lăng…. do vậy, người tu (Tăng Sĩ) lúc nào cũng phải nghĩ đến công ơn tín chủ, đàn na. Người nhận lãnh phải thể hiện bằng cả tấm lòng và hành động cụ thể. (Món vay món trả phải đồng. Người dâng vật quí là mong phước lành), nên chi pháp cúng ngọ hằng ngày và trước khi thọ thực, chư Tăng đều tụng bài nguyện:

Hai tay bưng bát cơm đầy.

Công lao khó nhọc bao người làm nên.

Ân sâu xin nguyện đáp đền.

Lòng thường cổi mở đi trên cuộc đời.

Hoặc là:   

    Bát cơm ai sắm cực lòng.

Ta ăn phải nhớ tấm công ơn người.

………………………………………

        Do vậy mà chúng tôi, những người Tu sĩ Phật Giáo, đứng trước tình trạng “Đất Nước Lâm Nguy, Dân Tình Thống Khổ”, bởi ách nạn cộng sản độc tài đảng trị, hèn hạ, cúi đầu bán nước cho Trung cộng, dâng biển đảo, núi rừng cao nguyên cho bọn Hán tặc Tàu cộng, hoành hành trên Quê Hương Đất Tổ của chúng ta. Than ôi ! Than ôi !!

      Những lời tâm huyết trên đây đã ràn rụa sau những tháng ngày ngập tràn nước mắt, âm thầm không thốt lên lời để trình bày cùng ai! Nhưng nỗi ấm ức nghẹn ngào nuốt lệ dài lâu!  buộc lòng tôi ghi lên trang giấy, vì không nén được niềm đau thống thiết, úp mặt trên mảnh Y Vàng thấm nguồn lệ nóng nồng cay!

       Xin ơn trên tha tội.!. Xin lỗi Chư Tôn Đức Tăng Ni và các bậc thức giả, cùng đồng bào thân mến muôn phương nơi hải ngoại cùng quốc nội thứ lỗi cho.!.

                                                  

                                                Tại Pháp Duyên Tịnh xá

                                         Thành phố Fresno, trọng đông 2013

 

                                         Tỳ kheo Thích Giác Lượng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/04/2014(Xem: 10598)
Chào mừng Đại lễ Phật Đản Vesak LHQ 2014 tổ chức tại Việt Nam, được sự hỗ trợ của Ban thư ký Đại lễ Vesak, một ê kíp gồm nhiều đạo diễn, quay phim kỳ cựu của Truyền hình An Viên (AVG) đã thực hiện bộ phim tài liệu 10 tập có nhan đề "Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc".
24/03/2014(Xem: 23929)
Nói đến chùa Thiên Ấn không ai còn lạ về ngôi chùa này, một thắng tích được xem là “đệ nhất thắng cảnh„ cách trung tâm 3,5km (độ 10 phút xe hơi) nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc của thành phố Quảng Ngãi.
12/01/2014(Xem: 5202)
Mở đầu cuốn Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam, Quyển 1, nhà sử học Phạm Cao Dương viết: Dù sống tản mác ở bất cứ phương trời nào, trong bất cứ quốc gia nào hay ở chính quốc, người Việt Nam đều thuộc về một dân tộc thuần nhất, có chung một nguồn gốc, một quá khứ và những ước vọng chung về một ngày mai tươi đẹp huy hoàng.
12/01/2014(Xem: 4069)
Trước khi Phật Giáo truyền vào Việt Nam trong khoảng một hoặc hai thế kỷ trước Tây Lịch, trên mảnh đất nằm ở phía đông nam của Châu Á trông ra Biển Thái Bình bao la này đã có một dân tộc Lạc Hồng hiện hữu. Như thế nói theo ngôn ngữ khoa học, trong dòng máu của người Phật tử Việt Nam có hai nhiễm sắc thể: Người Việt Nam và người Phật tử. Trên danh nghĩa là hai yếu tính, nhưng thực tế đó chỉ là cuộc sống của một người, một người Phật tử Việt Nam.
25/12/2013(Xem: 8008)
Được tin trễ, hội thảo Hoằng pháp toàn quốc 2011, tổ chức tại Bình Dương, nên chúng tôi không chuẩn bị kịp để tham dự. Rất tiếc cho việc thiếu cơ duyên của mình. Qua bài tham luận mang tính chủ quan nhưng có đủ bằng chứng cụ thể và đã được thí nghiệm nhiều lần ở nhiều nơi, nên chúng tôi có thể khẳng định “Ba giờ huấn luyện, 10 ngày hoằng hóa, đưa Phật pháp đến nông thôn”. Trước lúc trình bày phương cách, chúng tôi xin có vài nhận xét nhỏ nhưng cần thiết:
25/12/2013(Xem: 9690)
Cũng tại hội trường nầy và vào tháng nầy năm năm trước, tôi hân hạnh được Giáo hội mời dự Ðại hội Phật giáo toàn quốc và đọc tham luận để trình bày một vài nét đặc thù về hiện tượng Phật giáo đang nở rộ cùng khắp bầu trời Âu Mỹ, nơi vốn có một truyền thống lâu đời của Kitô giáo. Trong bài tham luận, tôi cũng góp ý là Giáo hội nên kiện toàn cơ cấu tổ chức và điều hành để đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Giáo hội phải là một tập hợp gồm cả bốn chúng, chứ không thể chỉ có một chúng như cái ghế chỉ có một chân không tự đứng vững được nói gì đến phát triển.
25/12/2013(Xem: 7138)
Kỹ niệm 1000 năm Thăng Long, thiết nghĩ, không hoàn toàn chỉ giới hạn trong việc kỹ niệm quyết định của vua Lý Thái Tổ đời đô từ Hoa Lư về Thăng Long mà còn cần kỹ niệm những tinh hoa siêu việt đặc thù của hai thời đại Lý Trần, một thời đại vẽ vang, oanh liệt và thịnh trị chưa từng có trong lịch sử nước nhà hơn ngàn năm trước. Đặc biệt là kỳ tích nước Đại Việt đánh thắng quân Nguyên Mông, một đạo quân bách chiến bách thắng thống lĩnh cả thiên hạ, không những một lần mà đến ba lần. Bài nầy cố gắng nêu lên một số đặc điểm tiêu biểu của thời Lý Trần để từ đó chúng ta có thể hãnh diện, một cách có thực, việc kỹ niệm một thời đại vàng son hiếm thấy trong lịch sử Đại Việt.
25/12/2013(Xem: 9838)
Thật là một hân hạnh lớn cho chúng tôi hôm nay được về tham dự Đại hội kỳ V của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Thật vậy, từ ngàn dặm xa xôi mà được về thăm quê hương đã là một điều hạnh phúc, lại được phép trình bày một số thao thức của một người con Phật trước những người đồng đạo mà cũng là đồng bào cùng chung một ước mơ, thì thật là một cơ duyên hiếm có.
01/12/2013(Xem: 8114)
Bài hát này người viết thực hiện vào năm 1994, khi đó là lúc kỷ niệm tròn mười năm Hòa Thượng viên tịch. Như vậy tình đến nay, bài hát đã được 19 tuổi. Bài hát được nghệ sĩ út Bach Lan dàn dựng một năm sau đó và nghệ sĩ Thanh Ngân thể hiện rất xuất sắc. Xin mời quý vị nghe lại bài ca năm ấy, một chút lặng lòng tưởng nhờ một công hạnh to lớn. Bài ca mang tên CÔNG HẠNH LƯU ĐỜI. (đính kèm mp3).
22/10/2013(Xem: 17339)
Là người Việt Nam, bất luận bình dân hay trí thức, chúng ta đều thấy có trọng trách tìm hiểu những gì liên hệ với dân tộc và đất nước thân yêu của mình. Sự tìm hiểu ấy giúp cho chúng ta có nhận thức chính xác về tư tưởng, tánh tình đồng bào ta. Nếu là người trí thức Việt Nam mà không biết gì về truyền thống của dân tộc thì không xứng đáng là trí thức. Thế nên, sự nghiên cứu những mối liên quan với dân tộc, thực là điều kiện tối thiểu của những người yêu dân tộc, quê hương xứ sở.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567