Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

13/06/201519:44(Xem: 14114)
Tuần 1

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

(TUẦN THỨ 1 THÁNG 1, 2013)

 

Diệu Âm lược dịch

 

 

MÃ LAI: Cần nâng cấp con đường đến Chùa Phật Dược vương

 

Chùa Phật Dược vương cao 72,5 m gồm 13 tầng, toạ lạc tại Trung tâm Phật giáo  Giác ngộ Tâm ở Ampang được xem là đã đưa Perak lên bản đồ thế giới về các địa điểm Phật giáo nổi tiếng.

Hoàn thành vào năm 2007 sau hơn 10 năm xây dựng, công trình kiến trúc với kinh phí 6 triệu RM này có tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 11,5 m được tôn trí trên tầng 9, bên cạnh nhiều cối kinh Phật giáo Tây Tạng và một tác phẩm nghệ thuật tinh tế mô tả chi tiết về thần thoại phong phú của Phật giáo.

Tuy nhiên, vị sư trụ trì Ge Li Rinpoche 72 tuổi của trung tâm nói rằng nhiều người không biết gì về nơi này, do có rất ít biển báo dẫn đến nó.

Con đường duy nhất để đến đây cũng không rõ ràng và trong tình trạng xấu, ông nói. “Chúng tôi cần nâng cấp con đường nhưng không thể do thiếu quỹ. Chúng tôi mong rằng chính quyền bang sẽ giúp chúng tôi thực hiện, vì chùa có tiềm năng trở thành một điểm thu hút du lịch quan trọng chứ không chỉ là một trung tâm tôn giáo”.

(thestar.com.my – January 2, 2013)

 blank

Ornate ceiling: A interior view of the 13-storey Medicine Buddha pagoda as seen from the ground floor." style="width:300pt;height:199.5pt;visibility:visible"> A interior view of the 13-storey Medicine Buddha pagoda as seen from the ground floor">

Nội thất tầng trệt của chùa Phật Dược vương 13 tầng - Photos:  F.K. Soon

 

 

HOA KỲ: Đôn Hoàng: Nghệ thuật Phật giáo tại Cổng vào của Con đường Tơ lụa

 

New York, Hoa Kỳ - Triển lãm ‘Đôn Hoàng: Nghệ thuật Phật giáo tại Cổng vào của Con đường Tơ lụa’ được tổ chức tại phòng trưng bày của Viện Trung Hoa và Học viện Đôn Hoàng từ ngày 7-2 đến 9-6-2013.

Toạ lạc tại một giao lộ quan trọng của Con đường Tơ lụa, Đôn Hoàng là một trong những di sản văn hoá quý giá nhất thế giới. Cuộc triển lãm này tập trung giới thiệu một cách sống động các phong tục và thực hành của Phật tử địa phương, và làm nổi bật tầm quan trọng về sự giao lưu văn hoá giữa Đông và Tây phương của thành phố Đôn Hoàng.

Trưng bày các phù điêu bằng đất sét được chạm khắc hoặc sơn vẽ, thư pháp, kinh điển Phật giáo và những viên gạch mẫu lấy từ các hang động, cuộc triển lãm giới thiệu nghệ thuật và những thực hành nghi lễ từ những thời kỳ hoàng kim của các triều đại Bắc Nguỵ và Đường.

(Buddhist Art News – January 1, 2013)

 

blank

Tượng Phật bằng đất sẻt – thời nhà Đường (618-907) - Photo: Buddhist Art News

 

 

TÂY TẠNG: Đại lễ cầu nguyện của Phật giáo tại Thanh Hải

 

Tại Tu viện Jyegu ở tỉnh Thanh Hải, hơn 5.100 nhà sư đã tổ chức một đại lễ cầu nguyện vào ngày 28-12-2012, đánh dấu sự kết thúc của đại hội vì hoà bình thế giới diễn ra trong 6 ngày.

Chư tăng từ 74 tu viện đã cùng hàng nghìn tín đồ tụng kinh tại một giảng đường mới, được xây sau trận động đất năm 2010.

Khenpo Ngangor, sư trưởng tu viện Jyegu, nói, “Đây là lễ cầu nguyện cho hoà bình thế giới, cho sự thịnh vượng của quốc gia và sự an lạc cho nhân dân. Chúng tôi hy vọng rằng những thiên tai đe doạ mọi người trên thế giới sẽ chấm dứt, và mọi gia đình đều được hạnh phúc và khoẻ mạnh”.

Toạ lạc tại quận Yushu, Tu viện Jyegu 2.100 năm tuổi là tu viện lớn nhất và có ảnh hưởng nhất của trường phái Phật giáo Tây Tạng Sakya.

(Mahabhodi – January 2, 2013)

 

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma khai mạc hội nghị Phật giáo quốc tế tại Patna

 

Ngày 5-1-2013, Đức Đạt lai Lạt ma đã chính thức khai mạc Hội nghị Phật giáo Quốc tế được tổ chức tại Patna.

Chư tăng cùng Phật tử của các giáo phái khác, các vị lãnh đạo tinh thần và tín đồ của các tôn giáo khác nhau đã tham dự lễ khai mạc - trong số đó có Thống đốc bang Bihar và Thủ tướng chính phủ Tây Tạng lưu vong.

Chư tăng và đại biểu từ các nước Phật giáo khác như Thái Lan, Nhật Bản, Tích Lan, Trung quốc, Miến Điện và Cam Bốt cũng sẽ tham dự hội nghị diễn ra trong 3 ngày này.

Đức Đạt lai Lạt ma đã diễn giảng về cuộc đời và lời dạy của Đức Phật. Ngài cũng chủ trì các lễ cầu nguyện đại chúng vì lợi ích của nhân loại và của tất cả chúng sinh, với sự tham dự của các vị lãnh đạo tinh thần và tín đồ của các tín ngưỡng khác.

Đức Đạt lai Lạt ma nói rằng thế giới đang đối mặt với một sự khủng hoảng về đạo đức, và ngài nhấn mạnh về kỷ luật tự giác dựa trên cơ sở đạo đức để chống lại nó.

(ANI – January 6, 2013)

blank

Đức Đạt lai Lạt ma tại Patna - Photo: ANI

 

 

VƯƠNG QUỐC ANH: Bộ sưu tập bản gốc tiếng Phạn của Thư viện Kỹ thuật số Cambridge

 

Bộ sưu tập văn bản tiếng Phạn của Thư viện Kỹ thuật số của trường Đại học Cambridge gồm có trên 1.600 tác phẩm, được viết trong thời gian hơn 1.000 năm trên các chất liệu khác nhau: giấy, lá cọ và vỏ cây bạch dương.

Bộ sưu tập bao gồm nhiều truyền thống tôn giáo của Nam Á – từ kinh Vệ Đà cho đến kinh cầu nguyện của Ấn Độ giáo và Mật tông, Phật giáo Nguyên thuỷ đến Đại thừa và Mật tông và đạo Jaina.

Việc số hoá những văn bản tiếng Phạn của Thư viện đang được thực hiện như một phần của một dự án nghiên cứu, được Hội đồng Nghiên cứu Nghệ thuật và Nhân văn (AHRC) cấp quỹ để nghiên cứu và lập danh mục cho bộ sưu tập này.

Hiện nay thư viện số giới thiệu một bộ sưu tập nhỏ khởi đầu, vốn sẽ phát triển đáng kể trong 2 năm 2013-2014.

(Buddhist Art News – January 6, 2013)

 

blank

Bản thảo tiếng Phạn - Photo: Past Horizons

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/11/2010(Xem: 7382)
Có nhiều loại giác ngộ, nhưng bản chất của giác ngộ thì chỉ có một, đó là phá vỡ bức tường ngăn ngại của vô minh để ánh sáng của tự tánh, Phật tánh được dịp bùng lên.
30/10/2010(Xem: 9391)
Quyển Khóa Hư Lục Giảng Giải này ra đời do lòng nhiệt tình, tâm tha thiết mong muốn có một “Pho Sách Phật Giáo Việt Nam” thật sự ViệtNam của chúng tôi. Bao nhiêu năm rồi, chúng tôi ao ước những tư liệu Phật giáoViệt Nam còn sót lại được dịch ra chữ quốc ngữ để cho người sau có phương tiệntham khảo học tập.
26/10/2010(Xem: 3761)
QUYẾT ĐỊNH chuẩn y của Hội Đồng Giáo Phẩm về thành phần nhân sự Hội Đồng Điều Hành nhiệm kỳ II
19/10/2010(Xem: 4680)
Suốt bốn mươi năm qua, khi đề cập đến sinh hoạt của Phật Giáo Việt nam, chúng ta không thể không nói đến GHPGVNTN. Bởi vì trong bốn thập niên đó, GHPGVNTN đã đóng góp xứng đáng công sức của mình cho sự nghiệp hoằng dương Chánh Pháp và phát triển đất nước. Chính vì vậy mà GHPGVNTN đã nghiễm nhiên trở thành là một thực thể xã hội trong cộng đồng dân tộc Việt nam. Do đó, trải qua gần ba thập kỷ, mặc dù đảng cộng sản Việt nam đã sử dụng biết bao phương chước để tàn hại Giáo Hội, vẫn không làm sao có thể tiêu diệt được. GHPGVNTN vẫn tồn tại với bi nguyện và hùng lực của truyền thống lịch sử Phật giáo Việt nam. Để có cái nhìn quán triệt hơn về GHPGVNTN chúng ta cần lược qua bối cảnh lịch sử hình thành và những cuộc vận động của Giáo Hội từ bốn thập kỷ nay.
11/10/2010(Xem: 7094)
Hạnh phúc tôi nhỏ nhoi Một góc đời xa lạ Như một thoáng môi cười Ngọt ngào xanh mắt lá.
09/10/2010(Xem: 6953)
Tinh thần khoan dung của Phật giáo đã có tác dụng làm mềm hoá lịch sử, đồng thời cho thấy những “đúng - sai”, “công - tội” nơi mỗi con người không phải là điều bất biến.
04/10/2010(Xem: 5701)
Lời Sám Nguyện: ST.NS: Chúc Linh: Lời: Tâm Nguyệt: Pháp Danh: SDNTN:Nhuận Hải: CS: Lâm Minh Chi. http://www.quangnghiemtu.com
03/10/2010(Xem: 10322)
Thiên Thai giáo quán tông, Thiên Thai một tông chuyên xiển dương Kinh Pháp Hoa. Theo Ngài Trí Giả, sách Quán Tâm luận ghi rằng, đảnh lễ Thầy Long Thọ. Nghiệm đó để biết rằng Trí Giả xa bái Long Thọ làm sơ Tổ; gần thời bẩm bái Huệ Văn - Bắc Tề, làm tổ thứ hai; Huệ Văn truyền xuống Nam Nhạc Huệ Tư, là tổ thứ ba. Huệ Tư truyền cho Trí NghiễmĐức An (Trí Giả), Trí Giả là tổ thứ tư. Lấy nhất niệm hoằng truyền 3 nghìn cõi, trong viên mãn thực hành giáo quán, dù trải qua ở quan quyền, nhà giàu sang v.v… những lợi lộc, nhưng quy về gốc Thiên Thai ở Quốc Thanh, nên gọi là Tông Thiên Thai.
30/09/2010(Xem: 4108)
Chân dung toàn cảnh về Học phái Phật giáo cho chúng ta cái nhìn mà qua đó Phân kỳ Phật giáo có thể chia làm 3 thời kỳ, đó là Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Phát triển...
26/09/2010(Xem: 7838)
Phật Quốc Ký Sự
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]