Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 2

18/09/202408:40(Xem: 1419)
Tuần 2
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
(TUẦN THỨ 2 THÁNG 9, 2024)
 
Diệu Âm lược dịch

 

THỔ NHĨ KỲ: Tổ chức Phật giáo JTS xem xét sự tiến triển của dự án trường học sau động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Vào ngày 28-8, Hòa thượng Pomnyun Sunim,  vị đạo sư người Hàn Quốc đáng kính và nhà hoạt động Phật giáo, cùng các tình nguyện viên từ tổ chức cứu trợ nhân đạo Phật giáo JTS Hàn Quốc đã trở lại Thổ Nhĩ Kỳ để xem xét sự tiến triển của một dự án trường học mà JTS khởi xướng sau trận động đất tàn khốc tại miền nam Thổ nhĩ Kỳ và một số khu vực của Syria vào tháng 3-2023.

Ngay sau khi các báo cáo về trận động đất năm ngoái lan truyền khắp thế giới, các tình nguyện viên của JTS Hàn Quốc đã cứu ứng bằng cách đưa các thành viên trong nhóm xuống thực địa để tiếp cận những người ở tâm chấn của cuộc khủng hoảng ở Thổ Nhĩ Kỳ. Hòa thượng Pomnyun Sunim đã tham gia cùng các tình nguyện viên JTS Hàn Quốc và các nhóm cứu trợ địa phương để cung cấp viện trợ nhân đạo cho những người sống sót sau thảm họa, phân phối hàng cung cấp và hỗ trợ những người gặp khó khăn.

Vào ngày 28-8-2024, Hòa thượng Pomnyun Sunim và nhóm JTS đã được các tình nguyện viên từ tổ chức White Helmets (Mũ Trắng) chào đón, và đưa họ đi tham quan dự án trường học. Khi hoàn thành, dự án nói trên sẽ có thể tiếp nhận đến 4,000 trẻ em.

Hòa thượng Pomnyun Sunim đã khảo sát bên trong ngôi trường mới này, kiểm tra các phòng học và văn phòng hành chính. Các tình nguyện viên White Helmets giải thích rằng tòa nhà đã được thiết kế với một nơi trú ẩn khẩn cấp ở tầng hầm, và nói rằng các biện pháp an toàn đang được đưa ra để chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp trong khu vực vẫn còn bất ổn này.

(Buddhistdoor Global – September 13, 2024)

TinTuc_PGTG_2024-09-2-000TinTuc_PGTG_2024-09-2-001TinTuc_PGTG_2024-09-2-002

 

Hòa thượng Pomnyun Sunim cùng các tình nguyện viên  JTS Hàn Quốc trở lại Thổ Nhĩ Kỳ để xem xét sự tiến triển của một dự án trường học mà JTS khởi xướng
Photos: Jungto Society

 

NEPAL: Hội Phật giáo Linh Thứu Sơn của Đài Loan ra mắt Chương trình hỗ trợ y tế tại Nepal

Hội Phật giáo Linh Thứu Sơn (LJM) có trụ sở tại Đài Loan gần đây đã ra mắt một chương trình hỗ trợ y tế đại quy mô tại Nepal. Được dẫn đầu bởi Trung tâm Thiền Milarepa Nepal của LJM hợp tác với các tổ chức y tế tại Đài Loan, và hướng đến mục tiêu mang lại lợi ích cho các cộng đồng ở những vùng xa xôi của quốc gia Hi Mã Lạp Sơn này, LJM báo cáo rằng sáng kiến ​​nói trên đã mang lại lợi ích cho hơn một ngàn người dân Nepal.

LJM báo cáo rằng Đại học Y khoa Đài Bắc đã đóng vai trò chủ chốt trong sáng kiến ​​này, cử một nhóm y tế gồm 21 thành viên đến Nepal. Sau đó là các nhóm y tế từ Bệnh viện Đa khoa Tri Service và Trung tâm Y tế Quốc phòng. Các nhóm này đã cung cấp một loạt các dịch vụ y tế  bao gồm chăm sóc sức khỏe cơ bản và giáo dục nha khoa - cho giáo viên và học sinh, các tu viện Phật giáo, người già và trẻ em nghèo ở các vùng xa xôi.

Ngoài việc cung cấp dịch vụ y tế cho các cộng đồng xa xôi, LJM lưu ý rằng chương trình của họ ở Nepal đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về sức khỏe cho người dân địa phương, đặc biệt là tầm quan trọng của việc duy trì tốt vệ sinh răng miệng.

(Buddhistdoor Global - September 11, 2024)

 

TinTuc_PGTG_2024-09-2-003TinTuc_PGTG_2024-09-2-004TinTuc_PGTG_2024-09-2-005TinTuc_PGTG_2024-09-2-006
Hội Phật giáo Linh Thứu Sơn (LJM) Đài Loan thực hiện  chương trình hỗ trợ y tế đại quy mô tại Nepal
Photos: 093.ljm.org

 

THÁI LAN: Tìm thấy tượng Phật bị thất lạc ở đập Sakhon Nakhon sau 20 năm

Một tượng Phật bị thất lạc trong nhiều năm đã được tìm thấy một cách kỳ diệu ở giữa đập Nam Oun ở Ban Na Chueak, huyện Phang Khon, tỉnh Sakon Nakhon trong Mùa Chay Phật giáo. Pho tượng bị mất tích hơn 20 năm này hiện đã được trả lại an toàn cho chùa Wat Doi Thep Nimit.

Những người dân làng đánh cá trong đập đã nhìn thấy pho tượng và thông báo cho các nhà sư địa phương. Nhờ đó, các nhà sư đã đi lấy lại tượng và lên kế hoạch đặt nó trong Ubosot Sim Nam, một sảnh đường truyền giới linh thiêng.

Phra Khru Worathamachot, trụ trì chùa Wat Doi Thep Nimit, giải thích rằng chùa Wat Dong Kham Pho ở tiểu khu Pla Lo, quận Waritchaphum, đã thông báo cho họ về việc một dân làng khi đang câu cá đã nhìn thấy tượng Phật nói trên trong đập. Pho tượng, trong tư thế bước đi và ban phước, đã được công nhận là một tượng thuộc ngôi chùa Wat Doi Thep Nimit của họ.

Tượng này từng là một phần của chùa Wat Doi Thep Nimit trong hơn 20 năm. Trước đó tượng được một nhà sư mang đến chùa Wat Phu Kratae để tĩnh tâm vào mùa mưa và đã biến mất một cách bí ẩn kể từ đó.

(tipitaka.net – September 113, 2024)

 TinTuc_PGTG_2024-09-2-007

Tượng Phật bị thất lạc được tìm thấy ở đập Sakhon Nakhon sau 20 năm
Photo: Sanook

 

 

NHẬT BẢN: Ngôi chùa ở Kyoto truyền giới cho các nhà sư mới, trong đó có những em 9 tuổi

KYOTO, Nhật Bản - Không có nhiều đứa trẻ có thể nói rằng chúng đã trở thành nhà sư trong kỳ nghỉ hè.  

Thế nhưng đã có một số ít trẻ em đến từ khắp đất nước nói như vậy tại chùa Higashi Honganji ở Kyoto vào ngày 4-8-2024.                           

Giáo phái Shinshu Otani cho phép trẻ em từ 9 tuổi trở lên trở thành nhà sư - tương ứng cùng độ tuổi với Shinran, người sáng lập ra giáo phái này.         

Năm nay, có 28 trẻ em 9 tuổi trong số 79 người tham gia lễ truyền giới “tokudo-shiki” tại Higashi Honganji, ngôi chùa chính của giáo phái.   

Họ tham dự lễ truyền giới trong trang phục áo choàng trắng sau khi cạo đầu.   

Buổi lễ bao gồm nghi lễ “teito no gi”, trong đó người đứng đầu giáo phái sẽ chạm dao cạo vào đầu mỗi tăng sĩ mới. Sau đó, họ được trao áo choàng “sumigesa” màu đen để mặc bên ngoài trang phục màu trắng và một pháp danh.

Trong số những người mới được truyền giới có Shue Kotani, 9 tuổi, một học sinh lớp 4 đến từ Takayama, tỉnh Gifu.

“Em muốn trở thành một nhà sư nhiệt tâm,” Kotani nói.

(Tipitaka Network -  September 14)

TinTuc_PGTG_2024-09-2-008TinTuc_PGTG_2024-09-2-009TinTuc_PGTG_2024-09-2-010TinTuc_PGTG_2024-09-2-011TinTuc_PGTG_2024-09-2-012

Năm nay, có 28 trẻ em 9 tuổi trong số 79 người tham gia lễ truyền giới “tokudo-shiki” tại chùa Higashi Honganji, Kyoto
Photos: tipitaka.net

 

 

NHẬT BẢN: Tượng Phật bằng đồng cao 120 mét được lau chùi hàng năm

Vào thứ Hai 9-9-2024, hai chuyên gia vệ sinh đã tiến hành làm vệ sinh hàng năm cho Ushiku Daibutsu , pho tượng Phật A Di Đà bằng đồng cao 120 mét. Nhiệm vụ khó khăn này, bao gồm việc trèo lên pho tượng cao ngất, đã được hai người đàn ông đó thực hiện trong gần 25 năm.

Tượng Ushiku Daibutsu, một biểu tượng cao chót vót của Phật giáo Nhật Bản tại Thành phố Ushiku, phía đông bắc Tokyo, được lau chùi tỉ mỉ mỗi năm một lần để duy trì vẻ ngoài ấn tượng của nó. Những người làm vệ sinh, Kazuyoshi Taguchi, 54 tuổi và Kazumi Minowa, 51 tuổi, đã sử dụng súng nước áp suất cao để loại bỏ các mảnh rác và phân chim tích tụ.

Quá trình vệ sinh bao gồm việc mang dây thừng và xô nước lên thang đến đỉnh pho tượng. Sau đó 2 người đàn ông này đi xuống qua 480 cuộn tóc - mỗi cuộn rộng 1 mét - để loại bỏ bụi bẩn tích tụ một năm khỏi tai bức tượng.

Tượng Ushiku Daibutsu, hoàn thành vào năm 1993, vừa là biểu tượng tôn giáo vừa là điểm thu hút khách du lịch. Kể từ khi hoàn thành, pho tượng đã giữ kỷ lục là tượng cao nhất thế giới cho đến năm 2008.

(Buddhistdoor Global – September 10, 2024)

TinTuc_PGTG_2024-09-2-013TinTuc_PGTG_2024-09-2-014
Hai chuyên gia vệ sinh tiến hành làm vệ sinh hàng năm cho Ushiku Daibutsu , pho tượng Phật A Di Đà bằng đồng cao 120 mét
Photos: thenationalnews.com & japantoday.com

 

  

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/05/2014(Xem: 5523)
Nổi tiếng là bộ Kinh Phật khắc trên gỗ lớn hàng đầu thế giới, Tripitaka Koreana từng được tổ chức UNESCO liệt vào hàng di sản văn hóa cao quý nhất của xứ bình minh yên tĩnh. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử để tồn tại cho đến tận bây giờ, bộ Kinh Phật này năm nay vừa tròn 1000 tuổi.
27/11/2013(Xem: 50480)
"Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi" là một tập tự truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một tập sách hấp dẫn do Cụ bà Diki Tsering, Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại những chi tiết sinh động trong cuộc đời của mình, từ một phụ nữ nông thôn bình thường, bỗng chốc đã trở thành một người đàn bà có địa vị cao nhất trong xã hội, làm Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo quốc gia Tây Tạng.
26/10/2013(Xem: 63417)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
09/10/2013(Xem: 12327)
Tờ nhật báo uy tín Le Monde của Pháp ngày 18 tháng 9 năm 2013, trong mục Địa Lý và Chính Trị và qua một bài viết của ký giả Frédéric Robin đặc phái viên ở New Delhi, đã nêu lên các mưu đồ và tham vọng quốc tế nhằm khai thác thánh địa Phật Giáo Lâm-tì-ni (Lumbini). Dưới đây là phần chuyển ngữ.
18/09/2013(Xem: 4730)
Trong lá thư tháng 9 năm 2013 (http://www.bouddhismes.net/node/1659)của Viện Nghiên Cứu Phật Học Pháp gửi cho các thành viên có giới thiệu một bài báo nói về Phật Giáo Trung Quốc đã đăng trên trang web Fait-religieux.com(http://www.fait-religieux.com/monde/asie_pacifique/2013/06/16). Xin chuyển ngữ dưới đây. Một sự đổi mới thật ngoạn mục thế nhưng cần phải hiểu với sự thận trọng
05/06/2013(Xem: 25677)
Kỷ Yếu Kính Mừng Chu Niên Hai Mươi Năm (1990-2010) Thành Lập Tu Viện Quảng Đức
25/05/2013(Xem: 10329)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
23/04/2013(Xem: 8466)
Quyển Thiền Lâm Tế Nhật Bản quý vị đang cầm trên tay bằng tiếng Việt đây, chúng tôi dịch trực tiếp từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi, nhân kỳ nhập thất lần thứ ba tại đây. Công việc được bắt đầu từ ngày 24 tháng 10 năm 2005, đến ngày 18 tháng 11 năm 2005 bản dịch hoàn tất.
10/04/2013(Xem: 4332)
Hiện nay có hai bảng Niên biểu Phật giáo khá phổ biến và cả hai đều căn cứ vào một mốc thời gian duy nhất tương đối chính xác là năm đăng quang của hoàng đế A-dục, tức là năm - 268 hay - 267 trước Tây lịch. Các học giả Tây phương đặt tên cho hai bảng Niên biểu này là : "Bảng Niên biểu dài" và "Bảng Niên biểu ngắn". Theo bảng "Niên biểu dài" thì Đức Phật tịch diệt 218 năm trước khi hoàng đế A-dục chính thức lên ngôi, vì vậy nếu suy ngược lên bằng cách dựa vào mốc thời gian làm chuẩn là năm - 268, thì Đức Phật nhập vào Đại bát Niết bàn vào năm - 486
10/04/2013(Xem: 5164)
Số lượng Phật tử trên thế giới đã từng bị lượng định quá thấp. Những thống kê mà ta đọc được trong các Từ điển Bách khoa hoặc trong các Bảng Niên giám thường ghi con số nầy vào khoảng 500 triệu người. Con số nầy đã không kể đến hơn một tỉ người Trung Quốc hiện đang sống tại nước Cọng hòa Nhân dân Trung Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]