ĐÀI LOAN: Pho tượng Phật bằng pha lê cao 2 mét của nhà điêu khắc Đài Loan Loretta Yang
Đài Bắc, Đài Loan – Điêu khắc gia Phật tử Loretta Yang đã tạo tác một tượng Phật Nghìn Tay cao 2 mét bằng pha lê. Bà nói mình đã lấy cảm hứng từ một bức tranh 800 năm tuổi thuộc thời nhà Nguyên của Trung Hoa.
Pho tượng này cao gấp hai lần pho tượng mà bà đã chế tác vào năm 2006, vốn được công nhận là tượng Phật bằng pha lê cao nhất thế giới.
Bà Yang nói rằng pho tượng Phật mới của bà có vài chỗ nứt nhỏ và “kém hoàn hảo hơn”, nhưng nó làm thỏa nguyện ước của bà là gìn giữ bằng pha lê những hình ảnh đang phai mờ của Phật vốn được vẽ trên các vách của hang động Đôn Hoàng nổi tiếng ở miền tây Trung quốc.
Bà Yang là giám đốc mỹ thuật và là người đồng sáng lập công ty thủy tinh Liuli Gongfang. Bà đã tạo tác tượng Phật và những tác phẩm khác bằng thủy tinh theo các phong cách truyền thống và hiện đại. Các tác phẩm của bà hiện đang được triển lãm tại Đài Bắc.
(AP – October 22, 2012)
Một số tượng Phật do điêu khắc gia Loretta Yang tạo tác - Photos: jaxstumpes & AP
THÁI LAN: Xây tượng Phật tại Chùa Nongyai
Tối 20-1-2012, hàng trăm người bao gồm các vị lãnh đạo cộng đồng đã đến Chùa Nongyai ở Đông Pattaya để dự một buổi lễ tôn giáo đặc biệt.
Đây là dịp xây tượng Phật Maha Jakrapat mới, mà khi hoàn thành sẽ được tôn trí tại ngôi chùa nổi tiếng Doi Saket (tọa lạc tại ngoại ô thành phố Chiang Mai ở bắc Thái Lan).
Như một hành động để tỏ thiện ý, các học sinh tham quan đến từ thị trấn Doi Saket đã có phần vũ nhạc theo phong cách truyền thống Lanna để trình diễn cho tất cả những người tham dự sự kiện công đức này.
Đây là pho tượng ở tư thế ngồi, được dự định dành cho việc tôn vinh Đức Vua nhân sinh nhật thứ 85 của ông vào tháng 12 tới.
(pattayapeople.com – October 27, 2012)
Chư tăng và Phật tử tại lễ xây tượng Phật ở Chùa Nongyai -Photo: pattayapeople.com
ẤN ĐỘ: Odisha sẽ mở trung tâm nghiên cứu Phật giáo tiên tiến
Bhubaneswar, Ấn Độ - Chính quyền Odisha đã quyết định mở một trung tâm nghiên cứu Phật giáo tiên tiến được lên kế hoạch từ ngày 1-1-2013 để thu hút sinh viên từ Ấn Độ và các khu vực khác của châu Á.
Ngày 18-10-2012, Bộ trưởng Du lịch và Văn hóa Maheswar Mohanty nói, “Một trung tâm nghiên cứu Phật giáo tiên tiến sẽ được mở tại Langudi ở Quận Jajpur”. Ông cho biết các khóa học được cấp chứng chỉ, bằng tốt nghiệp và các khóa sau đại học và nghiên cứu sẽ được dạy theo các giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu sẽ tự hạch toán.
“Mục tiêu của việc mở một trung tâm như vậy là để thu hút sinh viên từ trong và ngoài nước,” Bí thư Bộ Du lịch và Văn hóa A K Tripathy nói.
Bộ trưởng M. Mohanty cũng cho biết một ‘Hội thảo Quốc tế về di sản Phật giáo của Odisha: đặt Odisha vào viễn cảnh toàn cầu’ sẽ được tổ chức tại Udaygiri trong 3 ngày, từ 1 đến 3-2-2013. Nhiều học giả nước ngoài và Ấn Độ được dự kiến sẽ tham gia hội thảo này.
(Mahabodhi – October 27, 2912)
NHẬT BẢN: Lễ rước kiệu Mikoshi theo truyền thống Phật giáo Shinto
Yokosuka, Honshu - Ngày 21-10-2012, thủy thủ từ Đội tàu thuyền Hoạt động của Thành phố Yokosuka (CFAY) và các thành viên cộng đồng địa phương đã bắt đầu từ trung tâm thành phố Yokosuka diễn hành xuống đường Clement. Đây là cuộc diễn hành Mikoshi thường niên lần thứ 36.
Họ khiêng một mikoshi – là một chiếc kiệu (theo Phật giáo Shinto của Nhật Bản) để rước một vị thần từ đền thờ chính đến đền thờ tạm thời trong một lễ hội, hoặc khi rước đến một đền thờ mới. Kiệu được khiêng đi trong các lễ hội và các ngày lễ của Nhật để đem lại may mắn cho cộng đồng địa phương.
Các đối tác CFAY cùng với nước chủ nhà đã tài trợ để ủng hộ lễ rước kiệu mikoshi CFAY, vốn có mang tên các đội quân và các tổ chức tại địa phương.
(Japanese Buddhism in the News – October 27, 2012)
Cuộc diễn hành Mikoshi tại Yokosuka - Photo: Joseph Schmitt
BANGLADESH: Xây dựng lại các Phật tự bị phá hủy
Nhà chức trách đã bắt đầu xây dựng lại chùa chiền bị các băng nhóm phá hủy tại chợ Cox và huyện Chittagong hồi tháng 9-2012.
Việc xây dựng đã khởi động theo lệnh Thủ tướng Sheikh Hasina, người đã bảo đảm rằng các ngôi chùa sẽ được tái xây dựng. Công việc sẽ được các kỹ sư quân đội thực hiện với chi phí ước tính 120 triệu taka.
Các quan chức nói rằng các vị lãnh đạo Phật giáo sẽ thông qua lần cuối cùng những mầu thiết kế mới để giữ được hình dạng nguyên bản của các chùa.
Sự tàn phá các ngôi làng Phật giáo ở tây nam Bangladesh vào ngày 29 và 30-9-2012 là vụ xung đột tôn giáo tồi tệ nhất trong lịch sử nước này, khiến hàng nghìn Phật tử phải di tản và hàng chục ngôi nhà bị phá hủy.
Thủ tướng S. Hasina đến thăm khu vực Ramu bị ảnh hưởng nặng nề nhất, sau đó đã nói với một phái đoàn lãnh đạo Phật giáo rằng chính phủ của bà sẽ không tha cho bất cứ ai có liên quan trong cuộc tấn công này.
(Mahabodhi IP – October 28, 2012)
Một ngôi chùa bị phá hủy tại Bangladesh - Photo: Haroon Habib
Nổi tiếng là bộ Kinh Phật khắc trên gỗ lớn hàng đầu thế giới, Tripitaka Koreana từng được tổ chức UNESCO liệt vào hàng di sản văn hóa cao quý nhất của xứ bình minh yên tĩnh. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử để tồn tại cho đến tận bây giờ, bộ Kinh Phật này năm nay vừa tròn 1000 tuổi.
"Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi" là một tập tự truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một tập sách hấp dẫn do Cụ bà Diki Tsering, Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại những chi tiết sinh động trong cuộc đời của mình, từ một phụ nữ nông thôn bình thường, bỗng chốc đã trở thành một người đàn bà có địa vị cao nhất trong xã hội, làm Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo quốc gia Tây Tạng.
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
Tờ nhật báo uy tín Le Monde của Pháp ngày 18 tháng 9 năm 2013, trong mục Địa Lý và Chính Trị và qua một bài viết của ký giả Frédéric Robin đặc phái viên ở New Delhi, đã nêu lên các mưu đồ và tham vọng quốc tế nhằm khai thác thánh địa Phật Giáo Lâm-tì-ni (Lumbini). Dưới đây là phần chuyển ngữ.
Trong lá thư tháng 9 năm 2013 (http://www.bouddhismes.net/node/1659)của Viện Nghiên Cứu Phật Học Pháp gửi cho các thành viên có giới thiệu một bài báo nói về Phật Giáo Trung Quốc đã đăng trên trang web Fait-religieux.com(http://www.fait-religieux.com/monde/asie_pacifique/2013/06/16). Xin chuyển ngữ dưới đây.
Một sự đổi mới thật ngoạn mục thế nhưng cần phải hiểu với sự thận trọng
Quyển Thiền Lâm Tế Nhật Bản quý vị đang cầm trên tay bằng tiếng Việt đây, chúng tôi dịch trực tiếp từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi, nhân kỳ nhập thất lần thứ ba tại đây. Công việc được bắt đầu từ ngày 24 tháng 10 năm 2005, đến ngày 18 tháng 11 năm 2005 bản dịch hoàn tất.
Hiện nay có hai bảng Niên biểu Phật giáo khá phổ biến và cả hai đều căn cứ vào một
mốc thời gian duy nhất tương đối chính xác là năm đăng quang của hoàng đế A-dục, tức là
năm - 268 hay - 267 trước Tây lịch. Các học giả Tây phương đặt tên cho hai bảng Niên biểu
này là : "Bảng Niên biểu dài" và "Bảng Niên biểu ngắn". Theo bảng "Niên biểu dài" thì Đức
Phật tịch diệt 218 năm trước khi hoàng đế A-dục chính thức lên ngôi, vì vậy nếu suy ngược
lên bằng cách dựa vào mốc thời gian làm chuẩn là năm - 268, thì Đức Phật nhập vào Đại bát
Niết bàn vào năm - 486
Số lượng Phật tử trên thế giới đã từng bị lượng định quá thấp. Những thống kê mà ta đọc được trong các Từ điển Bách khoa hoặc trong các Bảng Niên giám thường ghi con số nầy vào khoảng 500 triệu người. Con số nầy đã không kể đến hơn một tỉ người Trung Quốc hiện đang sống tại nước Cọng hòa Nhân dân Trung Quốc.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.