Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 4

11/06/201520:17(Xem: 14684)
Tuần 4
                                          TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
                                          (TUẦN THỨ 4 THÁNG 8, 2014)
 
                                                 Diệu Âm lược dịch

 

 

NEPAL: Lễ hội rước xe ngựa của Hồng thần Machhindranath

Mỗi năm, lễ rước xe ngựa của Hồng thần Machhindranath được tổ chức tại Thung lũng Kathmandu ở Nepal. Người ta tin rằng sự sùng kính đối với vị thần từ bi này sẽ mang đến lượng mưa thuận lợi, một vụ mùa bội thu và một năm thịnh vượng. Đặc biệt đối với một người Nepal sinh tại huyện Lalitpur của thung lũng, lễ rước xe ngựa của Hồng thần Machhindranath là một phần của cuộc sống.

Phật tử thờ Machhindranath như vị thần đại từ bi – Lokeshawara Karunamaya – trong khi tín đồ Ấn Độ giáo thì xem ngài như hóa thân của Thần Shiva.

Lễ hội chính thức bắt đầu 15 ngày trước lễ rước xe ngựa. Sau nghi lễ tắm tượng Machhindranath với hỗn hợp mật ong, sữa và nước, tượng được lưu giữ tại Đền Rato Machhindranath (tọa lạc tại phần nam của Quảng trường Durbar ở Patan – trụ sở của huyện Lalitpur).

Năm nay, tượng thần được chuyển đến làng Bungmati gần Patan, nơi sẽ tôn trí tượng cho đến lễ rước tiếp theo. Cỗ xe ngựa sau đó đã được tháo dỡ, và sẽ được làm lại vào năm tới.

(Buddhist Door – August 23)

Hình ảnh một Lễ hội Rước xe của Hồng thần Machhindranath:

 

blank

Cỗ xe ngựa với cờ Phật giáo và Ấn Độ giáo chuẩn bị cho lễ rước

blank

Tượng Machhindranath được chuyển đến xe ngựa

blank

Xe ngựa của Machhindranath giữa những người dự hội

Photos: Balakrshna Tapa

 

 

INDONESIA: Chùa Borobudur bị đe dọa tấn công

Vào ngày 15-8-2014, cảnh sát đã được đặt trong tình trạng báo động tại chùa Borobudur, một điểm đến du lịch quan trọng của Indonesia và là một Di sản Thế giới UNESCO, sau khi những kẻ ủng hộ Nhà nước Hồi giáo (IS) có lời đe dọa đăng trên Facebook đối với ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới này.

An ninh thắt chặt xung quanh Borobudur không phải là biện pháp duy nhất được thực hiện, vì cảnh sát tại tỉnh Trung Java cũng đã bắt đầu tìm kiếm kỹ qua dữ liệu từ internet đối với các đầu mối khả thi về kế hoạch này, phát ngôn viên Cảnh sát Quốc gia Ronny F. Sompie nói.

Theo báo cáo về mối đe dọa, Cơ quan Bảo tồn Borobudur đã phòng chống vụ đánh bom sắp xảy ra với sự gia tăng số lượng nhân viên an ninh bên trong và xung quanh ngôi chùa, người đứng đầu cơ quan là Marsis Sutopo cho biết.

Quân đội Indonesia cũng đã được điều động. Đầu tuần trước, Thiếu tướng Sunindyo – chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh Quân đội Diponegore hoạt động tại 2 huyện Java – khẳng định sẵn sàng hỗ trợ an ninh quanh chùa này.

(eturbonews.com – August 24, 2014)

 

blank

Chùa Borobudur ở Indonesia

Photo: RT.COM

 

 

ÚC ĐẠI LỢI: Phật giáo trong chương trình phát thanh “Tiếng nói của Tín ngưỡng”

Melbourne, Úc Đại Lợi - Tháng 8 này, chương trình phát thanh đa tôn giáo có tên là “Tiếng nói của Tín ngưỡng” kỷ niệm 3 năm thành lập.

Các tôn giáo tham gia vào chương trình là Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo, đạo Sikh và Hồi giáo.  

Chương trình Phật giáo phát thanh vào ngày Chủ nhật đầu tiên của mỗi tháng, gồm giáo lý và những bài bình luận về các chủ đề khác nhau như Đức Phật đã dạy, hướng dẫn thiền định, giới thiệu các nhạc phẩm phù hợp, thông báo về các sự kiện Phật giáo quan trọng, và mời các diễn giả thảo luận về nhiều chủ đề được quan tâm.

Âm nhạc của chương trình là một sự hòa trộn của nhạc Phật giáo truyền thống và nhạc Tây phương đương đại với ca từ Phật giáo phù hợp, bao gồm những bài hát cầu nguyện, những bài hát với phần giải thích và diễn dịch khác nhau về lời Phật dạy và về những câu chuyện của cuộc đời Đức Phật.

(Buddhist Door – August 25, 2014)

blank

Andrew Williams, người dẫn chương trình phát thanh Phật giáo của “Tiếng nói của Tín ngưỡng” đang hát những bài Đạo ca cùng các em từ cộng đồng Phật giáo Tích Lan

Photo: Buddhist Door

 

ANH QUỐC: Lễ thả hoa đăng lần đầu tiên tại Vương quốc Anh

Elmbridge, Anh quốc – Vào ngày lễ ngân hàng 25-8, hơn 200 người đã tập trung tại làng Long Ditton (quận Elmbridge, hạt Surrey) để tham dự lễ hội thả hoa đăng được tổ chức lần đầu tiên tại Vương quốc Anh.

Họ đã gửi đi những đèn lồng mang thông điệp bày tỏ những mong ước, ý định và cam kết trong Lễ hội thả Hoa đăng Chân Như tại Trung tâm Phật giáo ở làng Long Ditton này.

Trong ngày, một loạt những buổi thiền định, sinh hoạt của trẻ em và các cuộc hội thảo liên tôn giáo và liên văn hóa đã diễn ra, với sự tham dự của quận trưởng Barry Fairbank, Ủy viên Hội đồng quận Elmbridge.

Những người tham dự lễ hội cũng thả một trong số 100 đèn lồng về phía hồ nước để tưởng niệm những người đã mất trong Đệ Nhất Thế chiến, và trong những cuộc xung đột đã xảy ra trước và kể từ cuộc đại chiến này.

Sư trưởng Shohei Nishino của Chân Như tông của Vương quốc Anh nói: “Thả hoa đăng – một thực hành rất đặc biệt trong Phật giáo Chân Như – là một nghi thức đẹp, hòa bình và bao quát, và chúng tôi rất hạnh phúc vì cộng đồng địa phương của chúng tôi và những thành viên của các tôn giáo khác nhau đã có thể chia sẻ khoảnh khắc này với chúng tôi. Những đèn lồng mà chúng tôi đã thắp sáng là để biết ơn quá khứ, cảm kích hiện tại và hy vọng về tương lai”.

(thisislocallondon.com – August 26, 2014)

blank

Lễ thả hoa đăng lần đầu tiên tại Vương quốc Anh diễn ra ở làng Long Ditton, quận Elmbridge, hạt Surrey

Photo: News Locker

 

 

HÀN QUÔC: Phát hiện hàng chục cổ vật Phật giáo

Ngày 21-8-2014, các nhà nghiên cứu tại Viện Di sản Văn hóa Seoul (Nam Hàn) cho biết họ đã khám phá hàng chục cổ vật được sử dụng trong các nghi lễ Phật giáo cách đây gần 1.000 năm, khi họ bắt đầu làm sáng tỏ bí ẩn đàng sau một ngôi đền cổ, nơi chúng được phát hiện.

77 cổ vật này bao gồm một gậy vajra đầu tròn có khung, những cái linh (chuông) và những lư hương – được cho là có từ thời Joseon (1392 – 1910), hoặc có thể xưa hơn nữa.

Các nhà nghiên cứu sắp kết thúc một cuộc khảo sát lĩnh vực khảo cổ học về Dobong Seowon, một ngôi đền nhỏ thờ 2 vị học giả thời Joseon tại Bắc Seoul, khi họ tình cờ tìm thấy một vật chứa những cổ vật nói trên.

Các nhà khoa học nói rằng số cổ vật này thậm chí có thể thuộc thời đầu triều Goryeo (918-1392), vì địa điểm phát hiện chúng phù hợp với một ngôi chùa thời Goryeo – một trong số các vật dụng ấy còn ghi cả tên của nó là Chùa Dobong.

Ngày 21-8, các cổ vật đã được trưng bày tại Cung Bảo tàng Quốc gia Hàn quốc của Seoul trong một cuộc triển lãm đồng tổ chức bởi chính phủ Hàn quốc.

(buddhistartnews – August 26, 2014)

blank

Cái linh (chuông nghi lễ Phật giáo), một trong số những cổ vật được phát hiện tại một ngôi đền ở bắc Seoul, Hàn quốc

Photo:Yonhap

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/05/2014(Xem: 5523)
Nổi tiếng là bộ Kinh Phật khắc trên gỗ lớn hàng đầu thế giới, Tripitaka Koreana từng được tổ chức UNESCO liệt vào hàng di sản văn hóa cao quý nhất của xứ bình minh yên tĩnh. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử để tồn tại cho đến tận bây giờ, bộ Kinh Phật này năm nay vừa tròn 1000 tuổi.
27/11/2013(Xem: 50483)
"Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi" là một tập tự truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một tập sách hấp dẫn do Cụ bà Diki Tsering, Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại những chi tiết sinh động trong cuộc đời của mình, từ một phụ nữ nông thôn bình thường, bỗng chốc đã trở thành một người đàn bà có địa vị cao nhất trong xã hội, làm Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo quốc gia Tây Tạng.
26/10/2013(Xem: 63423)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
09/10/2013(Xem: 12327)
Tờ nhật báo uy tín Le Monde của Pháp ngày 18 tháng 9 năm 2013, trong mục Địa Lý và Chính Trị và qua một bài viết của ký giả Frédéric Robin đặc phái viên ở New Delhi, đã nêu lên các mưu đồ và tham vọng quốc tế nhằm khai thác thánh địa Phật Giáo Lâm-tì-ni (Lumbini). Dưới đây là phần chuyển ngữ.
18/09/2013(Xem: 4730)
Trong lá thư tháng 9 năm 2013 (http://www.bouddhismes.net/node/1659)của Viện Nghiên Cứu Phật Học Pháp gửi cho các thành viên có giới thiệu một bài báo nói về Phật Giáo Trung Quốc đã đăng trên trang web Fait-religieux.com(http://www.fait-religieux.com/monde/asie_pacifique/2013/06/16). Xin chuyển ngữ dưới đây. Một sự đổi mới thật ngoạn mục thế nhưng cần phải hiểu với sự thận trọng
05/06/2013(Xem: 25677)
Kỷ Yếu Kính Mừng Chu Niên Hai Mươi Năm (1990-2010) Thành Lập Tu Viện Quảng Đức
25/05/2013(Xem: 10329)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
23/04/2013(Xem: 8466)
Quyển Thiền Lâm Tế Nhật Bản quý vị đang cầm trên tay bằng tiếng Việt đây, chúng tôi dịch trực tiếp từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi, nhân kỳ nhập thất lần thứ ba tại đây. Công việc được bắt đầu từ ngày 24 tháng 10 năm 2005, đến ngày 18 tháng 11 năm 2005 bản dịch hoàn tất.
10/04/2013(Xem: 4332)
Hiện nay có hai bảng Niên biểu Phật giáo khá phổ biến và cả hai đều căn cứ vào một mốc thời gian duy nhất tương đối chính xác là năm đăng quang của hoàng đế A-dục, tức là năm - 268 hay - 267 trước Tây lịch. Các học giả Tây phương đặt tên cho hai bảng Niên biểu này là : "Bảng Niên biểu dài" và "Bảng Niên biểu ngắn". Theo bảng "Niên biểu dài" thì Đức Phật tịch diệt 218 năm trước khi hoàng đế A-dục chính thức lên ngôi, vì vậy nếu suy ngược lên bằng cách dựa vào mốc thời gian làm chuẩn là năm - 268, thì Đức Phật nhập vào Đại bát Niết bàn vào năm - 486
10/04/2013(Xem: 5164)
Số lượng Phật tử trên thế giới đã từng bị lượng định quá thấp. Những thống kê mà ta đọc được trong các Từ điển Bách khoa hoặc trong các Bảng Niên giám thường ghi con số nầy vào khoảng 500 triệu người. Con số nầy đã không kể đến hơn một tỉ người Trung Quốc hiện đang sống tại nước Cọng hòa Nhân dân Trung Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]