Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 4

30/01/201821:43(Xem: 11903)
Tuần 4
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 4 THÁNG 1, 2018)
 
                                
Diệu Âm lược dịch

 

 

 

ẤN ĐỘ: Bằng chứng về tu viện Phật giáo cổ xưa tại Lakhisarai

Đội khai quật từ trường Đại học Visva-Bharati ở Santiniketan (bang Tây Bengal) đã xác nhận việc khám phá một tu viện Phật giáo lớn tại thị trấn Lakhisarai, bang Bihar.

Vào cuối ngày 6-1-2018, đội này đã phát hiện một tấm bia  Phật giáo bị vỡ và các đồ tạo tác khác, từ nơi mà cuộc khai quật bắt đầu vào tháng 12 năm ngoái.

Họ cho biết bằng chứng về cấu trúc bên dưới lớp đất có thể mở ra lịch sử cổ xưa của khu vực này, nơi Đức Phật đã trải qua 3 thời kỳ gió mùa như đã đề cập trong các văn bản Phật giáo.

Đội này đã phát hiện 9 thiền phòng tại khu vực khai quật, được kết nối với nhau và có sàn bằng gạch vôi. Cấu trúc phía trước của một hiên bằng đá đen cũng được tìm thấy cùng với một nền đất hành lễ của chư tăng.

Việc tìm lại được những đồ vật có liên quan đến Đức Phật và một số đồ hành lễ bằng gốm đã chứng minh thêm cho các tuyên bố trước đây về tu viện này.

(Tipitaka Network – January 25, 2018)

2018-01-04-000

Các thiền phòng của chư tăng được khai quật tại di tích Phật giáo ở Lakhisarai (Ấn Độ)

 

 

NEPAL: Hàng trăm Phật tử Hàn Quốc cầu nguyện cho hòa bình toàn cầu tại Kapilvastu

Hơn 430 Phật tử Hàn Quốc đã viếng thánh địa Phật giáo tại phố cổ Kapilvastu (trong khu vực Lâm Tì Ni, Nepal) và cùng cầu nguyện cho hòa bình toàn cầu vào ngày 19-1-2018.

Đại lễ cầu nguyện này diễn ra sau khi họ viếng Tilaurakot, Tháp Đôi Bhamaniya và Nigrodharam.

Đông đảo Phật tử Hàn Quốc đến Nepal hàng năm để viếng những nơi Đức Phật được sinh ra và lớn lên.

Tilaurakot là sân chơi đùa của Đức Phật trong khi Tháp Đôi được xem là đài kỷ niệm của phụ vương và mẫu hậu của Ngài. Tương tự như vậy, Nigrodharma nổi tiếng là nơi Đức Phật giảng pháp cho một số tín đồ Phật giáo, bao gồm cả con trai của Ngài là Rahul, sau khi Ngài đắc đạo.

(NewsNow – January 22, 2018)

2018-01-04-001

Di tích Tilaurakot, nơi sinh trưởng của Đức Phật
Photo: homestaymk.com.np

 

TRUNG QUỐC: Thành phố Thẩm Quyến triển lãm về hang động Phật giáo Mạc Cao của Đôn Hoàng

Thành phố Thẩm Quyến của tỉnh Quảng Đông hiện đang là nơi diễn ra một trong những triển lãm Đôn Hoàng lớn nhất. Sử dụng các bản sao chép và công nghệ tiên tiến, cuộc triển lãm có tên ‘Đôn Hoàng Bí ẩn’ này cho phép khách tham quan đi bộ giữa các công trình tái tạo của các hang động Phật giáo Mạc Cao cổ xưa.

‘Đôn Hoàng Bí ẩn’ sẽ kéo dài đến ngày 30-3-2018. Các hướng dẫn viên tiếng Anh và tiếng Nhật từ Học viện Nghiên cứu Đôn Hoàng túc trực tại triển lãm để giới thiệu cho du khách. Đối với những người không thể đến được Thẩm Quyến, họ có thể chiêm ngưỡng trực tuyến vẻ đẹp ảo của các hang động thông qua trang web Digital Dunhuang (Đôn Hoàng Kỹ thuật số).

(Buddhistdoor Global – January 23, 2018)

 2018-01-04-002

Một bản sao tượng Phật nằm thời nhà Đường ở Mạc Cao, Đôn Hoàng (tại triển lãm Thẩm Quyến )

 

 2018-01-04-003

Bản sao Hang động 285 của Mạc Cao (tại triển lãm Thẩm Quyến)
Photos: chinadailyasia.com

 

 

MÃ LAI: Bắt giữ 2 chiến binh ISIS vì định tấn công các  tu sĩ Phật giáo

Kuala Lumpur, Mã Lai – Ngày 22-1-2018, cảnh sát Mã Lai cho biết đã bắt giữ 2 người đàn ông được cho là có liên hệ với nhóm chiến binh Nhà Nước Hồi giáo tại Iraq và Syria (ISIS), trong đó có một kẻ bị cáo buộc đã thủ một con dao và đi rảo quanh thủ đô Kuala Lumpur nhằm giết chết các nhà sư Phật giáo.

Hai nghi phạm này đã bị bắt giữ trong 2 vụ bố ráp riêng  vào tháng 12 và tháng 1, vì nghi ngờ có kế hoạch thực hiện các hành động bạo lực và gieo rắc hệ tư tưởng của Nhà Nước Hồi giáo.

Một trong 2 nghi phạm là một người Indonesia 23 tuổi, bị bắt vào ngày 17-1. Kẻ này từng bị buộc tội đã lùng sục tại một quận nhộn nhịp của Kuala Lumpur vào tháng 11 để tìm giết các tu sĩ Phật giáo – nhằm trả thù cho sự bạo lực mà người Hồi giáo Rohingya ở Miến Điện đã gánh chịu.

(The Straits Times – January 22, 2018)

 

ÚC ĐẠI LỢI: Lễ hội Phật giáo Laba (mồng 8 tháng chạp) của các cộng đồng Hoa kiều

Ngày 24-1-2018, nhằm ngày mồng 8 tháng chạp âm lịch – là ngày Đức Phật Thành Đạo theo truyền thống Đại Thừa – người Hoa trên khắp thế giới đã tập trung tại chùa chiền địa phương để mừng lễ hội Laba.

Trong lễ hội, mọi người ăn Cháo Mồng 8 Tháng chạp (Laba Zhou) – còn gọi là cháo bát bửu, gồm gạo, đậu, trái cây và hạt - được nấu với số lượng lớn.

Tại chùa Nam Thiên ở Wollongong, Úc Đại Lợi – ngôi chùa lớn nhất Nam Bán cầu – hòa thượng Miaoyou cho biết lễ hội này được tổ chức bởi toàn thể cộng đồng người Hoa, và ở mức độ nào đó, đã vượt qua mục đích tôn giáo của nó – với sự tham gia của cả những người không tôn giáo. Năm nay, Phật tử tại chùa Nam Thiên đã nấu hơn 1,000 bát cháo, phục vụ miễn phí cho công chúng.

(Buddhistdoor Global – January 26, 2018)

2018-01-04-004

2018-01-04-005

Cháo bát bửu được phục vụ trong lễ hội Laba
Photos: sbs.com.au

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/05/2014(Xem: 5613)
Nổi tiếng là bộ Kinh Phật khắc trên gỗ lớn hàng đầu thế giới, Tripitaka Koreana từng được tổ chức UNESCO liệt vào hàng di sản văn hóa cao quý nhất của xứ bình minh yên tĩnh. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử để tồn tại cho đến tận bây giờ, bộ Kinh Phật này năm nay vừa tròn 1000 tuổi.
27/11/2013(Xem: 51167)
"Đức Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Của Tôi" là một tập tự truyện của Mẫu Thân Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là một tập sách hấp dẫn do Cụ bà Diki Tsering, Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại những chi tiết sinh động trong cuộc đời của mình, từ một phụ nữ nông thôn bình thường, bỗng chốc đã trở thành một người đàn bà có địa vị cao nhất trong xã hội, làm Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, người lãnh đạo quốc gia Tây Tạng.
26/10/2013(Xem: 64247)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
09/10/2013(Xem: 12501)
Tờ nhật báo uy tín Le Monde của Pháp ngày 18 tháng 9 năm 2013, trong mục Địa Lý và Chính Trị và qua một bài viết của ký giả Frédéric Robin đặc phái viên ở New Delhi, đã nêu lên các mưu đồ và tham vọng quốc tế nhằm khai thác thánh địa Phật Giáo Lâm-tì-ni (Lumbini). Dưới đây là phần chuyển ngữ.
18/09/2013(Xem: 4779)
Trong lá thư tháng 9 năm 2013 (http://www.bouddhismes.net/node/1659)của Viện Nghiên Cứu Phật Học Pháp gửi cho các thành viên có giới thiệu một bài báo nói về Phật Giáo Trung Quốc đã đăng trên trang web Fait-religieux.com(http://www.fait-religieux.com/monde/asie_pacifique/2013/06/16). Xin chuyển ngữ dưới đây. Một sự đổi mới thật ngoạn mục thế nhưng cần phải hiểu với sự thận trọng
05/06/2013(Xem: 25875)
Kỷ Yếu Kính Mừng Chu Niên Hai Mươi Năm (1990-2010) Thành Lập Tu Viện Quảng Đức
25/05/2013(Xem: 10432)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
23/04/2013(Xem: 8564)
Quyển Thiền Lâm Tế Nhật Bản quý vị đang cầm trên tay bằng tiếng Việt đây, chúng tôi dịch trực tiếp từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi, nhân kỳ nhập thất lần thứ ba tại đây. Công việc được bắt đầu từ ngày 24 tháng 10 năm 2005, đến ngày 18 tháng 11 năm 2005 bản dịch hoàn tất.
10/04/2013(Xem: 4393)
Hiện nay có hai bảng Niên biểu Phật giáo khá phổ biến và cả hai đều căn cứ vào một mốc thời gian duy nhất tương đối chính xác là năm đăng quang của hoàng đế A-dục, tức là năm - 268 hay - 267 trước Tây lịch. Các học giả Tây phương đặt tên cho hai bảng Niên biểu này là : "Bảng Niên biểu dài" và "Bảng Niên biểu ngắn". Theo bảng "Niên biểu dài" thì Đức Phật tịch diệt 218 năm trước khi hoàng đế A-dục chính thức lên ngôi, vì vậy nếu suy ngược lên bằng cách dựa vào mốc thời gian làm chuẩn là năm - 268, thì Đức Phật nhập vào Đại bát Niết bàn vào năm - 486
10/04/2013(Xem: 5249)
Số lượng Phật tử trên thế giới đã từng bị lượng định quá thấp. Những thống kê mà ta đọc được trong các Từ điển Bách khoa hoặc trong các Bảng Niên giám thường ghi con số nầy vào khoảng 500 triệu người. Con số nầy đã không kể đến hơn một tỉ người Trung Quốc hiện đang sống tại nước Cọng hòa Nhân dân Trung Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]