Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tường Thuật Lễ Tang Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm

20/10/202122:07(Xem: 3170)
Tường Thuật Lễ Tang Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm
 
Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-000

TƯỜNG THUẬT 
 LỄ TANG
 Ni Trưởng thượng DIỆU hạ TÂM tại Hamburg Đức Quốc
(từ 12.6 đến 30.7.2021)

Bài của Cư Sĩ Phù Vân Nguyên Trí & Nguyên Đạo Văn Công Tuấn
Do Phật tử Diệu Danh diễn đọc

 


 

 

Ni Trưởng thượng DIỆU hạ TÂM đã xả báo thân thuận tịch vào lúc 18:59 ngày thứ bảy 12.06.2021 (nhằm mồng 3 tháng 5 năm Tân Sửu) tại phương trượng Chùa Bảo Quang Hamburg Đức Quốc; trụ thế 83 năm, 57 hạ lạp.

- Sau khi Ni Trưởng thị tịch, sáng chủ nhật 13.06 đồ chúng chùa Bảo Quang đã cung kính báo tin và gởi Cáo Bạch trình Hòa Thượng đệ nhị Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu đạo hiệu Như Điển. Hòa Thượng đã khẩn cấp gởi thông báo đến các tự viện khắp nơi trên thế giới.

- Giáo Hội PGVNTN Âu Châu đã tức tốc gọi điện cung thỉnh chư Đại Lão Hòa Thượng Cao Tăng Thạc Đức các châu và thành lập ngay Ban Tổ chức Tang Lễ Ni Trưởng gồm có:

 

* CHỨNG MINH:

Hòa Thượng Thích Bảo Lạc (Úc)

Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa (Hoa Kỳ)

Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt (Pháp)

Hòa Thượng Thích Như Điển (Đức)

Hòa Thượng Thích Bổn Đạt (Canada)

Ni Trưởng Thích Nữ Như Tuấn (Pháp)

 

* TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC:

Hòa Thượng Thích Như Điển.

 

* PHÓ BAN TỔ CHỨC:

Thượng Tọa Thích Thiện Niệm; Thượng Tọa Thích Hạnh Tấn.

Ni trưởng Thích Nữ Diệu Phước; Ni sư Thích Nữ Minh Hiếu; Ni sư Thích Nữ Tuệ Đàm Châu; Sư cô Thích Nữ Tuệ Đàm Nghiêm.

và các Ban Bộ chuyên môn khác.

 

- Chiều chủ nhật 13.06.21 Thượng Tọa Thích Thiện Niệm, thay mặt môn phái Tổ Đình Tường Vân Huế, phụ trách Kinh Sư đã từ Paris cấp tốc bay sang Hamburg để trực tiếp lo chuẩn bị chi tiết tang lễ.

 

- Tối chủ nhật bác sĩ nhà đến khám và ký giấy cho phép nhập liệm theo luật lệ tại Đức.

 

* Thứ hai 14.06.2021: Lễ Nhập Kim Quan. Vào lúc 10 giờ sáng ngày thứ hai 14.06.2021 (nhằm mồng 5 tháng 5 năm Tân Sửu) Thượng Tọa Thiện Niệm và Đại Đức Hạnh Giới đã chủ trì buổi Lễ Trị Quan Nhập Liệm và đông đảo môn đồ đã thành kính phủ phục trước Giác linh đài Ni Sư Trưởng. Sau đó, vào lúc 12:00 giờ cùng ngày là Lễ Thành Phục, Thọ Tang.

- Trong ngày này, Bộ phận nghi lễ và các Ban bộ trong Ban Tổ Chức chuẩn bị sẵn sàng cung nghinh Chư tôn Thiền đức và khách viếng tang. Các Cận Sự Nữ công quả cùng 3 nhà hàng tại địa phương đã tình nguyện xung vào Ban Ẩm Thực để thay phiên nấu nướng; các Cận Sự Nam nhanh chóng dựng lều và sắp xếp bàn ghế, nước uống các thứ để phục vụ khách dự tang lễ.

 

- Trưa thứ hai ngày 14.06, Hòa Thượng Thích Như Điển và Tăng chúng Chùa Viên Giác lái xe đến thăm viếng. Đồng thời Hòa Thượng cũng đích thân kiểm tra, góp ý thêm các khâu tổ chức.

- Sau đó, Kim quan của Ni Trưởng được tôn trí trang nghiêm tại Giác Linh Đường Chùa Bảo Quang Hamburg. Lễ viếng bắt đầu từ 14:00 giờ ngày 14.06.2016.

Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-001Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-002Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-003

 


- Những ngày kế tiếp, nhiều đoàn khách Tăng và Phật tử từ các nơi xa xôi như Na Uy, Thụy Điển ở Bắc Âu, hay Pháp ở Nam Âu…sau khi nhận được tin lần lượt vân tập về. Do hoàn cảnh dịch bệnh Covid còn căng thẳng nên số lượng các chuyến bay Âu châu rất hạn chế, chư Tôn Thiền Đức đã không ngại khó khăn dùng xe hơi cá nhân vượt đường xa đi đến Hamburg để tham dự lễ.

- Các thời kinh Kinh Kim Cang, Kinh Di Giáo, Kinh A Di Đà, Kinh Thủy Sám… được liên tục tụng niệm. Chư Ni trong môn đồ pháp quyến đã thay phiên nhau từng ca bốn vị đứng hầu Kim quan và niệm tiếp dẫn suốt ngày đêm thật ấm cúng

 

    * Thứ tư 16.06.2021 – Lễ phúng điếu:

 

Hòa Thượng đệ nhất chủ tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu đạo hiệu Tánh Thiệt cùng Tăng chúng chùa Thiện Minh dùng xe hơi của chùa vượt gần 2.000 cấy số từ Lyon, Pháp quốc đến Hamburg để chứng minh các nghi thức tang lễ, và ngày hôm sau Chủ Lễ Phất Trần.

Ngay trong ngày hôm đó (16.06), nhị vị Đệ nhất và Đệ nhị Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Âu Châu đã đồng chủ trì các Lễ Phúng Điếu của khách viếng khắp nơi.

 

- Lễ phúng điếu của GHPGVNTN Âu Châu

- Lễ phúng điếu của Môn phái Lâm Tế Liễu Quán, Tường Vân môn hạ

- Lễ phúng điếu Chi Bộ GHPGVN Đức Quốc và Chùa Viên Giác

- Lễ phúng điếu Đại diện các Chùa, Tự Viện tại Âu Châu

- Lễ phúng điếu của Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Âu Châu

- Lễ phúng điếu của Hội Phật Tử VNTN tại Đức

- Lễ phúng điếu của Đại diện các Hội Đoàn & Tổ Chức tại địa phương Hamburg: Cộng đoàn Công giáo Hamburg - Hội Tượng Đài Cap Anamur Hamburg - Hội Người Việt Tỵ Nạn Hamburg - Hội Chúng Tôi Vì Hòa Bình Thế Giới - Hội Cảm Tạ Nước Đức

 - Và các Lễ phúng điếu của những tự viện, hội đoàn và cá nhân khác.

 - 19 giờ cùng ngày: Lễ Thắp nến Tưởng niệm của Môn nhơn. Buổi lễ diễn ra trang nghiêm, xưng tán tấm gương sáng của Ni Trưởng qua nhiều Phật sự như giáo dục Ni chúng khắp nơi, từ thiện xã hội, xây dựng hay tu trì các cổ tự già lam… mà Ni Trưởng đã miệt mài thực hiện trong suốt quãng đường dài 68 năm xuất gia trong đạo.

Tuân thủ các quy định về phòng ngừa bệnh Covid 19 địa phương, Ban Tổ chức đã cho dựng những lều lớn và bố trí 3 màn hình, hệ thống âm thanh trực tiếp truyền hình buổi lễ để chư quan khách và Phật tử ở bên ngoài sân chùa, phía bên bờ sông tiện theo dõi và cùng hộ niệm suốt trong thời gian lễ. Trong phạm vi Chánh điện và Giác Linh đường chỉ giới hạn dành riêng cho chư Tôn đức Tăng Ni hành lễ.

 Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-006Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-007Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-009Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-008

* Thứ năm 17.06.2021: Lễ Di Quan và Trà Tỳ:

 

- Ngày 17.06.2021 (nhằm mồng 8 tháng 5 năm Tân Sửu) trên 100 Chư Tôn Thạc Đức đã quang lâm tham dự Lễ Truy Niệm và Phụng tống Kim quan, tiễn đưa Ni Trưởng đến nghĩa trang Öjendorf, thành phố Hamburg. Môn phái Tổ đình Tường Vân đã cúng dường hoa và trang trí hai chiếc xe hoa rước Phật cũng như di ảnh Ni Trưởng thật trang nghiêm, đưa tiễn Kim quan Tân viên tịch trên đoạn đường từ chùa đến nơi hỏa thiêu tại nghĩa trang.

 

Trong ngày này còn có các Nghi Lễ:

 

- Lễ Thỉnh Kim quan Trà Tỳ

 

- Lễ Cúng Dường Trai Tăng

 

* Cúng Tuần Thất: cứ mỗi tuần thất chư Tôn Đức Tăng từ các Tự Viện ở Âu Châu, do lòng quý mến Sư Bà, đã từ bi đáp lời cung thỉnh của Môn đồ Pháp quyến đến chủ sám các Lễ cúng tuần thất Ni Trưởng cùng chư Ni chùa Bảo Quang và Phật tử - liên tục suốt từ sơ thất cho đến chung thất.

 Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-004Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-005

 Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-010Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-011Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-012Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-013Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-014Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-015Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-016

     * Thứ ba 06.07.2021 (nhằm ngày 27 tháng 05 âm lịch) – Viếng và đảnh lễ Chư Phật và Chư Tổ tại Tổ Đình Viên Giác, Hannover-Đức Quốc:

     Di chúc Ni Trưởng để lại có đoạn: Hũ thứ tư tên là Cảm Tạ và Tiếp Nối: Hũ tro này sẽ nằm tại Khu Phật Giáo của nghĩa trang Öjendorf Hamburg, Đức Quốc. Đây là lời cảm tạ chân thành của tôi với nước Đức, đất nước đã cưu mang tôi và những đồng bào của tôi trong nhiều năm qua. Tôi cũng mong ước các thế hệ sau này nên chọn ngày Lễ Vu Lan, sau khi lễ Chùa lạy Phật hãy cùng về đây đốt một nén hương cho Ông Bà Cha Mẹ, cho tất cả những người thân hay sơ nằm an nghỉ ở đây. Việc này xem như là thiết lập truyền thống Lễ Thanh Minh tại Đức, trong lúc thời tiết ấm áp của mùa Vu Lan để cùng duy trì tiếp nối những nét đẹp văn hóa Việt tại xứ người. Trước khi chôn hũ tro vào lòng đất xin cho tôi được về đảnh lễ Phật và chư Tổ tại Chùa Viên Giác Hannover, cơ sở trung ương của Giáo Hội, là chiếc nôi và đầu tàu của Phật giáo Việt Nam tại nước Đức.

     Thể theo di nguyện ấy, ngày 06.07.2021 môn đồ pháp quyến và thế quyến đã cung thỉnh tro cốt Ni Trưởng đến viếng và đảnh lễ chư Phật, chư Tổ tại Chùa Viên Giác Hannover.

     Đại Đức Trụ Trì Thích Hạnh Bổn đã cung đón hũ cốt tại xe từ sân Chùa và Hòa Thượng Phương Trượng cùng Tăng chúng Viên Giác đã đón chào Giác linh Ni Trưởng tại cửa vào Chánh điện. Sau khi Giác linh lễ Phật tại chánh điện, tro cốt và di ảnh Ni Trưởng hôm đó được trí thiết tại Tổ đường để hành lễ.

     Sau đó là Lễ Quá Đường, Cúng Dường Trai Tăng và Lễ Cầu Siêu. Đứng trước di ảnh và hũ tro cốt, Hòa Thượng Phương Trượng đã ban một thời pháp, khuyên răn hàng đệ tử của Ni Trưởng nên ghi nhớ và học theo công hạnh vui sống lục hòa, giáo hóa độ sinh của Ni Trưởng. Sau đó Hòa Thượng và Tăng Chúng Viên Giác đã tiễn đưa tro cốt ra đến tận xe về lại Hamburg, mặc dầu lúc đó trời đang đổ cơn mưa nhẹ.

 

NHỮNG HÌNH ẢNH

LỄ RƯỚC GIÁC LINH SƯ BÀ ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT, CHƯ TỔ TẠI CHÙA VIÊN GIÁC HANNOVER

Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-017Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-018Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-019Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-020Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-021Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-022Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-023

NHỮNG HÌNH ẢNH

LỄ RƯỚC GIÁC LINH SƯ BÀ TRỞ VỀ LẠI

CHÙA BẢO QUANG HAMBURG

 Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-024Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-025Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-026Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-027

 

     * Thứ năm 29/07/2021 (nhằm 20/06 Tân Sửu âm lịch) - Chẩn Tế Cô Hồn:

     Dịp Lễ Chung Thất, trong hai ngày 29 và 30.07.21, trên 100 chư Tôn Đức khắp nơi lại một lần nữa lại quang lâm chùa Bảo Quang để tiễn đưa tro cốt Ni Trưởng nhập tháp. Những Nghi Lễ trong ngày này gồm có:

 

     - Lễ Chẩn Tế Cô Hồn – Cầu Âm Siêu Dương Thái (Sám Chủ: Thượng Tọa Thích Hoằng Khai và Ban Kinh Sư – Công Văn: Thượng Tọa Thích Thiện Niệm).

 

     - Buổi tối: Lễ Tưởng Niệm Ni Trưởng (Sám chủ: Hòa Thượng Thích Tâm Huệ). Sau đó Hòa Thượng đạo hiệu Tánh Thiệt và Hòa thượng đạo hiệu Trí Minh đã nhắc về những kỷ niệm và tán thán công hạnh của Ni Trưởng, suốt đời hy sinh cho mọi Phật sự của Giáo Hội cũng như những công cuộc hoằng pháp độ sanh, cứu tế xã hội khắp nơi. Nhị vị Hòa Thượng cũng đã ban các lời pháp nhủ quý báu cho hàng đệ tử và chư Phật tử.

 

     - Buổi chiều, bên lề Tang Lễ: Tranh thủ cơ hội chư Tăng Ni của Âu Châu có mặt đông đủ, Hòa Thượng Chánh Thư Ký HĐHP Thích Như Điển, đã triệu tập một buổi họp Hội Đồng Hoằng Pháp ngay tại Phòng Tưởng Niệm Ni Trưởng (nơi Người ở trước khi tịch). Đây là buổi họp đầu tiên của các thành viên HĐHP Âu Châu và cũng là lần đầu tiên mọi thành viên đều đồng thuận phương án làm việc cũng như chương trình Phật sự của HĐHP. Các thành viên cũng đã hoan hỷ đóng góp được một số tịnh tài đáng kể bước đầu gần 50 ngàn euro cho các Phật sự Đại Tạng Kinh và Đào tạo Tăng tài sắp đến. Thành quả này có được có thể là nhờ năng lực hộ trì của Giác Linh Ni Trưởng, như tâm thành hiệp hòa Tăng Ni chúng mà người đã luôn quan tâm và miệt mài xây dựng suốt trong 68 năm tu đạo.

 Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-028Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-029Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-030Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-031Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-032Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-033Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-034

     * Ngày Thứ sáu 30.07.2021 (nhằm 21.06 Tân Sửu âm lịch) - Lễ Nhập Tháp tại Nghĩa trang Öjendorf Hamburg:

     Vào ngày 30.07.21, từ 7:00 sáng chư Tôn Đức Tăng Ni từ nhiều tự viện Âu Châu đã lần lượt có mặt tại cổng chính Nghĩa trang Öjendorf thành phố Hamburg, nghiêm trang thanh tịnh hàng ngũ theo sự sắp xếp của Thượng Tọa Thích Thiện Niệm và Ni Sư Thích Nữ Diệu Trạm.

     Được biết, chư Thạc đức Cao Tăng Giáo phẩm tham dự hôm ấy gồm có: Hòa Thượng (HT) Thích Tánh Thiệt, HT Thích Trí Minh, HT Thích Như Điển, HT Thích Minh Giác, HT Thích Quảng Hiền, HT Thích Tâm Huệ cùng chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng; Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Phước và chư Ni Sư, Sư Cô… từ khắp các Chùa, Viện ở Âu Châu.

     Về phía quan khách Đức, có ông Nils Clausen Chủ tịch Liên Hội Phật Giáo tại Đức Quốc; Ni Sư Jampa Tsedroen (tức Prof. Dr. Carola Roloff) và hai ông Ronald Knaack, Michael den Hoet thuộc hai Tông phái Phật Giáo Tây Tạng Đức quốc; Bà Irene Pabst thuộc Hiệp hội Nhà Thờ Tin Lành Bắc Đức. Gần 200 Phật tử khắp nơi cũng đã đến hộ niệm tại nghĩa trang, tiễn đưa Ni Trưởng cao đăng Phật quốc, xếp thành hai hàng kéo dài hơn cả cây số trên đường Manhardstrasse.

     Đúng 8 giờ nhị vị Hòa Thượng Chấp Lệnh đã khởi chuông lệnh cho đám rước xuất phát, cung thỉnh 3 kiệu hoa tiến về khu Nghĩa trang Phật Giáo của nghĩa địa Öjendorf, thứ tự lần lượt như sau.

    Dẫn đầu đoàn rước lễ là Ni Sư Huệ Châu và Ni Sư Từ Khánh với chuông và nhang đèn cung thỉnh. Nối bước là hàng tràng phan, bảo cái do chư Ni và Chúng Cư Sĩ Bồ Tát Chùa Bảo Quang cầm. Ngay tiếp theo là Hòa Thượng đệ nhị Chấp Lệnh Thích Minh Giác vừa đi vừa gõ những tiếng khánh lệnh, cung thỉnh Kiệu hoa có tôn tượng Di Đà phóng quang trang nghiêm do chư Ni khiêng. Lần lượt tiếp gót theo là Hòa Thượng đệ nhất Chấp lệnh Thích Tánh Thiệt, nhị vị Hòa Thượng Chứng Minh HT Thích Trí Minh và HT Thích Như Điển, Ban kinh sư và Thượng Tọa sám chủ Thích Hoằng Khai cùng chư tôn đức Tăng Già hộ niệm. Ngay sau là kiệu hoa thứ hai tôn trí bát hương và di ảnh cố Ni Trưởng, đồng thời là kiệu hoa thứ ba có hũ tro do bốn đệ tử của Ni Trưởng cùng kề vai khiêng. Chư Ni và môn đồ pháp quyến theo sau hầu và hộ niệm. Chư quan khách và toàn thể Phật tử lần lượt nối đuôi theo, vừa đi vừa đồng thanh niệm Nam Mô Tiếp dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật. Tiếng niệm kinh cầu vãng sanh vang vọng cả khu vực nghĩa trang sáng hôm đó. Công ty Tống táng J. Schüler đã chu đáo sắp xếp cùng Ban Giám Đốc Nghĩa Trang Öjendorf cho nhân viên chận xe các đoạn đường đoàn rước đi qua, nhờ vậy đám rước vô cùng trang nghiêm thanh tịnh. Tiếng niệm Phật linh thiêng vang vọng khắp mười phương, cầu vãng sanh và đồng hồi hướng các vong hồn hương linh cùng các chúng sinh còn đang vất vưởng đâu đó.

     Khi vào đến khu nghĩa trang Phật Giáo, ba vị Đại lão Hòa Thượng có đạo hiệu Tánh Thiệt, đạo hiệu Trí Minh cùng đạo hiệu Như Điển đã làm Lễ Tẩy Tịnh khu mộ và hạ huyệt hũ cốt của Ni Trưởng ngay phía trước Tôn tượng Bồ Tát Địa Tạng Vương trang nghiêm. Chư Tôn đức Tăng Già cùng môn đồ pháp quyến và chư Phật tử rải hoa bái biệt vị Tân Viên Tịch Ni Sư Trưởng quý mến.

     Chư Tôn Đức và Phật tử cùng quay về lại Chùa Bảo Quang làm Lễ Cung Tiến Hương Linh, dự Lễ Trai Tăng và sau đó quay về trú xứ.

     Trong suốt thời gian các buổi Lễ, những trang mạng lớn của Phật Giáo trên thế giới như rongmotamhon.net, hoavouu.com, viengiac.info, hoangphap.org, quangduc.com, v.v… cũng như các trang mạng tại Việt Nam như phatgiaoaluoi.com, phatsuonline.com… đã đưa tin tức, hình ảnh hay các đường links trực tiếp truyền hình (LiveStream) để các tự viện và Phật tử các nơi có thể thường xuyên theo dõi các khóa Lễ.

     Nhìn chung, tuy dịch Covid vẫn còn đang hoành hành khắp nơi nhưng chư Tôn Hòa Thượng Thượng Tọa Đại Đức Tăng Ni đã vì mối thâm tình Pháp lữ đến tận nơi tham dự Tang Lễ. Các buổi lễ đã diễn ra thập phần viên mãn. Trong niềm tiếc thương sâu xa nhưng ai ai cũng đã rất hoan hỷ và đồng thừa nhận rằng, ngay giữa thời điểm dịch bệnh chết người này mà có tang lễ thanh tịnh như vậy, có thể nói là ít khi có được ở Âu châu. Được vậy là nhờ lòng từ bi hứa khả của chư Tôn Giáo Phẩm cũng như sự đóng góp các Phật tử công quả không kể ngày đêm trong niềm kính mến với Ni Trưởng.

     Được biết không những ở Âu Châu mà ở Việt Nam, tại các Tổ đình, tự viện trong môn phái cũng có thiết các Lễ Tưởng Niệm, Cầu nguyện, Thọ Tang… Tân Viên Tịch. Các buổi lễ cũng được chư Trưởng Lão Hòa Thượng và chư Tôn Đức Tăng Ni các nơi quang lâm chứng minh và cầu nguyện Ni Trưởng cao đăng Phật quốc.

Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-035Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-036Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-037Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-038Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-039Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-040Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-041

     Chúng con ngưỡng nguyện Ni Trưởng từ bi sớm hóa hiện cõi đời này để tiếp tục hạnh nguyện giáo hóa độ sinh của Người; như lời Hộ niệm quý hóa mà Đại Lão Hòa Thượng Tuệ Sỹ đã gởi đến Người từ Việt Nam thay lời phúng điếu: Nhất tâm hộ niệm Tân viên tịch, Ni sư trưởng Thích Nữ Diệu Tâm, Bất thối bổn thệ, hồi nhập Ta-bà, mãn Bồ-đề nguyện.

     Nam mô Từ Lâm Tế Chánh Tôn, Tứ thập tứ thế, Pháp húy thượng Nguyên hạ Từ, tự Diệu Tâm Hòa thượng Ni Giác linh, thùy từ chứng giám.

Phù Vân & Nguyên Đạo VCT

cung kính ghi lại

 

PHỤ LỤC:

     Vài hình ảnh các buổi Lễ tại Chánh Điện Tổ đình Tưởng Vân (Huế) và Tổ đình Bảo Quang (Đà Nẵng)

 

     • Tổ đình Tường Vân tại Huế vào ngày 16.06.2021 (theo http://phatgiaoaluoi.com)

Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-042Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-043

     • Tổ đình Bảo Quang Đà Nẵng: Lễ Tưởng Niệm và Thọ Tang trong hai ngày 15 và 16.06.2021 (https://phatsuonline.com)

Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-044Tuong-Thuat-Tang-Le-Su-Ba-045

 

     • Ngoài ra cũng có nhiều Chùa và Tự Viện khác tổ chức các nghi lễ tương tự như Tổ đình Bảo Thắng Hội An, Chùa Bảo Vân Sài Gòn.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/11/2010(Xem: 8069)
Thành kính khẩn bạch đến chư Tôn Đức Tăng Già của quý Giáo Hội, quý Tự Viện, quý tổ chức Phật Giáo cùng toàn thể chư vị thiện nam tín nữ Phật tử: Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền, hạ Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1928 tại Quảng Bình, Việt Nam
01/11/2010(Xem: 4791)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
01/11/2010(Xem: 37138)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
29/10/2010(Xem: 6108)
Kể từ khi vết tích của chùa Thiên Mụ được ghi lại đơn sơ trong sách Ô Châu Cận Lục vào năm 1553 (1), chùa đã tồn tại gần 450 năm cho đến ngày nay. Trải qua bao nhiêu cuộc bể dâu, chùa vẫn giữ được địa vị và vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống đạo và đời của dân Huế, nói riêng, và của dân cả nước, nói chung. Qua đầu thế kỷ 17, chùa đã thực sự đi vào lịch sử sau khi Nguyễn Hoàng vào xứ đàng trong để gây dựng cơ nghiệp đế vương với huyền thoại “bà tiên mặc áo đỏ” (9).
23/10/2010(Xem: 6092)
Trong Cây Có Hoa Trong Đá Có Lửa Kính Dâng Hòa Thượng Thích Như Điển nhân dịp mừng thọ 70 tuổi của Ngài và kỷ niệm 40 năm khai sơn Chùa Viên Giác tại Đức Quốc Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng “Trong Cây Có Hoa, Trong Đá Có Lửa” là lời pháp ngữ của Thiền Sư Đạo Nguyên do Hòa Thượng Thích Như Điển nhắc lại trong thời giảng Pháp của Ngài mà tôi đã nghe được khi theo hầu Ngài trong chuyến đi Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ năm 2006. Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen) là người Nhật, Ngài sinh năm 1200 và tịch năm 1253, thọ 53 tuổi. Ngài là Sáng Tổ của của Soto-Zen (Thiền Tào Động) của Nhật Bản, và là tác giả bộ sách nổi tiếng “Chánh Pháp Nhãn Tạng” “Ki no naka ni, hana ga aru (Trong cây có hoa), Ishi no naka ni, hi ga aru (Trong đá có lửa)” Đó là pháp ngữ của Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen), được Hòa Thượng Như Điển dịch sang lời Việt. Lời thơ quá tuyệt vời, tuy ngắn gọn nhưng dung chứa cả một kho tàng giáo lý về Nhân Duyên Quả của Đạo Phật.
23/10/2010(Xem: 5725)
Trong mười thế kỷ phong kiến Việt Nam, Trần Nhân Tông là một trong những ông vua giỏi và tài hoa bậc nhất. Lịch sử đã xem ông là “vị vua hiền” đời Trần, có công lớn trong sự nghiệp trùng hưng đất nước. Văn học sẽ nhớ mãi ông bởi những vần thơ thanh nhã, sâu sắc và không kém hào hùng.
23/10/2010(Xem: 5628)
Về sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông, đã có rất nhiều tài liệu và bài viết về hai lần lãnh đạo quân dân nước ta đánh thắng giặc Mông - Nguyên, trị quốc an dân, đối ngoại và mở cõi, nên ở đây chúng tôi không lặp lại nữa, mà chỉ đề cập đôi nét đến nội dung khác về: Trần Nhân Tông - một hoàng đế xuất gia, một thiền sư đắc đạo và là sơ tổ lập nên dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử độc đáo của Việt Nam.
23/10/2010(Xem: 5892)
Hội Phật Học Nam Việt được thành lập vào năm 1950 tại Sài Gòn do sự vận động của cư sĩ Mai Thọ Truyền. Ban đầu, hội đặt trụ sở tại chùa Khánh Hưng, và sau đó ít lâu, tại chùa Phước Hòa. Bác sĩ Nguyễn Văn Khỏe, một cây cột trụ của hội Lưỡng Xuyên Phật Học cũ đảm nhận trách vụ hội trưởng. Ông Mai Thọ Truyền giữ trách vụ tổng thư ký. Các thiền sư Quảng Minh và Nhật Liên đã triệt để ủng hộ cho việc tổ chức hội Phật Học Nam Việt. Thiền sư Quảng Minh được bầu làm hội trưởng của hội bắt đầu từ năm 1952. Năm 1955, sau khi thiền sư Quảng Minh đi Nhật du học, ông Mai Thọ Truyền giữ chức vụ hội trưởng. Chức vụ này ông giữ cho đến năm 1973, khi ông mất. Hội Phật Học Nam Việt được thành lập do nghị định của Thủ Hiến Nam Việt ký ngày 19.9.1950. Bản tuyên cáo của hội có nói đến nguyện vọng thống nhất các đoàn thể Phật giáo trong nước. Bản tuyên cáo viết: "Đề xướng việc lập hội Phật học này. Chúng tôi còn có cái thâm ý đi đến chỗ Bắc Trung Nam sẽ bắt tay trên nguyên tắc cũng như trong hành động. Sự
23/10/2010(Xem: 5440)
Cư sĩ Mai Thọ Truyền sinh ngày 01-4-1905 tại làng Long Mỹ, tỉnh Bến Tre trong một gia đình trung lưu. Thuở nhỏ ông được theo học tại trường Sơ học Pháp - Việt Bến Tre, rồi Trung học Mỹ Tho, và Chasseloup Laubat Saigon. Năm 1924, ông thi đậu Thư ký Hành chánh và được bổ đi làm việc tại Sài Gòn, Hà Tiên, Chợ Lớn. Năm 1931, ông thi đậu Tri huyện và đã tùng sự tại Sài Gòn, Trà Vinh, Long Xuyên và Sa Đéc. Hành nhiệm ở đâu cũng tỏ ra liêm khiết, chính trực và đức độ, không xu nịnh cấp trên, hà hiếp dân chúng, nên được quý mến.
23/10/2010(Xem: 8747)
Trong lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam, vương triều Trần (1226-1400) được tôn vinh là triều đại sáng chói nhất thể hiện qua những chiến công hiển hách thắng giặc ngoại xâm cũng như chính sách hộ quốc an dân đã tổng hợp được sức mạnh của toàn dân ta cùng với vua quan trong việc bảo vệ và phát triển đất nước vô cùng tốt đẹp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]