- Tiểu Sử Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm, Viện Chủ Khai Sơn Chùa Bảo Quang, Hamburg, Đức Quốc
- Sư Bà Diệu Tâm, Bất Thối Bổn Thệ, Hội Nhập Ta Bà, Mãn Bồ Đề Nguyện
- Điện Thư Phân Ưu kính gởi Ban Tang Lễ Cố Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Tâm (1939-2021)
- Tán Thán Công Hạnh Sư Bà Diệu Tâm
- Chân dung Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Tâm (1939-2021)
- Ban Tổ Chức Lễ Tang Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Tâm (1939-2021)
- Chương Trình Tang Lễ Cố Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Tâm, Khai Sơn-Viện Chủ Chùa Bảo Quang, Hamburg, Đức Quốc
- Tán Thán Công Hạnh Sư Bà Diệu Tâm (thơ)
- TT. Huế: Lễ Tưởng niệm cố Ni trưởng Thích Nữ Diệu Tâm tại Tổ đình Tường Vân
- Hiền Thục Lời Di Ngôn…!
- Sách Tưởng Niệm Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Tâm (1939-2021)
- Kính mời vào dự Lễ Di Quan Sư Bà Diệu Tâm (qua livestream). ngày 17.06.2021 (thứ năm) bắt đầu từ 7:00 giờ âu châu (tức 12:00 giờ trưa giờ Việt Nam, 3pm Úc Châu)
- Đà Nẵng: Chùa Bảo Quang Thọ Tang Và Tưởng Niệm Cố Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Tâm
- Thành Kính Tưởng Niệm Sư Bà Diệu Tâm (Bài viết của Phật tử Thanh Phi)
- Nhớ Về Kỷ Niệm (Kính dâng Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm (1939-2021)
- Tiễn Người đi (Kính dâng Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm (1939-2021)
- Lễ Tưởng Niệm Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm (1939-2021)
- Văn Tế Tưởng Niệm Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm Viện Chủ Bảo Quang Ni Tự tại Hamburg – Đức Quốc
- Photo day 1: Lễ Tang Sư Bà Diệu Tâm tại Chùa Bảo Quang, Hamburg, Đức Quốc
- Photo day 2: Lễ Tang Sư Bà Diệu Tâm tại Chùa Bảo Quang, Hamburg, Đức Quốc
- Photo day 3: Lễ Tang Sư Bà Diệu Tâm tại Chùa Bảo Quang, Hamburg, Đức Quốc
- Photo day 4-a: Lễ Tang Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm (1939-2021)
- Photo day 4-b: Lễ Tang Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm (1939-2021)
- Photo day 4-c: Hội Đoàn Địa Phương viếng tang Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm (1939-2021)
- Photo day 5: Lễ Di Quan Trà Tỳ (Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm (1939-2021)
- Photo day 6: Cung nghinh Tro Cốt Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm (1939-2021)
- Thư Niệm Ân sau Lễ Tang Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Tâm (1939-2021)
- Photo: Cúng Thất thứ 2 (25/6/2021) Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm (1939-2021)
- Sư đi tựa vầng trăng khuyết … (Tưởng niệm Giác Linh Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm)
- Photo: Cung Nghinh Tro Cốt Sư Bà Diệu Tâm về thăm và đảnh lễ Tổ Đình Viên Giác, Hannover, theo Di Nguyện của Sư Bà
- Sư Bà Diệu Tâm: "Người gieo hạt Bồ Đề trên nền xi măng“
- Thư Mời Viết bài Tưởng niệm Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Tâm Viện Chủ Chùa Bảo Quang Hamburg – Đức Quốc
- Photo: Cúng Thất thứ 4 và 5 Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm (1939-2021)
- Chương Trình Lễ Chung Thất Sư Bà Diệu Tâm (ngày 29 và 30/07/2021)
- Photo: Cúng Thất thứ 6 Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm (1939-2021)
- Photo: Chung Thất và Trai Đàn Chẩn Tế ngày 29.07.2021 tại Chùa Bảo Quang
- Photo: Lễ Nhập Tháp tại Nghĩa Trang Öjendorf Hamburg ngày 30.07.2021
- Photo: Lễ Cúng Tạ Thổ Thần nghĩa trang Öjendorf ngày 01.08.2021
- Nachruf auf die Hochehrwürdige Nonne Thich Nu Dieu Tam
- Giọt Lệ Tiếc Thương Sư Bà Bảo Quang
- Thành kính tưởng niệm Sư Bà Diệu Tâm (1939-2021)
- Phái đoàn hoằng Pháp Âu Châu thuyết giảng tại Chùa Bảo Quang 2013
- Cõi tạm (Kính tưởng niệm Sư Bà Diệu Tâm)
- Hai Phước Duyên tròn đầy (kính tưởng niệm Sư Bà Diệu Tâm)
- Hoài Niệm Về Sư Bà Diệu Tâm & Chùa Sư Nữ Bảo Quang - Đà Nẳng
- Hình Ảnh Xa Xưa
- Câu chuyện trái quýt
- Hộ Niệm và Để Tang
- Tuyên Dương Đạo Nghiệp
- Tường Thuật Lễ Tang Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm
- Văn Tưởng Niệm Pháp Tỷ Khả Kính
- Lời Tưởng Niệm Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Tâm Của Môn Phái Tổ Đình Tường Vân
- Ni Trưởng Diệu Tâm Trở Về (Bài viết của HT Thích Bảo Lạc)
- Bậc Thầy Tôn Kính Của Con Tưởng Nhớ Sư Bà
- Một Đời Người, Một Chuyến Đi…
- Thư Mời viết bài hay đóng góp Tư liệu, Hình ảnh cho Tuyển Tập Tưởng Nhớ Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm
- Bên Thầy (Bài viết của TKN Thích Nữ Tuệ Đàm Châu)
- Thầy ơi! Con cố gắng dẫu biết là khó
- Văn Tác Bạch Lễ Trai Tăng Chung Thất
- Tưởng Nhớ Sư Bà
- Kính Tiễn Giác Linh Sư Bà
- Lời Dạy Đầu Tiên
- Sư Chị ...... Một Nhân Duyên Đẹp
- Thành Kính Tưởng Niệm Sư Bà Diệu Tâm
- Lời Sư Dặn
- Dưới ánh từ dung, kính dâng Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm (1939 - 2021)
- Nhớ Sư Bà
- Tôi Về Nhà Ngoại Ngôi Chùa Bên Dòng Sông
- Tưởng Niệm Sư Bà Chùa Bảo Quang
- Tưởng Niệm Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Tâm
- Thành Kính Tưởng Nhớ Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm
- Sách Tưởng Niệm: "Người đi… để nhớ con đò - Tưởng nhớ Sư Bà Diệu Tâm“
Trần Thị Nhật Hưng
Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh
Mùa Hè không riêng gì Thụy Sĩ mà cả Âu Châu ngày dài hơn đêm. Mới 5 giờ sáng trời đã bảnh mắt, nắng đã lên cao, len vào phòng chói chang, tôi thường thức dậy khi bên ngoài tiếng chim ríu rít chào đón một ngày mới.
Nhìn đồng hồ còn sớm quá, không ngủ lại được, tôi có thói quen với tay mở Ipad xem vớ vẩn thông tin trong ngày, đọc mail hay có khi mở nghe một bài pháp thoại. Nhưng lần này, trong facebook, tôi chú ý một tin nhắn: Sư Bà Diệu Tâm chùa Bảo Quang Đức quốc vừa viên tịch lúc...giờ...ngày...tháng...năm...! Đúng ngay ngày tôi vừa đọc tin. Thú thật, tôi không mấy ngạc nhiên hay bàng hoàng vì Sư Bà đã đi đúng lộ trình Đức Phật đề ra Sinh- Lão- Bịnh- Tử. Sư Bà đã 82 tuổi rồi, từ vài năm nay sức khỏe đã yếu, do vậy, Sư Bà có rủ áo ra đi về cõi Phật cũng là điều hiển nhiên không ai thắc mắc. Tuy nhiên, trước sự mất mát ra đi vĩnh viễn của một người mình quen biết ít nhiều cũng để lại trong lòng chút man mác bồi hồi. Tôi tuy không sinh hoạt với chùa Bảo Quang của Sư Bà vì đường xa cách trở, nhưng ở Âu Châu, không Phật tử nào mà không biết đến Sư Bà, biết về một ngôi chùa Sư nữ, nơi đào tạo nhiều Ni tài có thể nói tại Đức, tại Âu Châu đã phát triển nhiều ngôi chùa Ni và xa hơn mãi tận bên Nga, cũng có đệ tử của Sư Bà gánh vác hành đạo dẫn dắt Phật tử trên con đường tìm về Bến Giác.
Nhưng điều tôi muốn ghi nhận tại đây là một vài kỷ niệm giữa tôi với Sư Bà, bỗng nhiên sống dậy trong tôi rõ mồn một khi nghe tin Sư Bà viên tịch.
Tôi gặp và biết đến Sư Bà lần đầu tiên khi khóa tu học Âu Châu tổ chức tại thành phố Hamburg. Sau khóa tu, một số Phật tử ở xa có đến gần 50 người, trong số đó có vợ chồng tôi, đã được anh Chủ bút Phù Vân giới thiệu tá túc qua đêm tại chùa Bảo Quang của Sư Bà để hôm sau tiện đường ra phi trường về trụ xứ.
Sau khi vào chánh điện lễ Phật, anh Phù Vân đưa tôi đảnh lễ Sư Bà:
- A Di Đà Phật, xin giới thiệu với Sư Bà, đây là cô Nhật Hưng, cây bút nữ của báo Viên Giác.
Sư Bà đưa mắt nhìn tôi, ánh mắt trìu mến phảng phất trên khuôn mặt tròn vô cùng phúc hậu. Sư Bà mỉm cười, nụ cười dịu dàng, thiện cảm:
- Nhật Hưng đấy hả. Tôi đọc rất nhiều bài của cô trên báo. Tán thán tinh thần đóng góp của cô cho đạo pháp và văn học.
Rồi sau vài câu hỏi thăm xã giao, cũng gần đến bữa cơm chiều, Sư Bà mời tất cả vào phòng ăn dùng bữa.
Bữa cơm chiều hôm đó, chỉ mỗi món duy nhất gọn, nhẹ: Bún, rau sống gồm dưa leo, giá với đủ loại rau thơm, nước chấm pha, bánh tráng cuốn, cuốn với đậu hủ, mì căng chiên và giò lụa chay. Mỗi người tự cuốn lấy ăn. Mùa hè nóng nực, được thưởng thức món ăn “mát mẻ„ không phải cầu kỳ nấu nướng nhiều mà đặc biệt nữa không thừa không thiếu cho chừng ấy người ăn, ai nấy ăn vô cùng ngon miệng, no nê sau đó còn tráng miệng với chén chè đậu xanh nước chưa kể trái cây đã nói lên sự tài tình của người biết sắp đặt tính toán bữa ăn. Tôi thầm thán phục trong lòng về cách tổ chức khéo léo của chùa và tò mò muốn biết ai đứng bếp chỉ huy. Đối với tôi, không phải cứ mâm cao cỗ đầy với bao món ăn cao lương mỹ vị ê hề, thừa mứa mới được đánh giá là giỏi, mà chính ở chỗ biết cân nhắc sao kịp lúc kịp thời, kịp hoàn cảnh, biết tùy cơ mà hành xử đó mới là điều đáng trân quí.
Khi “điều tra„ biết đó là Sư Cô Tuệ Đàm Nghiêm, đệ tử của Sư Bà, hiện được Sư Bà đầu tư nuôi dạy cho học đạo lẫn theo đuổi Đại Học trường đời, sẽ là người sau này thừa kế chức Trụ Trì thay Sư Bà đảm nhiệm ngôi chùa, tôi đã nghĩ và thấy ra tầm nhìn trí tuệ của Sư Bà “Minh Sư mới nhìn ra hiền sĩ„. Thầy giỏi thì biết đào tạo trò ngoan.
Tối đó, lúc 20 giờ, khi Sư Bà nghỉ ngơi, Sư Cô Tuệ Đàm Nghiêm hướng dẫn cả đoàn ra bến cảng Hamburg thưởng thức xem „múa nước“ (nước nhảy nhịp nhàng luôn thay đổi màu sắc theo từng điệu nhạc vô cùng sống động và đẹp mắt).
Lần hai, tôi gặp lại Sư Bà trong chuyến hành hương tại Nhật do Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển tổ chức. Lần này, tôi gần gũi thân thiện với Sư Bà nhiều hơn, do vậy, một hôm, trên chuyến xe Bus lớn chứa 50 người đi từ tỉnh này sang tỉnh nọ, để giết thì giờ và để cho mọi người quên đường xa hơn 7 tiếng đồng hồ, cũng như quên mệt nhọc, Hòa Thượng đề nghị tổ chức văn nghệ bỏ túi. Ai muốn hát thì hát, ai kể chuyện vui thì kể. Đương nhiên với người có máu yêu văn nghệ một cây xanh...lè như tôi, tôi bị chiếu tướng mời lên hát. Vốn biết mình chỉ...hay hát chứ không...hát hay, tôi chuyển hướng hát tếu cho... vui hơn là cho... hay.
Số là trước khi đi, tình cờ tôi nghe được hai bài hát “Em Về Kẻo Trời Mưa„ và bài “Mưa Chiều Kỷ Niệm„ do ca sĩ Ánh Tuyết vốn quê Quảng Nam hát hai bài đó bằng giọng Quảng thay vì giọng Bắc như thường lệ, thấy hay hay, ngồ ngộ, tôi ghi chép, bắt chước và nghêu ngao tập hát luôn miệng cho vui cửa vui nhà.
Nay trên xe, cầm micro đứng trước bao “khán giả„ trên xe, lại đứng gần ngay Sư Bà ngồi, biết Sư Bà quê Quảng Nam, tôi xin phép hát ngay bài “Em Về Kẻo Trời Mưa„ tôi còn đặc biệt riêng tặng Sư Bà để nhớ về xứ Quảng (lúc đó không dám nói tặng Hòa Thượng dù Hòa Thượng cũng quê Quảng Nam vì có chút ngài ngại mặc dù tôi biết khi văn nghệ vui chơi lòng ai cũng sởi lởi!)
Tôi cất tiếng hát với giọng phát âm rặc Quảng Nam: “Nếu chiều...na..a..(nay) không có anh, ưa (ai) sẽ đưa...tui về, trời sắp đổ cơn mưa,... reng (răng) anh còn đứng... mữa (mãi). Hãy...núa (nói) một lời, có...phửa (phải) anh giận..tui, có... phửa anh giận tui...?„
Tôi vẫn nghe thiên hạ nói “chửi cha không bằng pha tiếng„ sẽ làm người nghe nổi giận, có khi còn...chửi hay đánh lại mình, thế mà khi nghe tôi hát, Sư Bà cười ngặt nghẽo, người cứ rung lên từng hồi vô cùng thích thú làm như quê hương xứ Quảng đang hiện diện trước mặt, như Sư Bà đang được về thăm quê nhà sau bao ngày xa cách. Tưởng nghĩ Sư Bà cũng như cả xe...ngưỡng mộ (?) giọng ca của tôi mới vỗ tay đôm đốp hoan hô, và còn bis...bis...làm tôi cũng vui lây, hăng tiết vịt, tôi thừa thắng xông lên, hát luôn bài thứ hai “Mưa Chiều Kỷ Niệm„ (Nhớ chiều nào em đến thăm anh, hưa (hai) bên đường phố véng (vắng) lên đèn. Mưa gieng gieng (giăng giăng) mờ kín khung trời...) cũng giọng Quảng như thế cho không khí vui nhộn để mọi người được vui quên đi đoạn đường dài trước mặt.
Lần thứ ba, sau nhiều năm trời nữa, nhân cơ hội họp mặt nhóm bút nữ báo Viên Giác tại nhà anh Chủ bút Phù Vân ngay tại Hamburg cùng thành phố chùa Bảo Quang của Sư Bà, chúng tôi dành một buổi ghé thăm chùa và đảnh lễ Sư Bà, lần này Sư Bà đã già và yếu chỉ nằm một chỗ. Chúng tôi chỉ ghé thăm không ở lâu để Sư Bà nghỉ ngơi.
Nay nghe tin Sư Bà viên tịch, do vậy, tôi không mấy ngạc nhiên hay bị sốc. Dù sao Sư Bà cũng đầy phước duyên trên cõi đời này đã sống và làm những điều như ý muốn đã để lại cho đạo cũng như đời những thành quả đáng ghi nhận.
Nơi xa, gặp mùa covid giản cách xã hội, lại thêm “lão„ phu quân tuổi hạc cao luôn cần tôi bên cạnh chăm sóc, tôi không thể đi đâu dễ dàng hay bay xa tham dự lễ tang của Sư Bà, nhưng tôi vẫn theo dõi trên mạng và hôm nay ngồi viết bài này thay sự hiện diện của tôi trong tang lễ với lời cầu nguyện Giác Linh Sư Bà đăng quang Phật Quốc cùng lời chia sẻ sự mất mát người thân với toàn thể Chư Ni chùa Bảo Quang cùng gia đình Sư Bà.
Và nếu Sư Bà còn muốn nghe con hát (hát giọng Quảng Nam nha), con xin thủ thỉ một vài lời nho nhỏ: “Nếu ngày nay đã vắng Sư, ai sẽ lo cho chùa? (đã có Sư Cô Tuệ Đàm Nghiêm cùng Chư Ni, Phật tử). Ngài (Sư Bà) đã ngả phương Tây (Cõi Phật A Di Đà), sao con còn ngóng mãi. Con mãi ngóng hoài, có phải Sư...bỏ con, có phải Sư...bỏ con?!"
Không, Sư Bà không bỏ ai hết, Sư Bà về cõi Phật sẽ quay về độ cho chúng Phật tử ta đó!
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
Trần Thị Nhật Hưng