Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tài liệu nào cho biết HT. Thích Trí Quang không phải là Cộng Sản ?

29/11/201917:18(Xem: 10757)
Tài liệu nào cho biết HT. Thích Trí Quang không phải là Cộng Sản ?

ht tri quang 1923-2019
Tài liệu nào cho biết HT. Thích Trí Quang

không phải là Cộng Sản ?

TKNEWS DIRECT

PHỎNG VẤN CƯ SĨ NGUYÊN TOÀN

(xem tiểu sử)



Các câu hỏi sẽ được giải đáp với ý chính như sau, khi nói thì sẽ triển khai ra rõ hơn, cho Cuộc Trao Đổi giữa TKNews Direct và tôi về Bậc Danh Tăng Việt Nam Thời Hiện Đại, Đức Cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang.

1. Có một số người cho rằng Hòa thượng Thích Trí Quang khi còn là Thượng tọa có quan hệ với Cộng Sản Việt Nam và CIA.  Anh nghĩ gì về điều đó?

* Với Cộng Sản: Có ba thế lực mà Hòa thượng phải đối phó là CIA, Cảnh Sát Đặc Biệt VNCH và Đảng Cần Lao Nhân Vị mà hai thế lực đã xác nhận Ngài không phải là Cộng Sản; đó là CIA và CSĐB VNCH [Đại tá Nguyễn Mâu, một tín hữu Công giáo, Trưởng Khối Đặc Biệt (K.Đ.B., tức là Tổng Giám Đốc Công An) tường trình Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Tổng thống, Thủ tướng VNCH.  Tác phẩm "K.Đ.B. Ngành Đặc Biệt / The Special Branch.  San Jose, USA, 2009)].

* Với CIA: Hòa thượng được vào tị nạn chính trị tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ trong khoảng gần 70 ngày (từ cuối tháng 8 đến 4-11-1963) và Hòa thượng đồng quan điểm với Hoa Kỳ là chống lại chủ trương oanh tạc rộng lãnh thổ Miền Bắc và vài đoạn của con đê Sông Hồng thuộc địa phận Hà Nội của các Tướng lãnh lãnh đạo VNCH.  Hòa thượng cũng đã trình bày rõ quan điểm chính trị của Hòa thượng trong nhiều cuộc phỏng vấn của báo chí trong nước và ngoại quốc rằng giải pháp trung lập hay giải pháp hòa bình để "Việt Nam hóa chiến tranh" là một giải pháp nửa vời vì nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Cộng Sản xâm chiếm VNCH.  Khi Đại tướng Nguyễn Khánh, với tư cách Chủ tịch Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng, hỏi ý Hòa thượng là ai có khả năng điều hành guồng máy chánh phủ tốt nhất thì Hòa thượng đã trả lời là Bác sĩ Phan Huy Quát là nhân tuyển thích hợp cho vị trí Thủ tướng Chánh phủ vì Bác sĩ Quát có kinh nghiệm về Cộng Sản, đã từng giữ những vị trí quan trọng như Bộ trưởng Quốc Phòng, và đang là Chủ tịch Liên minh Á châu Chống cộng.  Những sự kiện như thế làm cho những thế lực chống Hòa thượng tung tin đồn Hòa thượng là "tình báo chiến lược" của Hoa Kỳ.


2. Theo quan điểm cá nhân của anh thì Tổng thống Ngô Đình Diệm có chủ trương kỳ thị tôn giáo, nâng đỡ Thiên Chúa giáo và đàn áp Phật giáo không?

* Cần xác định Công giáo chứ không phải Thiên Chúa giáo nói chung.

* Là Tổng thống của Tổng thống chế, có toàn quyền về hành pháp, tất nhiên Tổng thống Ngô Đình Diệm chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc bức hại và đàn áp Phật giáo.  Có điều VNCH gần như có hai lãnh thổ về phương diện an ninh nội chính; đó là Miền Đông và Miền Tây Nam Phần thuộc Tổng thống Ngô Đình Diệm; Miền Bắc Trung Phần và Miền Cao Nguyên Trung Phần thuộc Cố Vấn Chỉ Đạo Ngô Đình Cẩn.  Do bản tính hiền hòa của người Niền Nam và tín hữu Công giáo Miền Nam là thành phần điền chủ, trưởng giả, dân Tây chứ không phải là thành phần dân nghèo như Miền Bắc và Miền Trung nên mức độ chèn ép trong sinh hoạt của Phật giáo ở Miền Nam lỏng lẻo hơn, nhẹ nhàng hơn ở Miền Trung.

* Tổng thống Ngô Đình Diệm có thiên vị Công giáo nhưng không quá khắc khe với Phật giáo như ông Ngô Đình Cẩn và Giám mục Ngô Đình Thục.  

* Ông Ngô Đình Cẩn tham lam, thiếu hiểu biết căn bản về sinh hoạt chính trị nhưng ông lại là một con người rất khéo léo đối với Tăng sĩ Phật giáo tại Huế; tuy nhiên, dưới sự "chỉ đạo" của ông Cẩn với Đoàn Công Tác Chống Cộng Đặc Biệt Miền Trung thì một số lượng lớn Phật tử điều hành các Khuôn hội Phật giáo và Huynh trưởng Gia đình Phật tử tại Miền Trung bị thủ tiêu, giam cầm, nặng nhất là Tỉnh Phú Yên.

* Ông Ngô Đình Nhu không chủ trương hạn chế sinh hoạt tín ngưỡng của Phật tử nhưng chỉ tín nhiệm tín hữu Công giáo trong công vụ.

* Giám Mục Vĩnh Long và rồi là Tổng Giám Mục Huế thì kỳ thị Phật giáo rất khắc nghiệt.

* Cần xác định việc lật đổ và sát hại Tổng thống Ngô Đình Diệm hoàn toàn không dính dáng gì đến Hòa thượng Thích Trí Quang vì từ cuối tháng 8 đến 4-11-1963, gần 70 ngày, Hòa thượng Thích Trí Quang ẩn cư trong Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ.  Phong trào tranh đấu chống Tổng thống Ngô Đình Diệm do sinh viên, thanh niên và quần chúng khởi động chứ không do Tăng sĩ Phật giáo lãnh đạo.


3. Theo tài liêu CIA giải mật hiện nay thì toàn thể Tướng lãnh trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng đã đồng lòng biểu quyết phải tiêu diệt Tổng thống Ngô Đình Diệm trong cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963.  Anh có tin là tất cả Tướng lãnh trong HĐQNCM đã quyết định điều đó không?

* Tài liệu đó là có thật nhưng do CIA "sáng tạo" để chứng tỏ Hoa Kỳ "tôn trọng" chủ quyền quốc gia của VNCH chứ hai Phó Chủ tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng là Trung tướng Trần Văn Đôn và Thiếu tướng Tôn Thất Đính công khai bảo vệ sinh mạng của Tổng thống Ngô Đình Diệm thì làm sao nói được là toàn thể Tướng lãnh trong HĐQNCM đồng thanh biểu quyết sát hại Tổng thống Ngô Đình Diệm.  Băng ghi âm của Tổng thống Johnson đã nói rõ là Kennedy Administration đã quyết đinh sát hại anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm.  Bên Ngũ Giác Đài và các Tướng lãnh Hoa Kỳ tại Việt Nam không ủng hộ chủ trương lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhưng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và CIA cùng một số chính khách có thế lực Hoa Kỳ chủ trương lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm.  Tổng thống Kennedy và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ giao trách nhiệm quyết định mọi tình huống tại chỗ cho Đại sứ Henry Cabot Lodge.  Hoa Kỳ đã hai lần cảnh cáo Tổng thống Ngô Đình Diệm là cuộc đảo chánh 11-11-1960 của Đại tá Nguyễn Chánh Thi và cuộc đội bom Dinh Độc Lập của Trung úy phi công Nguyễn Văn Cử ngày 27-2-1962 nhưng Tổng thống Ngô Đình Diệm không thay đổi chính sách nên mới có ngày 1-11-1963. 

 

PRESIDENT JOHNSON ON THE DIEM COUP

As vice president, Lyndon Johnson's voice was relatively quiet in the Kennedy debates about Vietnam policy, though he was often in the room. After he became president, Johnson remembered the Diem coup in conversations with Sargent Shriver (February 1, 1964) and Eugene McCarthy (February 1, 1966).


4. Theo anh thì tài liệu nào khách quan nhất, khả tín nhất về phương diện chính trị là Hòa thượng Thích Trí Quang không phải là đảng viên Cộng Sản, không bài Mỹ, và không chủ trương tôn giáo can thiệp vào sinh hoạt chính trị quốc gia?

* Cuộc Phỏng vấn "Chín Mươi Sáu Phút Với Thượng Tọa Thích Trí Quang - 05-5-1960" của Ngô Thế Vinh đăng trên Nguyệt san Tình Thương của Sinh Viên Y Khoa Sài Gòn do SV Ngô Thế Vinh và SV Phậm Đình Hy chủ trương.  Bài báo này đã được nhiều báo đăng lại như Hợp Lưu, Người Việt (11-11-2019) và VOA Tiếng Việt.

5. Nếu không phải là Cộng Sản tại sao sau năm 1975 Hòa thượng Thích Trí Quang không cùng quý HT. Đôn Hậu, HT Huyền Quang, HT Quảng Độ lãnh đạo GH/PGVN/TN truyền thống cũng như không ủng hộ hay tham gia các cuộc vận động chống lại chế độ độc tài Cộng Sản từ HT Thiện Minh đến quý Thầy Tuệ Sỹ, Trí Siêu (Lê Mạnh Thát)?

* Cần phân biệt tham gia và ủng hộ khác nhau.  

Hòa thượng Trí Quang, trong tình trạng bị Công An quản thúc hết sức nghiêm ngặt tại Chùa Ấn Quang và trong hoàn cảnh rất khó khăn về vật chất, khi một số Phật tử tại Pháp gửi thuốc Tây qua đường bưu điện cho Hòa thượng thì Hòa thượng đã giao cho Ni trưởng Trí Hải liên tục giúp đỡ, cho Phật tử thăm nuôi quý Thầy và các Phật tử hoạt động chống đối Cộng Sản bị tù đày như quý HT Huyền Quang, HT Đức Nhuân,  quý Thầy Tuệ Sỹ,  Trí Siêu, Nguyên Như và các Cư sĩ Phật tử khác.  

Hòa thượng Trí Quang đã từng nhắn nhũ các Tăng sĩ và Cư sĩ rằng trong nhiều thập niên kế tiếp, vận mệnh chính trị Việt Nam không do người Việt Nam quyết định mà do các trung tâm quyền lực thế giới quyết định.  Do vậy Hòa thượng khuyên chư Tăng và các Cư sĩ, Phật tử trẻ ba điều, một là không nên manh động; hai là chỉ lo toàn sinh cho thiên hạ mà không lo toàn thân cho chính mình là người bất trí; ba là tự mình phải thắp đuốc lên mà đi, tức là mỗi người phải tự quyết định con đường phải đi cho sự sống còn và tương lai của mình.  

Hành trạng của Hòa thượng Trí Quang trong 72 năm hạ lạp và 96 năm tuổi đời hoàn toàn đúng với Chánh Pháp qua lời dạy của Đức Phật tại Kinh Vương tử Vô Úy (Abhayarajakumara Sutta) thuộc Kinh Trung Bộ đã giảng dạy sâu sắc về sự nói năng như Chánh Pháp và sự im lặng như Chánh Pháp.  

6. Những người chống đối Hòa thượng Thích Trí Quang cho rằng Hòa thượng không biết một chữ ngoại ngữ như Anh văn và Pháp văn.  Anh nghĩ thế nào về điều này?

Đây là một xuyên tạc đầy ác ý.  Hòa thượng Trí Quang đã tốt nghiệp thủ khoa năm 1943 Khóa học đầu tiên của Phật học viện tại Chùa Báo Quốc, Huế, thuộc Tổng hội Phật giáo.  Chương trình 6 năm học gồm thế học và Phật học trải qua ba cấp là Sơ đẳng, Trung đẳng, Cao đẳng.  Đặc biệt trong cấp Trung đẳng thì phần thế học đã học Triết học Tây phương.   Hòa thượng đã được cử đi dự Hội nghị Phật giáo Thế giới tại Ceylon (Sri Lanka / Tích Lan) và Nhật Bản.   

Hòa thượng đã hai lần bị ở tù của Pháp và nhờ biết tiếng Pháp nên Hòa thượng được trả tự do sớm.  Khi ẩn cư trong Tòa Đại sứ Hoa Kỳ trên đường Hàm Nghi cuối tháng 8 năm 1963 với Đại đức Nhật Thiện và Sư Nhâm, hơn hai tháng, đến ngày 04-11-1963 mới về Chùa Ấn Quang, trong thời gian đó Hòa thượng Trí Quang đã nói chuyện với các Tham vụ Sứ quán và Đại sứ cũng như viết thư cho Tổng thống Hoa Kỳ bằng English.

Về Hán văn thì Hòa thượng Trí Quang đã trước tác, phiên dịch và chú giải hơn 33 tác phẩm Kinh, Luật, Luận đã được xuất bản.  Tôi hết sức tâm đắc tác phẩm dịch và chú giải Kinh Pháp Cú Nam Tông Hán tạng thật tuyệt vời của Hòa thượng.

7. Sau khi trà tỳ (hỏa táng), Hòa thượng Thích Trí Quang đã để lại nhiều xá lợi, đặc biệt là xá lợi Ngọc Thủ trắng như tuyết của Ngài.  Xin Anh cho biết quan điểm của anh về hiện tượng này?

Một câu hỏi vô cùng thích thú.  Bồ tát Thích Quảng Đức để lại xá lợi Trái Tim Từ Bi tháng 6 năm 1963, Lạt ma Geshela (Geshe Tsultim Gyeltsen) tại Thành phố Long Beach, Nam California, Hoa Kỳ, để lại xá lợi Thân (mắt), Khẩu (lưỡi), Ý (tim) sau khi Ngài viên tịch ngày 13-02-2009, Hòa thượng Thích Trí Quang đã để lại Trí Sáng, Tuệ Giác của Ngài, qua hình ảnh xá lợi Ngọc Thủ trắng như tuyết.  Họp sọ con người gồm 7 mảnh ghép lại, khi gặp nhiệt độ cao của lò hỏa táng thì bảy khớp xương sọ đó phải rời ra từng mảnh, nhưng Ngọc Thủ của Ngài còn nguyên vẹn, tức là xá lợi đỉnh cốt.  Một hiện tượng siêu nhiên của Phật Pháp nhiệm màu.

Cuộc đời tu hành tròn giới đức của Hòa thượng Trí Quang thể hiện qua hình ảnh Hòa thượng đã thuận thế vô thường, thâu thần thị tịch chỉ sau hai ngày thân thể khiếm an và Hòa thượng đã để lại Tuệ Giác qua xá lợi đỉnh cốt trắng như tuyết. Lời di huấn cuối cùng của Ngài cũng ươm đượm Phật lý về sự đạm bạc của một bậc chân tu thạc đức khi Hòa thượng dặn dò sáu điểm trong việc tổ chức tang lễ của Ngài thật đơn sơ, giản dị.

Về xá lợi Ngọc Thủ trắng như tuyết của Hòa thượng Thích Trí Quang, Thầy Thích Minh Thể đã viết ra bài thơ như sau.

 

Đôi Mắt Sắc Tuệ

Đôi mắt sắc tuệ giữa nhân gian,

Chín bẩy huân tu chốn đại ngàn,

Phong ba cường trị ngô ức uý,

Khối óc tư duy Trí Quang sang.

Bẩy hai tăng lạp chuyên trì tập,

Gối điển kinh cầu dịch ngàn trang,

Thư thư không tận hư không tận,

Thắng nguyện in ngôn giữa đại bang.

Tk Thích Minh Thế

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 8906)
Hòa thượng Khánh Hòa thế danh Lê Khánh Hòa, Pháp danh Như Trí, pháp hiệu Khánh Hòa, sinh năm Mậu Thân (1877) tại làng Phú Lễ, tổng Bảo Trị, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
09/04/2013(Xem: 7506)
Hòa thượng Thích Hưng Từ, thế danh Bùi Vạn Anh, sinh ngày mùng 1 tháng 8 năm Tân Hợi ( 1911 ) tại làng Bình Hòa, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ngài sinh trong một gia đình có truyền thống đạo Phật. Thân phụ là cụ Bùi Thế Vĩ, pháp danh Như chơn, thân mẫu là cụ bà Võ Thị Biểu, pháp danh là Thị Bửu. Từ nhỏ Ngài được song thân giáo dục trong tinh thần từ bi và chan chứa đức hỷ xả của Phật, nên Ngài sớm mộ cửa Thiền.
09/04/2013(Xem: 6985)
Hòa thượng Huệ Quang, thế danh Nguyễn Văn Ân sing năm 1888 tại Ô Môn, tỉnh Cần Thơ, sau theo mẹ về Trà Vinh. Năm 1902,Ngài xin xuất gia vào chùa Long Thành ở Trà Cú được Hòa thượng Thiện Trí mến thương đặt danh pháp là Thiện Hải. Ngoài giờ học Phật pháp, Ngài lại được Hòa thượng cho học thêm y học.
09/04/2013(Xem: 7097)
Hòa thượng Thích Phúc Hộ, thế danh là Huỳnh Văn Nghĩa, sinh ngày 24 tháng 7 năm Giáp Thìn (1904) đời vua Thành Thái năm thứ 16 tại làng Triều Sơn, xã Xuân Thọ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Song thân của Ngài là cụ ông Huỳnh Trung và cụ bà Trần Thị Nho.
09/04/2013(Xem: 7923)
Chùa Thập Tháp là một trong số các ngôi tổ đình nổi tiếng của đất Bình Định Nếu như ở thời kỳ khởi đầu, ngôi tổ đình ấy được chú ý nhiều vì vị khai sơn là Thiền sư Nguyên Thiều - người có công lớn trong sứ mạng truyền bá Phật giáo ở Đàng Trong thời Nam Bắc phân tranh, hậu bán thế kỷ 17 ; thì vào thời hiện đại, tổ đình Thập Tháp được cả nước biết đến vì sự có mặt của Quốc sư Phước Huệ (1869-1945).
09/04/2013(Xem: 8065)
Ngài đã nêu cao tinh thần Bi, Trí, Dũng phục vụ chúng sinh, cống hiến trọn vẹn đời mình cho sự nghiệp chung của đạo pháp và dân tộc Việt Nam. Hòa thượng Thích Trừng San, pháp tự Minh Hiền, hiệu Hải Tuệ, thế danh Nguyễn San sau đổi là Trần Văn Lâu, nối pháp đời thứ 42 dòng Lâm Tế Liễu Quán. Ngài sinh năm Nhâm Tuất (1922), tại thôn Phú Khánh, xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Năm lên 8 tuổi, được song thân cho xuất gia học đạo với Hòa thượng Phổ Hiện, tại chùa Khánh Long, Diên Khánh. Sau khi Bổn sư viên tịch, Ngài y chỉ với Hòa thượng Chánh Ký, kế vị trụ trì chùa Khánh Long. Năm 1943 được y chỉ sư gửi đến thọ giáo với Hòa thượng Bích Không, trụ trì chùa Hải Đức (Nha Trang).
09/04/2013(Xem: 10361)
Hòa thượng Giới Nghiêm thế danh là Nguyễn Đình Trấn, sinh ngày 5 tháng 5 năm 1921, tại làng Gia Lê Thượng, xã Thủy Phương, huyện Hương Phú, tỉnh Thừa Thiên - Huế. ngài xuất thân trong một gia đình gồm ba anh em, có tinh thần yêu nước và có truyền thống đạo đức lâu đời. Ông nội là bậc xuất gia, cha là Hòa Thượng Quang Diệu, chú cũng xuất gia, bác là Hòa thượng Phước Duyên.
09/04/2013(Xem: 6748)
Hòa thượng pháp danh Thị An, pháp tự Hành Trụ, pháp hiệu Phước Bình, thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh đời thứ 42. Ngài thế danh là Lê An, sinh năm 1904 trong một gia đình trung nông tại làng Phương Lưu, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Thân phụ là cụ Lê Uyển, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sử. Ông Bà có bốn người con, cả ba người con trai đều xuất gia đầu Phật.
09/04/2013(Xem: 11505)
Hòa thượng pháp hiệu Thích-Thiện-Hòa, thế danh Hứa-Khắc-Lợi sanh năm 1907 tại làng Tân-Nhựt Chợ Lớn. Ngài sinh trong gia đình trung lưu phúc hậu, thân phụ là Hứa-hắc-Tài, thân mẫu là Nguyễn-Thị-Giáp. Gia đình cả thảy bảy anh em : ba nam, bốn nữ, Ngài là người thứ bảy. Vì người thứ tám mất sớm nên Ngài được coi là con út.
09/04/2013(Xem: 6270)
Hòa thượng pháp danh Trí Độ, hiệu Hồng Chân, thế danh Lê Kim Ba, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1894 tại thôn Phổ Trạch, xã Kỳ Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Sinh ra trong một gia đình Nho học, lúc thiếu thời Ngài học chữ Nho và năm 18 tuổi học trường Sư phạm. Vì thế mà sở học rất uyên thâm, thêm lòng mến mộ đạo Phật, Ngài đi sâu vào nghiên cứu giáo lý và trở thành một vị học Phật lỗi lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]