Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ Tưởng Niệm Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang tại Tịnh Xá Ngọc Hòa, San Jose, California, Hoa Kỳ

24/11/201913:04(Xem: 7722)
Lễ Tưởng Niệm Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang tại Tịnh Xá Ngọc Hòa, San Jose, California, Hoa Kỳ

ht tri quang
LỄ TƯỞNG NIỆM

CỐ ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ QUANG

TẠI TỊNH XÁ NGỌC HÒA, SAN JOSE, CALIFORNIA

 

Như Ninh và Quảng Thọ tường thuật

 

 

Thời gian: Từ 2:00 PM đến 4:30 PM, Chủ Nhật, ngày 17-11-2019

Địa điểm: Tịnh xá Ngọc Hòa, 766 S. 2nd Street, San Jose, CA 95112

Buổi lễ được đặt dưới sự chứng minh của Hòa thượng Thích Đỗng Tuyên, Ni sư Thích Nữ Đồng Kính, Ni sư Thích Nữ Tiến Liên và quýĐại đức Chùa Tuệ Viên (Wisdom Garden) cùng chư Tôn đức Tăng Ni. (1)

Trưởng Ban Tổ chức Buổi lễ: Cư sĩ Tâm Núi Nguyễn Cao Can

Thành viên Ban Tổ chức: Cư sĩ Như Ninh, Htr. Tâm Nhân, Htr. Nguyên Vinh, Htr. Quảng Thọ, và Gia đình Phật tử Thiện Tâm.

Thành viên tham dự: Chư Tôn đức Tăng Ni, và một số lượng rất lớn Nhân sĩ, Cư sĩ, Cựu Huynh trưởng (CHtr.), Đồng hương Phật tử cùng Huynh trưởng (Htr.) và Đoàn viên Gia đình Phật tử Thiện Tâm.  Đặc biệt tham dự buổi lễ này còn có gia đình một Phật tử người Mỹ với áo tràng thật tươm tất, gia đình Đạo hữu Nguyên Ninh đến từ Thành phố San Leandro, gia đình Htr. Nguyên Hòa đến từ Quận Cam (Orange County), Nam California, và chín thành viên Hội Phật giáo Hải Nhuận, Thành phố Oakland.

 

DIỄN TIẾN BUỔI LỄ

 

Le tuong niem HT Thich Tri Quang (2)

 

Bắt đầu từ 2:00 PM đến 2:30 PM, Tổng Điều hợp Chương trình Buổi lễ, Cư sĩ Như Ninh, đã trình bày với quan khách và đồng hương Phật tử tề tựu tại hội trường về hành trạng, về ưu tư, về quyết tâm thực hiện một giềng mối cơ cấu và sinh hoạt cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất của Cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang, một bậc danh tăng Việt Nam trong thời hiện đại, và đồng thời Cư sĩ Như Ninh cũng trân trọng nói về những di sản vô cùng to lớn của Đức Đại lão Hòa thượng tân viên tịch về các phương diện lịch sử, văn hóa, và Phật học với cuộc vận động tự do và bình đẳng tôn giáo năm 1963, cuộc vận động xây dựng nền tảng thể chế dân chủ để tạo thế chính danh cho Việt Nam Cộng Hòa năm 1966, và công trình trước tác, dịch thuật và chú giải của hơn 40 tác phẩm Kinh Luận Hán tạng ra Việt ngữ.

 
Le tuong niem HT Thich Tri Quang (3)

 

Chính xác như chương trình đã dự liệu, đúng 2:30 PM là Lễ Thỉnh Sư, Hòa thượng Chủ lễ và chư Tôn đức Tăng Ni đã vân tập về lễ đài.

Le tuong niem HT Thich Tri Quang (4)Le tuong niem HT Thich Tri Quang (5)Le tuong niem HT Thich Tri Quang (6)

 

Khi chư Tôn đức đã an vị, nghi thức khai mạc buổi lễ bắt đầu với việc chào quốc kỳ và hát quốc ca Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ cùng mặc niệm chư hương linh tử sĩ đã bỏ mình vì tổ quốc và đồng bào đã tử nạn trên đường vượt biên, vượt biển tị nan Cộng sản.

 

Le tuong niem HT Thich Tri Quang (7)

 

Sau đó, Cư sĩ Tâm Núi Nguyễn Cao Can, Trưởng Ban Tổ chức, thưa trình mục đích của buổi lễ là để tưởng niệm và truy tán công đức vô cùng to lớn của Đức Đại lão Hòa thượng tân viên tịch đối với Phật giáo và dân tộc Việt Nam.  Cư sĩ Tâm Núi cũng trình bày tổng quát bối cảnh sinh hoạt Phật giáo bị chà đạp và đàn áp đau thương qua hình ảnh một bức tranh sống động của sự chèn ép bởi Dụ số 10 về hiệp hội mà Phật giáo phải chịu chi phối; do vậy Đức Cố Đại lão Hòa thượng buộc lòng phải lãnh đạo cuộc vân động lịch sử năm 1963 nhằm đạt được nguyện vọng bình đẳng và tự do tôn giáo cho Phật giáo.


Le tuong niem HT Thich Tri Quang (8)

Cư sĩ Tâm Núi đã chào mừng quan khách và Phật tử đã đến tham dự Lễ Tưởng niệm, đồng thời giới thiệu sơ lược chương trình của buổi lễ.

 

Tiếp theo là Lễ Tưởng niệm Cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang do Hòa thượng Thích Đỗng Tuyên làm Chủ lễ. 

Khởi đầu là nhạc phẩm Trầm Hương Đốt do Gia đình Phật tử Thiện Tâmtrình bày. 

Hòa thượng Chủ lễ và chư Tôn đức cùng Đồng hương Phật tử đã tụng các bài kinh cầu siêu để cung tiển Giác linh Đức Đại lão Hòa thương tân viên tịch về cõi Phật.

 

Le tuong niem HT Thich Tri Quang (9)Le tuong niem HT Thich Tri Quang (10)

 

 

Trong dịp này, Phật tử chúng ta vô cùng hân hoan được học một bài học thân giáo do cử chỉ từ bi, rộng lượng của Hòa thượng Chủ lễ khi Ban Tổ chức bạch Thầy xin Thầy cử ra một vị Tôn đức tuyên đọc tiểu sử Đức Đại lão Hòa thượng tân viên tịch thì Thầy khuyến khích Htr. Tâm Duy, nguyên Trưởng ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ, đã hơn 80 tuổi, có một thời gian dài sinh hoạt Phật sự gần gủi với Đức Cố Đại lão, lại là một Cư sĩ đã thọ Bồ tát giới thì đã có đủ tư cách để tuyên đọc tiểu sử của Đức Cố Đại lão (xem chi tiết tiểu sử

Với một chất giọng khoan hòa và khúc triết, Htr. Tâm Duy đã tuyên đọc tiểu sử của Đức Cố Đại lão Hòa thượng thật cảm động.

 


Le tuong niem HT Thich Tri Quang (11)Le tuong niem HT Thich Tri Quang (12)

 

Với không khí trang nghiêm của buổi lễ, Htr. Quang Ngộ, Trưởng ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ, đã ngậm ngùi đọc Điếu Văn tưởng niệm Đức Cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang với một chất giọng trầm hùng và bi thống, diễn tả được nỗi lòng thương kính thiết tha của Phật tử Việt Nam chúng ta đối với Ngài. 

Bài “Điếu Thi Văn Cung Tưởng Niệm Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang” này do Htr. Nguyên Thọ chấp bút trong những phút giây xúc động vô bờ. (2)

 

 
Le tuong niem HT Thich Tri Quang (13)

Ngay sau phần Điếu văn, Ban Tổ Chức đã thành kính cung thỉnh Hòa thượng Chủ lễ Thích Đỗng Tuyên, Trụ trì Chùa Đại Bảo Trang Nghiêm, Hayward, ban Đạo từ cho Phật tử tham dự buổi lễ.  Hòa thượng đã cám ơn Ni sư Thích Nữ Tiến Liên, Trụ trì Tịnh xá Ngọc Hòa, và Ban Tổ chức Lễ Tưởng niệm cùng tất cả quan khách và Phật tử đã tưởng nhớ Cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang, một bậc cao tăng thạc đức, một thạch trụ tòng lâm của Phật giáo Việt Nam.

Tưởng nhớ Ngài, Hòa thượng đã ghi nhận bốn di sản vô cùng to lớn được Ngài để lại cho Tăng tín đồ Phật giáo Việt Nam là:

1.- Cuộc vận động năm 1963 tạo nền tảng cho tự do và bình đẳng tôn giáo tại Việt Nam.

2.- Cuộc vận động năm 1966 tạo cơ sở pháp lý cho sinh hoạt dân chủ nhằm đem lại chính danh cho Việt Nam Cộng Hòa.  Trong khi bị quản thúc tại Sài Gòn, Đức Cố Đại lão Hòa thượng đã tuyệt thực 100 ngày và đưa ra một lời tuyên bố mang tính lịch sử, “Chúng tôi nguyện đem xương máu để trang trải cho Phật Pháp và nếu chết là chết như cái chết của Chân Lý trước bạo lực, chứ không phải bạo lực này chết vì kém bạo lực khác.”

3.- Là một Tăng sĩ uyên thâm Phật học, Ngài đã để lại cho Phật tử Việt Nam một kho tàng Kinh Luận vô cùng quý báu qua hơn 40 tác phẩm trước tác, dịch và chú giải từ Kinh Luận Hán tạng sang Việt ngữ.

4.- Là một bậc Cao Tăng trọn đời sống với giới hạnh, Ngài đã để lại xá lợi Ngọc Thủtrắng như tuyết; đấy là ấn chứng Tuệ giác của các vị Tăng đã đạt thánh quả.

 

 

Tiếp sau Đạo từ của Hòa thượng Chủ lễ là phần trình bày bản nhạc “Kính Lạy Giác Linh Thầy” của Nhạc sĩ Vũ Ngọc Toản do Htr. Nguyên Diệu thể hiện.  Chất giọng trầm buồn của Htr. Nguyên Diệuvang lên như lời tiếc thương và hoài vọng trong nỗi ngậm ngùi bi lệ,

“ Chúng con buồn quay quắt, ngân ngấn lệ đầy vơi, ngấn lệ đầy vơi.
“ Kính lạy Giác linh Thầy.
“ Kính lạy Giác linh Thầy.
“ Thầy ơi! Thầy ơi! Thầy ơi!

 


Le tuong niem HT Thich Tri Quang (14)

 

Và rồi Ban Tổ chức trân trọng kính mời Ni sư Thích Nữ Đồng Kính, Trụ trì Thiền viện Vô Ưu,San Martin, phát biểu cảm niệm của Ni sư về Đại lão Hòa thượng tân viên tịch.  Ni sư hồi tưởng lại khi bùng phát cuộc vận động bình đẳng tôn giáo năm 1963 do Cố Đại lão Hòa thượng lãnh đạo thì Ni sư còn là một nữ sinh Trung học Trưng Vương; từ đó Ni sư đi theo tiếng gọi của lương tri để hội nhập vào cuộc vận động bảo vệ Chánh Pháp và bảo vệ văn hóa truyền thống của dân tộc.  Tác phẩm “Hoa Sen Trong Biển Lửa” là hình ảnh của thanh thiếu niên lúc đó trong cuộc vận động lịch sử này.


Le tuong niem HT Thich Tri Quang (15) 

Tiếp theo là phần phát biểu của quan khách và Đồng hương Phật tử.

Trước hết là Cư sĩ Nguyên Trung.  Vì chân của Cư sĩ Nguyên Trung bị yếu nên Cư sĩ xin được ngồi để phát biểu.  Lời phát biểu của Cư sĩ Nguyên Trung vô cùng cảm động và chính Cư sĩ cũng cảm động đến nghẹn ngào.  Cư sĩ Nguyên Trung cho biết Cư sĩ đã làm việc gần gủi với Đức Cố Đại lão Hòa thượng trong suốt hơn 30 năm, từ năm 1960 đến năm 1972, nên Cư sĩ hiểu rất rõ tâm nguyện trong sáng của Ngài đối với Đạo Pháp và dân tộc.  Do đó chư Tăng Ni và Phật tử Huế cũng như khắp nơi trong và ngoài nước đều ngậm ngùi tưởng nhớ Ngài.  Ngài tự nguyện đem thân ra gánh vác những trọng trách nặng nề và vô cùng khó khăn nhưng Ngài không có một tham vọng nào cho bản thân ngoài việc ước muốn tha thiết là suốt đời với hạnh nguyện giữ tròn giới hạnh của một vị thầy tu, một Tăng sĩ Phật giáo.

 


Le tuong niem HT Thich Tri Quang (16)

 

Tiếp theo là Htr. Nguyên Hòa.  Htr. Nguyên Hòa sơ lược hai cuộc vận động năm 1963 và năm 1966 rồi phân tích sâu sắc cuộc vận động lâu dài sau năm 1975 với rất nhiều gian khổ mà chư Tôn đức đã vào tù ra khám liên miên, thậm chí mang cả án tử hình mà vận đạo mãi nổi trôi theo vận nước lênh đênh, nghiêng ngả cho đến ngày nay.



Le tuong niem HT Thich Tri Quang (17)

 

Sau đó là Htr. Quảng Minh.  Htr. Quảng Minh tập chú vào ba di sản quý báu mà Đức Cố Đại lão Hòa thượng đã để lại cho Phật tử chúng ta là:

1.- Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất năm 1964 là một bản văn đặt nền tảng cho đường hướng sinh hoạt trong tương lai lâu dài của Phật giáo Việt Nam khi xác định “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không đặt sự tồn tại của mình nơi nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại ấy trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc.”

2.- Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất mang tính dân tộc và hòa bình, và thống nhất là thống nhất giữa hai truyền thống văn học Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền.

3.- Di huấn như một Chúc thư của Cố Đại lão Hòa thượng là tinh hoa của Phật học, tức là “Không Hựu Hoàn Không, Không Lại Hoàn Không,” cái Không rỗng rang rốt ráo của Tánh Không.

 
Le tuong niem HT Thich Tri Quang (18)

Tiếp đến là phần phát biểu của Htr. Tâm Nhân.  Htr. Tâm Nhân là Huynh trưởng Cố vấn của Gia đình Phật tử Thiện Tâm sinh hoạt tại Tịnh xá Ngọc Hòa do Ni sư Thích Nữ Tiến Liên làm Cố vấn Giáo hạnh.  Htr. Tâm Nhân cũng là một thành viên trong Ban Tổ chức Buổi Lễ Tưởng niệm này.  Htr. Tâm Nhân biểu tỏ lòng kính ngưỡng công hạnh cao dày về nhiều phương diện của Đức Cố Đại lão Hòa thượng, và nhất tâm nguyện cầu cho Giác linh Ngài cao đăng Phật quốc.

 
Le tuong niem HT Thich Tri Quang (19)

Cư sĩ Tâm Nguyên Ái ngưỡng mộ công hạnh của Đức Đại lão Hòa thượng tân viên tịch, Ngàilà một bậc chân tu đã hy hiến cuộc đời để đương đầu với mọi tình thế gian nguy nhằm bảo vệ Phật giáo và dân tộc.  Chúng ta kế thừa di sản vô cùng quý báu của Ngài đã để lại thì chúng ta quyết lòng đoàn kết để bảo vệ những thành quả cao quý vô giá đó.

 
Le tuong niem HT Thich Tri Quang (20)

Cư sĩ Tường Vân trình bày giây phút Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang vào được Tòa Đại sứ Hoa Kỳ trong cuối tháng 8 năm 1963 mà Cư sĩ đã chứng kiến.  Những giây phútrất căng thẳng, mưu trí và quyền biến đó đã thể hiệntính thông minh và nhạy bén vô cùng của Đức Cố Đại lão Hòa thượng.

 
Le tuong niem HT Thich Tri Quang (22)
Le tuong niem HT Thich Tri Quang (23)

Đạo hữu Nguyên Toàn là người phát biểu cuối cùng của những người tham dự buổi lễ.  Đạo hữu Nguyên Toàn đã trình bày ba ý sau.

Một là, hành trạng vô cùng to lớn của Đức Đại lão Hòa thượng tân viên tịch không thể nói vài lời mà diễn tả được.  Bài Điếu văn sâu sắc vừa rồi do Htr. Nguyên Thọ chấp bút đã nói lên sự đàn áp khốc liệt trong Mùa Phật Đản năm 1963 với hình ảnh,

Nhớ một thời,

Vận nước can qua.

Cơn lũ tràn bờ thời cơ bá đạo...

Áo vuông đầu tròn tượng đá cũng ba sinh.

Áo cà sa thấm đậm hương kinh,

Bay phất phới dấn thân cứu đời giữ đạo.

 

Và Thầy Trí Quang đã dấn thân cứu đời, giữ đạo với tất cả sự hy hiến tuyệt vời,

Sá chi đâu...

Những cặp kính màu,

Xanh đỏ tím vàng nhìn nhau thành ảo ảnh,

Những cái mũ vô minh vẽ tà, phong thánh,

Đã bay vèo từ nửa kiếp phù sinh.

 

Do vậy Phật tử Huế đã đội mưa mà đi cung tiển Thầy về cõi Phật và Phật tử Việt Nam khắp nơi trong ngoài nước đã ngậm ngùi tưởng niệm và truy tán công hạnh cao vời của Thầy đối với Đạo Pháp và dân tộc,

Cung niệm đạo đồng,

Khắc dạ ghi tâm:

Sống từ BI lạc đạo khi đời trong,

Gươm TRÍ tung hoành khi đời đục.

DŨNG mãnh dấn thân thiền môn pháp lực,

Giải pháp nạn giữa đời, chung pháp nạn tự thân.

 

Hai là, cuộc đời tu hành tròn giới đức của Đại lão Hòa thượng tân viên tịch thể hiện qua hình ảnh Ngài đã thuận thế vô thường, thâu thần thị tịch chỉ sau hai ngày thân thể khiếm an và Ngài đã để lại Tuệ Giác qua xá lợi Ngọc Thủ trắng như tuyết.  Lời di huấn cuối cùng của Ngài cũng ươm đượm Phật lý về sự đạm bạc của một bậc chân tu thạc đức khi Ngài dặn dò sáu điểm trong việc tổ chức tang lễ của Ngài thật đơn sơ, giản dị.

Ba là, hành trạng của Đức Cố Đại lão Hòa thượng trong 72 năm hạ lạp và 96 năm tuổi đời hoàn toàn đúng với Chánh Pháp qua lời dạy của Đức Phật tại Kinh Vương tử Vô Úy (Abhayarajakumara Sutta) thuộc Kinh Trung Bộ đã lý giải sâu sắc và thỏa đáng về sự nói năng như Chánh Pháp và sự im lặng như Chánh Pháp.

 

Le tuong niem HT Thich Tri Quang (24) 

Buổi Lễ được kết thúc bằng Lời Cảm Tạ của Ní sư Thích Nữ Tiến Liên và của đại diện Ban Tổ Chức, Htr. Nguyên Vinh.

Ni sư Thích Nữ Tiến Liên, Trụ trì Tịnh xá Ngọc Hòa, San Jose, đã cung kính đãnh lễ Giác linh Đức Đại lão Hòa thượng tân viên tịch, cám ơn Hòa thượng Chủ lễ cùng chư Tôn đức Tăng Ni đã quang lâm chứng minh Buổi Lễ Tưởng niệm, và Ban Tổ chức Buổi lễ đã thực hiện buổi lễ tại Tịnh xá Ngọc Hòa.  Ni sư bày tỏ lòng ngưỡng vọng và nghiêng mình trước những hy sinh cao cả của chư Tôn đức và các Thánh tử đạo trong Mùa Pháp nạn năm 1963.  Ni sư kêu gọi tất cả Phật tử và chư Thiện trí thức tại địa phương tiếp sức cùng Ni sư để duy trì và phát triển ngọn đèn Chánh Pháp ngày càng tỏa sáng trên quê hương thứ hai này.

 

 htr nguyen vinh

Htr. Nguyên Vinh, thay mặt Ban Tổ chức Buổi Lễ Tưởng niệm, đã thành kính cảm tạ Hòa thượng Chủ lễ và chư Tôn đức Tăng Ni chứng minh, quý quan khách, quý nhân sĩ trí thức, quý Cựu Huynh trưởng, Huynh trưởng cùng toàn thể đồng hương Phật tử đã dành thì giờ quý báu đến tham dự buổi lễ tưởng niệm Cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang tại Tịnh xá Ngọc Hòa ngày hôm nay. 

 



Đồng thời Htr. Nguyên Vinh cũng đã chân thành cám ơn:

* Ni sư Trụ trì Tịnh xá Ngọc Hòa và chư Ni cùng quý Phật tử thuộc Đạo tràng Ngọc Hòa đã hết lòng giúp đỡ Ban Tổ chức Lễ Tưởng niệm hôm nay được thành công viên mãn.

* Htr. Diệu Chân đã tận tụy thâu live stream videos toàn bộ buổi lễ thật đầy đủ và hình ảnh rất đẹp, âm thanh rất rõ mặc dầu đôi lúc có tiếng máy bay bay ngang qua một vài phút ngoài dự liệu;

Le tuong niem HT Thich Tri Quang (25)

Video 1: Từ những lời giới thiệu mục đích Buổi Lễ của Điều hợp viên Tổng quát, Cư sĩ Như Ninh, với mọi người tham dự đến Lễ Thỉnh Sư.

https://www.facebook.com/100029685853978/videos/207901933542667/
Video 2: Từ khai mạc Buổi Lễ đến Htr. Nguyên Diệu trình bày bài hát "Kính Lạy Giác Linh Thầy."

https://www.facebook.com/100029685853978/videos/207561543576706/

Video 3: Từ lời cảm niệm Đức Đại lão Hòa thượng tân viên tịch của Ni Sư Thiền viện Vô Ưu đến lời cảm tạ của Ban Tổ chức Buổi lễ.

https://www.facebook.com/100029685853978/videos/207861423546718/

* Htr. Quảng Thọ Đoàn Như Tùng, Phó Tổng Thư ký Ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử Miền Liễu Quán, Phụ tá Ủy viên Truyền thông Ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hải ngoại, đã chụp các bức ảnh của buổi lễ rất nghệ thuật dưới góc nhìn thật ăn ảnh và viết tường trình ngắn gọn nhưng đầy đủ;

https://photos.app.goo.gl/f6dBZ2x2BF5dr1ZM9

 
Le tuong niem HT Thich Tri Quang (26)

 

* Htr. Thiện Trí Võ Ngọc Hân, Gia Trưởng; Htr. Quang Trí Trần Trọng Trường, Liên Đoàn Trưởng; Htr. Thiện Tâm Võ Thành Danh, Liên Đoàn Phó Nam; Htr. Diệu Lan Dương Trịnh Đan Khánh, Liên Đoàn Phó Nữ; Htr. Nguyên Từ Phong Bùi Phương Yên, Thư Ký; Htr. Diệu Sang Nguyễn Thị Ngọc Thanh, Thủ Quỹ, và các Huynh trưởng cùng Đoàn viên Nam, Nữ của Gia Đình Phật Tử Thiện Tâm đã hoàn thành xuất sắc công tác được giao là trang hoàng hội trường, thiết trí hệ thống âm thanh, ánh sáng, trang nghiêm lễ đài, và đồng ca thật tuyệt vời.

Và cuối cùng, Hòa thượng Chủ lễ đã chủ trì nghi thức Hồi hướng.

Buổi lễ đã hoàn mãn lúc 4:30 PM như chương trình đã dự liệu.

 

Tường thuật: Cư sĩ Như Ninh và Htr. Quảng Thọ

 

(1)

Hòa thượng Thích Đỗng Tuyên, thế danh là Trương Thái Siêu, sinh năm 1945 tại Tỉnh Ninh Thuận, xuất gia năm 1957, Pháp danh là Thị Đạt, Pháp tự là Hạnh Hưng, Pháp hiệu là Đỗng Tuyên.  Sau khi đổ Tú Tài II Ban Khoa học – Toán và tốt nghiệp Trung Cấp Phật học tại Phật học viện Giác Nguyên, Sài Gòn, Hòa thượng được đưa về Chùa Quảng Hương Già Lam, Gò Vấp, để tu học và hành hoạt Phật sự trong suốt 23 năm từ năm 1974.  Đến năm 1997, Hòa thượng được Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu đưa đi du học thuộc Chương trình Du học của Tăng Ni sinh Đại học Vạn Hạnh tại Đại học Delhi và Đại học Magadha, Ấn Độ, trong suốt 6 năm.  Năm 2003, Hòa thượng tốt nghiệp Tiến sĩ Phật học với chuyên ngành Pali, Sanskrit và Luật tạng.  Hiện nay Hòa thượng là Trụ trì Chùa Đại Bảo Trang Nghiêm, Hayward, California, và là Tổng vụ trưởng Tổng vụ Giáo dục thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại Hoa Kỳ. Xin mời xem thêm về Hòa Thượng ở link này:  https://quangduc.com/author/post/972/1/ht-thich-dong-tuyen


(2)

ĐIẾU VĂN TƯỞNG NIỆM ĐẠI LÃO HOÀ THƯỢNG THÍCH TRÍ QUANG (mời xem)

* * * * *


THƯ CẢM TẠ

San Jose, Ngày 21 tháng 11 năm 2019

Ngưỡng bạch Chư Tôn Giáo Phẩm, Chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni.

Kính thưa quý vị Cư Sĩ Phật Tử, quý Huynh Trưởng, Cựu Huynh Trưởng & ĐS/GĐPTVN/Hoa Kỳ tại San Jose.

Chúng con/chúng tôi xin được thay mặt Ban Tổ Chức đê đầu đảnh lễ bái tạ công đức Hòa Thượng Thích Thái Siêu trụ trì Đại Bảo Trang Nghiêm Hayward, quý Chư Tôn Đức Tăng Ni đã quang lâm tịnh xá Ngọc Hòa để chứng minh và tham dự buổi lễ Truy Niệm Cố Đại Lão Hoà Thượng Thích Trí Quang.

Chúng con nguyện cầu Tam Bảo gia hộ cho quý Ngài pháp thể khinh an, chúng sanh dị độ.

Chúng con xin bái tạ Ni Sư Thích Nữ Tiến Liên trú trì Tịnh Xá Ngọc Hòa, quý Ni Chúng, Đạo Tràng, Gia đình Phật Tử Thiện Tâm đã giúp đở cho Ban Tổ Chức hoàn thành tốt đẹp buổi lễ Truy niệm này.

Chúng tôi xin tri ân quý Anh Chị Cư Sĩ Phật Tử, chính tinh thần đoàn kết một lòng lo Phật sư của quý Anh Chị đã trao ngọn đuốc vô uý để chúng tôi góp phần thắp sáng thêm Phật Sự quan trọng này.

Chúng tôi, xin chân thành cảm ơn quý Anh Chị Huynh Trưởng, Cựu Huynh Trưởng và Đoàn Sinh Gia Đình Phật T các cấp thuộc Gia Đình Phật Tử Việt Nam Hoa Kỳ tại San Jose,  quý Anh Chị là chất xúc tác Tình Lam đầy yêu thương và d ũng mãnh cho Ban Tổ Chức được hoàn thành Phật sự một cách tốt đẹp.

Chúng tôi xin tri ân quý đồng hương Phật Tử đã đến tham dự và luôn là nguồn hỗ trợ tinh thần cho chúng tôi.

Chúng tôi xin tri ân quý Hội Đoàn, đoàn thể trong cộng đồng cũng như truyền thông báo chí đã đến tham dự.

Đặc biệt, một số Anh Chị Cư sĩ Phật tử cao niên đã tâm tình và chia sẻ những kinh nghiệm trực tiếp của mình kinh qua thời  cuộc đã biết rõ cuộc đời của Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang để cho đại chúng hiễu rõ thêm.

Kính thưa Chư liệt vị,

Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang đã ra đi và lưu lại Xá Lợi Ngọc Thủ màu trắng tuyết, một biểu tượng Tuệ giác của bậc tu chứng xuất trần, của bậc  Giác Ngộ, Giải Thóat và Từ Bi cho chúng ta chiêm bái.

 Chúng con nhất tâm cầu nguyện giác linh cố Đại Lão Hòa Thượng cao đăng Phật quốc.

Nguyện hồi hướng công đức này đến tất cả chúng sinh đều trọn thành Phật đạo.

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát.

 

TM Ban Tổ Chức
 
Cư sĩ Tâm Núi Nguyễn Cao Can

Trưởng Ban


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6729)
Đại lão hòa thượng Thích Trí Nhãn thế danh là Đoàn Thảo, pháp danh Như Truyện, tự Giải Lệ, hiệu Thích Trí Nhãn. Ngài sinh ngày 10 tháng giêng năm Kỷ Dậu tức vào năm 1909 dương lịch, tại xứ Đồng Nà, tổng Phú Triêm Hạ, Xã Thanh Hà, nay thuộc thôn Đồng Nà, xã Cẩm Hà, Thị Xã Hội An.
09/04/2013(Xem: 14116)
Xuất thân trong một gia đình gia giáo có thân phụ là Chánh Tổng nên Hòa Thượng đã sớm hấp thụ Nho học và Tây học từ thuở ấu niên. Vì thế, Hòa Thượng đã thông thạo cả Hán văn lẫn Pháp văn, kết hợp và dung hòa được cả hai truyền thống văn hóa Đông – Tây.
09/04/2013(Xem: 10746)
Hòa Thượng thượng Tâm hạ Thành. Thế danh là Nguyễn Ðức Huân sinh năm 1930 tại làng Trà Bắc, Phủ Xuân Trường, Tỉnh Nam Ðịnh, Miền Bắc Việt Nam. Năm 1942 khi vừa tròn 12 tuổi, Ngài ngộ lý vô thường và xuất gia học đạo với Sư Tổ Thượng Chính Hạ Ðĩnh tại chùa Yên Cư, Phủ Xuân Trường, Thuc Sơn Môn Trà Bắc. (Sơn môn Trà Bắc, Trà Trung và Trà Ðông thuc Tổng Trà Lũ, là hậu thân của Sơn môn Yên Tử). Ngài được Bổn Sư ban Pháp danh là Ngọc Tiểu Pháp hiệu Tâm Thành.
09/04/2013(Xem: 8079)
Mỗi lần đi Huế lòng tôi lại nao nao khôn tả. Huế là đạo, là thơ, là nghĩa tình ý vị, là tinh hoa văn hóa của ba miền đất Việt, nhưng cũng là mảnh đất khô cằn của đói nghèo khốn khổ “mùa đông thiếu áo mùa hè thiếu cơm” đã hứng chịu nhiều thiên tai nhân họa. Huế được phong phú về mặt văn hóa, tâm linh là nhờ hình ảnh những vị đại lão hòa thượng nơi đây đã sống, hành đạo và xả báo thân. Dù đã viên tịch, dư hương các ngài vẫn như còn phảng phất nơi các ngôi tổ đình tĩnh lặng và những rừng thông bạt ngàn.
09/04/2013(Xem: 5945)
Giờ phút Thầy an nhiên xả báo thân, thì bên này hơn nữa đêm. Một Phật tử của Thầy ở miền Đông nước Mỹ, giọng đầm đìa nước mắt, khấp báo cho tôi tin Thầy đã từ biệt, lệ tiếc thương như tràn ngập, khắp đó khấp đây. Rồi Tuệ Sỹ, một hậu tấn, kẻ đồng tâm dễ thương của Thầy, mà tôi thường ví như một hạt kim cương hiếm hoi lẫn trong đá sỏi của Phật Giáo Việt Nam ngày nay, trong nổi cô quạnh bao la vừa sau một mất mát lớn lao đã ai tín cho tôi bằng lá thư không niêm mà tôi biết mỗi chữ cũng trĩu nặng nổi lòng.
09/04/2013(Xem: 2562)
Cho phép con thành tâm kính cẩn chia buồn với quí ngài về nỗi mất mát lớn lao không sao tìm lại được. Ðối với kẻ hậu học, làm sao con không khỏi bồi hồi, luyến tiếc khi hay tin sự ra đi của cố Hoà thượng Thích Ðức Nhuận, người đã hiến trọn đời mình cho đạo pháp và dân tộc. Trong giờ phút này, nơi phương xa, một người đệ tử đã có nhân duyên muộn hầu cận, học hỏi nơi cố Hoà thượng khi còn ở Việt Nam, xin đảnh lễ chư tôn đức trong Tổ đình và xin quí ngài cho con có đôi lời bộc bạch với giác linh của cố Hoà thượng. Ngưỡng bạch giác linh Hoà thượng chứng giám.
09/04/2013(Xem: 5529)
Hòa Thượng Thích Thiện Trì thế danh Nguyễn Văn Hiến, Pháp danh Như Phụng, Pháp tự Thiện Trì, Pháp hiệu Ấn Ðạo thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ bốn mươi hai, Ngài sanh ngày 19 tháng 02 năm 1934 tại xã Nhơn Khánh, quận An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh. Ngài xuất thân từ một gia đình thuần túy Phật Giáo, thân phụ của Ngài là cụ ông Nguyễn Hàn, Pháp danh Như Ðà. Thân mẫu của Ngài là cụ bà Bùi Thị Thiệp, Pháp danh Như Cảnh. Ngài có tất cả 10 anh em, 5 trai và năm gái.
09/04/2013(Xem: 16684)
Để ghi lại những công –tác Hoằng-pháp và Giáo-dục trong niên-khóa vừa qua, chúng tôi đã thuyết-pháp và giảng-giải các lớp ở Ấn-Quang cho hàng Phật-Tử tại gia, cũng như tại Viện Đại Học Vạn-Hạnh cho sinh-viên Phật-khoa năm thứ IV (73-74) về môn các tác phẩm Trung-Hoa. Và cũng thể theo lời yêu cầu của đa-số Phật-tử muốn có tài-liệu để học-tập và nghiên-cứu, nên chúng tôi gom góp các bài đã biên-soạn, đúc kết thành một tập sách với nhan đề: “GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA”.
09/04/2013(Xem: 9130)
hế danh của Sư Bà cũng chính là Ðạo Hiệu hiện tại. Song Thân khó nuôi con, nên lúc 2 tuổi hai Cụ đã đem vào chùa cúng cho Sư Bà Ðàm Soạn, Trú trì chùa Cự Ðà và được Sư Cụ đặt tên là Ðàm Lựu. Phụ thân của Sư Bà là Cụ Ông Ðặng Văn Cán và Mẫu thân là Cụ Bà Nguyễn Thị Cả. Sư Bà sanh vào ngày 13 tháng 6 năm Quý Dậu, 4.811 Quốc Lịch; nhằm ngày 04 tháng 08 năm 1933 Tây lịch; tại làng Tam Xá, xã Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Ðông, Bắc Việt Nam.
09/04/2013(Xem: 4645)
Hòa Thượng Thích Như Điển, thế danh Lê Cường, Pháp tự: Giải Minh, Pháp hiệu: Trí Tâm, sinh ngày 28 tháng 6 năm 1949 tại xã Xuyên Mỹ, quận Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Học lực: Cử nhân giáo dục và Cao học Phật giáo tại Nhật Bản. Gia cảnh: Con út trong số 8 người con gồm 5 trai và 3 gái; Thân phụ: Ông Lê Quyên, pd: Thị Tế, Thân mẫu: Bà Hồ thị Khéo, pd: Thị Sắc. Người anh thứ bảy đã xuất gia đầu Phật năm 1958 tại chùa Non Nước, Đà Nẵng. Hiện là Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Hội Chủ Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL, Phương Trượng Tự Viện Pháp Bảo tại Sydney, Úc Đại Lợi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567