Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niệm Ơn Hai Sư Phụ

06/11/201914:56(Xem: 6763)
Niệm Ơn Hai Sư Phụ


NIỆM ƠN HAI SƯ PHỤ

Cả đời này tôi luôn mang ơn hai Sư Phụ đã xuất hiện trong cuộc đời của tôi.

  Khi vị lãnh tụ nào ra đi là có biến động. Chúng ta có cách nào để cho những biến cố đau buồn kia không xảy ra được không?

Đây là câu hỏi mà tôi luôn trăn trở bao nhiêu năm nay.

Có thể cho người còn ở lại  sống bình yên không? Khi phải đối diện với bao mất mát và tổn thương tâm hồn.

Khi nhận được tin ai đó ra đi chúng ta đến chia sẻ với người còn ở lại. Người ở lại sẽ cần gì? Tinh tế nhất là chúng ta cho họ một hy vọng, một niềm tin để họ có thể đi ngang qua được những gì mà họ đang gặp phải.

Những đứa trẻ được giúp đỡ có nơi chốn để về khi cha mẹ chúng vĩnh viễn ra đi, chúng không còn chỗ nhờ cậy ngoài chúng ta là người thân của chúng. Làm như thế để người ra đi an lòng. Những  việc làm cụ thể nầy là đáng qúy biết bao. 

 Tôi luôn tự hào thời niên thiếu có một đời sống vô ưu, vô lo và luôn sống hết lòng với người thân gia đình. Khi xuất gia học đạo quan tâm đến tất cả những người hữu duyên mà tôi gặp được.

Nhưng đến một ngày kia tôi đã rơi vào một tình cảnh, tôi không thể tin được là nó đến với cuộc đời mình. Cái ngày mà Sư Bà Thiên Long tôi viên tịch.



Chan Dung HT Thich Nhu Y-2a
Sư Phụ Thích như Ý

Bạn biết, con đường tìm đến giải thoát không dễ dàng như ta nghĩ, khi cuộc sống vẫn luôn tiềm ẩn những sóng gió thử thách bất ngờ, bạn khó mà bình an sống hết lòng khi phải rơi vào tình huống ngặt nghèo, hay tình cảnh bất hạnh, bi kịch của cuộc sống luôn làm chùn bước bất kỳ ai. Gặp những nghịch cảnh đau khổ, thường ta luôn cho rằng mình kém may mắn, hay lỗi của một ai đó.

Nhiều năm trước tôi phải đối mặt lớn với nỗi đau khi Sư Bà tôi qua đời. Tôi đối diện với sự mất mát to lớn ấy. Tôi không còn chút năng lượng để sống và làm được gì. Có thể nói tôi đã bị phụ lòng tin mà tôi đã cho đi, nó đã làm cho tôi mất đi niềm tin con người. Nhưng tôi đã chợt hiểu ra, dù sao lòng tin cũng đã mất, tôi không nên đánh mất bản thân mình.

Tôi tự hỏi mình có lỗi gì? Tôi đã sai chỗ nào mà bị đối xử như thế, khi tôi đã cố gắng sống hết lòng tận tụy với việc mà Sư Bà tôi đã phó thác.

Cảm xúc của bản thân, cuộc sống nếu bị đe dọa, giận dữ hay tổn thương, mình lại có khuynh hướng xây lên một rào cản che giấu đi cảm xúc của mình, khiến ta nghĩ  rằng là không có sự chọn lựa tốt hơn.

Rất là dễ dàng để nhận ra bóng dáng mình qua người khác, khi ta nổi giận để che giấu đi những yếu kém của mình, liệu rào cản tự vệ kia có bào chữa được những điều ấy không? Rào cản ấy làm cản trở bước tiến của bạn. Sẽ làm ta mất đi tánh tự chủ, và mất đi cơ hội phát huy năng lực của chính mình.

Nếu một người luôn hướng đến con đường giải thoát chân thật, để tốt hơn cho điều này, cần đòi hỏi sự chân thành và can đảm, sẵn lòng chấp nhận tổn thương. Người tốt thì ít khi phán xét lỗi người mà toàn tâm toàn ý tiếp sức xây dựng củng cố niềm tin cho người.

Nếu muốn có một đời sống vui vẻ tránh làm người khác tổn thương, bạn phải phá bỏ bức tường cảm xúc lạnh lẽo bao quanh mình. Như vậy mới có thể tận hưởng cây trái mật ngọt mà cuộc đời ban tặng.

 
Su_ba_Thien_Long (1)
Sư Phụ Sư Bà Thích Nữ Như Trí


Trách nhiệm của tôi lúc này là xua tan đám mây u ám đang bao phủ lên cuộc đời mình, vì tôi và những thành viên tại Thiên Long cần phải tiếp tục sống và bước đi, tôi đã cố gắng làm mọi điều mang lại sự an ổn cho huynh đệ, dù chỉ là những khả năng nhỏ nhoi mà tôi có được, từng giờ từng ngày, tôi không cho phép mình gục ngã, dù trong tâm hồn vẫn còn những thương tổn âm ỷ, tất nhiên tôi phải chọn lựa để vượt lên những tháng ngày tồi tệ đó. Nhận ra được sự vô thường của cuộc sống. Tôi cảm thấy quý trọng từng giây phút của sự sống, khi được sống và làm việc, tu học với đệ huynh. Thế nhưng, những nỗi khổ nào mình cũng phải mất một thời gian để hồi phục, những điều này rất cần cho bạn và vết thương của bạn.

Niềm tin trong cuộc sống ở đâu, tình người giữa sự cảm thông rất là cần thiết, cũng phải luôn tin tưởng và hòa hợp, sẽ đạt đến lợi ích cá nhân và đoàn thể, kết quả nhận được cũng tốt đẹp hơn.

Tôi quan sát và đưa ra phương pháp thay đổi cần thiết, để phù hợp cho cuộc sống thực tế của tôi và cho mọi người hiệu quả hơn. Không một ai có cơ hội tạo ra khó khăn đau khổ cho tôi nữa .

Chợt hiểu ra một điều. Cảm giác bất an khi tôi hay tin hoàn cảnh hiện tại dường như muốn xô đẩy tôi xuống vực thẳm. Những ngày buồn khổ ấy, khiến lòng tôi nặng trĩu, như một dấu hiệu chẳng an tâm.

Điều gì đang xảy ra? Tôi tự hỏi mình nên làm gì trong lúc này? Ý nghĩ đầu tiên là muốn rời xa nơi này, đến một nơi thật xa mà không ai tìm thấy mình; hay đến  tâm sự với huynh đệ thầy bạn. Thế nhưng tôi cố ngăn và không thực hiện điều đó.

Một chuyến đi có thể làm tôi quên đi những chuyện không vui, nhưng nó sẽ được gì sau đó.

 Liệu nó có làm cho tôi vui hơn không? Tôi ngồi im lặng nhìn lên hình ảnh đức Phật như thế trong nhiều ngày. Ngài thì luôn tự tại ung dung mỉm cười, còn tôi thì nước mắt không ngừng tuôn chảy. Lúc này tôi thấy mình quá tồi tệ. Tôi  tự hỏi, những tháng năm tu luyện, những gì Sư Bà tôi đã trao truyền những tâm huyết của Người, luôn từng chút một vun vén cho tôi. Năng lượng ấy đâu rồi.

 

Như một luồng năng lượng vô hình thôi thúc trong trái tim yếu đuối của tôi. Không thể như thế này mãi được, lúc này tôi cần phải tỉnh táo hơn bao giờ hết, vì nơi này không chỉ có mình tôi mà còn cả một đàn đệ tử nhỏ của tôi, và các Sư em cần có tôi họ cần tôi, tôi không thể nào gục ngã và yếu đuối như lúc này.

Tôi nhắc phone lên tôi dự định gọi cho mẹ tôi, tôi muốn nghe giọng nói của bà hơn bao giờ hết, nhưng may mắn là tôi gọi nhằm số của Sư Phụ tôi, tôi nghe giọng Sư Phụ bên kia đầu máy, trong tôi vui mừng đến nỗi không tả được, tôi khóc nức nở như chưa bao giờ được khóc. Sư Phụ tôi không hiểu chuyện gì xảy ra, Người nhẹ nhàng hỏi tôi ….Và sau cuộc trò chuyện với Sư phụ, tôi đứng lên bước ra khỏi phòng, đi một vòng, hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai, thật dễ chịu.

Tôi nhìn thấy các học trò của tôi và huynh đệ làm việc vào buổi sáng, tôi cười nói với họ. Hoàn cảnh lúc ấy đã  làm cho tôi cảm thấy cởi mở thoải mái hơn, tâm trạng  bớt nặng nề. Sau lần đi thiền hành như thế, dường như nỗi bất an trong tôi tan biến, tinh thần tôi sau đó cũng dịu lại, tôi thấy mình bình tâm hơn, đây là một phương thuốc dịu kỳ hữu hiệu vô cùng, ảnh hưởng đến thể chất và tâm trạng khi  phiền muộn xâm chiếm.

Một khi cơ thể  khỏe mạnh, tâm hồn bạn cũng sáng suốt minh mẫn hơn, khi khổ đau tốt hơn hết là quan tâm đến cơ thể, nên để cho đầu óc được thư thái và tĩnh lặng .

Sự cởi mở của bạn sẽ giúp cho những thành viên đang sống chung với bạn, họ cũng nhận được sự thanh thản tươi mát. Giờ thì tôi thấy mọi thứ  là nguồn động viên mạnh mẽ giúp tôi có hướng giải quyết tốt mọi chuyện, chứ không phải là sự ảm đạm thinh lặng, không tỏ bày làm cho mình trở nên ngột ngạt. Nếu để ta mất đi lòng tin là mất đi tất cả.

Khó mà vui sống khi phải đối mặt với một nỗi đau tinh thần, sự buồn nản chỉ làm cho ta thêm yếu đuối, điều ta cần không phải là than khóc vật vã, mà cần một thái độ tích cực thay đổi tình cảnh, để ta được tưới tẩm lại hạt giống mà bản thân đã tưởng không đủ sức vựt nó dậy.

Được như thế bạn mới có thể chủ động đứng lên và quyết tâm thay đổi tình huống để làm lại cuộc đời mình.

Mặc dù tôi đã đau lòng trước tình cảnh bi thương ấy, nhưng tôi đã cố gắng bước đi. Không thể để mình cứ  mải đắm chìm trong đau đớn. Tôi luôn tự nhủ không được buông xuôi.

Dẫu vậy, mang thân kiếp con người, thật khó khăn khi phải nói lời từ biệt, nhất là khi tất cả chúng ta chưa ai sẵn sàng và can đảm đón nhận sự ra đi của ai đó lúc này, không thể không nói gì, nhưng cũng không thể nói tất cả cho một lần cuối giã từ. Lần cuối ly biệt, nói mấy cho vừa, xin nhường chỗ cho những giọt nước mắt, vì khi người ta khóc là lúc nỗi đau đã chạm đến sâu thẳm cõi lòng. Xin hãy để chúng mặc sức rơi xuống dòng đời, vì chính khi đó tâm hồn con người có thể trở nên nhẹ nhàng và nguôi ngoai hơn.

Nam Mô A Di Đà Phật

Ni Viện Như Ý, Las Vegas   -05 -11- 2019

Đệ tử Thích Nữ Tâm Vân



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2024(Xem: 1604)
Trong tận thâm tâm tôi, thầy Tuệ Sỹ là một vì sao sáng, một hiền nhân vô cùng tôn kính giữa nhân gian này. Tôi chưa từng diện kiến hay bái sư nhưng toàn tâm ý của tôi thì thầy là thầy tôi từ quá khứ xa xưa chứ chẳng phải chỉ mỗi kiếp này. Thế gian này, cụ thể nhất là với người Việt ta thì thầy là một biểu tượng của minh triết phương đông, một bậc Bồ tát “vô công dụng hạnh”. Thầy xuất thế, nhập thế với tất cả từ bi và đại dụng vì Phật pháp, vì dân tộc và vì nước non này. Thầy là một hiền sĩ phương đông với tất cả những đặc tính biểu trưng nhất và trọn vẹn nhất “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” và hơn thế nữa, trọn đời hy hiến cho sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh.
07/01/2024(Xem: 1380)
Trong tôi là cả một đại dương sóng dậy, sau khi đọc bài viết của anh Quảng Diệu Trần Bảo Toàn. Tôi cảm phục anh vô cùng, một trí thức đúng nghĩa, một tài năng thực thụ, một Phật tử đầy nhiệt huyết và đạo tâm. Anh đã dùng khả năng và các mối quan hệ rộng rãi của mình với các bác sĩ tài giỏi nhất để chữa bệnh cho thầy. Anh đã lo lắng chăm sóc sức khỏe cho thầy với tất cả tâm thành và khả năng của anh. Tôi ước gì được gặp anh để một lần bày tỏ sự khâm phục và cảm ơn anh.
06/01/2024(Xem: 1851)
Bậc chân tu thực chứng thì bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay tì vết gì trong tâm thức và hành xử của mình, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của mình mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của mình mới thật là chứng đắc. Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp. Hòa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.
03/01/2024(Xem: 1693)
Vào lúc 11 giờ ngày 01/01/2024, tại chùa Kiều Đàm số 1129 S Newhope Street, thành phố Santa Ana, miền Nam California, Đạo tràng Khánh Anh cùng chùa Kiều Đàm đã tổ chức Lễ Khánh tuế lần thứ 97 Trưởng lão Hòa thượng Thích Thắng Hoan. Quang lâm Chứng minh buổi lễ có Hòa thượng Thích Nguyên Trí, viện chủ chùa Bát Nhã, Santa Ana; Hòa thượng Thích Nguyên Siêu, viện chủ chùa Phật Đà, San Diego và Hòa thượng Thích Thông Đạt, viện chủ chùa Đại Nhật Như Lai, San Jose. Đông đảo chư Tôn đức Tăng, Ni và Phật tử từ nhiều thành phố ở Hoa Kỳ đã về chùa dự lễ.
30/12/2023(Xem: 3105)
Thông Bạch Lễ Chung Thất Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh Thư Ký Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVN Thống Nhất
21/12/2023(Xem: 4455)
Thoắt đã hai năm Thầy về đất Phật Hăm Ba+Hăm Bốn / Mười Hai_ Đại tường Để triêm ân cố Sư Bà viện chủ Cung nghinh Chư Tôn Đức đến Phật đường Giữ mãi trong con về những hình ảnh Đã từng làm thị giả ở bên Thầy Giọng nói tiếng cười như đang bên cạnh Ánh mắt nhìn trìu mến vẫn còn đây...
24/11/2023(Xem: 5207)
Đức Trưởng Lão Hòa Thượng đạo hiệu Thích Tuệ Sỹ, Húy thượng NGUYÊN hạ CHỨNG, đời thứ 44 thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông và đời thứ 10 Thiền Phái Liễu Quán, Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống Giáo Hội PGVN Thống Nhất, Chủ Tịch Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời, Cố Vấn Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN, đã viên tịch đúng 4 giờ chiều ngày 24 tháng 11 năm 2023 nhằm ngày 12 tháng 10 năm Quý Mão, Phật lịch 2567, tại Phương Trượng Đường Chùa Phật Ân, Long Thành, Đồng Nai, Việt Nam, trụ thế 79 năm & 51 đạo lạp. Chúng con kính nguyện Giác Linh Đức Trưởng Lão Hoà Thượng tân viên tịch Cao Đăng Phật Quốc và sớm tái hiện Đàm Hoa, hồi nhập Ta bà, tự lợi lợi tha, tự giác giác tha, giác hạnh viên mãn.
20/11/2023(Xem: 2505)
Nói đến bậc Tôn sư của chúng ta, bản thân của mỗi chúng tôi đều là học trò, và đã thọ ân giáo dưỡng của bậc Tôn sư rất là nhiều, cho nên hôm nay ngồi ở nơi đây với vị trí chứng minh cũng chỉ là Tăng sai, Tăng đã sai thì không thể không phụng hành, do đó mà tôi xin thay mặt cho chư Tôn đức tăng hiện tiền, có vài lời chia sẻ đến toàn thể Huynh đệ, cũng như các Pháp hữu, các Anh chị em GĐPT hiện diện trong và ngoài nước, cùng tất cả các Phật tử đã có duyên với Thầy, bậc Tôn sư của chúng ta.
09/11/2023(Xem: 2396)
Đức Phật dạy trong Phật giáo có bốn hội chúng là chúng xuất gia (Tỳ kheo và Tỳ-kheo-ni) và chúng tại gia (nam nữ cư sĩ). Chúng xuất gia là trưởng tử của Như Lai, sống phạm hạnh nơi chốn thiền môn, bậc thầy mô phạm thay Như Lai giữ gìn và hoằng truyền giáo Pháp. Chúng tại gia tu tập ở nhà, làm lành tránh ác, bồi công tạo phước, hộ trì ngôi Tam bảo. Nhờ hai hội chúng này mà giáo pháp của Đức Thế Tôn xuất hiện cách đây hơn 2600 năm, vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
06/11/2023(Xem: 3917)
Cáo Phó Tang Lễ Hòa Thượng Thích Thiện Huệ vừa viên tịch tại Chùa Long Thọ, Long Khánh, Đồng Nai
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]