Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh về thăm Việt Nam

28/10/201807:13(Xem: 11141)
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh về thăm Việt Nam

su ong lang mai-4


*
thu cua su ong Lang Mai 01

*
thu cua su ong Lang Mai 02

*



QUÊ CŨ TÌNH THẦY

Kính bạch Thầy, Được tin Ôn Nhất Hạnh về an dưỡng tại Tổ Đình Từ Hiếu. Bằng một tấm lòng hướng về Ôn từ cuối thập niên 1975, con mạo muội viết những vần thơ thô thiển này kính dâng Ôn. Và không quên chúc Ôn mau hồi phục sức khoẻ.


Từ Hiếu Ôn về an dưỡng ngơi
Chín ba tuổi vẫn ngát hương trời
Thân già bệnh tật vui ánh Đạo
Quê cũ tình Thầy chẳng bỏ rơi.

Pháp Phật truyền ban bao thế hệ
Giáo dưỡng Tăng Ni cả cuộc đời
Trí tuệ uyên thâm nguồn
suối mát
Sáng đẹp lòng Thầy khắp mọi nơi.


    Dallas Texas, 27-10-2018
          Tánh Thiện


su ong lang mai

  THẦY VỀ GỞI XÁC TẠI VIỆT NAM

Thầy về gởi xác Việt Nam
Chín ba tuổi chẳng còn mang theo gì
Cả đời dứt bỏ thị phi
Văn chương gởi gấm hồn thi đạo tình
Chùa xưa nguyên vẹn bóng hình
Bên hàng cây lá chuyển mình đong đưa
Một đời truyền pháp Đại Thừa
Mang nguồn trí tuệ đáp đền Phật ân
Lòng Thầy như núi cao thâm
Như nguồn nước chảy đẹp phần Pháp Chơn.

    Dallas, Texas, 13-11-2018
                Tánh Thiện






su ong lang mai-7 (2)

Thiền sư Nhất Hạnh sẽ ở Việt Nam lâu dài

Như vậy là Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã có mặt tại quê hương Việt Nam được 4 ngày, kể từ chiều 26 tháng 10 năm 2018. Thế là Thầy Nhất Hạnh đã về Việt Nam, quê hương mình lần thứ 5 trong cả cuộc đời 93 năm tuổi của Thầy. Hạnh phúc này không của riêng ai, của riêng thầy, của các học trò Thầy, mà của tất cả dân tộc Việt Nam và đất nước Việt Nam.

Dù rất bận công việc nhưng tôi cũng bố trí được thời gian và có mặt bên Thầy ở Đà Nẵng và đón Thầy ở chùa Từ Hiếu, cố đô Huế. Tôi cảm nhận được năng lượng và yêu thương nơi Thầy và xung quanh Thầy. Tôi cảm nhận được sự yêu kính của bao người con Việt dành cho Thầy. Rõ lắm ạ.

Rất nhiều người gọi điện, nhắn tin hỏi liệu Thầy Nhất Hạnh sẽ ở Việt Nam bao lâu. Ai cũng muốn gặp Thầy, muốn đảnh lễ Thầy, muốn được bên Thầy. Ai cũng lo rằng Thầy sẽ không ở Việt Nam lâu như lần trước. Ai cũng sợ Thầy sẽ dời chùa tổ Từ Hiếu nhanh như lần trước, trong vòng chưa đến 24 giờ. Lo là đúng. Tôi hiểu điều này.

Xin thưa, theo tôi được biết, quý vị và các bạn sẽ có cơ hội đến thăm Thầy Nhất Hạnh tại Việt Nam trong thời gian tới. Bạn đừng lo lắng gì cả. Bạn đừng vội vàng nhé. Xin chia vui với quý vị và các bạn rằng cơ hội thăm thầy ngay tại Việt Nam, quê hương Thầy chứ không phải mất vé máy bay, mất thời gian, mất tiền bay sang tận Thái Lan, Mỹ, Đức hay Pháp để gặp Thầy là có thật.

Từ hôm qua đến hôm nay được gần thầy, tôi cảm nhận rất rõ rằng Thầy Nhất Hanh rất yêu thương đất nước Việt Nam, yêu thương dân tộc Việt Nam, yêu thương chúng ta. Vậy nên Thầy đã có mặt tại đây, tại chùa Từ Hiếu, Tổ đình của môn phái. Tôi cảm nhận rất rõ Thầy đang giảng pháp. Thầy không dùng ngôn từ để giảng mà Thầy giảng bằng pháp thân, bằng sự hiện diện của Thầy. Tôi cảm nhận Thầy đang có mặt ở đây với chúng ta để độ hết cho mọi người chứ không chỉ tăng thân Làng Mai.


Thầy Thích Nhất Hạnh rất muốn về Việt Nam. Theo tôi được biết, dù chưa nói được nhưng bằng ngôn ngữ hình thể, bằng cánh tay và đôi mắt, Thầy yêu cầu các học trò của Thầy cho thầy về quê hương đất nước Việt Nam. Thầy muốn về với chùa tổ Từ Hiếu càng sớm càng tốt. Đặc biệt là từ ngày 23 tháng 10 tức 1 tuần trước đây thầy nhất quyết muốn về. Bằng các động tác gật, lắc, chỉ tay,… Thầy đã thể hiện mong muốn này. Và các học trò thân cận đã đưa Thầy về quê hương Việt Nam. Và Thầy đã biểu hiện tại chùa Từ Hiếu nơi tôi đang có mặt từ hôm qua đến bây giờ.

Hiện diện của thầy Nhất Hạnh ở đây, chùa Từ Hiếu vô hành mà hành. Thật sự là vậy.

Các học trò của Thầy cũng rất tuyệt vời. Cả 6 tháng nay đã dọn dẹp thất “Lắng Nghe” cho thầy. Thật sạch đẹp, khang trang, ấm cúng, thơm tho. Thật nhiều năng lượng và bình an nơi đây. Ít nhất là cá nhân tôi cảm nhận rất rõ.

Sáng nay có Sư bà Diệu Hỷ đến thăm. Thầy Nhất Hạnh vui lắm. Hôm qua quý Hòa thượng, Thượng tọa Đại đức, tăng ni và các học trò cùng các Phật tử đón Thầy ở chùa tổ Từ Hiếu, Thầy hạnh phúc lắm. Tôi cảm nhận rất rõ trên khuôn mặt, ánh mắt và cánh tay Thầy. Suốt mấy ngày nay.

Mấy hôm nay quanh thầy là các học trò lớn. Sư cô Chân Không luôn có mặt. Thầy Pháp Ấn, (trong con mắt tôi, như một nhà khoa học) từ Đức,từ Học viện Phật giáo châu Âu cũng có mặt. Thầy Pháp Khâm với cách nhìn tinh anh, thông thái, sáng tạo, trẻ trung, mới lạ, từ Học viện Phật giáo châu Á tại Hồng Công có mặt. Thầy Pháp Đăng từ Mỹ cũng bay về. Thầy Pháp Niệm cũng ở đây. Sư cô Linh Nghiêm cũng bay về cùng Thầy…. Tôi thấy đủ hết. Mừng thay.

Tự nhiên tôi nhớ đến câu nói của Thầy Nhất Hạnh “Không có gì quý hơn tình huynh đệ”. Và giờ đây, ngay lúc này đây, thầy trò bên nhau, huynh đệ đang có mặt cho nhau ngay tại tổ đình Từ Hiếu.

Việt Nam là quê hương của Thầy. Việt Nam là nơi Thầy đã sinh ra và lớn lên. Tổ đình Từ Hiếu là nơi thầy đã tu học và được giao phó chức trách nối tiếp môn phái. Thầy “phải” về chứ ạ. Thầy phải về với gốc rễ cội nguồn chứ.

Chúng tôi đang ở đây trong bình an. Chúng tôi chỉ ngồi thiền, đi thiền hành quanh 2 hồ nước, trong khuôn viên chùa. Chúng tôi ngồi uống trà bên nhau. Chúng tôi ngồi tâm sự, sẻ chia trong tĩnh lặng với nhau. Chúng tôi cùng ăn những bát cơm, chén bún chay lạt nhưng mặn tình thầy trò.

Có một số bạn mang sách Thầy ra đọc. Nào là “Gieo trồng hạnh phúc”, “Tay thầy trong tay con”. Rồi “Tìm bình yên trong gia đình”, “Tĩnh lặng”. Nào là “Con đường chuyển hóa”, “Hạnh phúc cầm tay” “Hướng đi của đạo Bụt cho hòa bình và môi sinh. Mọi người đọc sách và ngẫm về những lời Thầy dạy để thực hành. Thực hàn ngay trong lúc ở gần Thầy, quanh Thầy.

Tôi thì ngồi bên bờ hồ ngắm cá bơi và xem lại 3 cuốn sách của thầy vừa kịp xuất bản để đón Thầy về Việt Nam lần thứ 5 này “Con đã có đường đi”, “Bụt là hình hài, Bụt là tâm thức”, “Hỏi đáp từ trái tim.”
su ong lang mai-7 (1)

Sáng hôm nay Thầy Nhất Hạnh rời thất “Lắng Nghe” 2 lần. Thầy ra bên ngoài với các học trò và đệ tử. Thầy ra với thiên nhiên rộng lớn đầy cây xanh, bóng mát và chim hót. Cá bơi của chùa tổ Từ Hiếu. Tất cả những ai có mặt đã rất hạnh phúc bên thầy, cùng đi thiền hành với Thầy.

Sáng nay chỉ có ít học trò của thầy ở đây nên tĩnh lắng hơn chiều qua khi đón Thầy. Hầu hết mọi người đi cùng Thầy. Rất ít máy ảnh đưa lên để chụp và quay như hôm qua. Tất cả cùng trong tĩnh lặng và bình an. Tất cả đang bình yên trong một gia đình. Tất cả đang cùng chuyển hóa.

Thầy Nhất Hạnh vẫn đang bệnh. Nhưng tôi thấy thật thấm thía câu nói “bệnh tật là 1 món quà”. Khi tôi bị bệnh mới giật mình nhận ra giá trị của sức khỏe. Khi khó thở tôi mới nhận ra giá trị của từng hơi thở. Thật đấy. Và bây giờ khi Thầy Nhất Hạnh bị bệnh nhiều người mới giật mình ngộ ra: Phật ơi, Thầy ơi, con phải tu nhanh kẻo trễ.

Trời đã về đêm. Chúng tôi vừa ngồi uống trà với nhau. Chúng tôi ngồi hát thiền ca với nhau. Thật hạnh phúc và bình an. Lạc hỷ tuôn trào thật tự nhiên.

Bạn nhớ nhé. Bạn sẽ gặp Thầy Nhất Hạnh. Bạn yên tâm nhé. Thầy Nhất Hạnh sẽ ở Việt Nam dài lâu. Thật mà.

Chia sẻ cuối cùn trước khi dừng bút: Thầy Nhất Hạnh là một thiền sư nổi tiếng, một nhà nghiên cứu giỏi, một nhà thơ lớn, một tác giả đáng kính. Tuy nhiên, trong tôi, Thầy Nhất Hạnh còn là một thầy giáo tuyệt vời. Vậy nên trong lúc này đây, cuốn sách bản tiếng Việt mới nhất của Thầy “Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới”đang được in. Nhất định chúng ta sẽ cùng dâng lên Thầy nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 sắp tới.

Huế đêm 29/10/2018

TS Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch công ty sách Thái Hà

 




su ong lang mai-6su ong lang mai-5su ong lang mai-4su ong lang mai-3su ong lang mai-2su ong lang mai
THIỀN SƯ
 NHẤT HẠNH ĐÃ RỜI ĐÀ NẴNG 

VỀ CHÙA TỔ TỪ HIẾU HUẾ HÔM NAY 28 THÁNG 10 NĂM 2018
Nguyễn Mạnh Hùng tường trình từ Đà Nẵng và Huế

 

Sáng nay, 28 tháng 10, chúng tôi ngồi chơi với Thầy Nhất HạnhChúng tôi ngồi trong bình an và thật sự thảnh thơi.

Thầy thăm chúng tôi bằng đôi mắt hiền và nụ cười tươi. Thầy giơ tay chào chúng tôi, nhìn từng học trò. Tôi cảm nhận rất rõ thầy rất yêu quý các học trò của mình.

Tôi ấn tượng với ánh mắt của Thầy. Tôi nhớ mãi cánh tay chào thân thương chúng tôi của Thầy. Thật ấm áp và gần gũi.

Khi thầy vào phòng riêng để nghỉ ngơi, chúng tôi quây quần bên thầy Trung Hải, thầy Pháp Đăng để chia sẻ, tâm sự, pháp đàm. Chúng tôi thực hành trong chánh niệm.

Cả buổi sáng nay tôi cảm nhận rất rõ bình an bên Thầy. Tất cả như thấy rất rõ tình thầy trò và năng lượng yêu thương.

Bữa trưa nay của chúng tôi là bánh canh chay và bánh cuốn chay. Rất ngon. Không biết là ngon do thức ăn ngon hay do được chăm lo chu đáo của chủ nhà, do yêu thương của Thầy hay do tâm trạng bình ancủa mình. Và tôi ăn đến 2 xuất. Thêm khá nhiều rau sống. Lại thêm 1 xuất tráng miệng khá nhiều nữa.

Sau bữa trưa chúng tôi thu xếp và chuẩn bị để cùng Thầy về chùa tổ Từ Hiếu ở Huế. Mỗi người một tay một chân. Rất nhanh nhẹn và chánh niệm.

Xe của chúng tôi chạy trước quãng 30 phút. Chúng tôi đến trước để đón Thầy. Công tác chuẩn bị ở chùa Từ Hiếu đã sẵn sàng.

15h30 xe của Thầy đến nơi. Mặc dù thông tin Thầy về Huế không thông báo rộng rãi nhưng rất nhiều quý thầy, quý sư cô và cả quý Phật tử nữa có mặt. Tôi thấy cả các anh chị em từ Hà Nội và Sài Gòn cũng đã ở sẵn đây để đón Thầy Nhất Hạnh.

Cung đón Thầy Nhất Hạnh tại chùa Từ Hiếu chiều nay có Hòa thượng Thích Giác QuangHòa thượngThích Huệ ẤnHòa thượng Thích Đức ThanhHòa thượng  Thích Thường ChiếuThượng tọa Thích Trí Tựu, Thượng tọa Thích Chí Thắng, Thượng tọa Thích Thanh Huân và chư tôn đức trong sơn môn cùng chư tăng, ni và nhiều Phật tử

Đón thầy chiều nay có đầy đủ tất cả các học trò lớn của Thầy từ nhiều nước trên thế giới về đây. Các thầy Pháp Đăng, Pháp Niệm, Pháp Khâm, Pháp Ấn,… đủ cả. Sư cô Chân Không cũng có mặt. So với lần về thăm quê hương Việt Nam lần trước của 2017, lần này đầy đủ nhất. Thật là tuyệt vời.

Tôi ấn tượng nhất rằng Thầy đã dừng lại khá lâu trước cổng Tam quan rồi mới vào. Tôi hiểu thầy muốn ngắm cổng chùa, muốn ghi lại hình ảnh cổng chùa vào tâm mình. Cũng có thể thầy muốn hít thở sâu không khí nơi này trước khi “vào nhà”.

Thầy đi quanh hồ bán nguyệt. Rồi ũng như lần trước của 2017, Thầy Nhất Hạnh dừng nơi hồ và quay mặt ra hồ để thư giãn. Quý thầy đứng xung quanhChúng tôi đừng phía bên kia hồ.

Quan sát tôi thấy có khá nhiều các bạn nước ngoài có mặt, Họ cũng hạnh phúc và bình an. Nhiều bạn cũng quay clip và chụp ảnh.

Thầy đi chậm về phía chánh điện. Trống và chuông bát nhã nổi vẫn đang lên vang rền. Không khí rất trang nghiêm.

Thầy Nhất Hạnh vào chánh điện và làm lễ Tam Bảo. Rồi thầy ra phía sau lễ Tổ. Quý thầy quý sư cô có mặt cùng đảnh lễ Thầy dưới sự hướng dẫn của thầy Pháp Ấn.

Thầy ân cần nhìn các học trò và về khu nghỉ ngơi của mình. Tôi rất thích thất “Lắng nghe” của thầy. Rất yên tĩnh, mát mẻ và tên thất cũng rất ý nghĩa.

Tất cả các học trò đi quanh Thầy và sau Thầy. Tất cả chúng tôi cùng hát. Bài hát vang nhất và ý nghĩanhất “Ta hạnh phúc liền giây phút này” và “Đây là tịnh độ” đầy cảm xúc và yêu thương. Tôi cảm nhận rằng Thầy Nhất Hạnh rất thích và đang hạnh phúc tại chùa tổ bên các học trò.

Thầy vào thất nghỉ ngơi, còn chúng tôi đứng xung quanh, ngồi xung quanh. Yên lặng. Bình an.

Thật may mắn rằng 3 cuốn sách “Con đã có đường đi”, “Bụt là hình hài, Bụt là tâm thức”, “Hỏi đáp từ trái tim” đã kịp xuất bản trước khi Thầy Nhất Hạnh hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng. Cả 3 cuốn sách này thật ý nghĩa và quan trọng cho việc tu tập của mọi Phật tử. Cũng ý nghĩa như 2 cuốn sách “Tìm bình yên trong gia đình” và “Tĩnh lặng” đã kịp thời xuất bản để đón Thầy về Việt Nam năm 2017 năm ngoái.

May thay cuốn sách thứ 4 mừng chuyến về Việt Nam năm nay “Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới” đã bắt đầu in đúng ngày thầy vế đến quê hương. Và đặc biệt hơn là lịch 2019 với những dòng thư pháp của chính Thầy Nhất Hạnh đã hoàn thành xong trước đó cả chục ngày để rồi nhiều gia đình, nhiều cơ quan, nhiều ngôi chùa đã có lịch treo tường và lịch để bàn thư pháp chào đón Thầy.

Chúng tôi ngồi bên nhau. Trời đã muộn mà không ai đói. Lạ thật. Lạ bởi nhiều người không tin rằng Thầy về Việt Nam thật. Không ít người xúc động vì được đảnh lễ Thầy chiều nay tại chùa tổ Từ Hiếu.

Hôm nay là một ngày rất đặc biệt. Hôm nay là ngày rất hạnh phúc. Tôi ngước lên tờ lịch 2019 và thấy ngay những chứ thư pháp rất đẹp và rất ý nghĩa của Thầy “Giờ phút này quý báu. Niềm biết ơn tràn dâng”. Quá ý nghĩa và đúng lúc.

Hôm nay tôi đã chứng kiến nhiều giọt nước mắt.

Đà Nẵng – Huế ngày 28/10/2018

TS Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch công ty sách Thái Hà



su ong lang mai-3su ong lang mai-2su ong lang mai


Thiền Sư Thích Nhất Hạnh về Việt Nam an dưỡng

Thiền sư Thích Nhất Hạnh hôm Thứ Sáu 26/10/2018 đáp chuyến bay từ Thái Lan về Việt Nam, trong một chuyến đi được báo chí trong nước cho là để an dưỡng.

Theo báo Thanh Niên, thiền sư cùng các môn đệ của mình đến phi trường Đà Nẵng lúc 1 giờ 30 phút trưa. Sau đó, ông được các môn đệ ở địa phương đón về tại khu nghỉ mát Fusion Maia. Lịch trình của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong lần về Việt Nam này chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, ngay trong ngày, một nhóm bác sĩ chuyên chăm sóc sức khỏe cho thiền sư đã tới chùa Từ Hiếu ở Huế để khảo sát gian thiền thất dành cho thiền sư. Gian thiền thất này lâu ngày không có người ở nên rất nhiều rêu mốc. Trong những ngày tới, nơi đây sẽ được dọn dẹp để đón thiền sư trở về an dưỡng.

Trước khi về Việt Nam, Thiền sư Nhất Hạnh đã an dưỡng tại Trung Tâm Tu Học Làng Mai ở tỉnh Nakorn Ratchasima, Thái Lan. Giữa năm 2017, thiền sư về Việt Nam trong vòng chín ngày. Vào dịp đó, thiền sư đã thăm lại chùa Từ Hiếu ở Huế, nơi ông xuất gia tu học.

Thiền sư Nhất Hạnh được nhìn nhận rộng rãi là nhà tu Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ nhì trên thế giới, sau Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của dân tộc Tây Tạng. Ông đã xây dựng thành công nhiều trung tâm tu học Phật giáo trên thế giới, nhưng lại thất bại trong nỗ lực này tại ngay quê nhà Việt Nam. Sau nhiều thập niên bôn ba hải ngoại, Thiền sư Nhất Hạnh trở về quê nhà hoằng pháp lần đầu tiên vào năm 2005 và sau đó là vào năm 2007, khi ông lập trai đàn cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho nạn nhân chiến tranh. Cũng trong chuyến thăm này, Thiền sư Nhất Hạnh đề nghị nhà cầm quyền cộng sản chấm dứt kiểm soát các tôn giáo. Vì lời khuyên này, ông bị nhà cầm quyền cộng sản trở mặt. Năm 2009, công an thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng dùng bạo lực trục xuất khoảng 400 tu sĩ khỏi Trung Tâm Tu Học Làng Mai do Thiền sư Nhất Hạnh xây dựng với kinh phí gần 1 triệu Mỹ kim.

Huy Lam / SBTN

https://www.sbtn.tv/thien-su-thich-nhat-hanh-ve-viet-nam-an-duong/




***


Mời nghe bài giảng “ Thiền Là Gì ?”  của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh


su ong lang mai
https://quangduc.com/a48816/ht-thich-nhat-hanh






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/11/2015(Xem: 19074)
Tin Viên Tịch Trang Nhà Quảng Đức vừa nhận được tin : HT Thich Tinh Hanh Đức Đệ Nhị Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thế Giới Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh vừa viên tịch vào lúc 11.30am ngày thứ sáu, 10/04/2015 tại Đài Bắc, Đài Loan. Lễ Nhập Kim Quan lúc 9 giờ tối thứ bảy 11/4/2015 Lễ Cung Tống Kim Quan Trà Tỳ ngày 25/04/2015 Chi tiết về tang lễ sẽ cập nhật trong những ngày tới.
31/10/2015(Xem: 49000)
Hòa Thượng Thích Hạnh Tuấn, sinh năm Bính Thân, 1956, tại Thôn Giáo Đông, Xã Lộc Xuân, Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam, Đời Thứ 42 Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên, Trú Trì Chùa Trúc Lâm, Thành Phố Chicago, Tiểu Bang Illinois, Hoa Kỳ, đã viên tịch lúc 1 giờ sáng ngày 30 tháng 10 năm 2015, nhằm ngày 18 tháng 9 năm Ất Mùi, tại Thành Phố Freeport, Tiểu Bang Illinois, Hoa Kỳ, trụ thế 60 tuổi, 39 hạ lạp. Lễ Nhập Liệm vào ngày thứ 4, 4/11/2015; Lễ Trà Tỳ vào ngày Chủ Nhật, 8/11/2015. Hòa Thượng tân viên tịch là một bậc Tăng tài của Giáo hội cũng như Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh; Thầy là một vị Sa môn tài đức, phước trí vẹn toàn mà xả bỏ nhục thân quá sớm để Giáo Hội mất đi một Thích tử kế thừa mạng mạch, tục diệm truyền đăng, hàng Phật tử mất đi một vị Thầy đức độ khả kính.
28/10/2015(Xem: 9999)
Xuất thân từ một gia đình danh gia vọng tộc nhiều đời thâm tín Phật giáo. Ni trưởng sinh ngày 9 tháng 3 năm 1938, tại Vĩ Dạ, Tỉnh Thừa Thiên, Huế, miền Trung Việt Nam trong một gia đình có sáu anh em. Thân phụ của Ni trưởng là cụ Nguyễn Phước Ưng Thiều thuộc dòng dõi vua chúa thời nhà Nguyễn, và thân mẫu là Đặng thị Quê, một người mẹ quá đỗi tuyệt vời mà theo lời tự sự của một nhà văn Việt Nam khi nhắc đến mẹ của Ni trưởng đã viết: “Mệ ơi! Mệ hiền như Phật và chu đáo nhất trên đời”. Khi Ni trưởng tượng hình trong bào thai mẹ mới 3 tháng, thì bà mẹ đã lên chùa Tường Vân, Huế xin Hòa thượng Tăng thống Thích Tịnh Khiết ban cho thai nhi pháp danh Tâm Hỷ. Người thiếu nữ lớn lên xinh đẹp, dịu dàng với cái tên Công Tằng Tôn Nữ Phùng Khánh đã làm rung động bao trái tim của những chàng trai thuở ấy… Nhưng vượt thoát ra khỏi tất cả những cám dỗ và dục vọng tầm thường, Phùng Khánh đã chọn cho mình một con đường thanh cao nhất với thiên tư thông tuệ, tài hoa, phẩm cách thanh cao đã nuôi chí xu
27/10/2015(Xem: 7185)
Tin thầy Thích Nhất Hạnh được nhận giải Pacem in Terri năm 2015 [*] – giải Hoà Bình Thế Giới hằng năm phổ biến nhất của Thiên Chúa Giáo toàn cầu – đã trực tiếp hay gián tiếp gởi một thông điệp hòa bình, an lạc, hiệp thông của hai tôn giáo có đông tín đồ nhất Việt Nam. Thiền sư Thích Nhất Hạnh được vinh danh do thành quả “công phu xây dựng được nhịp cầu tâm linh nối liền giữa phương Đông và phương Tây.” Lịch sử Giải thưởng Hòa Bình Thế Giới của Thiên Chúa giáo trao hàng năm kể từ 1964 do đức Giáo Hoàng John XXIII đề xướng với sự xác định tiêu chuẩn rằng: “Đây là giải thưởng vinh danh các nhân vật tạo được những thành tựu về Hòa Bình, Công Lý không chỉ riêng cho đất nước của họ mà cho toàn thế giới.” ("to honor a person for their achievements in Peace and Justice, not only in their country but in the world). Đã có sáu trong 42 người đạt giải thưởng Pacem in Terris nhận được giải Nobel Hòa Bình như Martin Luther King, Mẹ Teresa, Desmond Tutu, Lech Walesa… trong những năm qua.
22/10/2015(Xem: 11948)
HT Thích Liễu Minh là một bậc cao tăng thạc đức của PGVN, sau thời gian trọng bệnh, mặc dù được môn đồ pháp quyến cùng các y, bác sĩ Bệnh viện Trung tâm Đa khoa Tiền Giang tận tình chăm sóc, điều trị nhưng do tuổi cao sức yếu, Hòa thượng đã thuận thế vô thường, thâu thần thị tịch vào lúc 17 giờ 45 phút, ngày 20-10-2015 (nhằm ngày 8-9-Ất Mùi). Trụ thế: 82 năm, Hạ lạp: 62 năm. Lễ nhập quan chính thức cử hành lúc 9 giờ, ngày 21-10-2015 (nhằm ngày 9-9-Ất Mùi). Kim quan nhục thân cố Hòa thượng được tôn trí tại chùa Nhơn Phước. Lễ viếng bắt đầu lúc 13 giờ ngày 21-10-2015 (nhằm ngày 9-9-Ất Mùi). Lễ tưởng niệm vào lúc 8 giờ ngày 24-10-2015 (nhằm ngày 12-9-Ất Mùi), sau đó cung tiễn kim quan nhục thân cố Hòa thượng nhập Bảo tháp tại khuôn viên chùa Nhơn Phước.
22/10/2015(Xem: 11695)
Đại đức Thích Minh Hòa - Người Thầy thuốc & Câu chuyện nhân quả, Phòng thuốc nam "Tuệ Tĩnh Đường Phước Hưng" Chùa Phước Hưng Ấp Thạnh Hiệp - Xã Hòa Thạnh - Huyện Tam Bình - T. Vĩnh Long
22/10/2015(Xem: 9290)
Từ Việt Nam bay sang Đức và tôi có 1 tuần trọn vẹn với Hội Sách lớn nhất thế giới Frankfurt Book Fair. Hết chương trình về 7 thị trường sách lớn nhất thế giới, thì làm diễn giả của Hội nghị giám đốc bản quyền với sự tham gia của mấy trăm lãnh đạo các nhà xuất bản trên thế giới và rồi mỗi ngày biết bao cuộc gặp gỡ và giao lưu để mà ngày nào cũng ra khỏi nhà khi trời chưa sáng và về nhà khi thành phố đã lên đèn. Định bụng viết mấy bài về Hội sách lớn này mà đâu có kịp.
16/10/2015(Xem: 6951)
Năm 2005 chùa Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc có tổ chức Đại Giới Đàn Vĩnh Gia để truyền trao giới pháp cho hàng tại gia cũng như xuất gia. Giới Đàn nầy có rất đông giới tử thọ Sa Di, Sa Di Ni, Thức Xoa Ma Na Ni, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni và Bồ Tát Giới xuất gia cũng như Bồ Tát Giới tại gia. Năm ấy tôi đã về ngôi Phương Trượng của chùa Viên Giác tại Hannover cũng đã được hai năm rồi. Tuy nhiên tôi vẫn giữ nhiệm vụ là Trưởng Ban Kiến Đàn của Giới Đàn này. Từ Hoa Kỳ có một giới tử Sa Di muốn cầu thọ giới Tỳ Kheo. Đó là Thầy Thích Không Viên mà không có giấy giới thiệu của Bổn Sư. Tôi vẫn nhận cho thọ giới vì có nhiều lý do tế nhị (thay vào đó là một vị Thầy khác) và sau khi Giới Đàn được tổ chức xong, Thầy ấy đảnh lễ tại Bàn Thờ Tổ chùa Viên Giác và cầu tôi làm Thầy Y Chỉ cũng như đặt cho một Pháp Hiệu. Tôi đặt cho Thầy ấy là Giác Tâm.
21/09/2015(Xem: 11618)
Điện Thư Phân Ưu Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Tu Viện Quảng Đức Vừa nhận được tin buồn Phu Quân Đạo Hữu Châu Ngọc Lê Hoa Nhụy, là: Bác Sĩ NGUYỄN LÊ ĐỨC, pháp danh: MINH QUANG Hội Trưởng Hội Phật Giáo Đông Bắc Florida, Chùa Hải Đức. Sinh năm Đinh Hợi (1947) tại Hà Nam, Bắc Việt Vãng sanh lúc 11.37am ngày 21-9-2015 tại Jacksonville, tiểu bang Florida, Hoa Kỳ Hưởng thọ: 69 tuổi Bác Sĩ Minh Quang Nguyễn Lê Đức là một nhà Phật học lỗi lạc, viết lách, nghiên cứu, thuyết giảng hàng tuần cũng như đích thân tu trì Phật Pháp, đặc biệt Bác sĩ là vị lãnh đạo tinh thần tại Chùa Hải Đức trong ba mươi năm qua, người đã có công tạo dựng và duy trì ngôi Tam Bảo Hải Đức đến ngày hôm nay. Sự ra đi vĩnh viễn của Bác Sĩ Minh Quang là một mất mát lớn lao cho Phật tử thuộc Chùa Hải Đức, Florida; mong rằng Đạo hữu Châu Ngọc cùng quý Phật tử Chùa Hải Đức cố gắng vượt qua sự đau buồn này và tiếp tục gánh vác Phật sự cũng như gìn giữ gia tài Pháp Bảo mà Bác Sĩ Minh Quang đã dày công gây dựn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567