- Điện Thư Phân Ưu
- Hoài niệm về Cậu Lộ
- Vài Dòng Tiễn Đưa Anh Long Quân
- Hình ảnh sinh hoạt của Cư Sĩ Hồ Công Lộ tại Tu Viện Quảng Đức
- Điếu văn, thơ tưởng niệm Cư Sĩ Hồ Công Lộ
- Hoài niệm về chú em họ tôi, Hồ Công Lộ
- Báo Nhân Quyền số Đặc Biệt Tưởng Niệm Nhà Báo Long Quân Hồ Công Lộ
- Vài dòng Tưởng Niệm Bạn Hồ Công Lộ (Long Quân)
- Hình ảnh Lễ Tang Cư Sĩ Hồ Công Lộ
- Sổ Tang phân ưu
- Số Đặc Biệt Nhân Quyền 12-7-2017 Tưởng Niệm Chủ Bút Hồ Công Lộ
- Cảm Tạ Tang Lễ Luật Sư Hồ Công Lộ, pháp danh Tâm Phước, Tự Long Quân
- Cọp Chết Để Da, Người Chết Để Tiếng
Vài dòng Tưởng Niệm
Bạn Hồ Công Lộ (Long Quân)
Quý Độc Giả đọc bài Phật Đản 1963 của Tác giả Hoàng Nguyên Nhuận để biết thêm khung cảnh tổng quát của Cuộc Tranh Đấu Phật Giáo 1963. Cuộc chống đối bắt đầu tại Chùa Từ Đàm nhưng gồm một số lớn các Sinh Viên Học Sinh quê ở Đà Nẵng. Trong đó có một nhân vật chủ chốt là anh Vĩnh Kha, lúc đó là Đoàn Trưởng Đoàn SVPT Huế. Trong số các SV quê ở Đà Nẳng có Lộ và một số khác tôi còn nhớ là Tống Nhạn. Đều oái oăm là thân phụ của Nhạn là một viên chức lớn trong chánh quyền Quảng Nam- Đà Nẳng bấy giờ. Nhưng thân phụ của Nhạn không hề ngăn cản con trai của mình tham dự cuộc tranh đấu.
Điều cần nói là phần lớn SV tham dự, không phải ai cũng là PT Chính Thức (Có quy y) mà tức giận vì thái độ của Gia Đình họ Ngô, nhất là lời tuyên bố xấc láo của Ngô Đình Thục bà Bà Nhu. Theo tôi biết sau khi tranh đấu thành công một số SV Phật tử mới quy y và chánh thức thành đệ tử Phât! Lộ tham gia ban tranh đấu với Vinh Kha, sau này là chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Huế. Tôi biết Lộ nhờ cuộc tranh đấu này.
Lộ có râu quai nón xồm xoàn, ăn to nói lớn, tướng mạo cao lớn , nên nhìn rất là oai phong. Sau 1975, tôi gặp lại Lộ ở Canberra và anh cho biết là sau 1975 anh nằm chung tù với anh Hoàng Nguyên Nhuận (Hoàng Văn Giàu) ở đề lao Phan Đăng Lưu, Gia Định. Điều này không có gì lạ vì anh Giàu là một trong những ‘lãnh tụ’ quan trọng nhất trong vụ 63 và Lộ có lúc được Mỹ chọn làm Luật Sư cho những vụ án liên hệ với người Mỹ. Một thời gian sau, TS Nguyễn Xuân Thu ở Melbourne gợi ý tôi viết giúp cho tờ Nhân Quyền và cho biết đó là một ý nguyện cuối cùng của Lộ trong đời này, sau khi đã mất tất cả sự nghiệp và tài sản sau biến cố 1975. Tôi có dịch một tác phẩm có tựa là : ” người Mỹ Cuối Cùng ở Sài Gòn” được đăng hàng tuần trên Nhân Quyền. Không biết Lộ khen thật hay không, nhưng Lộ khen tôi là một dịch giả ‘rất tốt! Trong năm 1988, tôi xuống Melbourne theo lời giới thiệu của GS Phan Văn Giuong, dạy ở Footcray, thỉnh thoảng tôi đến thăm Lộ ở một căn nhà nhỏ ở Richmond với nhà văn Phạm Đông Bách. Và được cho biết là cả gia đình đều góp sức với Lộ trong việc thực hiện Ý Nguyện cuối cùng. Nhất là chị Lộ vẫn tiếp tục nấu ăn cho ‘toà soạn’. Vài lần thăm Lộ, tôi nấn ná không chịu về. Vì biết rằng chị Lộ thường nấu bún bò Huế đến cho tòa soạn thường vào cuối tuần. Quả nhiên, danh bất hư truyền, tôi được ăn một tô bún bò ngon chưa có quán nào so sánh nổi! Tán thán công đức Chị Lộ.
Tôi không hoàn toàn đồng ý với những gì Lộ viết trên Nhân Quyền, nhưng đồng cảm tại sao anh có lập trường như thế. Cứ tưởng tượng quý vị mất tất cả, tài sản, công danh, sự nghiệp, quý vị chưa nổi điên là may! Có thể nhờ tâm niệm của một người Phật Tử, Lộ thấm thía về ý nghĩa vô thường của đời sống. Nhờ chánh pháp, Lộ biết sống là khổ, không ai có thể tránh được, kể cả Đức Phật.
Anh đã thực hiện ý nguyên cuối cùng trong tình thương yêu của cả gia đình. Nếu cần nói gì với Lộ, tôi sẽ nói là : “Đại Trượng Phu làm được những chuyện muốn làm, không có gì nuối tiếc”
Nguyện Hương Linh Anh tìm thấy Tịnh Độ trên cõi Phật.
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Dà Phật
Một người bạn cố tri trong phong trào Tranh Đấu Phật Giáo (63-66)
Quán Như Phạm Văn Minh