Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (7)
Đôi nét về tác giả
Danh sách tác giả
Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Thu
Mới nhất
A-Z
Z-A
Giáo dục Việt Nam ở đâu trong cuộc Cách mạng Công nghiêp lần Thứ tư
08/01/2019
20:57
Trong thời gian gần đây trên các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội đã bàn tán xôn xao đến cuộc Cách mạng Công nghiệp lần Thứ tư (CC4) và đưa ra nhiều ý kiến là Việt Nam cần phải hành động để đón đầu cuộc CC41. Trước những thách thức mới ấy, trong lãnh vực giáo dục và đào tạo, Việt Nam cần có những kiến thức và kỹ năng gì để có thể đáp ứng nhu cầu lao động trong thời kỳ CC4?
Cuộc sống của nhà sư trẻ Bhante Jason tại Úc
06/01/2019
21:24
Bhante Jason hay Sư thầy Jason, 37 tuổi, sinh tại Sydney trong một gia đình có bố mẹ là người gốc Hoa. Jason học tại trường Trung học Sydney Technical High School, một trường tuyển dành cho nam học sinh tại vùng Bexley. Sau khi học xong bậc trung học phổ thông, Jason trải qua một năm tại Nhật Bản theo chương trình trao đổi học sinh quốc tế Phù Luân Hội. Trở về Úc, Jason theo học ngành Khoa học Thú y tại trường Đại học Sydney. Sau một học kỳ, Jason thấy ngành học này không thích hợp nên bỏ học. Ông đi du lịch qua châu Âu nửa năm, phần lớn làm việc trong một trang trại nuôi bò ở Phần Lan. Trở lại Úc, Jason học ngành Luật tại Đại học Sydney. Ông tốt nghiệp với bằng Cử nhân Danh dự năm 2006 và sau đó hành nghề luật sư một thời gian ngắn.
Tháng Mười Nhớ Mạ
06/01/2019
21:11
Mỗi năm vào khoảng cuối tháng 10 âm lịch, con thường hay buồn. Vì sao mạ có biết không? Đặc biệt là năm nay con buồn hơn mọi năm khác vì con về nước mà không về làng Đơn Duệ tận ngoài miền Trung khô cằn của mình để được đến thắp nén hương trên mộ mạ.
Giới thiệu về Quỹ Học bổng AVEPA tại Úc Châu
11/04/2016
08:46
Cộng đồng người Việt định cư tại Úc thế là đã được 40 năm, một cuộc hành trình tuy không dài nhưng vô cùng có ý nghĩa trong xã hội chính mạch Úc. Quý vị đã bước ra khỏi một đất nước đầy thảm họa giữa thập niên 1970 để đến Úc trong những năm đầu với muôn vàn khó khăn và đến nay vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21 đã xây dựng được một cộng đồng thân thiện và được trọng nể. Các thế hệ thứ hai, thứ ba ra đời càng ngày càng đông với những bác sĩ, luật sư, kỹ sư, chuyên viên, thợ lành nghề. Từ đa số là lực lượng công nhân trong các hãng xưởng lúc đầu ngày nay cộng đồng người Việt đã hình thành được nhiều doanh nghiệp, cửa hàng tuy chưa nguy nga nhưng có đủ phương tiện để cho con em ăn học đàng hoàng và có cuộc sống ổn định.
Hành trình từ trường làng đến Đại học RMIT Việt Nam (hồi ký)
20/04/2013
22:05
Đào tạo chương trình Tiến sĩ là một trong những hoạt động trụ cột của các đại học. Một chương trình đào tạo Tiến sĩ[i] nổi tiếng sẽ làm vẻ vang cho đại học và một chương trình Tiến sĩ thành công không thể không bắt nguồn từ các quyết định của một cơ cấu tổ chức đại học đa ngành với những chính sách, chủ trương phản ánh khát vọng tìm kiếm các giải pháp cho một tương lai phát triển và ổn định. [i] Tiến sĩ = Doctor of Philosophy. Mỹ viết tắt là Ph.D.. Anh viết PhD (không có dấu chấm sau Ph và D).
Giáo sư Việt Kiều Úc nói hệ thống giáo dục VN
26/03/2017
20:43
Quý vị và các bạn đang theo dõi bài viết của Thầy Nguyễn Xuân Thu, Giáo sư giảng dạy ở Úc, một tác giả quen thuộc của Báo điện tử Giáo dục Việt am. Ở bài viết này, với kinh nghiệm của mình, ông có quan điểm về khung cơ cấu giáo dục quốc dân trong bối cảnh chúng ta đang tiến hành đổi mới toàn diện sự nghiệp giáo dục. Tòa soạn trân trọng gửi tới bạn đọc bài viết này. Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân (Khung cơ cấu) được ban hành bằng Quyết định số 1981/QĐ-TTg, ngày 18/10/2016 [1]. Đây là một cái khung hy vọng sẽ là nền tảng cho nỗ lực cải tổ giáo dục Việt Nam nhằm đưa đất nước đến một trình độ phát triển ngang bằng với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Giới thiệu Giáo dục Phổ thông Australia
01/04/2017
05:20
Lời thưa: Với sự thương quý, quan tâm lãnh vực giáo dục, nhất là cho giới trẻ Việt Nam ở hải ngoại lẫn cả trong nước, Giáo sư Nguyễn Xuân Thu vừa chia sẻ một bài viết mới nhằm giới thiệu đại cương nền giáo dục phổ thông Úc Đại Lợi, nơi giáo sư đang định cư. Thiết nghĩ đây cũng là những điều bổ ích cho anh chị em lam viên độ tuổi học sinh sinh viên cần tìm hiểu, để mở rộng tầm kiến thức. Trước đây, nhờ GS Nguyễn Hưng Quốc, chúng tôi có dịp làm việc với GS Nguyễn Xuân Thu qua hai ấn phẩm Anh-Việt của ông, đó là “Hành trình từ trường làng đến đại học quốc tế RMIT” – “Journey from a Village School to the RMIT International University Vietnam“, mà trong lời giới thiệu về tác giả của tác phẩm nói trên, GS Nguyễn Hưng Quốc nhận xét, GS Nguyễn Xuân Thu là người “có Tâm, và có Tầm”. Sen trắng xin hân hạnh giới thiệu bài viết, cũng như chân thành cảm ơn GS. Nguyễn Xuân Thu.
Quay lại