Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 590: Phần Tinh Tấn Ba-La-Mật-Đa

21/07/201520:56(Xem: 15243)
Quyển 590: Phần Tinh Tấn Ba-La-Mật-Đa

Tập 11

Quyển 590

Phần Tinh Tấn Ba-La-Mật-Đa

Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí



 

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Bạc-già-phạm cùng với một ngàn hai trăm năm mươi vị đại Bí-sô trú tại vườn Cấp Cô Độc, ở rừng Thệ-đa, tại thành Thất-la-phiệt.

Bấy giờ, cụ thọ Mãn Từ Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, phải dùng phương tiện gì để an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Mãn Từ Tử! Nếu Đại Bồ-tát muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, khi mới phát tâm nên nghĩ: Các vật sở hữu của ta, hoặc thân hoặc tâm, trước hết phải vì người khác làm việc lợi ích để tất cả sở nguyện được đầy đủ.

Ví như người hầu phải suy nghĩ: Đi, đứng, ngồi, nằm đều theo ý chủ, không nên tự tại làm theo ý mình. Muốn từ nhà đi đến chợ phố v.v..., trước hết phải thưa hỏi chủ, sau đó mới đi. Muốn ăn uống chủ cho mới dùng. Tất cả mọi việc đều theo ý chủ.

Chúng Đại Bồ-tát cũng vậy, muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, lúc mới phát tâm phải nghĩ như vầy: Sở hữu của ta, hoặc thân hoặc tâm đều không nên tự tại mà chuyển, tùy theo sự nghiệp lợi ích của người khác, tất cả đều phải vì họ mà thành tựu đầy đủ.

Chúng Đại Bồ-tát như thế là y chỉ vào tinh tấn Ba-la-mật-đa, không xa lìa tinh tấn Ba-la-mật-đa, vì hữu tình nên làm việc đáng làm. Các Đại Bồ-tát đối với tinh tấn Ba-la-mật-đa nên trụ như thế.

Ví như ngựa quí, nếu có người cỡi, nó liền nghĩ: Ta không nên làm cho thân thể người cỡi lay động, mệt mỏi, khổ nhọc, hoặc hư tổn yên cương. Qua, lại, tới, lui, đi, đứng, nhanh, chậm đều theo ý người cỡi để hộ trì người ấy, không nên vì ta mà làm cho người kia phải khởi lên các tội lỗi giận dữ v.v...

Như thế chúng Đại Bồ-tát muốn hành tinh tấn Ba-la-mật-đa, không nên hành động tùy theo ý mình, phải theo ý thích người khác để làm lợi ích, hộ trì người kia, để họ không khởi các cả phiền não ác nghiệp với ta.

Người kia đối với Đại Bồ-tát, tuy trước không mang ơn, nhưng các Đại Bồ-tát vì người kia tưởng nhớ báo ơn để thành tựu các sự nghiệp. Đại Bồ-tát như vậy là thành tựu tinh tấn Ba-la-mật-đa, hộ trì tâm người khác, tùy theo ý của người khác mà làm các việc lợi ích an lạc.

Đại Bồ-tát như thế là hộ trì tinh tấn Ba-la-mật-đa, làm cho các hữu tình được lợi ích an lạc, giống như sự nghiệp của mình, thường không nhàm chán. Đó là chúng Đại Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Nếu Đại Bồ-tát vì muốn mau chứng đắc trí nhất thiết trí, làm lợi ích lớn cho các hữu tình, thường nên tinh cần tu học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, tâm không thối chuyển. Đại Bồ-tát này an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Nếu Đại Bồ-tát vì muốn mau chứng đắc trí nhất thiết trí, làm lợi ích lớn cho các hữu tình, thường nên tinh cần tu học, quán pháp nội Không, ngoại Không, nội ngoại Không, Không Không, đại Không, thắng nghĩa Không, hữu vi Không, vô vi Không, tất cánh Không, vô tế Không, tán Không, vô biến dị Không, bản tính Không, tự tướng Không, cộng tướng Không, nhất thiết pháp Không, bất khả đắc Không, vô tính Không, tự tính Không, vô tính tự tính Không, tâm không thối chuyển. Đại Bồ-tát này an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Nếu Đại Bồ-tát vì muốn mau chứng đắc trí nhất thiết trí, làm lợi ích lớn cho các hữu tình, thường nên tinh cần tu học, quán các pháp chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, tâm không thối chuyển. Đại Bồ-tát này an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Nếu Đại Bồ-tát vì muốn mau chứng đắc trí nhất thiết trí, làm lợi ích lớn cho các hữu tình, thường nên tinh cần tu học, quán vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục xứ, lục xứ duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, tâm không thối chuyển. Đại Bồ-tát này an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Nếu Đại Bồ-tát vì muốn mau chứng đắc trí nhất thiết trí, làm lợi ích lớn cho các hữu tình, thường nên tinh cần tu học, quán vô minh diệt nên hành diệt, hành diệt nên thức diệt, thức diệt nên danh sắc diệt, danh sắc diệt nên lục xứ diệt, lục xứ diệt nên xúc diệt, xúc diệt nên thọ diệt, thọ diệt nên ái diệt, ái diệt nên thủ diệt, thủ diệt nên hữu diệt, hữu diệt nên sanh diệt, sanh diệt nên lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não diệt, tâm không thối chuyển. Đại Bồ-tát này an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Nếu Đại Bồ-tát vì muốn mau chứng đắc trí nhất thiết trí, làm lợi ích lớn cho các hữu tình, thường nên tinh cần tu học, quán Thánh đế khổ: Hoặc khổ, hoặc vô thường, hoặc Không, hoặc vô ngã; quán Thánh đế tập: Hoặc nhân, hoặc tập, hoặc sanh, hoặc duyên; quán Thánh đế diệt: Hoặc diệt, hoặc tĩnh, hoặc diệu, hoặc ly; quán Thánh đế đạo: Hoặc đạo, hoặc như, hoặc hành, hoặc xuất, tâm không thối chuyển. Đại Bồ-tát này an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Nếu Đại Bồ-tát vì muốn mau chứng đắc trí nhất thiết trí, làm lợi ích lớn cho các hữu tình, thường nên tinh cần tu học bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, tâm không thối chuyển. Đại Bồ-tát này an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Nếu Đại Bồ-tát vì muốn mau chứng đắc trí nhất thiết trí, làm lợi ích lớn cho các hữu tình, thường nên tinh cần tu học bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, tâm không thối chuyển. Đại Bồ-tát này an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Nếu Đại Bồ-tát vì muốn mau chứng đắc trí nhất thiết trí, làm lợi ích lớn cho các hữu tình, thường nên tinh cần tu học pháp môn giải thoát Không, vô tướng, vô nguyện, tâm không thối chuyển. Đại Bồ-tát này an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Nếu Đại Bồ-tát vì muốn mau chứng đắc trí nhất thiết trí, làm lợi ích lớn cho các hữu tình, thường nên tinh cần tu học tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ lớp, mười biến xứ, tâm không thối chuyển. Đại Bồ-tát này an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Nếu Đại Bồ-tát vì muốn mau chứng đắc trí nhất thiết trí, làm lợi ích lớn cho các hữu tình, thường nên tinh cần tu học tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa, tâm không thối chuyển. Đại Bồ-tát này an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Nếu Đại Bồ-tát vì muốn mau chứng đắc trí nhất thiết trí, làm lợi ích lớn cho các hữu tình, thường nên tinh cần tu học trí Tịnh quán địa, Chủng tánh địa, Đệ bát địa, Cụ kiến địa, Bạc địa, Ly dục địa, Dĩ biện địa, Độc giác địa, Bồ-tát địa, Như Lai địa, tâm không thối chuyển. Đại Bồ-tát này an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Nếu Đại Bồ-tát vì muốn mau chứng đắc trí nhất thiết trí, làm lợi ích lớn cho các hữu tình, thường nên tinh cần tu học hoặc Thắng giải hành địa, hoặc Cực hỷ địa, hoặc Ly cấu địa, hoặc Phát quang địa, hoặc Diệm tuệ địa, hoặc Cực nan thắng địa, hoặc Hiện tiền địa, hoặc Viễn hành địa, hoặc Bất động địa, hoặc Thiện tuệ địa, hoặc Pháp vân địa, hoặc Đẳng giác địa, tâm không thối chuyển. Đại Bồ-tát này an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Nếu Đại Bồ-tát vì muốn mau chứng đắc trí nhất thiết trí, làm lợi ích lớn cho các hữu tình, thường nên tinh cần tu học thanh tịnh năm loại mắt, sáu phép thần thông thù thắng, tâm không thối chuyển. Đại Bồ-tát này an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Nếu Đại Bồ-tát vì muốn mau chứng đắc trí nhất thiết trí, làm lợi ích lớn cho các hữu tình, thường nên tinh cần tu học mười lực Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng v.v... và vô biên Phật pháp, tâm không thối chuyển. Đại Bồ-tát này an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Nếu Đại Bồ-tát vì muốn làm cho cõi Phật thật trang nghiêm thanh tịnh, thì nên ở lâu trong sanh tử, tu học các công đức, tâm không thối chuyển. Đại Bồ-tát này an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Nếu Đại Bồ-tát vì muốn thành thục các loài hữu tình, thì nên ở lâu trong sanh tử, tu học các công đức, tâm không thối chuyển. Đại Bồ-tát này an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Nếu Đại Bồ-tát lúc mới phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, giả sử các loài hữu tình trong ba ngàn đại thiên thế giới đều thành Bồ-tát, hoặc còn ràng buộc một đời, hoặc còn ràng buộc hai đời, hoặc còn ràng buộc ba đời, hoặc còn ràng buộc bốn đời mới được thành Phật, nên nói như vầy: “Các vị phải tinh cần tu học hạnh Bồ-tát, để các vị chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề trước, ta sẽ chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề sau.” Bấy giờ, Bồ-tát theo lời nói kia, bèn tinh cần dõng mãnh, tâm không khiếp sợ. Đại Bồ-tát này an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Nếu Đại Bồ-tát hoặc còn ràng buộc một đời, hoặc còn ràng buộc hai đời, hoặc còn ràng buộc ba đời, hoặc còn ràng buộc bốn đời mới được thành Phật, giả sử các loài hữu tình ở ba ngàn đại thiên thế giới mới phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nói như vầy: “Ngài hãy đợi chúng tôi chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề trước, rồi ngài chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề sau.” Bấy giờ, Bồ-tát theo lời nói kia, ở lâu trong sanh tử, tâm không thối chuyển. Đại Bồ-tát này an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Nếu Đại Bồ-tát thấy người hành khất đến xin những vật cần dùng, thì mặt không nên nhăn nhó, mắt không hiện tướng sân, chỉ nghĩ như vầy: Hữu tình như thế là thuận theo sự cầu trí nhất thiết trí của ta, mau chóng tạo phương tiện cho người cầu xin. Đại Bồ-tát này an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Nếu Đại Bồ-tát vì muốn tất cả hữu tình được an lạc, nên hoặc trải qua một kiếp, hoặc hơn một kiếp ở trong địa ngục lớn, chịu các khổ dữ dội, nhưng thân không động chuyển, tâm không thối lui. Đại Bồ-tát này an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Nếu Đại Bồ-tát, giả sử số lượng ngày đêm đồng như đại kiếp, tích chứa ngày đêm này lại thành đại kiếp, trải qua nhiều thời gian như hằng hà sa số đại kiếp, ở trong đại địa ngục, chịu nhiều khổ não dữ dội, do chịu nhiều khổ não này nên muốn giúp cho một hữu tình được ra khỏi địa ngục, sanh ở cõi lành. Bấy giờ, Bồ-tát hoan hỉ lãnh chịu. Đại Bồ-tát này an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Nếu Đại Bồ-tát nào nghe nói những việc này mà bộc lộ sự vui mừng, thề vì hữu tình lãnh chịu tất cả, tâm không thối chuyển, nên biết đây gọi là Bồ-tát an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát nào nghe những việc như thế, mà tâm kia khiếp nhược, không hoan hỉ, lòng không muốn lãnh thọ, nên biết đây gọi là Bồ-tát giải đãi.

Nếu Đại Bồ-tát nào nghe các việc lành, tâm liên tục ưa thích thọ hành, nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn, an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa. Nếu Đại Bồ-tát nào nghe các việc lành, không buộc niệm liên tục thọ hành, thì nên biết đây là Bồ-tát giải đãi.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Giả sử Đại Bồ-tát đất ở châu Thiệm-bộ này mà quét từ một chỗ rồi đến nơi khác, quét khắp nơi rồi trở về chỗ cũ, khởi ý nghĩ: Ta lìa chỗ này đã lâu. Nên biết đây gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu Đại Bồ-tát làm việc này rồi, khởi ý nghĩ: Ta đến chỗ này thật mau. Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn, an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Nếu Đại Bồ-tát xây cất, sửa chữa Bảo tháp trải qua một ngày, rồi nghĩ: Ngày hôm nay sao lại dài thế! Nên biết đây gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu Đại Bồ-tát làm việc này rồi, khởi nghĩ: Ngày hôm nay sao lại ngắn vậy! Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn, an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Nếu Đại Bồ-tát xây cất, sửa sang Tăng-già-lam trải qua một ngày, rồi nghĩ: Ngày hôm nay sao lại dài thế! Nên biết đây gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu Đại Bồ-tát làm việc này rồi, khởi nghĩ: Ngày hôm nay sao lại ngắn vậy! Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn, an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Nếu Đại Bồ-tát coi sự nghiệp đã làm trong nửa năm, khởi tưởng lâu dài, nên biết đây gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu Đại Bồ-tát coi sự nghiệp đã làm trong nửa năm như sự nghiệp đã làm trong một ngày, nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn, an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Nếu Đại Bồ-tát coi sự nghiệp đã làm trong một năm, khởi tưởng lâu dài, nên biết đây gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu Đại Bồ-tát coi sự nghiệp đã làm trong một năm như sự nghiệp đã làm trong một ngày, nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn, an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Nếu Đại Bồ-tát coi sự nghiệp đã làm trong nửa kiếp, khởi tưởng lâu dài, nên biết đây gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu Đại Bồ-tát coi sự nghiệp đã làm trong nửa kiếp giống như sự nghiệp đã làm trong một ngày, nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn, an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Nếu Đại Bồ-tát coi sự nghiệp đã làm trong một kiếp, khởi tưởng lâu dài, nên biết đây gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu Đại Bồ-tát coi sự nghiệp đã làm trong một kiếp giống như sự nghiệp đã làm trong một ngày, nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn, an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Các Đại Bồ-tát tu hạnh Bồ-đề không nghĩ kiếp số nhiều ít, nghĩa là nghĩ ta phải trải qua bao nhiêu số kiếp mới chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ kiếp số mà phân biệt giới hạn, rồi tinh tấn dõng mãnh tu hạnh Bồ-đề cầu chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nên biết đây gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ như vầy: Dù trải qua vô lượng, vô biên đại kiếp, tinh tấn dõng mãnh tu hạnh Bồ-đề, mới chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, ta nhất định không sanh tâm thối lui, siêng năng cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn, an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa, tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa khiến cho mau chóng viên mãn, xa lìa sanh tử, mau chứng đắc trí nhất thiết trí, làm lợi ích lớn cho các hữu tình.

Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ kiếp số mà giới hạn, phân biệt, tuy rất dõng mãnh thường siêng năng tu học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, nhưng cũng gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ như vầy: Dù trải qua vô lượng, vô biên đại kiếp, nỗ lực dõng mãnh thường xuyên tu học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa mới được viên mãn, mới chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, ta nhất định không sanh tâm thối lui. Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn, an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa, mau chứng đắc trí nhất thiết trí.

Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ kiếp số mà giới hạn, phân biệt, tuy rất dõng mãnh thường siêng năng tu học trí pháp nội Không, ngoại Không, nội ngoại Không, Không Không, đại Không, thắng nghĩa Không, hữu vi Không, vô vi Không, tất cánh Không, vô tế Không, tán Không, vô biến dị Không, bản tính Không, tự tướng Không, cộng tướng Không, nhất thiết pháp Không, bất khả đắc Không, vô tính Không, tự tính Không, vô tính tự tính Không, nhưng cũng gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ như vầy: Dù trải qua vô lượng, vô biên đại kiếp, nỗ lực dõng mãnh thường xuyên tu học trí pháp nội Không, cho đến pháp vô tính tự tính Không mới được viên mãn, mới chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, ta nhất định không sanh tâm thối chuyển. Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn, an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa, mau chứng đắc trí nhất thiết trí.

Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ kiếp số mà có giới hạn, phân biệt, tuy rất dõng mãnh thường siêng năng tu học trí các pháp chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, nhưng cũng gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ như vầy: Dù trải qua vô lượng, vô biên đại kiếp, nỗ lực dõng mãnh thường xuyên tu học trí các pháp chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì, mới được viên mãn, mới chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, ta nhất định không sanh tâm thối chuyển. Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn, an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa, mau chứng đắc trí nhất thiết trí.

Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ kiếp số mà có giới hạn, phân biệt, tuy rất dõng mãnh thường siêng năng tu học trí vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục xứ, lục xứ duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử, nhưng cũng gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ như vầy: Dù trải qua vô lượng, vô biên đại kiếp, nỗ lực dõng mãnh thường xuyên tu học trí vô minh duyên hành, cho đến sanh duyên lão tử, mới được viên mãn, mới chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, ta nhất định không sanh tâm thối chuyển. Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn, an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa, mau chứng đắc trí nhất thiết trí.

Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ kiếp số mà có giới hạn, phân biệt, tuy rất dõng mãnh thường siêng năng tu học trí vô minh diệt nên hành diệt, hành diệt nên thức diệt, thức diệt nên danh sắc diệt, danh sắc diệt nên lục xứ diệt, lục xứ diệt nên xúc diệt, xúc diệt nên thọ diệt, thọ diệt nên ái diệt, ái diệt nên thủ diệt, thủ diệt nên hữu diệt, hữu diệt nên sanh diệt, sanh diệt nên lão tử diệt, nhưng cũng gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ như vầy: Dù trải qua vô lượng, vô biên đại kiếp, nỗ lực dõng mãnh thường xuyên tu học trí vô minh diệt nên hành diệt, cho đến sanh diệt nên lão tử diệt, mới được viên mãn, mới chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, ta nhất định không sanh tâm thối chuyển. Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn, an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa, mau chứng đắc trí nhất thiết trí.

Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ kiếp số mà có giới hạn, phân biệt, tuy rất dõng mãnh thường siêng năng tu học trí Thánh đế khổ, hoặc khổ, hoặc vô thường, hoặc Không, hoặc vô ngã; trí Thánh đế tập, hoặc nhân, hoặc tập, hoặc sanh, hoặc duyên; trí Thánh đế diệt, hoặc diệt, hoặc tĩnh, hoặc diệu, hoặc ly; trí Thánh đế đạo, hoặc đạo, hoặc như, hoặc hành, hoặc xuất, nhưng cũng gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ như vầy: Dù trải qua vô lượng, vô biên đại kiếp, nỗ lực dõng mãnh thường xuyên tu học trí Thánh đế khổ, hoặc khổ, hoặc vô thường, hoặc Không, hoặc vô ngã, cho đến trí Thánh đế đạo hoặc đạo, hoặc như, hoặc hành, hoặc xuất mới được viên mãn, mới chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, ta nhất định không sanh tâm thối chuyển. Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn, an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa, mau chứng đắc trí nhất thiết trí.

Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ kiếp số mà có giới hạn, phân biệt, tuy rất dõng mãnh thường siêng năng tu học bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, nhưng cũng gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ như vầy: Dù trải qua vô lượng, vô biên đại kiếp, nỗ lực dõng mãnh thường xuyên tu học bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc mới được viên mãn, mới chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, ta nhất định không sanh tâm thối chuyển. Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn, an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa, mau chứng đắc trí nhất thiết trí.

Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ kiếp số mà có giới hạn, phân biệt, tuy rất dõng mãnh thường siêng năng tu học bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, nhưng cũng gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ như vầy: Dù trải qua vô lượng, vô biên đại kiếp, nỗ lực dõng mãnh thường xuyên tu học bốn niệm trụ, cho đến tám chi thánh đạo mới được viên mãn, mới chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, ta nhất định không sanh tâm thối chuyển. Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn, an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa, mau chứng đắc trí nhất thiết trí.

Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ kiếp số mà có giới hạn, phân biệt, tuy rất dõng mãnh thường siêng năng tu học ba pháp môn giải thoát, nhưng cũng gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ như vầy: Dù trải qua vô lượng, vô biên đại kiếp, nỗ lực dõng mãnh thường xuyên tu học ba pháp môn giải thoát mới được viên mãn, mới chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, ta nhất định không sanh tâm thối chuyển. Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn, an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa, mau chứng đắc trí nhất thiết trí.

Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ kiếp số mà có giới hạn, phân biệt, tuy rất dõng mãnh thường siêng năng tu học tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ lớp, mười biến xứ, nhưng cũng gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ như vầy: Dù trải qua vô lượng, vô biên đại kiếp, nỗ lực dõng mãnh thường xuyên tu học tám giải thoát, cho đến mười biến xứ mới được viên mãn, mới chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, ta nhất định không sanh tâm thối chuyển. Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn, an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa, mau chứng đắc trí nhất thiết trí.

Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ kiếp số mà có giới hạn, phân biệt, tuy rất dõng mãnh thường siêng năng tu học pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa, nhưng cũng gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ như vầy: Dù trải qua vô lượng, vô biên đại kiếp, nỗ lực dõng mãnh thường xuyên tu học pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa mới được viên mãn, mới chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, ta nhất định không sanh tâm thối chuyển. Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn, an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa, mau chứng đắc trí nhất thiết trí.

Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ kiếp số mà có giới hạn, phân biệt, tuy rất dõng mãnh thường siêng năng tu học các Bồ-tát địa và các trí địa, nhưng cũng gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ như vầy: Dù trải qua vô lượng, vô biên đại kiếp, nỗ lực dõng mãnh thường xuyên tu học các Bồ-tát địa và các trí địa mới được viên mãn, mới chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, ta nhất định không sanh tâm thối chuyển. Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn, an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa, mau chứng đắc trí nhất thiết trí.

Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ kiếp số mà có giới hạn, phân biệt, tuy rất dõng mãnh thường siêng năng tu học năm loại mắt thanh tịnh, sáu phép thần thông thù thắng, nhưng cũng gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ như vầy: Dù trải qua vô lượng, vô biên đại kiếp, nỗ lực dõng mãnh thường xuyên tu học năm loại mắt thanh tịnh, sáu phép thần thông thù thắng, mới được viên mãn, mới chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, ta nhất định không sanh tâm thối chuyển. Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn, an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa, mau chứng đắc trí nhất thiết trí.

Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ kiếp số mà có giới hạn, phân biệt, tuy rất dõng mãnh thường siêng năng tu học mười lực Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, nhưng cũng gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ như vầy: Dù trải qua vô lượng, vô biên đại kiếp, nỗ lực dõng mãnh thường xuyên tu học mười lực Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mới được viên mãn, mới chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, ta nhất định không sanh tâm thối chuyển. Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn, an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa, mau chứng đắc trí nhất thiết trí.

Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ kiếp số mà có giới hạn, phân biệt, tuy rất dõng mãnh thường siêng năng tu học đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhưng cũng gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ như vầy: Dù trải qua vô lượng, vô biên đại kiếp, nỗ lực dõng mãnh thường xuyên tu học đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, mới được viên mãn, mới chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, ta nhất định không sanh tâm thối chuyển. Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn, an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa, mau chứng đắc trí nhất thiết trí.

Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ kiếp số mà có giới hạn, phân biệt, tuy rất dõng mãnh thường siêng năng tu học pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, nhưng cũng gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ như vầy: Dù trải qua vô lượng, vô biên đại kiếp, nỗ lực dõng mãnh thường xuyên tu học pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, mới được viên mãn, mới chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, ta nhất định không sanh tâm thối chuyển. Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn, an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa, mau chứng đắc trí nhất thiết trí.

Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ kiếp số mà có giới hạn, phân biệt, tuy rất dõng mãnh thường siêng năng tu học trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, nhưng cũng gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ như vầy: Dù trải qua vô lượng, vô biên đại kiếp, nỗ lực dõng mãnh thường xuyên tu học trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, mới được viên mãn, mới chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, ta nhất định không sanh tâm thối chuyển. Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn, an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa, mau chứng đắc trí nhất thiết trí.

Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ kiếp số mà có giới hạn, phân biệt, tuy rất dõng mãnh thường siêng năng tu học tất cả hạnh Đại Bồ-tát, nhưng cũng gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ như vầy: Dù trải qua vô lượng, vô biên đại kiếp, nỗ lực dõng mãnh thường xuyên tu học tất cả hạnh Đại Bồ-tát, mới được viên mãn, mới chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, ta nhất định không sanh tâm thối chuyển. Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn, an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa, mau chứng đắc trí nhất thiết trí.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Nếu có lời khuyến thỉnh Đại Bồ-tát: “Ngài nên vì tôi trong một ngày phá vỡ núi chúa Diệu Cao.” Nếu hỏi lại: “Lượng núi chúa Diệu Cao thế nào mà ông bắt tôi đập phá làm bao nhiêu phần?” Nên biết đây gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu suy nghĩ như vầy: Dù núi chúa Diệu Cao lớn hay nhỏ, trong một ngày tôi sẽ vì ông mà đập phá ra như hạt cải, hoặc như vi trần. Tuy trải qua nhiều thời gian mới đập phá được, nhưng ý vị kia cho rằng như chỉ trong chốc lát. Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn.

Nếu Đại Bồ-tát suy nghĩ: Giả sử hằng hà sa số đại kiếp làm thành một ngày đêm, tích lũy ngày đêm lại thành đại kiếp, dù trải qua vô lượng đại kiếp như vậy tu hạnh Bồ-tát mới chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, thì trong thời gian đó tâm tôi cũng không thối chuyển, huống chi không có việc này mà chẳng siêng năng cầu!? Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn.

Nếu Bồ-tát khi nghe thuyết tướng tinh tấn như thế, bộc lộ sự vui mừng, tâm không khiếp sợ, nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn. Nếu Bồ-tát khi nghe thuyết tướng tinh tấn như thế, tâm kia thối lui, hoang mang, sanh lòng sợ hãi, nên biết đây gọi là Bồ-tát giải đãi, không thể mau đắc trí nhất thiết trí.

Nếu Đại Bồ-tát nghe thuyết tinh tấn Ba-la-mật-đa, suy nghĩ như vầy: Biết khi nào mới thành tựu công đức thù thắng khó chứng như thế. Nên biết đây gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu Đại Bồ-tát nghe thuyết tinh tấn Ba-la-mật-đa, suy nghĩ như vầy: Công đức như thế ta đều có đủ, ta phải nhất định tu tập để mau tiến đến bờ bên kia. Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn.

Nếu có người đến xin tay, chân, đầu của Đại Bồ-tát, Bồ-tát liền nghĩ: Nếu ta cho người kia thì sẽ không tay, không chân, không đầu! Nên biết đây gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu có người đến xin tay, chân, đầu của Đại Bồ-tát, Bồ-tát liền suy nghĩ: Ta đem cho người kia, sẽ được tay, chân, đầu vô thượng vi diệu của trời, người, A-tố-lạc v.v... Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn.

Nếu có người đến xin mắt, tai của Đại Bồ-tát, Bồ-tát liền nghĩ: Ta đem cho người kia, thì không còn mắt, tai. Nên biết đây gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu có người đến xin mắt, tai của Đại Bồ-tát, Bồ-tát liền nghĩ: Ta bố thí cho người kia thì sẽ được mắt, tai vô thượng giống như thắng trí của trời, người, A-tố-lạc v.v... Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn, xa lìa nhị thừa, thân cận trí nhất thiết trí.

Nếu có người đến xin lóng, đốt từng phần nơi thân của Đại Bồ-tát, Bồ-tát liền nghĩ: Nếu ta đem cho người kia thì bị thiếu các lóng đốt nơi thân. Nên biết đây gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu có người đến xin lóng, đốt từng phần nơi thân của Đại Bồ-tát, Bồ-tát liền nghĩ: Ta đem cho người ấy, sẽ được các lóng, đốt thân phần Phật pháp Vô thượng, pháp nhất thiết trí của trời, người, A-tố-lạc v.v... Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn.

Nếu có người đến xin nhiều thứ của Đại Bồ-tát, Bồ-tát liền nghĩ: Người này xin rất nhiều, như vậy thì làm sao thực hiện đầy đủ ý nguyện đó. Nên biết đây gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu có người đến xin nhiều thứ của Đại Bồ-tát, Bồ-tát liền nghĩ: Xin như thế chưa là nhiều. Giả sử các loài hữu tình ở hằng hà sa số thế giới, trong một ngày đều đến xin ta các thứ cần dùng, ta nên dùng phương tiện tìm kiếm tiền tài, châu báu khắp nơi để cho họ đầy đủ; huống chi chỉ bấy nhiêu đó mà không cho? Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn.

Vì sao? Vì nếu các Đại Bồ-tát muốn dẫn dắt hiển lộ vô lượng Phật pháp, pháp nhất thiết trí, chẳng phải dùng tinh tấn có hạn lượng bố thí mà có thể dẫn dắt hiển lộ vô lượng Phật pháp, pháp nhất thiết trí, cốt yếu là phải mặc áo giáp, đội mũ tinh tấn bố thí vô lượng rộng lớn, mới có thể dẫn dắt hiển lộ vô lượng Phật pháp, pháp nhất thiết trí.

Ví như có người muốn qua biển lớn, điều cốt yếu trước hết là phải chuẩn bị đầy đủ các thứ tư lương nhiều do-tuần, hơn trăm do-tuần, hơn ngàn do-tuần, hơn trăm ngàn do-tuần, sau đó mới đi. Chúng Đại Bồ-tát cũng vậy, muốn chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, cần phải trải qua vô lượng trăm ngàn muôn ức kiếp, tu tập tư lương, sau đó mới chứng. Nếu Đại Bồ-tát nào suy nghĩ: Ta có hạn lượng, có bến bờ đại kiếp cầu chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Nên biết đây gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu Đại Bồ-tát nào suy nghĩ: Ta không giới hạn số lượng, không giới hạn bến bờ đại kiếp cầu chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn.

Bấy giờ, Mãn Từ Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát tinh tấn như thế đâu gọi là khó?

Thế Tôn dạy:

- Thầy cho rằng chúng Đại Bồ-tát tinh tấn như thế chẳng phải là khó sao?

Mãn Từ Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát tinh tấn như thế, con cho rằng chẳng phải khó. Vì sao? Vì Phật thuyết các pháp đều như việc huyễn, cảm thọ vui, cảm thọ khổ và các điều dẫn đến sự cảm thọ khác đều như huyễn, Bồ-tát đã thông đạt thật tánh các pháp như thế thì tinh tấn khó gì?

Thế Tôn bảo Mãn Từ Tử:

- Nên biết, chúng Đại Bồ-tát tuy biết các pháp đều là việc như huyễn, nhưng vẫn phát khởi tinh tấn thân tâm, an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa, cầu đại Bồ-đề thường không ngưng nghỉ. Do đó, tinh tấn như vậy rất là khó đối với chúng Đại Bồ-tát.

Mãn Từ Tử liền bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thật kỳ lạ. Bạch Thiện Thệ! Thật hi hữu. Khéo thuyết tinh tấn rất khó của chúng Đại Bồ-tát. Nên biết chúng Đại Bồ-tát có thể làm những việc khó. Tuy biết các pháp hoàn toàn vô sở hữu nhưng vẫn cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, vì muốn thuyết cho vô biên các loài hữu tình, chấm dứt Chánh pháp vô trí. Nhưng các pháp vô trí thật vô sở hữu, cũng không thật, chấp vô trí là vì ngã và ngã sở, cũng không có hữu tình nghĩ như vầy: Đây là ngã và ngã sở chơn thật.

Như vậy, vô trí là do nhân duyên hòa hợp cho nên sanh mà thật không sanh; duyên xa lìa cho nên diệt mà thật không diệt.

Đại Bồ-tát tuy biết như thế nhưng tâm không thối chuyển, Đại Bồ-tát này an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa. Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn.

Nếu Đại Bồ-tát nghĩ như vầy: Các pháp đều Không, bây giờ ta phải làm sao phát khởi tinh tấn Ba-la-mật-đa? Nên biết đây gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu Đại Bồ-tát nghĩ như vầy: Vì tất cả pháp hoàn toàn Không, cho nên ta cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, hiểu rõ các pháp là Không, thuyết cho hữu tình khiến cho họ thoát các khổ sanh tử trong năm đường. Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn.

Nếu Đại Bồ-tát nghĩ như vầy: Sanh tử không ngằn mé, ta đâu có thể làm cho họ đều được diệt độ. Nên biết đây gọi là Bồ-tát giải đãi. Nếu Đại Bồ-tát nghĩ như vầy: Sanh tử vô thủy nhưng có chấm dứt, sao ta lại không làm cho họ diệt độ. Giả sử tinh tấn cầu đại Bồ-đề dù từ vô thỉ đến nay đã trải qua nhiều kiếp số, sau đó mới chứng, ta cũng cầu huống chi không trải qua nhiêu kiếp số. Lại nghĩ: Các Bồ-tát ưa thích tu tập tác ý tương ưng với trí nhất thiết trí, như lúc phát tâm thời gian trôi qua thấm thoát một ngày, nửa tháng, một tháng, một năm, hai năm v.v... mà vẫn không hay không biết. Nếu các Bồ-tát ưa thích tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã ba-la-mật-đa, làm cho tâm thanh tịnh hoàn toàn chẳng có suy nghĩ. Hiểu rõ bao nhiêu ngày đêm, nửa tháng, một tháng, một năm, hai năm v.v... đã qua. Vì vậy, việc cầu Bồ-đề rất dễ đắc, không nên sợ hãi thời gian dài mà càng tinh tấn. Nên biết đây gọi là Bồ-tát tinh tấn.

Ví như trưởng giả cầu nhiều của cải, ngày đêm siêng năng suy nghĩ tìm phương tiện, thường nghĩ: Phải cần thời gian bao lâu, ta mới được nhiều của cải cho thỏa mãn sở nguyện. Do đó không rảnh để mong cầu việc uống ăn.

Đại Bồ-tát cũng vậy, muốn cầu sáu pháp Ba-la-mật-đa để tâm được thanh tịnh, nên tinh cần tu tập tác ý tương ưng với trí nhất thiết trí, như vừa mới phát tâm đã qua ngày đêm, nửa tháng, một tháng, một năm, hai năm v.v..., thường suy nghĩ: Chừng nào ta sẽ được vật báu trí nhất thiết lợi ích cho hữu tình?

Khi ấy, Mãn Từ Tử liền bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Các Bồ-tát mặc áo giáp đại tinh tấn như tinh cần cầu báu công đức Vô thượng của Phật, làm lợi ích hữu tình. Đúng thật như Thế Tôn thường thuyết: Tất cả Bồ-tát có thể làm những việc khó làm.

Phật bảo Mãn Từ Tử:

- Ta xem tất cả thế gian, trời, người v.v... không đầy đủ công đức hiếm có như các Đại Bồ-tát, ngoại trừ Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.

Khi ấy, Mãn Từ Tử bèn rời khỏi tòa đứng dậy, chệch y che vai bên trái, gối phải quì chấm đất, chấp tay cung kính, bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Các loài hữu tình ở Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn góc, trên, dưới, vô biên thế giới trụ Bồ-tát thừa. Ai chưa phát tâm Vô thượng Bồ-đề nguyện mau chóng phát tâm. Ai đã phát tâm Vô thượng Bồ-đề nguyện cho vĩnh viễn không thối chuyển. Nếu ai đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề không thối chuyển, thì nguyện cho mau viên mãn trí nhất thiết trí.

Phật hỏi Mãn Từ Tử:

- Thầy quán nghĩa nào mà nguyện các Bồ-tát mau được viên mãn trí nhất thiết trí?

Mãn Từ Tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Nếu không có Bồ-tát, thì không có chư Phật xuất hiện thế gian. Nếu không có chư Phật xuất hiện thế gian, thì không có chúng Bồ-tát và Thanh văn. Cần có Bồ-tát tu hạnh Bồ-tát mới có chư Phật xuất hiện thế gian. Vì có chư Phật xuất hiện thế gian mới có chúng Bồ-tát và Thanh văn.

Ví như cây lớn do có gốc thân nên có nhánh lá. Do có nhánh lá nên có hoa quả. Do có hoa quả nên lại sanh cây lớn. Như vậy, thế gian do có Bồ-tát nên có chư Phật xuất hiện thế gian. Do có chư Phật xuất hiện thế gian nên có chúng Bồ-tát và Thanh văn. Do có Bồ-tát tu hạnh Bồ-tát, lại có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác xuất hiện thế gian làm lợi ích lớn.

Phật khen Mãn Từ Tử:

- Lành thay! Lành thay! Đúng như lời thầy nói.

Khi ấy, Phật bảo A-nan-đà:

- Thầy nên thọ trì sự tu tinh tấn Ba-la-mật-đa như áo giáp tinh tấn mà các chúng Bồ-tát đã mặc, đừng để quên mất.

A-nan-đà bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Con đã thọ trì sự tu tinh tấn Ba-la-mật-đa như áo giáp tính tấn của các chúng Bồ-tát đã mặc, chắc chắn không bao giờ quên mất.

Khi đức Bạc-già-phạm thuyết kinh này, cụ thọ Mãn Từ Tử, cụ thọ Xá-lợi Tử, cụ thọ A-nan-đà và các chúng Thanh văn, Bồ-tát cùng tất cả trời, rồng, Dược-xoa, A-tố-lạc v.v... nghe Phật thuyết đều rất vui mừng, tín thọ phụng hành.

 

   Quyển thứ 590

Hết

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2014(Xem: 8431)
Pháp danh : Trừng Thành Pháp tự : Chí Thông, Pháp hiệu : Thích Giác Tiên. Thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 42 Thế danh : Ngài họ Nguyễn Duy húy là Quyển. Thọ sanh năm Canh thìn, niên hiệu Tự Đức đời thứ 33 (1879). Chánh quán làng Giạ Lệ Thượng, xã Thủy Phương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Năm 1883, lên bốn tuổi thì song thân đều mất. Ngài được ông bà bác đồng tộc đem về nuôi dưỡng. Nhờ bẩm chất thông minh nên thân thuộc cho theo Nho học một thời gian. Nhận thấy giáo lý Phật đà mới là con đường hướng đến cảnh giải thoát ; từ đó, ngài xin với thân thuộc xuất gia đầu Phật. Năm 1890, được 11 tuổi, ngài cầu thọ giáo với tổ Tâm Tịnh.
01/10/2014(Xem: 8507)
Phật Giáo Việt Nam thời cận đại đã viết lên trang lịch sử bằng máu, xương của Chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử. Dòng lịch sử ấy đã nêu cao tấm gương hy sinh bất khuất trước những đàn áp, bạo lực, súng đạn, nhà tù và lựu đạn. Phải chăng đây là một chặng đường lịch sử oai hùng mà Phật Giáo Việt Nam đã biểu tỏ tinh thần Đại hùng, Đại lực, Đại Từ Bi để vực dậy một nền văn hóa đã bị sụp đổ bởi một chế độ tha hóa, ngoại lai xâm nhập vào quê hương Việt Nam.
01/10/2014(Xem: 10192)
Trên dòng lịch sử Phật giáo Việt Nam thời cận đại của những thập niên 30-40 có bậc Tôn túc của Ni giới xuất hiện, đồng hành với chư Tăng để xiển dương Phật pháp, đào tạo Tăng tài, xây dựng tự viện, giữ gìn giềng mối đạo pháp được bền vững. Bậc Tôn túc của Ni giới ấy là SB Diệu Không, người đã hy hiến cả đời mình cho đời lẫn đạo, SB đã lưu lại cho hậu thế một hành trạng sáng ngời cho đàn hậu học noi gương.
09/09/2014(Xem: 14107)
Hòa Thượng Thích Giác Thông, tục danh Đổ Văn Bé, sinh ngày 18 tháng 2 năm 1939 tại Mỹ Hòa Hưng, Huyện Châu Thành, An Giang, Long Xuyên. Trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân Phụ là Cụ Ông Đổ Nhựt Thăng, Thân Mẫu là Cụ Bà Nguyễn Thị Khiên, Hòa Thuợng là người anh cả trong số 6 anh em ( 3 trai, 3 gái ), được nuôi dưỡng trong một gia đình nông dân hiền lành, có truyền thống đạo đức, nên từ nhỏ Hòa Thượng đã là người sớm có tư chất hiền lương, có tâm thương người mến vật, là con có hiếu với ông bà cha mẹ.
06/09/2014(Xem: 8265)
Không biết đây là lá thư thứ mấy con đã viết mà không bao giờ gởi đi, bởi vì con biết thư có vượt ngàn dặm trùng dương bay về thì Thầy cũng vẫn không cầm đọc được, chứng bịnh Parkinson đã làm cho hai tay Thầy run nhiều quá nhưng nhân mùa Phật Đản nhớ đến Thầy, con lại muốn viết. Thời gian sau này, con vẫn theo dõi thường xuyên sức khỏe của Thầy, con buồn vô cùng, Thầy đã bị bịnh, không thoát khỏi qui luật sinh, lão, bịnh mà con thì ở xa quá, không thăm viếng cận kề Thầy được như ngày xưa nữa !
05/09/2014(Xem: 16889)
Còn đây của báu trong nhà Không là ngọc bảo, không là hoàng kim Bình thường chiếc áo tràng lam Mà sao quý vượt muôn ngàn ngọc châu! Những năm cầu thực dãi dầu Sớm mai tụng niệm, đêm thâu mật trì Dòng đời mãi cuốn con đi Về nương chốn tịnh có Thầy, có Ôn… Kinh truyền ban phát khuyên lơn
02/09/2014(Xem: 11890)
“Đầu lông trùm cả càn khôn thảy Hạt cải bao gồm nhật nguyệt trong” Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống. Sách Thiền Uyển Tập Anh (Anh Tú Vườn Thiền) ghi lại cuộc đối thoại giữa ngài với Thiền Sư Bản Tịch ở chùa Chúc Thánh, nhân dịp ngài cùng với thiền sư đến nhà đàn việt để thọ trai, trên đường đi sư hỏi: Thế nào là ý chỉ của Tổ Sư? Sao thầy lại nghe theo nhân gian làm những chuyện đồng cốt mê hoặc? Bản Tịch đáp: Lời nói ấy đâu phải là không do đồng cốt giáng thần? Sư thưa: Chẳng phải là Hòa Thượng đùa bỡn con hay sao? Bản Tịch đáp: Ta chẳng hề đùa bỡn tí nào! Sư không nắm được ý chỉ của thầy bèn cáo biệt ra đi.
12/08/2014(Xem: 16607)
Cô là 1 nữ sinh trẻ nhất của Sài Gòn đã anh dũng ngã xuống trước họng súng của quân thù tàn bạo trong 1 buổi sáng mùa thu năm 1963 trước cửa chợ Bến Thành, với hàng ngàn sinh viên, học sinh và nhân dân phật tử trước cửa chợ Bến Thành. Và ngay sau đó, Thành hội sinh viên học sinh Sài Gòn đã quyên góp vận động ủng hộ xây bức tượng thờ người nữ học sinh anh hùng tuổi 15 đặt ngay công trường Diên Hồng trước cửa chính chợ Bến Thành ngày nay với sự chứng kiến của hàng ngàn người dân, phật tử thành phố và sinh viên, học sinh.
09/08/2014(Xem: 12749)
Hòa thượng Họ Đinh, húy Văn Nam, là đệ tử của cố Đại lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng thống GHPGVNTN, pháp danh Tâm Trí, tự Minh Châu, pháp hiệu Viên Dung, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1918 (Mậu Ngọ) tại làng Kim Thành (Quảng Nam); nguyên quán làng Kim Khê, xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là cụ ông Đinh Văn Chấp và thân mẫu là cụ bà Lê Thị Đạt. Gia đình Hòa thượng có 11 người anh em, Hòa thượng là con trai thứ tư trong gia đình. Vốn sinh trưởng trong gia đình vọng tộc Nho gia, thân sinh của Hòa thượng đỗ tiến sĩ Hoàng giáp năm 21 tuổi (khoa Quý Sửu 1913, niên hiệu Duy Tân thứ 7). Nhờ ảnh hưởng sâu đậm nền giáo dục của cụ ông từ bé, vì vậy Hòa thượng rất cần mẫn đèn sách, chăm chỉ học hành, trí tuệ phát triển sớm. Năm 1939, Hòa thượng đỗ bằng cao đẳng tiểu học Đông Dương; năm 1940 Hòa thượng đỗ tú tài toàn phần tại Trường Khải Định - Huế (nay là Trường Quốc Học); và cùng thời gian này, Ngài được bổ làm Thư ký Tòa Khâm sứ tỉnh Thừa Thiên. Sau một năm
03/08/2014(Xem: 6836)
Lễ nhập quan được cử hành tại Bình Quang Ni tự vào lúc 18g00 cùng ngày. Lễ phúng viếng bắt đầu từ 8g00 ngày 9-7 Giáp Ngọ (4-8-2014). Lễ truy niệm được cử hành vào lúc 4g00 sáng nay, 12-7 Giáp Ngọ (7-8-2014); lễ phụng tống kim quan vào lúc 6g00 sáng cùng ngày. Nhục thân cố Ni trưởng tới đài hỏa táng núi Dinh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm lễ trà-tỳ. Tro cốt của Ni trưởng sẽ được nhập bảo tháp tại Bình Quang Ni tự. Được biết, cố NT.Thích nữ Huyền Tông thế danh Dương Thị Ngọc Cúc, sinh năm 1918 tại P.Đức Thắng, TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Vì sớm giác ngộ lý vô thường, nên năm 17 tuổi (1936), Ni trưởng cùng người cô của mình là cố Ni trưởng Huyền Học quyết tâm vào Sài Gòn xuất gia với cố Ni trưởng Diệu Tịnh tại chùa Hải Ấn. Đến năm 1940, Ni trưởng được thọ giới Cụ túc tại Giới đàn chùa Vạn An (tỉnh Sa Đéc). Suốt hơn 2/3 thế kỷ tu học và hành đạo, Ni trưởng đã tham gia vào phong trào đấu tranh yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1945, đấu tranh đòi quyền bình đẳng tô
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]