Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tổ Sư Giác Tiên

01/10/201405:29(Xem: 8502)
Tổ Sư Giác Tiên

 togiactien

 

TIỂU SỬ TỔ GIÁC TIÊN

Khai Sơn TỔ ĐÌNH TRÚC LÂM
TẠI CỐ ĐÔ HUẾ






1.-  Thân thế :

Pháp danh :  Trừng Thành

Pháp tự :       Chí Thông,

Pháp hiệu :   Thích Giác Tiên.

Thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 42

Thế danh :  Ngài họ Nguyễn Duy húy là Quyển.

Thọ sanh năm Canh thìn, niên hiệu Tự Đức đời thứ 33 (1879).

          Chánh quán làng Giạ Lệ Thượng, xã Thủy Phương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.

          Năm 1883, lên bốn tuổi thì song thân đều mất. Ngài được ông bà bác đồng tộc đem về nuôi dưỡng.

          Nhờ bẩm chất thông minh nên thân thuộc cho theo Nho học một thời gian. Nhận thấy giáo lý Phật đà mới là con đường hướng đến cảnh giải thoát ;  từ đó, ngài xin với thân thuộc xuất gia đầu Phật.

Năm 1890, được 11 tuổi, ngài cầu thọ giáo với tổ Tâm Tịnh.

            2.- Sự nghiệp tu học :

          Đầu tiên, ngài lên tu học tại Tổ đình Từ Hiếu. Nơi đây, ngài Hải Thiệu đang là Trú trì và ngài Tâm Tịnh làm Giám tự.

          Năm 1883, lên 14 tuổi, ngài được tổ Tâm Tịnh cho thọ Sa di Thập giới.

          Năm Đinh Mùi (1907), Hòa thượng Đàn đầu Vĩnh Gia, tổ chức Đại giới đàn tại chùa Phước Lâm, thị xã Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam. Ngài được bổn sư cho đăng đàn thọ Cụ túc giới và đỗ Thủ khoa, đúng 28 tuổi.

          Sau khi đắc giới, ngài đang chuyên tinh hành trì giới luật và nghiên cứu những bộ kinh khó ;  đồng thời, hầu cận bên cạnh sư phụ, thì ngài Hải Thiệu lại công cử đứng ra lo cho chùa Phổ Quang gần dốc Bến Ngự. Vì, ngài Trú trì chùa Phổ Quang đã viên tịch và cúng dưòng chùa lại cho ngài Hải Thiệu.

          Cùng chung lo Phật sự với ngài tại Phổ Quang có sư bà Diên Trường. Sư bà cũng thọ Đại giới cùng một lần với ngài ở Đại giới đàn Vĩnh Gia (Đà Nẵng).

          Vì sự huyên náo của ngành hỏa xa ở trước cổng chùa Phổ Quang có ảnh hưỏng đến sự tu niệm của Ngài cũng như của chúng lý ;  năm Tân hợi (1911), sư bà Diên Trường vào thôn Thuận Hòa, đồi Dương Xuân Thượng lập thảo am để tịnh tu. Sư bà đã cung thỉnh ngài nhận ngôi Hóa chủ cho chùa.

          Trước khi nhận nhiệm vụ làm Tổ khai sơn, ngài đã cùng với Sư bà đi tham vấn đó đây, nhất là vùng Yên Tử (Bắc Việt). Khi đến Trúc Lâm Yên Tử, ngài đã ở lại đây một thời gian ngắn. Ngài đã sưu tầm một số pháp bảo ở Trúc Lâm và lấy làm mãn nguyện lắm.

          Sau khi trở lại Huế, ngài quyết định đặt tên chùa là Trúc Lâm với thâm ý của ngài là muốn nối chí truyền thống Trúc Lâm tam tổ ở núi Yên Tử vậy.

          Ngài là vị đệ tử xuất sắc nhất của tổ Tâm Tịnh (Khai sơn Tổ đình Tây Thiên Di Đà). Ngài đã xứng đáng là vị Tổ khai sơn cũng như sự mong cầu và ngưỡng mộ của sư bà Diên Trường nữa.

          Với công trình hành đạo của ngài như vậy, trong Việt Nam Sử luận của Giáo sư Nguyễn Lang có đoạn viết :

          “... Như ta đã biết, hội An nam Phật học không những đã có được sự yểm trợ của hầu hết các phần tử trong sơn môn mà còn có được sự cộng tác tích cực của những vị Tăng trẻ tuổi và có học của sơn môn đào tạo nữa. Sự cộng tác nầy phần lớn nằm trong phạm vi hoằng pháp ;  giảng diễn cho tín đồ, trước thuật bài vở và kinh sách. Tuy nhiên, nhìn hội An nam Phật học với những thành quả mà nó thu lượm được chỉ là nhìn thấy một bông hoa nở trên một nhánh cây mà chưa nhìn thấy từ thân cái cây ấy.

          Tuy nói rằng :  Phật giáo suy yếu, cần phải phục hưng, nhưng nếu căn bản và tiềm lực không có thì sự phục hưng ấy sẽ trở nên rất khó khăn.

          Sở dĩ ta có được một Mật Khế, một Tâm Minh Lê Đình Thám là nhờ có được Giác Tiên chẳng hạn thì ta thấy được Tâm Tịnh, bổn sư của Ông, Huệ Pháp, Giáo thọ sư của Ông, Viên Thành là bạn thân của Ông. ...”

            (Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, quyển 3, trang 112 và 113).

          Ngài không những chỉ đem hết tâm lực và tâm nguyện để lo cho Trúc Lâm trở thành một chốn già lam đầy thiền vị như ý nguyện, mà ngài còn nhìn xa hơn nữa cho tiền đồ của Đạo pháp, bằng cách biến Trúc Lâm trở thành nơi đào tạo Tăng tài, hoằng pháp lợi sanh và nhất là quần chúng hóa Phật giáo ngày một hưng thịnh.

          Với công hạnh và đức độ, tổ Tâm Tịnh đã làm một bài kệ phú pháp cho ngài như sau :

            Giác đạo kiếp không tiên,

            Không không bát nhã thuyền,

            Quả nhân phù hạnh giải,

            Xứ xứ tức an nhiên.

Dịch :

            Đường giác vượt hậu tiền,

            Thuyến bát nhã không không,

            Hạnh giải hợp nhân quả,

            Ở đâu cũng thong dong.

          Bài kệ trên cũng phù hợp với sự chuyên tâm hành thiền của ngài. Hằng ngày ngài thường nghiên cứu vào những câu thoại đầu để làm công án thiền như sau :

          - “Chư pháp tùng bản lai,

          Thường tự tịch diệt tướng.”.

Dịch :

          Các pháp vốn xưa nay,

          Tự tướng thường vắng lặng.

          Ngài ngồi thiền định liên tiếp ba bốn giờ là chuyện thường. Có lúc ngài ngồi nhập định luôn cả hai ngày. Xả định rồi, thấy thời gian như bóng câu qua cửa sổ, thân người rồi cũng tự lụi tàn theo năm tháng ;  ngài tự nhủ :  Nếu như không chịu tự tu chứng lấy cho bản thân, không chịu hành trì giới luật, không chuyên tâm tu niệm rồi một ngày nào đó rất gần, cái thân giả huyễn nầy cũng sẽ ra tro bụi, vô minh rồi cũng sẽ đến với mình. Vĩnh kiếp luân hồi trong lục đạo. Ngài đã cảm nhận được cơn vô thường của kiếp sống, nên sau khi xả thiền, ngài có làm bài thơ như sau :

            Giác mộng tàn tinh điểm bán không,

            Trường thiên cô nhạn ảnh vô tung,

            Sơ minh nguyệt sắc tà lan ý,

            Tức nhập thiền tâm tiêu tức trung.

           Dịch :

            Tỉnh mộng tàn canh thấy cảnh không,

            Dưới trời chim nhạn vốn không tông,

            Vầng trăng chiếu rọi ngoài hiên vắng,

            Thâm nhập thiền tâm, tiêu tức trung.

           Dịch theo vần Lục bát :

           Tàn canh thấy mộng trống không,

            Dưới trời chim nhạn vốn không tông (tích) loài.

            Vầng trăng chiếu rọi hiên ngoài,

            Thiền tâm chứng nhập, trong ngoài tiêu tan.

          3.-  Ảnh Hưởng Của Ngài Đối Với Đạo Pháp :

         Trong Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của Giáo sư Nguyễn Lang có đoạn :

          - “Thiền sư Giác Tiên có thể nói là người khởi xướng công trình phục hưng Phật Giáo tại miền Trung. Giác Tiên Thiền sư hướng đạo cho hội An Nam Phật Học được bốn năm thì thị tịch.

          Các đệ tử của Giác Tiên Thiền sư là Mật Khế, Mật Hiển, Mật Nguyện và Mật Thể đều đóng những vai trò quan trọng trong phong trào phục hưng Phật Giáo sau nầy, ...”   (Việt nam Phật giáo Sử luận quyển 3, trang 85 và 86)

          Năm Giáp tý (1924), đời vua Đồng Khánh thứ 9, ngài vân tập Đại Tăng và tổ chức an cư kết hạ.

          Năm Giáp ngọ (*), đời vua Khải Định thứ ba, ngài mở giới đàn ở chùa Từ Hiếu, cung thỉnh Hòa thượng bổn sư là tổ Tâm Tịnh đăng đàn truyền giới.

          Năm Ất sửu (1925), đời vua Bảo Đại thứ nhất, ngài được chiếu chỉ của triều đình mời làm Trú trì Diệu Đế quốc tự.

          Năm Bính dần (1926), ngài lo đại trùng tu Phật điện và Tăng xá của Trúc Lâm.

          Năm Mậu thìn (1928), ngài biến Trúc Lâm thành nơi đào tạo Tăng tài và cũng là khởi điểm đầu tiên cho Đại học Phật giáo tại Cố đô Huế nói riêng và miền Trung nói chung.

          Năm Kỷ tỵ (1929), ngài vào tận Tổ đình Thập Tháp Di Đà để cung thỉnh Hòa thượng Phước Huệ Quốc sư ra làm chủ giảng cho lớp Đại học đầu tiên nầy.

          Năm Canh ngọ (1930), ngài khuyến khích và giúp đỡ cho Sư bà Diệu Hương mở Ni trường Diệu Đức.

          Năm Tân mùi (1931), ngài đứng ra vận động thành lập hội An Nam Phật Học. Ngài một mình tự đi cung thỉnh chư vị Hòa thượng, Thượng tọa có tài đức ra chung lo Phật pháp.

          Năm Quý dậu (1933), ngài ủy thác cho Thiền sư Mật Khế, vị đệ tử lớn và xuất sắc nhất của ngài mở một trường Tiểu học Phật học tại chùa Vạn Phước, để cho lớp Sa di của các chùa có nơi đến học.

          Năm Giáp tuất (1934), ngài cùng với đệ tử Mật Khế tổ chức trường An Nam Phật Học tại Trúc Lâm, thu nhận đúng 50 học tăng. Cuối năm nầy ngài quy tụ các học tăng có trình độ khá cao về Trúc Lâm để mở trường Đại học Phật giáo. Đại học Phật giáo đầu tiên có từ đó.

          Ngoài vị đệ tử lớn là thiền sư Mật Khế ra, ngài còn có một vị đệ tử lớn thọ tại gia Bồ tát giới đã theo học với ngài từ năm 1928 là Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám. Cụ Tâm Minh vâng lời sư phụ để lo cho hội An Nam Phật Học, lo soạn thảo chương trình giáo dục thanh thiếu nhi và kết hợp thành đoàn ngũ hóa quần chúng Phật tử có tu học. Hạnh nguyện của ngài là làm thế nào đưa Phật giáo vào lòng dân tộc một cách trong sáng và hữu hiệu. Tuy nhiên, việc làm vừa được một đoạn đường thì ngài thọ bệnh.

          Ngày mồng Hai (Tân sửu), tháng Mười (Kỷ hợi), năm Bính tý (nhằm ngày 15 tháng 11 năm 1936), ngài cho vân tập Tăng chúng đứng chung quanh giường để nghe ngài giảng kinh Pháp Bảo Đàn. Hai hôm sau, khi ngài giảng xong phẩm Bát Nhã, rồi ngài nhìn từng vị đệ tử một để truyền kệ.

          Vào lúc 20giờ, ngày mồng Bốn (Ất mão), tháng Mười cùng năm (tức ngày 17-11-1936), niên hiệu Bảo Đại thứ 11, ngài im lặng và từ từ đi vào cõi tịnh. Ngài thọ thế 57 tuổi.

          Chư Tôn đức Tăng già, quần chúng Phật tử và hội An Nam Phật Học tề tựu về Trúc Lâm Đại Thánh tự để lo lễ cúng dường cũng như phò nhục thân ngài nhập bảo tháp rất trọng thể.

          Ngài viên tịch trong lúc đang đãm nhiệm trách vụ Trú trì hai chùa Trúc Lâm và Diệu Đế và Chứng minh Đại đạo sư cho hội An Nam Phật Học.

          Trước sự thương kính của hội, Hội đã thành tâm cúng dường câu đối như sau :

          *.-  Trúc Lâm không quãi tam canh nguyệt,

          *.-  Diệu Đế tri văn ngũ dạ chung.

          Đại diện hội Phật giáo Bắc kỳ cúng dường hai câu :

          *.-  Vân nạp Bắc lai, đàm luận di tuần kham Giác chỉ,

          *.-  Trúc lâm Nam vọng, vãng sanh hà xứ mích Tiên tung.

          Trước tháp ngài, cụ Tâm Minh Lê Đình Thám có cúng dường hai câu để ghi nhớ và vâng chỉ di huấn của Tổ trên con đường chấn hưng, phục vụ Phật pháp, như sau :

          *.-  Quán tướng nguyên vọng, quán tánh nguyên chơn, viên giác diệu tâm ninh hữu ngã,

          *.-  Chúc pháp linh truyền, chúc sanh linh độ, thừa đương di huấn khởi vô nhơn.

Nghĩa là :

          *.-  Quán sắc tướng vốn vọng, quán thể tánh vốn chơn, viên giác diệu tâm đâu còn ngã,

          *.-  Chúc chánh pháp khiến truyền, chúc chúng sanh khiến độ, thừa đương di huấn vẫn còn có người.

          Ngài đã đi vào cõi tịnh, nhưng âm ba và uy đức của ngài vẫn còn nối tiếp mãi mãi. Nhìn những vị đệ tử xuất gia lẫn tại gia và hậu duệ của ngài còn gánh vác việc Giáo hội thì đủ rõ.

          Không những ngài là vị xuất trần thượng sĩ, ngài còn là một thi sĩ đã để lại những áng thơ hay, những di bút xuất thần mà các tổ đình Tường Vân, Từ Quang, Tra Am, v.. v... vẫn còn tôn thờ trong hậu tổ hay nơi chánh điện. Bên cạnh đó, mỗi lần Giáo hội tại cố đô Huế hữu sự vẫn còn tưởng niệm đến danh hiệu ngài.

          Những vị đệ tử xuất gia của ngài gồm có : Mật Tín, Mật Khế, Mật Hiển, Mật Nguyện, Mật Nhơn, Mật Thể, Diệu Huệ và Diệu Không.

          Tại gia thì có :  Đại thần Hồ Đắc Trung, bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám (Linh hồn của tổ chức Gia đình Phật tử  miền Trung và Việt nam) và bác sĩ Trương Xướng.

          Ghi chú :  (*) Trong bài minh của Ngài thì cụ Thượng thơ Lê Nhữ Lâm phụng soạn đề là :  Khải Định Giáp ngọ niên, tập thiền môn pháp lữ, kiến Giới đàn Từ Hiếu tự, thỉnh Tâm Tịnh Hòa thượng truyền thọ Tỳ ni. ... Nghĩa là :  Năm Giáp ngọ, đời vua Khải Định, ngài mở Giới đàn tại chùa Từ Hiếu, cung thỉnh Hòa thượng Tâm Tịnh truyền trao giới pháp.

          Theo vấn đề tra cứu lịch Vạn niên thì :  Từ năm 1906 đến năm 1930, không có năm nào là Giáp ngọ hết ;  chỉ có :  Bính ngọ (1906), Mậu ngọ (1918) và Canh ngọ (1930). Chỉ có năm Giáp ngọ đời vua Thành Thái thứ sáu, thì Ngài mới xuất gia. Vậy thì, lòng bài minh là năm Mậu ngọ (1918) thì không phù hợp. Có lẻ là năm Canh ngọ (1930). ???

          Y sử, đối chiếu cũng có một vài chỗ chưa ổn. Người viết tra lục, đưa ra đây một vài dữ kiện để sau nầy những nhà chép sử Phật giáo lưu ý cho.

*
*   *

DỊCH ÂM BÀI MINH

(tức là bài Bia văn bằng Hán tự nói về tiểu sử và hạnh nguyện của Tổ)

         Ghi chú :  Bài Minh nầy trong tác phẩm Trúc Lâm Thiền Phái Tại Huế là có chữ Nho, có phiên âm, có dịch nghĩa hẵn hoi. Ở đây chúng tôi chỉ ghi lại phần phiên âm và dịch nghĩa mà thôi.

      御 製 妙 諦 寺 住 持, 臨 濟 四 十 二 世 開 山 竹 林 大 聖 寺覺 先 和 尚 之 塔

      開 山 竹 林 大 聖 寺, 創 立 安 南 佛 學 會, 證 明 大 導 師 澄 誠 至 通覺 先 和 尚 誌 銘

      覺 先 和 尚 臨 濟 正 宗 四 十 二 世 之 大 師 也 . 師 本 姓 阮,  原 籍 承 天 府 香 水 縣 野 黎 上 社, 以 嗣 德 三 十 三 庚 辰 落 塵 . 成 泰 六 年 甲 午 (*) 枯 特 雙 喪, 師 感 世 事 無 常, 因 暏 報 國 寺 戒 壇 飄 然, 有 出 塵 之 志, 遂 招 慈 孝 寺 禮 心 淨 和 尚 奚 即 雜 薙 染, 根 性 通 利, 經 律 諳 詳. 屢 欲 楊 春 山 結 菴 專 修 而 未 竟.

Phiên âm :

          Ngự chế Diệu Đế tự Trú trì, Lâm tế tứ thập nhị thế, Khai sơn Trúc Lâm Đại thánh tự Giác Tiên Hòa thượng chi tháp.

          Khai sơn Trúc Lâm Đại thánh tự, sáng lập An Nam Phật Học hội, chứng minh Đại đạo sư Trừng Thành Chí Thông Giác Tiên Hòa thượng chí minh.

          Giác Tiên Hòa thượng, Lâm tế chánh tông tứ thập nhị thế chi đại sư giả. Sư bản tánh nguyên tịch, Thừa Thiên phủ, Hương Thủy huyện, Dã Lê Thượng xã, dĩ Tự Đức thập tam Canh thìn lạc trần.

          Thành Thái lục niên Giáp ngọ (*), thị khô tử tán sư, cảm thế sự vô thường, nhân đô Báo Quốc tự giới đàn, phiêu nhiên hữu xuất trần chi chí.

          Toại chiêu Từ Hiếu tự, lễ Tâm Tịnh Hòa thượng, viện tức thế nhiễm. Căn tánh thông lợi, kinh luật am tường, lũ dục Dương Xuân sơn kết am vị tự tu chi vị cánh.

Dịch nghĩa :

            Bia ký tạm dịch :

            Bài minh khắc nơi tháp của Hòa thượng Giác Tiên, pháp danh Trừng Thành, thụy hiệu Chí Thông, thuộc giòng Lâm Tế chánh tông dời thứ 42.

            Nguyên Trú trì Ngự chế Diệu Đế, khai sơn chùa Trúc Lâm Đại Thánh, sáng lập hội An Nam Phật Học và Chứng minh Đại đạo sư cho hội ấy.

            Đại sư nguyên người Giạ Lê Thượng, huyện Hương Thủy, phủ Thừa Thiên. Sinh năm Canh thìn niên hiệu Tự Đức thứ 33.

            Năm Giáp ngọ (*), niên hiệu Thành Thái thứ sáu, nhân đám tang thầy mà cảm nhận về tánh chất vô thường của cuộc đời ;  thêm vào đó, nhờ xem Giới đàn ở chùa Báo Quốc cố đô Huế, nên bỗng nhiên khơi dậy chí nguyện xuất trần (đi tu). Ngài đến chùa Từ Hiếu đảnh lễ Hòa thượng Tâm Tịnh và xin xuống tóc xuất gia.

            Ngài là người căn tánh thông lợi, khá am tường về kinh luật đã nhiều lần muốn dựng am ở núi Dương Xuân để tịnh tu, nhưng không thành.

Âm hán :

         比 丘 尼 胡 氏, 法 名 清 妗, 號 延 長 嘉 其 志, 為 建 竹 林 寺, 請 師 為 開 山 座 主. 於 是 禪 心 圓 頓, 法 語 弘 開. 嗣 遇 廣 南 省 福 林 寺 永 嘉 和 尚 開 大 戒 壇 , 師 登 壇 受 具 足, 時 年 僅 二 十 八. 繼 而 集 眾 講 學 于 天 興 寺, 僧 尼 大 眾 利 益 潭 霑.  求 心 淨 和 尚 妙 契 法 偈 云 :

覺 道 劫 空 先

空 空 般 若 船

果 因 符 行 解

處 處 即 安 然.

Phiên âm :

          Tỳ kheo ni Hồ Thị Nhàn pháp danh Thanh Linh, hiệu Diên Trường gia kỳ chí, vị kiến Trúc Lâm tự, thỉnh sư vi khai sơn tọa chủ. Ư thị thiền tâm viên đốn, pháp vũ hoằng khai. Tự ngộ Quảng Nam tỉnh, Phước Lâm tự, Vĩnh Gia Hòa thượng khai Đại giới đàn, sư thọ Cụ túc giới thời, vu Thiên Hưng tự, tăng ni đại chúng, lợi ích đàm triêm ;  cầu Tâm Tịnh Hòa thượng, diệu khế phú pháp kệ vân :

                                    “Giác đạo kiếp không tiên,

                                     Không không Bát nhã thuyền,

                                     Quả nhân phù hạnh giải,

                                     Xứ xứ tức an nhiên.”.

          Dịch nghĩa :

          Thế nhưng, sau đó Tỳ kheo ni họ Hồ, pháp danh Thanh Linh, hiệu Diên Trường tán thưởng ý chí của ngài, đứng ra lập chùa Trúc Lâm và mời ngài làm tọa chủ.

            Gặp lúc Hòa thượng Vĩnh Gia mở Đại giới đàn ở chùa Phước Lâm, tỉnh Quảng Nam, ngài liền xin thọ Cụ túc giới, bấy giờ vừa đúng 29 tuổi.

            Thọ Cụ túc giới xong, ngài trở về chùa Thiên Hưng, Huế, mở trường dạy học; rất nhiều Tăng Ni nhờ sự giaó huấn của ngài mà được thấm nhuần Phật pháp.   Ngài đắc pháp với Hòa thượng Tâm Tịnh qua bài kệ phú pháp như sau:

                                               “Giác đạo vượt hậu tiền,

                                                Không không thuyền bát nhã,

                                                Hạnh giải hợp quả nhân,

                                                Nơi nơi đều an lạc.”.

Âm hán :

        佛 門 庇 缽, 聖 種 紹 隆, 師 復 何 可 解 .  啟 定 甲子年, 集 禪 門 法 侶, 建 戒 壇 于 慈 孝 寺, 請 淨 心 和 尚 傳 授 毘 尼 , 行 化 遠 遙, 洒 楊 枝 水, 甘 被 西 天 . 既 啟 定 九 年 庚 午, 大 集 禪 和 於 祥 雲 寺, 九 旬 結,  行 滿 功 圓, 福 慧 雙 修, 自 他 兼 利. 佛 祖 之 幹 絲, 禪 門 之 棟 樑 師 哉!  平 日 常 參 一 偈 : 

諸 法 從 本 來,

常 自 寂 滅 相.

       保 大 元 年 , 蒙 旨 準 為 妙 諦 寺 住 持.  保 大 六 年 崇 修 竹 林 寺,  殿 宇 佛 堂 僧 舍 煥 然 一 新.

Phiên âm :

          Phật ngôn tý bát, thánh thiền thiệu long, sý phục hà khả giải.

          Khải Định Giáp ngọ niên, tập thiền môn pháp lữ, kiến Giới đàn Từ Hiếu tự, thỉnh Tâm Tịnh Hòa thượng truyền thọ Tỳ ni, hành hóa viễn diêu, sái dương chi thủy, cam bị Tây Thiên. Kỵ Khải Định cửu niên Giáp tý, đại tập thiền hòa ư Tường Vân tự, cửu tuần kết tập giới, hạnh mãn công viên, phước huệ song tu, tự tha kiêm lợi, Phật Tổ chi cán ty, thiền hòa chi lương đống sư tai. Bình nhật thường tham chi kệ vân : 

                                    “Chư pháp tùng bản lai,

                                    Tự tánh thường diệt tướng.”.

         Bảo Đại nguyên niên, mông chỉ chuẩn chi Diệu Đế Trú trì. Bảo Đại lục niên, sùng tu Trúc Lâm tự điện vũ, Phật Tăng xá, hoán nhiên nhất tân.

Dịch nghĩa :

  Ngài quả thật đã thấu rõ yếu chỉ cửa Phật giòng Thiền.

           Năm Giáp Ngọ (*) (Đã có chú thích ở phần âm), đời vua Khải Định, mở Giới đàn ở chùa Từ Hiếu và cung thỉnh Hòa thượng Tâm Tịnh truyền thọ giới pháp. Khắp nơi xa gần đều nhờ ơn tế độ, nước cành dương đã rưới đến Tây thiên.

           Đến năm Giáp tý (1924), niên hiệu Khái Định thứ chín, ngài tập họp Đại Tăng và tổ chức an cư kết hạ ba tháng ở chùa Tường Vân. Mãn hạ, cũng tức là phương thức lợi mình, lợi người, phước huệ song tu một cách đầy đủ. Ngài đúng là rường cột của cửa thiền, sứ giả của Phật Tổ.

           Hằng ngày thường tham cứu :

                                           “Các pháp tứ xưa nay,                                           

                                           Chơn tướngvốn tịch diệt.”.

            Đời vua Bảo Đại thứ Nhất, ngài được sắc chỉ làm Trú trì chùa Diệu Đế, qua năm sau, lo trùng tu Phật điện, Tăng xá Trúc Lâm.

Âm :

             而 師 是 行 普 賢 是 心 願 度 一 切, 爰 請 福 慧 和 尚 卓 錫 竹 林 寺, 開 壇 講 經,  力 覺 群 夢, 剎 那 間, 善 男 信 女 發 菩 提 心 者 雲 集, 以 願 力 弘 深, 故 佛 學 會 朝 唱 而 暮 成.  繼 則 大 小 諸 佛 學 堂 亦 於 焉 創 始. 我 安 南 佛 學 會 之 擴 張 , 惟 吾 師 是 願.

             於 保 大 十 一 年 十 月 初 二 日, 召 諸 弟 子 講 寶 壇 經, 至 般 若 品,  付 囑 佛 法 家 業.  住 初 四 日,  忽 捨 世 緣, 五 十 七, 夏 臘 二 十 九, 建 塔 于 寺 傍 之 左.

            Phiên âm :

          Nhi sư hành, Phổ Hiền thị tâm, nguyện độ nhất thế, viên thỉnh Phước Huệ Hòa thượng, trác tịch Trúc Lâm tự, khai đàn giảng kinh, lực giác quần mộng. Sát na gian, thiện nam tín nữ, phát bồ đề tâm gia vân tập. Dĩ nguyện lực hoằng thâm, cố Phật học triêu xướng chi mộ thành. Kế tắc đại, tiểu chư Học đường, diệc ư yên sáng thỉ. Ngã An Nam Phật Học hội chi khoáng trương, duy ngô sư thị nguyện.

         Ư Bảo Đại thập nhất niên, thập nguyệt, sơ nhị nhật triệu thỉnh đệ tử tụng Bảo Đàn kinh, chí Bát Nhã phó chúc Phật pháp gia nghiệp vãng sơ tứ nhựt hốt xả thế duyên, du nhiên viên tịch, thế thọ ngũ thập thất, hạ lạp thập cửu. Kiến tháp vu tự bàng chi tả.

Dịch nghĩa :

            Noi theo đại hạnh của Bồ tát Phổ Hiền, muốn độ thoát tất cả; do đó, ngài mời Hòa thượng Phước Huệ từ Bình Định đến chùa Trúc Lâm để giảng dạy kinh điển. Chẳng bao lâu, thiện tín phát tâm tu học khắp nơi tụ tập về và cũng nhờ thế mà hội An Nam Phật Học đã được hình thành trong một thời gian rất ngắn. Tiếp theo, các Phật học đường lớn nhỏ bắt đầu dựng lên.

            Hội Phật Học ngày nay lớn mạnh, phần nhiều cũng đều do nguyện lực của ngài. Thế rồi, ngày mồng Hai, tháng Mười năm Bảo Đại thứ 11, ngài cho mời các đệ tử tới tụng kinh Pháp Bảo Đàn, đến phẩm Bát Nhã; đem sự nghiệp Phật pháp phú thác xong xuôi, vào ngày mồng Bốn tháng Mười, Bảo Đại năm ấy, ngài an nhiên viên tịch. Ngài thọ thế 57 tuổi đời và 29 tuổi đạo. Tháp ngài được xây bên chùa Trúc Lâm.

            Âm :

             般 若 心 經 云 : 

             “遠 離 夢 想 究 竟 涅 盤. 信 哉”

             法 界 無 生 死 於 何 有 覺 緣 ? 

        玆 摘 塵 慮 笑 粘 塔 之 碑 之 偈 之 頌 之 法 門, 有 繼 能 無 檠 之 籠 之 乎, 行 鏡 不 磨 能 無 金 石 之 乎 !  道 風 高 妙, 法 度 弘 圓 如 我 師,  後 人 宜 思, 所 以 闡 揚 而 歷 歷 遺 蹟 撰 此 如 左, 與 世 間 相 及 人 道 因 緣 併 鑄 于 石, 惟 願 佛 日 培 培 增 輝 焉 耳.

             銘 曰 :

Phiên âm :

Bát nhã vân :

                                    - “Viễn ly mộng tưởng,

                                    cứu cánh niết bàn, tín tai.”.

            Pháp giới vô sanh tử, ư hà hữu giác duyên ?

           Tư trích trần lự, tiếu niêm tháp chi bi, chi kệ, chi tụng, chi pháp môn. Hữu kế năng vô kềnh chi lũng, chi hồ. Hành kính bất ma năng vô kim thạch chi hồ. Đạo phong cao diệu, pháp độ hoằng viên, như ngã sư giả, hậu nhơn nghi tư. Sở dĩ xiển dương, nhi lịch lịch di tích, soạn thứ như tả, dữ thế gian tương cập nhơn đạo nhơn duyên, tích chú (1) vu thạch. Duy nguyện Phật nhựt bồi bồi, tăng huy yên nhỉ.

           Minh viết :

Dịch nghĩa :

            Đúng như Bát Nhã tâm kinh :

                                    - “Xa lìa mộng tưởng điên đảo,

                                        đạt đến niết bàn.”

            Trong pháp giới nếu không có mê mờ sanh tử thì lấy gì làm duyên cho giải thoát giác ngộ ?

            Vì thế, tôi đem một vài ý nghĩ thô cạn viết thành bia, kệ, tụng, pháp môn niêm khắc nơi tháp với hy vọng người sau sẽ nhân đây mà tiến xa hơn, hoàn bị hơn.

            Đạo phong cao diệu, pháp độ hoằng viên như Đại sư, thật đáng để cho đời sau suy tư, tuyên dương.

            Nay đem di tích của ngài soạn thành văn, khắc vào đá để lại cho đời; đồng thời, kính nguyện Phật giáo ngày một thêm rạng rỡ, huy hoàng.

            Nội dung bài minh như sau :

Âm :

香 屏 靈 毓

爰 誕 佛 僧

童 年 妙 悟

塵 濾 澄 澄

捨 身 宣 法

禪 業 中 興

洪 鍾 雷 吼

群 夢 震 矜

僧 徒 濟 濟

惟 師 是 承

漫 漫 長 夜

師 燭 之 燈

Phiên âm :

                                     Hương bình linh dục,

                                     Viện đản Phật tăng,

                                      Đồng niên diệu ngộ,

                                     Trần lự trừng (2) trừng,

                                     Xả thân tuyên pháp,

                                     Thiện nghiệp trung hưng,

                                     Hồng chung lôi hống,

                                     Quần mộng thần linh,

                                     Tăng đồ tế tế,

                                     Duy sư thị thừa,

                                     Man man trường dạ,

                                     Sư chúc chi đăng,

 Dịch :

                                     “Đất linh Hương Bình,

                                     Sinh được cao Tăng,

                                     Diệu ngộ từ bé,

                                     Trần niệm sạch trong,

                                     Xả thân vì đạo,

                                     Thiền nghiệp vượng hưng,

                                     Hồng chung vang dội,

                                     Vua dân đều mừng,

                                     Tăng đồ đông đúc,

                                     Chỉ một mình Thầy,

                                     Đêm dài mờ mịt,

                                     Thầy là đuốc soi,

Âm :

茫 茫 彼 岸

師 引 之 燈

曇 花 一 朵

秘 典 千 層

塵 寰 可 轉

道 山 不 崩

煌 煌 斯 碣

綿 綿 頌 稱.

皇 朝 保 大 十 二 年, 嵗 次 丁 丑 臘 月 佛 成 道 日

副 會 長 尚 書 充 國 史 館 總 裁 黎 汝 霖 奉 撰

安 南 佛 學會 長 協 佐 大 學 士 阮 廷 槐 同 本 會 奉 立

                                     Mang mang bỉ ngạn,

                                     Sư dẫn chi đăng,

                                     Đàm hoa nhứt tiếu,

                                     Bí diễn thiên tằng,

                                     Trần hoàn khả chuyển,

                                     Đạo sơn bất băng,

                                     Hoàng hoàng tư kiệt,

                                     Miên miên tụng xưng.

            Hoàng triều Bảo Đại thập nhị niên, tuế thứ Đinh sửu, lạp nguyệt, Phật thành đạo nhựt.

An Nam Phật Học Hội trưởng Hiệp tá Đại học sĩ Nguyễn Đình Hòe đồng bổn hội đồng phụng lập.

            Phó hội Trưởng Thượng thơ sung Quốc sử quán Tổng tài Lê Nhữ Lâm phụng soạn.

*
*   *

          現 今 住 持 釋 密 顯 忽 逢 變 故 戊 申 (壹 九 六 八)  破 壞 藏 跡 照 詔 炤 舊 碑 續 誌 銘 如 前再 奉 設 立  以   明 後 世 忌 惎 跽 暨 免 勉 失 跡 磧 錫 積  -  仲夏壬子 - 壹九七二

          Hiện kim Trú trì THÍCH MẬT HIỂN hốt phùng biến cố Mậu thân (1968) phá hoại tàng tích chiếu cựu bi tục chí minh như tiến tái phụng thiết lập dĩ minh hậu thế kỵ miễn thất tích.  Trọng hạ Nhâm tý  - 1972

            Ghi chú : (1) Trong bài viết chữ Thọ, nó không hợp nghĩa. Phải viết là chữ Chú thức là Ghi, Khắc vào, mới đúng nghĩa bài minh.

            (2) Trong bài viết chữ Chứng, nhưng theo bài minh thì phải viết là Trừng. (Trừng trừng :  nghĩa là sạch trong, tức là sạch sẽ một cách trong suốt).

            Vậy, quý vị, khi được đọc bài chữ Nho thì nó là Chứng Trừng ??? Còn theo đúng nghĩa của nó là Trừng Trừng. Xin lưu ý. Người viết cố tra cứu thì biết đến ngang đây. Xin quý thức giả và độc giả cao minh tha thứ và bổ khuyết cho. Kính cám ơn.  Tín Nghĩa.

 Dịch nghĩa :

                                     Bờ giác mênh mông,

                                     Thầy là hải đăng,

                                     Hoa đàm một tập,

                                     Bí điển một tầng,

                                     Sao dời vật đổi,

                                     Núi đạo không băng,

                                     Bia đá rạng rỡ,

                                     Xưng tụng vĩnh hằng.”.

            Tháp Chạp năm Đinh sửu, niên hiệu Bảo Đại thứ 12, ngày đức Phật Thành đạo,

Dựng bia :

            Hiệp tá Đại học sĩ Nguyễn Đình Hòe, Hội trưởng hội An Nam Phật Học và toàn thể hội viên,  (Dựng bia),

            Soạn văn :

            Thượng thơ phụ trách Tổng tài Quốc sử quán kiêm Phó hội Trưởng hội Phật học Lê Nhữ Lâm. 

Phần phiên âm :

          Ngự chế Diệu Đế tự Trú trì, Lâm tế tứ thập nhị thế, Khai sơn Trúc Lâm Đại thánh tự Giác Tiên Hòa thượng chi tháp.

          Khai sơn Trúc Lâm Đại thánh tự, sáng lập An Nam Phật Học hội, chứng minh Đại đạo sư Trừng Thành Chí Thông Giác Tiên Hòa thượng chi minh.

          Giác Tiên Hòa thượng, Lâm tế chánh tông tứ thập nhị thế chi đại sư giả. Sư bản tánh nguyên tịch, Thừa Thiên phủ, Hương Thủy huyện, Dã Lê Thượng xã, dĩ Tự Đức thập tam Canh thìn lạc trần.

          Thành Thái lục niên Giáp ngọ (*), thị khô tử tán sư, cảm thế sự vô thường, nhân đô Báo Quốc tự giới đàn, phiêu nhiên hữu xuất trần chi chí.

          Toại chiêu Từ Hiếu tự, lễ Tâm Tịnh Hòa thượng, viện tức thế nhiễm. Căn tánh thông lợi, kinh luật am tường, lũ dục Dương Xuân sơn kết am vị tự tu chi vị cánh.

          Tỳ kheo ni Hồ Thị Nhàn pháp danh Thanh Linh, hiệu Diên Trường gia kỳ chí, vị kiến Trúc Lâm tự, thỉnh sư vi khai sơn tọa chủ. Ư thị thiền tâm viên đốn, pháp vũ hoằng khai. Tự ngộ Quảng Nam tỉnh, Phước Lâm tự, Vĩnh Gia Hòa thượng khai Đại giới đàn, sư thọ Cụ túc giới thời, vu Thiên Hưng tự, tăng ni đại chúng, lợi ích đàm triêm ;  cầu Tâm Tịnh Hòa thượng, diệu khế phú pháp kệ vân:

                        Giác đạo kiếp không tiên,

                        Không không Bát nhã thuyền,

                        Quả nhân phù hạnh giải,

                        Xứ xứ tức an nhiên.

          Phật ngôn tý bát, thánh thiền thiệu long, sư phục hà khả giải.

          Khải Định Giáp ngọ niên, tập thiền môn pháp lữ, kiến Giới đàn Từ Hiếu tự, thỉnh Tâm Tịnh Hòa thượng truyền thọ Tỳ ni, hành hóa viễn diêu, sái dương chi thủy, cam bị Tây Thiên. Kỵ Khải Định cửu niên Giáp tý, đại tập thiền hòa ư Tường Vân tự, cửu tuần kết tập giới, hạnh mãn công viên, phước huệ song tu, tự tha kiêm lợi, Phật Tổ chi cán ty, thiền hòa chi lương đống sư tai. Bình nhật thường tham chi kệ vân :

                                    “Chư pháp tùng bản lai,

                                 Tự tánh thường diệt tướng.”.

          Bảo Đại nguyên niên, mông chỉ chuẩn chi Diệu Đế Trú trì. Bảo Đại lục niên, sùng tu Trúc Lâm tự điện vũ, Phật Tăng xá, hoán nhiên nhất tân.

          Nhi sư hành, Phổ Hiền thị tâm, nguyện độ nhất thế, viên thỉnh Phước Huệ Hòa thượng, trác tịch Trúc Lâm tự, khai đàn giảng kinh, lực giác quần mộng. Sát na gian, thiện nam tín nữ, phát bồ đề tâm gia vân tập. Dĩ nguyện lực hoằng thâm, cố Phật học triêu xướng chi mộ thành. Kế tắc đại, tiểu chư Học đường, diệc ư yên sáng thỉ. Ngã An Nam Phật Học hội chi khoáng trương, duy ngô sư thị nguyện.

          Ư Bảo Đại thập nhất niên, thập nguyệt, sơ nhị nhật triệu thỉnh đệ tử tụng Bảo Đàn kinh, chí Bát Nhã phó chúc Phật pháp gia nghiệp vãng sơ tứ nhựt hốt xả thế duyên, du nhiên viên tịch, thế thọ ngũ thập thất, hạ lạp thập cửu. Kiến tháp vu tự bàng chi tả.

Bát nhã vân :

                                    - “Viễn ly mộng tưởng,

                                    cứu cánh niết bàn, tín tai.”.

            Pháp giới vô sanh tử, ư hà hữu giác duyên ?

           Tư trích trần lự, tiếu niêm tháp chi bi, chi kệ, chi tụng, chi pháp môn. Hữu kế năng vô kềnh chi lũng, chi hồ. Hành kính bất ma năng vô kim thạch chi hồ. Đạo phong cao diệu, pháp độ hoằng viên, như ngã sư giả, hậu nhơn nghi tư. Sở dĩ xiển dương, nhi lịch lịch di tích, soạn thứ như tả, dữ thế gian tương cập nhơn đạo nhơn duyên, tích chú (1) vu thạch. Duy nguyện Phật nhựt bồi bồi, tăng huy yên nhỉ.

           Minh viết :

                                    Hương bình linh dục,

                                    Viện đản Phật tăng,

                                    Đồng niên diệu ngộ,

                                    Trần lự trừng (2) trừng,

                                    Xả thân tuyên pháp,

                                    Thiện nghiệp trung hưng,

                                    Hồng chung lôi hống,

                                    Quần mộng thần linh,

                                    Tăng đồ tế tế,

                                    Duy sư thị thừa,

                                    Man man trường dạ,

                                    Sư chúc chi đăng,

                                    Mang mang bỉ ngạn,

                                    Sư dẫn chi đăng,

                                    Đàm hoa nhứt tiếu,

                                    Bí diễn thiên tằng,

                                    Trần hoàn khả chuyển,

                                    Đạo sơn bất băng,

                                    Hoàng hoàng tư kiệt,

                                    Miên miên tụng xưng.

            Hoàng triều Bảo Đại thập nhị niên, tuế thứ Đinh sửu, lạp nguyệt, Phật thành đạo nhựt.

An Nam Phật Học Hội trưởng Hiệp tá Đại học sĩ Nguyễn Đình Hòe đồng bổn hội đồng phụng lập.

            Phó hội Trưởng Thượng thơ sung Quốc sử quán Tổng tài Lê Nhữ Lâm phụng soạn.

            Ghi chú : (1) Trong bài viết chữ Thọ, nó không hợp nghĩa. Phải viết là chữ Chú thức là Ghi, Khắc vào, mới đúng nghĩa bài minh.

            (2) Trong bài viết chữ Chứng, nhưng theo bài minh thì phải viết là Trừng. (Trừng trừng :  nghĩa là sạch trong, tức là sạch sẽ một cách trong suốt).

            Vậy, quý vị, khi được đọc bài chữ Nho thì nó là Chứng Trừng ??? Còn theo đúng nghĩa của nó là Trừng Trừng. Xin lưu ý. Người viết cố tra cứu thì biết đến ngang đây. Xin quý thức giả và độc giả cao minh tha thứ và bổ khuyết cho. Kính cám ơn.  Tín Nghĩa.

VIỆT DỊCH BÀI MINH

            Bia ký tạm dịch :

            Bài minh khắc nơi tháp của Hòa thượng Giác Tiên, pháp danh Trừng Thành, thụy hiệu Chí Thông, thuộc giòng Lâm Tế chánh tông dời thứ 42.

            Nguyên Trú trì Ngự chế Diệu Đế, khai sơn chùa Trúc Lâm Đại Thánh, sáng lập hội An Nam Phật Học và Chứng minh Đại đạo sư cho hội ấy.

            Đại sư nguyên người Giạ Lê Thượng, huyện Hương Thủy, phủ Thừa Thiên. Sinh năm Canh thìn niên hiệu Tự Đức thứ 33.

            Năm Giáp ngọ (*), niên hiệu Thành Thái thứ sáu, nhân đám tang thầy mà cảm nhận về tánh chất vô thường của cuộc đời ;  thêm vào đó, nhờ xem Giới đàn ở chùa Báo Quốc cố đô Huế, nên bỗng nhiên khơi dậy chí nguyện xuất trần (đi tu). Ngài đến chùa Từ Hiếu đảnh lễ Hòa thượng Tâm Tịnh và xin xuống tóc xuất gia.

            Ngài là người căn tánh thông lợi, khá am tường về kinh luật đã nhiều lần muốn dựng am ở núi Dương Xuân để tịnh tu, nhưng không thành.

            Thế nhưng, sau đó Tỳ kheo ni họ Hồ, pháp danh Thanh Linh, hiệu Diên Trường tán thưởng ý chí của ngài, đứng ra lập chùa Trúc Lâm và mời ngài làm tọa chủ.

            Gặp lúc Hòa thượng Vĩnh Gia mở Đại giới đàn ở chùa Phước Lâm, tỉnh Quảng Nam, ngài liền xin thọ Cụ túc giới, bấy giờ vừa đúng 29 tuổi.

            Thọ Cụ túc giới xong, ngài trở về chùa Thiên Hưng, Huế, mở trường dạy học; rất nhiều Tăng Ni nhờ sự giaó huấn của ngài mà được thấm nhuần Phật pháp.   Ngài đắc pháp với Hòa thượng Tâm Tịnh qua bài kệ phú pháp như sau :

                                                “Giác đạo vượt hậu tiền,

                                                Không không thuyền bát nhã,

                                                Hạnh giải hợp quả nhân,

                                                Nơi nơi đều an lạc.”.

            Ngài quả thật đã thấu rõ yếu chỉ cửa Phật giòng Thiền.

            Năm Giáp Ngọ (*) (Đã có chú thích ở phần âm), đời vua Khải Định, mở Giới đàn ở chùa Từ Hiếu và cung thỉnh Hòa thượng Tâm Tịnh truyền thọ giới pháp. Khắp nơi xa gần đều nhờ ơn tế độ, nước cành dương đã rưới đến Tây thiên.

            Đến năm Giáp tý (1924), niên hiệu Khái Định thứ chín, ngài tập họp Đại Tăng và tổ chức an cư kết hạ ba tháng ở chùa Tường Vân. Mãn hạ, cũng tức là phương thức lợi mình, lợi người, phước huệ song tu một cách đầy đủ. Ngài đúng là rường cột của cửa thiền, sứ giả của Phật Tổ.

            Hằng ngày thường tham cứu :

                                                “Các pháp tứ xưa nay,                                           

                                                Chơn tướngvốn tịch diệt.”.

            Đời vua Bảo Đại thứ Nhất, ngài được sắc chỉ làm Trú trì chùa Diệu Đế, qua năm sau, lo trùng tu Phật điện, Tăng xá Trúc Lâm.

            Noi theo đại hạnh của Bồ tát Phổ Hiền, muốn độ thoát tất cả; do đó, ngài mời Hòa thượng Phước Huệ từ Bình Định đến chùa Trúc Lâm để giảng dạy kinh điển. Chẳng bao lâu, thiện tín phát tâm tu học khắp nơi tụ tập về và cũng nhờ thế mà hội An Nam Phật Học đã được hình thành trong một thời gian rất ngắn. Tiếp theo, các Phật học đường lớn nhỏ bắt đầu dựng lên.

            Hội Phật Học ngày nay lớn mạnh, phần nhiều cũng đều do nguyện lực của ngài. Thế rồi, ngày mồng Hai, tháng Mười năm Bảo Đại thứ 11, ngài cho mời các đệ tử tới tụng kinh Pháp Bảo Đàn, đến phẩm Bát Nhã; đem sự nghiệp Phật pháp phú thác xong xuôi, vào ngày mồng Bốn tháng Mười, Bảo Đại năm ấy, ngài an nhiên viên tịch. Ngài thọ thế 57 tuổi đời và 29 tuổi đạo. Tháp ngài được xây bên chùa Trúc Lâm.

            Đúng như Bát Nhã tâm kinh :

                                                - “Xa lìa mộng tưởng điên đảo,

                                                đạt đến niết bàn.”

            Trong pháp giới nếu không có mê mờ sanh tử thì lấy gì làm duyên cho giải thoát giác ngộ ?

            Vì thế, tôi đem một vài ý nghĩ thô cạn viết thành bia, kệ, tụng, pháp môn niêm khắc nơi tháp với hy vọng người sau sẽ nhân đây mà tiến xa hơn, hoàn bị hơn.

            Đạo phong cao diệu, pháp độ hoằng viên như Đại sư, thật đáng để cho đời sau suy tư, tuyên dương.

            Nay đem di tích của ngài soạn thành văn, khắc vào đá để lại cho đời; đồng thời, kính nguyện Phật giáo ngày một thêm rạng rỡ, huy hoàng.

            Nội dung bài minh như sau :

                                               “Đất linh Hương Bình,

                                               Sinh được cao Tăng,

                                               Diệu ngộ từ bé,

                                               Trần niệm sạch trong,

                                               Xả thân vì đạo,

                                               Thiền nghiệp vượng hưng,

                                               Hồng chung vang dội,

                                               Vua dân đều mừng,

                                               Tăng đồ đông đúc,

                                               Chỉ một mình Thầy,

                                               Đêm dài mờ mịt,

                                               Thầy là đuốc soi,

                                               Bờ giác mênh mông,

                                               Thầy là hải đăng,

                                               Hoa đàm một tập,

                                               Bí điển một tầng,

                                               Sao dời vật đổi,

                                               Núi đạo không băng,

                                               Bia đá rạng rỡ,

                                               Xưng tụng vĩnh hằng.”.

            Tháp Chạp năm Đinh sửu, niên hiệu Bảo Đại thứ 12, ngày đức Phật Thành đạo,

            Dựng bia :

            Hiệp tá Đại học sĩ Nguyễn Đình Hòe, Hội trưởng hội An Nam Phật Học và toàn thể hội viên,  (Dựng bia),

            Soạn văn :

            Thượng thơ phụ trách Tổng tài Quốc sử quán kiêm Phó hội Trưởng hội Phật học Lê Nhữ Lâm. 

*
*   *

NHỮNG BÀI THI CỦA TỔ

Bốn Bài Thơ Của Tổ GIÁC TIÊN

Bài Thứ Nhất :

                四 壁 蕭 疏 蔽 雨 難

                松 風 催 觸 漏 僧 寒

                蒲 欄 心 意 横 秋 色

                識 得 蘆 中 箇 等 閑

Âm :

                                    Tứ bích tiêu sơ tế vũ nan,

                                    Tùng phong thôi xúc lậu tăng hàn,

                                    Bồ lan tâm ý hoành thu sắc,

                                    Thức đắc lô trung cá đẳng nhàn.

Tổ Giác Tiên

 

Dịch :

                                    Bốn vách tiêu sơ khó ngăn mưa,

                                    Gió tùng thấm lọt mãnh y thưa,

                                    Bồ đoàn quyết ý thu tâm tưởng,

                                    Biết được trong lư, mặt mũi xưa.

            Dịch theo vần Lục bát :

                                    Mưa bay bốn vách khó ngăn,

                                    Gió tùng thấm lọt, bần tăng lạnh vừa.

                                    Bồ đoàn tâm ý tóm thu,

                                    Trong lư, mặt mũi ngày xưa hiện hình.

Bài Thứ Hai :

                                    覺 夢 殘 星 點 半 空

                                    長 天 孤 雁 影 無 蹤

                                    疏 明 月 色 斜 欄 意

                                    印 入 禪 深 消 息 中

Âm :

                                    Giác mộng tàn tinh điểm bán không,

                                    Trường thiên cô nhạn ảnh vô tung,

                                    Sơ minh nguyệt sắc tà lan ý,

                                    Ấn nhập thiền thâm tiêu tức trung.

Dịch :

                                    Tỉnh mộng tàn canh thấy tánh không,

                                    Dưới trời chim nhạn vốn không tung,

                                    Vầng trăng chiếu rọi ngoài hiên vắng,

                                    Ấn nhập thiền tâm, tiêu tức trung.

            Dịch theo vần Lục bát :

                                    Tàn canh thấy mộng trống không,

                                    Dưới trời chim nhạn vốn không tông (tích) loài.

                                    Vầng trăng chiếu rọi hiên ngoài,

                                    Thiến tăng chứng nhập, trong ngoài tiêu tan.

Bài Thứ Ba :

                竹 院 寒 梅 帶 雨 飛

                輕 衫 容 異 太 無 知

                心 花 夜 鳥 消 閑 日

                忘 卻 情 塵 懶 更衣

            Âm : 

                                    Trúc viện hàn mai đới vũ phi,

                                    Khinh sam dung dị thái vô vi,

                                    Tâm hoa, dạ điểu tiêu nhàn nhựt,

                                    Vọng khước tình trần lại cánh y.

            Dịch :

                                    Viện trúc đêm đông lạnh cánh mai,

                                    Nhẹ mang cánh áo sắc màu phai,

                                    Tâm nghe chim hót, hoa tin tức,

                                    Quên mất tình trần, ngày vắng dài.

            Dịch theo vần Lục bát :

                                    Đêm đông giá lạnh trúc mai,

                                    Nhẹ mang cánh áo, sắc phai lâu rồi.

                                    Tâm nghe chim hót, hoa cười,

                                    Tình trần phủi sạch, vắng dài mà chi.

Bài thứ Tư :

                             疏 林  雨  過  夕  陽  時

                             溪  畔  橫  將  竹  笛  吹

                             一  曲  自  娛  山  水  綠

                             此  情  不  與  白  雲  𩙱

Bài Thứ Tư

            Âm : 

                                    Sơ lâm vũ quá tịch dương thì,

                                    Khe bạn hoành tương trúc địch xuy,

                                    Nhứt khúc tự ngu sơn thủy lục,

                                    Thử tình bất dự bạch vân phi.

            Dịch :

                                    Rừng thưa đêm vắng gió mưa bay,

                                    Yến vãn bên khe, thúc thổi hay,

                                    Khúc nhạc thiên thu nghe tự đủ,

                                    Tình nầy chẳng ngại đám mây bay.

            Dịch theo vần Lục bát :

                                    Rừng thưa đêm vắng, mưa bay,

                                    Nghe chim yết hót, trúc gài am mây.

                                    Thiên thu khúc nhạc đủ đầy,

                                    Mây bay chẳng ngại, tình nầy quản chi.

 

 

Điều Ngự Tử Tín Nghĩa


khoang_dai_mot-29khoang_dai_mot-3

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2014(Xem: 14902)
Nhân Vật Phật Giáo Thế Giới, do TT Thích Nguyên Tạng biên soạn từ 1990
01/10/2014(Xem: 8597)
Phật Giáo Việt Nam thời cận đại đã viết lên trang lịch sử bằng máu, xương của Chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử. Dòng lịch sử ấy đã nêu cao tấm gương hy sinh bất khuất trước những đàn áp, bạo lực, súng đạn, nhà tù và lựu đạn. Phải chăng đây là một chặng đường lịch sử oai hùng mà Phật Giáo Việt Nam đã biểu tỏ tinh thần Đại hùng, Đại lực, Đại Từ Bi để vực dậy một nền văn hóa đã bị sụp đổ bởi một chế độ tha hóa, ngoại lai xâm nhập vào quê hương Việt Nam.
01/10/2014(Xem: 10266)
Trên dòng lịch sử Phật giáo Việt Nam thời cận đại của những thập niên 30-40 có bậc Tôn túc của Ni giới xuất hiện, đồng hành với chư Tăng để xiển dương Phật pháp, đào tạo Tăng tài, xây dựng tự viện, giữ gìn giềng mối đạo pháp được bền vững. Bậc Tôn túc của Ni giới ấy là SB Diệu Không, người đã hy hiến cả đời mình cho đời lẫn đạo, SB đã lưu lại cho hậu thế một hành trạng sáng ngời cho đàn hậu học noi gương.
09/09/2014(Xem: 14182)
Hòa Thượng Thích Giác Thông, tục danh Đổ Văn Bé, sinh ngày 18 tháng 2 năm 1939 tại Mỹ Hòa Hưng, Huyện Châu Thành, An Giang, Long Xuyên. Trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân Phụ là Cụ Ông Đổ Nhựt Thăng, Thân Mẫu là Cụ Bà Nguyễn Thị Khiên, Hòa Thuợng là người anh cả trong số 6 anh em ( 3 trai, 3 gái ), được nuôi dưỡng trong một gia đình nông dân hiền lành, có truyền thống đạo đức, nên từ nhỏ Hòa Thượng đã là người sớm có tư chất hiền lương, có tâm thương người mến vật, là con có hiếu với ông bà cha mẹ.
06/09/2014(Xem: 8365)
Không biết đây là lá thư thứ mấy con đã viết mà không bao giờ gởi đi, bởi vì con biết thư có vượt ngàn dặm trùng dương bay về thì Thầy cũng vẫn không cầm đọc được, chứng bịnh Parkinson đã làm cho hai tay Thầy run nhiều quá nhưng nhân mùa Phật Đản nhớ đến Thầy, con lại muốn viết. Thời gian sau này, con vẫn theo dõi thường xuyên sức khỏe của Thầy, con buồn vô cùng, Thầy đã bị bịnh, không thoát khỏi qui luật sinh, lão, bịnh mà con thì ở xa quá, không thăm viếng cận kề Thầy được như ngày xưa nữa !
05/09/2014(Xem: 17320)
Còn đây của báu trong nhà Không là ngọc bảo, không là hoàng kim Bình thường chiếc áo tràng lam Mà sao quý vượt muôn ngàn ngọc châu! Những năm cầu thực dãi dầu Sớm mai tụng niệm, đêm thâu mật trì Dòng đời mãi cuốn con đi Về nương chốn tịnh có Thầy, có Ôn… Kinh truyền ban phát khuyên lơn
02/09/2014(Xem: 12073)
“Đầu lông trùm cả càn khôn thảy Hạt cải bao gồm nhật nguyệt trong” Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống. Sách Thiền Uyển Tập Anh (Anh Tú Vườn Thiền) ghi lại cuộc đối thoại giữa ngài với Thiền Sư Bản Tịch ở chùa Chúc Thánh, nhân dịp ngài cùng với thiền sư đến nhà đàn việt để thọ trai, trên đường đi sư hỏi: Thế nào là ý chỉ của Tổ Sư? Sao thầy lại nghe theo nhân gian làm những chuyện đồng cốt mê hoặc? Bản Tịch đáp: Lời nói ấy đâu phải là không do đồng cốt giáng thần? Sư thưa: Chẳng phải là Hòa Thượng đùa bỡn con hay sao? Bản Tịch đáp: Ta chẳng hề đùa bỡn tí nào! Sư không nắm được ý chỉ của thầy bèn cáo biệt ra đi.
12/08/2014(Xem: 16719)
Cô là 1 nữ sinh trẻ nhất của Sài Gòn đã anh dũng ngã xuống trước họng súng của quân thù tàn bạo trong 1 buổi sáng mùa thu năm 1963 trước cửa chợ Bến Thành, với hàng ngàn sinh viên, học sinh và nhân dân phật tử trước cửa chợ Bến Thành. Và ngay sau đó, Thành hội sinh viên học sinh Sài Gòn đã quyên góp vận động ủng hộ xây bức tượng thờ người nữ học sinh anh hùng tuổi 15 đặt ngay công trường Diên Hồng trước cửa chính chợ Bến Thành ngày nay với sự chứng kiến của hàng ngàn người dân, phật tử thành phố và sinh viên, học sinh.
09/08/2014(Xem: 12938)
Hòa thượng Họ Đinh, húy Văn Nam, là đệ tử của cố Đại lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng thống GHPGVNTN, pháp danh Tâm Trí, tự Minh Châu, pháp hiệu Viên Dung, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1918 (Mậu Ngọ) tại làng Kim Thành (Quảng Nam); nguyên quán làng Kim Khê, xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là cụ ông Đinh Văn Chấp và thân mẫu là cụ bà Lê Thị Đạt. Gia đình Hòa thượng có 11 người anh em, Hòa thượng là con trai thứ tư trong gia đình. Vốn sinh trưởng trong gia đình vọng tộc Nho gia, thân sinh của Hòa thượng đỗ tiến sĩ Hoàng giáp năm 21 tuổi (khoa Quý Sửu 1913, niên hiệu Duy Tân thứ 7). Nhờ ảnh hưởng sâu đậm nền giáo dục của cụ ông từ bé, vì vậy Hòa thượng rất cần mẫn đèn sách, chăm chỉ học hành, trí tuệ phát triển sớm. Năm 1939, Hòa thượng đỗ bằng cao đẳng tiểu học Đông Dương; năm 1940 Hòa thượng đỗ tú tài toàn phần tại Trường Khải Định - Huế (nay là Trường Quốc Học); và cùng thời gian này, Ngài được bổ làm Thư ký Tòa Khâm sứ tỉnh Thừa Thiên. Sau một năm
03/08/2014(Xem: 7022)
Lễ nhập quan được cử hành tại Bình Quang Ni tự vào lúc 18g00 cùng ngày. Lễ phúng viếng bắt đầu từ 8g00 ngày 9-7 Giáp Ngọ (4-8-2014). Lễ truy niệm được cử hành vào lúc 4g00 sáng nay, 12-7 Giáp Ngọ (7-8-2014); lễ phụng tống kim quan vào lúc 6g00 sáng cùng ngày. Nhục thân cố Ni trưởng tới đài hỏa táng núi Dinh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm lễ trà-tỳ. Tro cốt của Ni trưởng sẽ được nhập bảo tháp tại Bình Quang Ni tự. Được biết, cố NT.Thích nữ Huyền Tông thế danh Dương Thị Ngọc Cúc, sinh năm 1918 tại P.Đức Thắng, TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Vì sớm giác ngộ lý vô thường, nên năm 17 tuổi (1936), Ni trưởng cùng người cô của mình là cố Ni trưởng Huyền Học quyết tâm vào Sài Gòn xuất gia với cố Ni trưởng Diệu Tịnh tại chùa Hải Ấn. Đến năm 1940, Ni trưởng được thọ giới Cụ túc tại Giới đàn chùa Vạn An (tỉnh Sa Đéc). Suốt hơn 2/3 thế kỷ tu học và hành đạo, Ni trưởng đã tham gia vào phong trào đấu tranh yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1945, đấu tranh đòi quyền bình đẳng tô
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]