Đại Đường Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang Phụng Chiếu Dịch
Truyền nghe như vậy,Tám trăm năm sau Phật nhập Niết Bàn. TrongThắng Quân Đô Vương, nước Chấp-Sư-Tử, thì có A-La-Hớn Nan Đề Mật Đa La, ( Đường gọi là Khánh Hữu) Ngài La Hớn này, Có đủ Bát giải thoát (1), Tam Minh (2), Lục Thông (3),và Tịnh Nguyện Trí Biên Tế Định, đầy đủ Vô Lượng công đức. Có Đại Oai Thần, danh xưng Cao Viễn. Ngài dùng Nguyện Trí Lực biết hết tâm hạnh tất cả hữu tình trong thế giới này. Lại hay tùy thuận làm các việc lợi ích, hóa duyên dẫn đến Niết Bàn. Ngài thường hộp chư Bí Sô, Bí sô ni, nói rõ các công đức mầu nhiệm các chỗ đã chứng đắc, các việc làm thích hợp lợi ích cho hữu tình và các sự nghiệp thành công cao nhất.
Một hôm Ngài nói với đại chúng: Kể từ hôm nay, con đường tịch diệt là chỗ tôi đến, trong các vị ai có nghi điều gì thì cứ hỏi. Bấy giờ trong đại chúng nhiều vị phát lên tiếng khóc buồn thảm, có vị khóc lăn xuống đất, có vị phát ra giọng nói bi ai rằng : Từ phụ Thích Ca Mâu Ni đã Niết bàn lâu rồi, các Thánh Tăng đệ tử cũng đã tịch diệt hết rồi, thế gian này trống không, không có ai là bậc Chân Điều Ngự! Nay Tôn giã là đôi mắt sáng của Nhơn Thiên, cũng lại bỏ chúng tôi mà ra đi! Xin Tôn giả thương xót lưu lại tấm thân thọ mạng, để dìu dắt chúng sanh!
Tôn giả Mật Đa La, ủy dụ đại chúng rằng: Các chúng Bí Sô, Bí sô ni, Đừng thương khóc nửa, Các vị đã biết, các pháp thế gian, có sanh tất có diệt, Đức Như Lai hàng phục tứ ma (4), thọ mạng tự tại, thuận theo thế pháp, thị hiện Niết Bàn. Huống chi Tôi đây nay lại kéo dài sự sống há được lợi ích gì? Thôi, đại chúng đừng ưu não ! Hay mau lên, có điều gì nghi thì cứ hỏi. Chư Bí Sô tuy nghe, nhưng còn bi lụy hồi lâu rồi mới thưa hỏi ?
Chúng tôi có điều chưa biết là chánh pháp Trụ Thế của Thế Tôn Thích Ca Như Lai được bao lâu ? Xin Tôn Giả chỉ dạy. Tôn Giả liền thưa, Đại chúng hãy lắng nghe: “ Như Lai đã nói Kinh Pháp Trụ rồi, nay vì các chúng mà tôi sơ lược tuyên lại, Khi Phật sắp Niết Bàn liền gọi 16 đại A La Hớn và các quyến thuộc la hớn phú chúc việc Pháp Trụ về tương lai gìn giữ cho mãi mãi tồn tại, Hộ trì Phật Pháp được dài lâu. Phật dạy, chính bản thân cùng Thí chủ phải hành sự đứng pháp “Chân Phước Điền” khiến cho thí giã được quả báo lớn. Đại chúng nghe đến đây bớt nỗi ư sầu, liền xin thưa hỏi thêm; Mười sáu A-La-Hớn là ai ? và đang ở đâu, xin biết tỏ rõ. Tôn Gia Khánh hữu đáp :
Thứ Nhất,Tôn Giả,Tân Độ La Bạt La Đọa Xà, cùng 1000 quyến thuộc ở Tây Cù Đà Ni Châu.
Thứ Hai,Tôn Giả, Ca Nặc Ca Phạt Ta, cùng 500 quyến thuộc, ở Ca Thấp Di La.Thứ Ba, Tôn Giả, Ca Nặc Ca Bạt Ly Đọa xà.Cùng 600 quyến thuộc, ở Đông Thắng Thân Châu. Thứ Tư, Tôn Giả Lệ Tần Đà, cùng 700 quyến thuộc, ở Bắc Câu Lư Châu.
Thứ Năm, Tôn Giả Nặc Cự La, cùng 800 quyến thuộc, ở Nam Thiệm Bộ Châu.
Thứ Sáu, Tôn Giả Bạt Đà La, cùng 900 quyến thuộc, ở Đam Một La Châu.
Thứ Bảy, Tôn Giả, Ca Lý Ca, cùng 1000 quyến thuộc, ở Tăng Già Trà Châu.
Thứ Tám Tôn Giả, Phạt Xà La Phất Đa La, cùng 1,100 quyến thuộc, ở Bát Lật Noa Châu.
Thứ Chín, Tôn Giả, Mậu Bát Ca, cùng 900 quyến thuộc, ở Hương Túy Sơn Trung.
Thứ Mười, Tôn Giả, Bán Thác Ca, cùng 1,300 quyến thuộc, ở Tam Thập Tam Thiên.
Thứ Mười Một, Tôn Giả La Hổ La, cùng 1,100 quyến thuộc, ở Hoa lợi Dương Cù Châu.
Thứ Mười Hai, Tôn Giả, Na Già Tê Na, cùng 1,200 quyến thuộc, ở Bán Độ Ba Sơn.
Thứ Mười Ba, Tôn Giả, Nhơn Yết Đà, cùng 1,300 quyến thuộc, ở Quảng Vi Sơn Trung.
Thứ Mười Bốn, Tôn Giả, Phạt Na bà Tư, cùng 1,400 quyến thuộc, ở Khả Trụ Sơn Trung.
Thứ Mười Lăm, Tôn Già, A Thị Đa, cùng 1,500 quyến thuộc, ở Thứu Phong Sơn Trung.
Thứ Mười Sáu, Tôn Giả, Chú Trà Bán Thác Ca, cùng 1,600 quyến thuộc, ở Trì Trục Sơn Trung. (16,900 Tôn Giả).
Tất cả các Tôn Giả đều đầy đủ Tam Minh, Lục Thông, Bát giải thoát. Vô Lượng Công Đức, rời nhiễm ba cõi, thông Ba Tạng và nội, ngoại điển. Vâng lời Phật dạy, dùng thần thông giữ bền lâu thọ mạng, Hộ trì Chánh Pháp của Thế Tôncho đến đời vị lai, cùng các thí chủ giũ được quả báo lớn và đủ Chơn Phước Điền. Các nhân giả, Trên thế giới này, các Vua, phụ thần, trưởng giả, cư sĩ, Nam. Nữ họ đều phát tịnh tâm, vì tứ phương Tăng, mà lập đại thí hội, và vô giá đại thí hội,Mừng chùa, mừng Tượng, mừng thí hội, Lo thỉnh Tăng, sắm sữa trai diên, cúng thuốc men, ngọa cụ tốt đẹp,v.vv…Trong các lễ hội đó, Mười Sáu Đại A La Hớn, và các quyến thuộc đều chia nhau ứng xứ hộ trì chứng minh, nhiêu ích cho các hữu tình. Cho đến thời “Đao Binh Kiếp” người còn 10 tuổi, giết nhau tàn tệ Phật pháp diệt vong. Người Châu Nam Thiệm, mạng sống còn mười tuổi.Thời này chùa Tượng không còn người biết, Chỉ biết vào Tháp hướng lên cầu nguyện, phược thọ tăng dần, đến thời kỳ trăm tưổi. Người các châu, chán ngán đao binh biết hồi tâm tu thiện. Mười sáu Đại A La Hớn, và các quyến thuộc trở lại trong loài người, xiển dương chánh pháp vô thượng, độ cho vô lượng người, khiến biết xuất gia, làm cho hữu tình được nhiều lợi ích. Đến lúc các châu, người đời sống tới 6 vạn tuổi. Chánh pháp lưu hành, thế gian lửa sầu bặc dứt. Sau đến thời người thọ bảy vạn tuồi, Vô Thượng Chánh pháp mới chấm hết. Bấy giờ, Mười Sáu Đại A La Hớn, tập hội các quyến thuộc đủ 16 ngàn 9 trăm Tôn Giả, dùng Thần Thông hóa nên các Bảo Tháp Cao Rộng bằng bảy báu lưu ly xà cư, mã não, chân châu. Bảo Tháp sáng ngời, Đức Như Lai Thích Ca Ưng Chánh Đẳng Giác liền hiện vào Tốt Đổ Ba.(5)Chư A La Hớn tạo đủ các loại hương thơm, nhiễu tháp trăm ngàn lần cúng dường Phật Thích Ca Mâu Ni.
Lễ Phật xong rồi, các La Hớn bây lên không trung hướng mặt về Bảo Tháp bạch Phật rằng: Kính lễ Thế Tôn Thích Ca Như Lai, Chúng con vâng lời dạy của Từ Phụ, qua bao ngàn năm hộ trì chánh pháp, cùng với nhơn thiên bảo trì Phật pháp, lợi ích hữu tinh. Nay, pháp tạng đã tận, phụng sự đã mãn, chúng con xin nhập diệt, vào Vô Dư Niết Bàn. Dứt lởi, lửa Tam Muội đốt cháy toàn thân, tiêu tận hài cốt, Các bảo tháp đồng thời cùng lặn vào lòng đất.Các vầng sáng kim luân đều ngừng tắt.
Bấy giờ, ngay lúc hiện tại này Chánh Pháp và Từ Phụ Thích Ca, đối với ba ngàn đại thiên thế giới, không còn xuất hiện. Từ đây cõi Phật trong thế gian liền có 70 ngàn câu chi Độc Giác cùng ra trì thế .Sau đó thời gian, khi thọ mạng con người 8 vạn Tuổi, thìcác thánh Độc Giác đều diệt độ.Đức Phật Di Lặc Thế Tônmới ra đời trong cõi Nam Thiệm Bô Châu (14 triệu năm sau. 4000 năm cõi Trời Đâu Suất). /-Từ Phật Niết Bàn Đinh Tị/ TTL.544. VL 2336).Đến…
*** Thời Phật Di Lặc Trụ Thế :.
*-Cõi đất bấy giờ, bằng thẳng không gai gốc, gồ ghề lồi lõm, hoa tươi, cỏ tốt mịn màng, thơm tho, sạch sẻ lạ lùng, Cát vàng phủ trùm mặt đất, châu báu tràn đây, người người an lạc,Nông gia làm ít ăn nhiều. Ai ai cũng từ tâm, lòng hiền chan chứa, sống thọ bảy tám Vạn tuổi. nghe Phật nói pháp, chứng quả bồ đề. Cõi Phật Di Lặc, Những Người Chứng Đạo trong ba Pháp Hội Long Hoa đều là Đệ Tử của Từ Phụ Thích Ca, ở kiếp thứ chín. Toàn dân hạnh phúc, phước lạc vô biên.Tướng người trang nghiêm khả ái, Không ốm đau bịnh tật, gió hòa mưa thuận, cảnh vật tươi vui.
ĐỨC DI LẶC NHƯ LAI ƯNG CHÁNH ĐẲNG GIÁCPhật đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, hào quang sáng tỏa mười phương, Phật độ chúng sanh qua ba hội Long Hoa, Đức Từ Bi vô lượng vô biên.Cõi nước Nam Thiệm Bộ Châu của Phật trang nghiêm sáng lạng, thơm sạch bằng phẵng, rừng cây xanh tươi, ao hồ trong trẻo. Nhân dân trong cõi nước thọ mạng tám vạn tuổi, đều tu mười điều thiện
-Pháp Hội Long Hoa Thứ Nhứt :Thuyết Pháp, Độ 96 Câu Chi Thanh Văn chúng.
-Pháp Hội Long Hoa Thứ Hai :Thuyết Pháp, Độ 94 Câu Chi Thanh Văn Chúng.
-Pháp Hội Thứ Ba : Thuyết Pháp, Độ 92 Câu ChiThanh Văn Chúng.
Tất cả ba hội, đều độcho hàng Thanh Văn ra khỏi sanh tử chứng đắc Niết Bàn. Ngoài ra, Các Vua chúa, Đại thần, Trưởng giả, Cư sĩ, Nam, Nữ, Quan,dân,Các thí chủ v.v.. đã từng làm Phật Sự, từ thời Đức Chánh Giác Thích Ca Mâu Ni Như Lai, đã cúng dường các món vàng bạc châu báu, hương thơm, ngọc bích, đồng thiếc cây gỗ, đất đá, lập chùa, xây Tháp, sơn vẻ Phật tượng, đúc chuông, hoa quả nhiều hay ít, những các thiện căn đó, cho đến vật cúng nhỏ bằng ngón tay, và tụng các kinh điển Đại Thừa và các kinh trong thời chánh pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni, Đã làm, hay dạy người khác làm, như tụng các kinh : Di Lặc Thượng Sanh, Hạ sanh, Bác Nhã Ba La Mật Kinh, Pháp Hoa Phân Đà Lị Ca kinh, Kim quang minh kinh, Kim cang thủ tạng kinh, Thủ lăng già tam ma địa kinh, Cụ chư oai quang địa kinh, Bảo đài kinh tập chư bồ tát tam ma địa kinh, Chư Phật nhiếp thọ kinh, Tập chư vấn kinh, Na la diên kinh, Liên Hoa thủ kinh, Vô lượng quang chúng kinh, Cao đảnh vương kinh, Hải long ngũ vấn kinh, Phật Hoa Nghiên Kinh, Bảo tụ kinh, Thập Phật danh kinh, A tỳ Đạt Ma tạng, và nhiều kinh điển luật luận Phật pháp khác,(Còn hơn 20 danh kinh). Như vậy trong tất cả pháp tạng, Phật nói, Bồ tát nói, Thanh Văn, Duyên Giác nói, cho đến tứ cú kệ tụng. Mình tụng, dạy người tụng, tự giải nói, hay dạy người khác nói, tất cả các pháp thiện, đã từng tu tập các thiện pháp, do các căn lành đó, Từ Phụ Di Lặc đều nhiếp thọ tế độ .
Kết Tập, Các chủng thiện căn từ Chánh pháp của Thế Tôn Mâu Ni Phật, đến thời Phật Di Lặc đều được nhận thọ diệu Pháp dẫn đến thành tựu quả báo Niết Bàn.
Nam Mô Từ Thị Di Lặc Phật Như Lai Ưng Chánh Đẳng Giác.
Đại A La Hơn Nan Đề Mật Đa La Sở Thuyết Pháp Trụ Ký,
Bài Chú cầu gặp Phật Di Lặc trong đời Vị Lai:
Nam Mô Đương Lai Từ Thị Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật (3)
Nam Mồ Ra Đát Na Đát Ra Dạ Gia, Nam Mồ Phệ Rô Tã Na Tóa Di Nễ. Đát Tha Nga Đa Gia, A Ra Hát Đế Tam Miệu Tam Một Đà Gia, Đát Điệt Tha, Án Muội Đốt Lữ Đát Lị, Muội Đát Ra Phạ Bà Tất Nễ, Muội Đốt Lữ Đát Cót Tra Gia, Tam Ma Ra, Tam Ma Ra, Tóa Cang, Bát Ra Để Nghê Dã, Ta Ra Ta Ra, Vỹ Ta Ra, Vỹ Ta Ra, Mạo Đà Da, Mạo Đà Da, Mạo Đà Nậu Nga Đế, Ma Ha Mạo Địa, Ba Lị Phạ Lị Để, Đa Ma Na Tế Tóa Ha ( trì 7 biến. 105 chữ)
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
(1)-Bát Giải Thoát : Còn gọi là Bát Bối xã.–1,Nội hữu sắc tưởng quán ngoại sắc giải thoát…,-2,Nội vô sắc tưởng quán, ngoại sắc giai thoát…, -3,Tịnh giải thoát thân tác chứng cụ túc trụ…., -4,Không vô biên xứ giái thoát,…--5,Thức vô biên xứ giải thoát, -6,Vô sở hữu xứ giải thoát, -7,phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát, -8,Diệt thọ tưởng đinh thân tác chứng cụ túc trụ.
(2)–Tam Minh: Thiên Nhãn minh, túc mạng minh. Lậu tận minh.
(3) –Lục Thông :Thiên nhãn, Thiên nhĩ, Tha Tâm, Thần Túc, Túc Mạng, Lậu tận thông.
(4) –Tứ Ma:-phiền não, ngũ ấm, tử ma, thiên ma.
(5) –Tốt Đổ Ba:Là, Bảo Tháp.
Dịch xong Ngày 26/7/PL2562(TL5.10.2018).VL4897.Mậu-Tuất.Làm Việc suốt,12g.
Đã thu nhiếp…..
。。。。。金光明经。金刚手藏经。首楞伽摩三摩地经。幻喻三摩地经。大神变三摩地经。集请功德三摩地经。还如来智印三摩地经。具诸威光三摩地经。宝台经集诸菩萨三摩地经。诸佛摄受经。集诸问经。梵王问经善吉问经。勇猛问经。能满问经。海龙五问经。无热恼龙王问经。树幢龙王问经。宝掌问经。宝髻问经。虚空音问经。虚空吼问经。幻纲问经。宝女问经。妙女问经。善臂问经。师子问经。猛授问经。金光女问经。说无尽慧经。说无垢称经。未生怨王经。谛实经。那罗延经。佛花严经。莲华手经。十佛名经。无量光众经。极乐众经。集净华经。大集经。入一切道经。宝幢经。宝聚经。宝箧经。彩画经。高顶王经。如是等大乘经。有百俱胝部。党差别复有乘毗柰耶藏。阿毗达磨藏众多部类。一切皆是菩萨藏摄。复有声闻三藏。谓素怛缆藏。毗奈耶藏。阿毗达磨藏。素怛缆藏。有五阿笈摩。谓长阿笈摩。中阿笈摩。增一阿笈摩。相应阿笈摩。杂类阿笈摩。毗柰耶藏中有苾刍戒经苾刍尼戒经。分别戒本诸蕴差别及增一律。阿毗达磨藏中。有摄六问相应发趣等。众多部类。复有本生鬘赞独觉鬘赞。于如是等正法藏中。或是佛说或菩萨说或声闻说或诸仙说。或诸天说或智者说。能引义利乃至有能。于四句颂。若自诵若教他诵。若自读若教他读。若自持若教他持。若自解说若教他解说。或于法师恭敬供养。或于经卷恭敬供养。谓以种种香花幡盖伎乐灯明而为供养。或于经卷以诸杂彩囊帊缕带而严饰之。由如是等善根力故。至弥勒如来成正觉时善现人身。于彼佛第二会中。以净信心舍离家法。出趣非家。净除须发披着法服既预圣众。随宿愿力便得涅槃。是名第二为法事故种善根者所得果报。
若诸国王及臣庶等。一切施主于今释迦牟尼佛正法中。能为僧事自种善根。或教他种。谓诸苾刍苾刍尼众。或次第请或随缘请。于月一日或月八日或十五日设斋供养。或往寺中若供养佛。若供养众或作给侍。或有供养修静虑者。或有供养诸说法者。或见有人欲于正法学习流布。从师听受不作留难。施其所安无令怯退。或设五年无遮施会。或施四方僧。或施寺舍及坐卧具。或施种磬或施园林。如是等类供养僧众。彼由如是善根力故。至弥勒如来成正觉时善得人身。于彼佛第三会中。以净信心舍离家法出趣非家。净除须发披着法服既预圣众。随宿愿力便得涅槃。是名第三为僧事故种善根者所得果报。
尔时庆友大阿罗汉。为诸大众广说如上事已。以神通力于大众前身升虚空。高七多罗树。示现种种不可思议双神变事。令所观众增进胜道。时彼尊者现神变已。即于空中结跏趺坐。舍诸寿行及诸命行。入无余依般涅槃界。先定愿力火起焚身。于虚空中雨身遗骨。时诸大众悲叹希有。竞收遗骨起窣堵波。以诸香花宝幢幡盖伎乐灯明常为供养。此法住记古昔诸师展转相承诵持不志。为令一切国王大臣长者居士诸施主等。了达因果厌生老病死芭蕉幻焰泡沫之身。修诸胜业于当来世逢事弥勒。解脱烦恼得大涅槃生爱乐故。于佛正法护持建立令久不灭。
大阿罗汉难提蜜多罗所说法住记