Phật Giáo Khắp Thế Giới
Pháp sư Tuyên Hóa,
một Thiền Sư Trung Hoa thời hiện đại
Bài viết của TT Thích Nguyên Tạng
Pháp Sư Tuyên Hóa được xem là nhà truyền bá Phật giáo Trung Hoa thành công nhất trên đất Mỹ ở cuối thế kỷ XX này. Pháp Sư thế danh là Bạch Ngọc Thư, Pháp danh An Từ, tự Độ Luân, Pháp hiệu Tuyên Hóa. Ngài sinh ngày 26/04/1918 (nhằm ngày thứ Sáu, 16 tháng 3 năm Mậu Ngọ) tại làng Kiết Lâm, Mãn Châu thuộc vùng Đông Bắc, Trung Hoa, trong một gia đình có tám người con. Thân phụ là Cụ ông Phú Hải và Mẹ là người họ Hồ. Ngài là người con út trong một gia đình có truyền thống kính tin Tam Bảo. Mẹ của Ngài ăn chay trường và tu theo pháp môn Niệm Phật. Trước khi Ngài chào đời, bà có một giấc mơ kỳ lạ. Một đêm nọ, bà thấy một luồng hào quang của Đức Phật A Di Đà chiếu sáng khắp mọi nơi và làm chấn động đất trời. Giật mình dậy bà ngửi thấy mùi thơm kỳ diệu lan tỏa khắp trong phòng. Không lâu sau đó bà đã hạ sanh Ngài.
Xuất gia và tu học: Vào năm 11 tuổi, trong một lần băng qua một cánh đồng gần ngôi làng, Ngài thấy một tử thi của một đứa trẻ nằm dưới đống rơm. Ngài chưa từng thấy người chết trước đó, nên hỏi Mẹ và mới biết đó là cái chết, là sự hủy hoại của một kiếp người. Trong tâm trí non nớt, bất giác Ngài suy nghĩ có cách nào để thoát khỏi sự chết chăng? Và Ngài được một người quen khuyên rằng: "Chỉ có một con đường duy nhất để thoát chết, là tu tập theo con đường Đạo để giác ngộ bản tâm và biết rõ được bản lai diện mục của mình" (The only way to escape death is to practice the Tao/Way so as to enlighten one's mind and understand one's inner self). Do đó Ngài muốn xuất gia đầu Phật để có thể thực hành được con đường đạo trọn vẹn.
Ngài đến bày tỏ ý nghĩ cao đẹp này với Mẹ và được Mẹ khuyên rằng: "Xuất gia là chuyện tốt, nhưng cũng không phải là chuyện dễ làm. Cần phải có thiện căn, phải có đại nguyện lực, phải phát đại Bồ đề tâm thì mới có thể thành tựu. Nay con phát tâm như vậy, Mẹ hết lòng ủng hộ và điều này cũng khế hợp với giấc mơ của Mẹ năm xưa. Tuy nhiên, nay Mẹ đã già, ngày tháng không còn bao lâu nữa, các anh chị của con đều đã tự lập, con nên ở lại để phụng dưỡng Cha Mẹ tuổi già, khi Cha Mẹ mãn phần rồi, con xuất gia cũng không muộn".
Ngài vâng lời Mẹ và ở lại phụng dưỡng Cha Mẹ. Ngày ngày Ngài theo Mẹ tu pháp môn Niệm Phật và lạy Phật sám hối để tiêu trừ nghiệp chướng. Đến năm Ngài 19 tuổi, Mẹ qua đời, Ngài đến Chùa Tam Duyên đảnh lễ và chính thức xuất gia với Hòa Thượng Thường Trí. Sau đó Ngài trở lại quê nhà để tiếp tục nghiên cứu Kinh điển và tu tập trong một Thiền thất nhỏ bên cạnh ngôi mộ của Mẹ trong ba năm, để tỏ lòng hiếu đạo. Trong suốt thời gian này, Ngài tinh tấn tọa thiền, tụng kinh và lạy sám hối. Ngài chỉ ăn mỗi ngày một bữa và có lúc nhập định ba ngày liên tục, có khi đến một tuần lễ mới xả thiền. Rồi một đêm nọ, người dân trong làng hoảng hốt thấy Thiền thất của Ngài bỗng phát hỏa. Hàng trăm người xách nước chạy đến để chữa cháy. Tuy nhiên khi tới nơi họ thấy Thiền thất của Ngài vẫn tĩnh mịch lặng yên và Ngài vẫn an nhiên trong thiền định.
Năm 1947, sau đệ nhị thế chiến (1940-1945), Pháp Sư bắt đầu chuyến vân du hoằng hóa. Cuối cùng, trải qua hơn ba ngàn dặm, Ngài đến chùa Hoa Nam để bái kiến Thiền sư Hư Vân (Hsu Yun/Empty Clound), lúc ấy Thiền sư Hư Vân đã 109 tuổi. Thiền sư Hư Vân vừa nhìn thấy Ngài thì liền nhận ra hoa trái tu tập của Ngài trong thời gian qua. Thiền sư Hư Vân nói: "Như thị, như thị", và Ngài cũng đáp lại: "Như thị, như thị" (Thus it is). Thiền sư Hư Vân liền ấn chứng sở đắc của Ngài và Ngài chính thức trở thành Tổ thứ 9 của Thiền phái Quy Ngưỡng (Wei Yang Sect) và là vị Tổ thứ 49 của Thiền tông Ấn-Hoa.
Đạo nghiệp của Pháp Sư Tuyên Hóa:
- Tại Hồng Kông: Mùa Hè năm 1949 cuộc cách mạng trong nước bùng nổ, Ngài đến tị nạn tại Hồng Kông. Đến nơi không có một đồng xu dính túi, Ngài đi thẳng đến một sơn động và ngồi kiết già nhập định trong hai tuần lễ. Lúc bấy giờ đoàn người tị nạn từ Hoa Lục kéo sang Hồng Kông ngày càng đông. Ngài phải rời hang động và tạo ngân quỹ để cứu giúp người dân. Hồng Kông là mảnh đất của Gia Tô giáo từ năm 1842 khi đế quốc Anh xâm chiếm xứ này. Do đó mọi việc Phật pháp phải làm lại từ đầu. Trong 12 năm hoằng pháp tại Hồng Kông, Ngài đã xây dựng chùa Tây Lạc Viên, Chùa Từ Hưng Thiền và một giảng đường, Ngài đã tổ chức in ấn lại một số kinh sách và thuyết pháp giảng kinh cho quần chúng. Đặc biệt là Ngài cho xuất bản tờ báo Tâm Pháp (Mind Dharma) để phổ biến giáo lý. Các bộ Kinh được Ngài thuyết tại Hồng Kông gồm có Kinh Hoa Nghiêm (Shurangama Sutra), Kinh Địa Tạng (Earth Store Sutra), Kinh Kim Cang (Vajra Sutra) và Kinh A Di Đà (Amitabha Sutra) ... Chính nhờ các pháp hội này mà PG đã nhanh chóng lan tỏa và phát triển mạnh ở Hồng Kông trong một thời gian ngắn.
Trong thời gian 10 năm lưu trú tại đây, Pháp Sư cũng tổ chức các chuyến đi hoằng pháp ở các nước Thái Lan và Miến Điện để thuyết giảng, tìm hiểu và nghiên cứu PG Nam Tông. Ngài mong muốn qua Ngài sẽ thiết lập thành một khối thống nhất mạnh mẽ giữa hai truyền thống
- Tại Úc châu: Năm 1959, Ngài nhận được tin Thiền sư Hư Vân viên tịch ở Trung Hoa, thọ thế 120 tuổi, Ngài giã từ Hồng Kông và đến hoằng pháp tại Úc châu. Tại đây Ngài được mời dạy Hoa ngữ tại một đại học ở
Năm 1961, Ngài được Hội Phật giáo tại tiểu bang
- Tại Mỹ châu: Tại San Francisco, Ngài sống và tu tập trong một căn hộ nhỏ ở khu có đông người Hoa. Tại đây Ngài ẩn nhẫn tu tập thiền định, chờ đợi cơ duyên thuận lợi để ra hoằng pháp. Lúc bấy giờ Ngài tự gọi mình là Nhà Sư trong phần mộ (Mộ Trung Tăng/The Monk in the Grave).Thời gian đầu Ngài chỉ được biết đến trong cộng đồng người Hoa, nhưng lần lần giảng đường của Ngài có nhiều người Mỹ khác đến nghe pháp, đặc biệt nhiều sinh viên người Hoa và Mỹ cũng đến nghe pháp. Trong dịp này Pháp sư Tuyên Hóa đã tuyên bố với tín đồ về mục đích chính của Ngài có mặt ở Mỹ là: "Đem giáo lý Phật đà qua phương Tây và thành lập ở đây một cộng đồng Tăng Già chánh truyền; tổ chức và hỗ trợ công tác phiên dịch toàn bộ Kinh điển Phật giáo sang tiếng Anh và nhiều thứ tiếng khác; quảng bá một nền giáo dục hướng thiện qua việc thành lập các trường tiểu, trung và đại học Phật giáo".
Năm 1968, Ngài mở một giảng đường để thuyết pháp tại lầu 4 của chung cư Waverly, nơi đây từng là một ngôi đền của đạo Lão và Ngài bắt đầu thuyết giảng Kinh Lăng Nghiêm (Suramgama Sutra/ Flower Adornment), pháp hội này kéo dài đến 96 ngày. Sau pháp hội này Ngài tuyên bố rằng: "Năm nay hoa Chánh pháp sẽ nở rộ trên đất Mỹ, một hoa năm cánh" (This year the Dharma flower will bloom in
Mùa Đông năm 1969, Ngài cho trùng tu lại ngôi giảng đường và đặt tên là Tu viện Kim Sơn (Gold Mountain Monaster). Kim Sơn là danh hiệu của một ngôi chùa ở Trung Hoa và sinh hoạt tại đây đều theo quy củ thiền môn truyền thống của PG Trung Hoa. Và cũng trong năm này, Ngài thành lập Viện Dịch Kinh (The Buddhist Text Translation Society), một tổ chức chuyên trách việc phiên dịch và in ấn Kinh điển và đã xuất bản trên 200 dịch phẩm, trong đó phần lớn được dịch sang tiếng Anh, tiếng Việt và tiếng Tây Ban Nha.
Vào ngày 7 tháng 7 năm 1972, Ngài mở Đại giới đàn để truyền giới cho hơn 200 Tăng Ni ở Mỹ và các nước lân cận về thọ giới trong dịp này, đặc biệt trong đó có năm vị Tăng sĩ người Mỹ, đây là lễ truyền trao giới pháp đầu tiên trên đất Mỹ, Giới đàn kéo dài 108 ngày. Theo Mahavamsa (bộ đại sử của Tích Lan), Vua Mahanama cho rằng "Phật giáo không thật sự cắm rễ trên một đất nước cho tới khi nào một người dân của xứ sở ấy được thọ giới ngay trên quê hương của mình" (Buddhism could not truly be said to have taken root in a country until a native-born son could be ordained in his native land). Điều kiện này hôm nay nước Mỹ đã hội đủ.
Năm 1974, Pháp Sư đã mua lại một bệnh viện ở
Kỳ thật nơi này là một bệnh viện do chính quyền tiểu bang
Toàn khu bệnh viện có đủ chỗ cho hơn 20.000 người cư trú (The entire complex could accomodate over 20,000 residents). Vào giữa năm 1970, tiểu bang
Sau khi mua lại bệnh viện này, Pháp sư Tuyên Hóa đã tái tạo thành VPTT. Nhằm giải quyết nạn khan hiếm nước, Ngài đã dùng tuệ nhãn để xác định vị trí mạch nước ngầm, và công việc này đã thành công. Đây là một sự kiện bất khả tư nghì, và cho đến hôm nay, mỗi khi nhắc lại sự kiện này mọi người đều thấy vui, xúc động pha lẫn hào hứng.
Vạn Phật Thánh Thành (City of Ten Thousand Buddhas).
Vạn Phật Thánh Thành là nơi hội tụ của những người có đạo đức, trí tuệ chân chính. Tại đây tuyệt đối không có sự phân biệt, chia rẽ, Nam-Bắc tông đều thông giao, văn hóa Đông Tây đều hòa hợp, nhân sĩ trên thế giới xem đây là một cõi để quay về của tự tâm. Pháp sư Tuyên Hóa đã khẳng định rằng "VPTT không phải là một cơ sở của tư nhân, nó thuộc quyền sở hữu của tất cả Phật tử trên thế giới, kể cả tín đồ của mọi tôn giáo khác".
Tại Vạn Phật Thánh Thành, Pháp sư Tuyên Hóa chủ trương phục hồi giới luật như thời Phật còn tại thế như Tăng Ni phải đắp Giới Y để gìn giữ oai nghi tế hạnh và chư Tăng Ni thọ trai mỗi ngày một lần, không nên ăn sau giờ ngọ. Tự thân Pháp Sư thực hành trong suốt đời Ngài và khuyến giáo chúng đệ tử nghiêm trì các hạnh này. Pháp Sư khích lệ các đệ tử nên ngồi thiền mà không nằm vào ban đêm. Đời sống tu học tại VPTH được áp dụng cả năm Tông phái lớn của PG Trung Hoa, đó là Luật tông (Vinaya/Disciple), hành giả thọ trì 250 giới dành cho Tỳ kheo và 348 giới dành cho Tỳ kheo ni, 5 giới dành cho Phật tử tại gia; Thiên Thai tông (T'ien T'ai ), chuyên chú đến việc học kinh và tụng Kinh; Mật tông (Esoteric), thọ trì thần chú và các môn Đà ra ni; Tịnh độ tông (Pureland), tụng kinh và niệm danh hiệu Phật A Di Đà (Namo-om-i-t'o-fa) và Thiền tông (Ch'an/Zen) bao gồm tọa thiền và tham công án (Kung-an).
Đặc biệt, Pháp sư Tuyên Hóa khuyên dạy các đệ tử phải tinh tấn thọ trì sáu nguyên tắc sống (lục đại tông chỉ) mà chính nó đã giúp cho Ngài thành tựu được đạo nghiệp, đó là: Không tranh, Không tham, Không mong cầu, Không ích-kỷ, Không tự lợi và Không nói dối. (Six great principles: do not fight, do not be greedy, do not seek, do not be selfish, do not pursue personal advantage, and do not lie-bringing benefit to the multitudes). Và Ngài đã làm bài kệ nói lên quyết tâm tu tập của mình cũng như khuyến giáo tứ chúng tại VPTT: “Dù rét chết, không phan duyên; dù đói chết, không van nài; dù nghèo chết, không cầu cạnh. Tùy duyên, không đổi; không đổi, tùy duyên; ba Tông Chỉ ấy, ta phải giữ gìn. Xả thân vì Phật sự,
Tạo mạng vì bổn sự, Chánh mạng vì Tăng sự. Hiểu sự, rõ lý; rõ lý, hiểu sự”.
Lời kết: Pháp sư Tuyên Hóa cũng nổi danh về đức khiêm cung vô ngã và lòng từ bi vô biên đối với chúng sanh. Ngài chuyên hành trì 2 pháp tu khắc kỷ là ngủ ngồi và ăn ngọ. Ngài hành đạo không biết mệt mỏi cho đến suốt đời. Ngài đã viên tịch vào ngày mùng 10 tháng 5 năm Ất Hợi (7/6/1995) tại VPTT,
Tham khảo theo các tài liệu:
- John Snelling, The Buddhist Handbook, the complete guide to Buddhist Schools, Teachings, Practice, and History, Inner Traditions, Rochester, Vermont, 1998.
- Rick Fields, How the Swans came to the lake, A Narrative History of Buddhism in
- Paul Croucher, A History of Buddhism in
Kinh Hoa Nghiêm (trọn bộ 25 tập)
HT Thích Tuyên Hóa giảng
Hán dịch: Sa Môn Thật Xoa Nan Đà
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Minh Định dịch
***
Trở về Mục Lục Sách Phật Giáo Khắp Thế Giới
http://quangduc.com/p157a6211/phat-giao-khap-the-gioi-sach
---o0o---
Kỹ thuật vi tính:Hải Hạnh, Đàm Thanh,
Diệu Nga, Tâm Chánh, Nguyên Tâm
Trình bày: Nhị Tường
****
***
do TT Thích Nguyên Tạng biên soạn từ năm 1990
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp Môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành
Nam Mô A Di Đà Phật