Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Pomyong: Cách Cắm Hoa Dành Cho Người Cư sĩ Đại Hàn

26/01/201204:17(Xem: 7304)
03. Pomyong: Cách Cắm Hoa Dành Cho Người Cư sĩ Đại Hàn

PHẬT GIÁO & NỮ GIỚI

NỮ GIỚI & PHẬT GIÁO
(Truyền Thống, Cải Cách, Phục Hồi)
Biên soạn: Ellison Banks Findly
Chuyển ngữ: Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam

Phần III
CẢI CÁCH XÃ HỘI VÀ CHÍNH TRỊ


POMYONG: Cách Cắm Hoa Dành Cho Người Cư sĩ Đại Hàn
Martine Batchelor chuyển ngữ tiếng Anh

Pomyong sống ở một Ni viện tại Seoul, nơi bà tu thiền và dạy cách cắm hoa.

*

Lúc năm tuổi, tôi được mang đến ni viện này. Lúc đó tôi bệnh rất nặng, gia đình sợ là tôi không sống nổi. Họ tin rằng chỉ có việc gửi tôi lên chùa mới mong cứu được tôi. Thật vậy, tôi đã lành bệnh và đã sống tại đây như một nữ tu sĩ suốt ba mươi hai năm nay. Tôi đã chọn ở lại chùa sau khi lành bệnh vì tôi cảm thấy rất thích đời sống nơi ni viện này. Tôi không ân hận gì về sự chọn lựa đó, và nguyện suốt đời làm người tu. Tôi bắt đầu việc cắm hoa năm 1988 khi thế vận hội Olympics đang được phát động, và chúng tôi được yêu cầu chỉ bày cho khách phương Tây cách cắm hoa theo phương cách của Phật giáo. Năm đó chúng tôi bắt đầu lập hội, và đã hoạt động suôn sẻ từ bấy đến nay. Giờ hàng năm đều có triển lãm cắm hoa do chư ni đảm nhiệm vào ngày Phật đản.

Trong thiền viện này, cũng có không gian dành riêng cho các hoạt động văn hóa. Mỗi thứ sáu, các nữ cư sĩ đến thực hành cắm hoa với tôi. Vì có chút năng khiếu trong việc này, tôi muốn chia sẻ khả năng đó với các cư sĩ đến chùa. Qua việc dạy họ cắm hoa, tôi hy vọng là cũng có thể truyền tải giáo pháp cho họ. Nhiều người thuộc các tôn giáo khác đôi khi cũng tham gia với chúng tôi. Lúc đầu, tôi không nói về Phật giáo. Dần dần, trong khi thực hành cắm hoa, khi thuận tiện, tôi đem giáo lý của đức Phật vào một cách tự nhiên.

Tôi rất thích hoa. Tôi biết cách cắm hoa nhờ luôn dâng hoa cúng Phật. Có sáu hình thức cúng dường cho đức Phật, và hoa là một trong sáu cách đó. Nghệ thuật tâm linh này đã bị mai một khi Phật giáo bị những người theo Nho giáo đàn áp trong suốt năm trăm năm. Tôi muốn làm sống dậy nghệ thuật tâm linh này cho Phật giáo vì người ta có thể được lợi ích nếu được học một cách nghiêm chỉnh. Nghệ thuật cắm hoa không phải chỉ là cắm hoa vào bình. Khi cắm hoa tôi thiền, và tâm tôi trở nên rất yên tĩnh khi tôi gác bỏ mọi chuyện. Vì dầu là một nữ tu sĩ, tôi cũng có những khó khăn của riêng mình. Khi cắm hoa, những gì mà tôi chứng kiến, những gì mà tôi thu thập, tất cả những nỗi bất an trong lòng tôi, tất cả đều biến mất. Đối với tôi, điều này cũng giống như thiền định.

Lúc bắt đầu lớp học, chúng tôi tụng kinh Phật, thề nguyện nương trú tam bảo (Phật, Pháp, Tăng), và đọc Tâm kinh [Heart Sutra - một bản kinh Đại thừa ngắn về tánh Không]. Sau đó im lặng ngồi thiền trong năm phút. Tôi nói với các học viên rằng tâm trí của họ cũng cần tươi đẹp như hoa. Tuy nhiên, điều đó không thể có được vì chúng ta sống trong vô minh và những nỗi ám ảnh u ám. Tôi khuyến khích họ nên tiếp xúc với con cái, thân bằng với tâm cao quý, và tươi đẹp như hoa. Tôi cố gắng giảng về đức Phật và giáo lý của Ngài bằng những ẩn dụ, biểu tượng về hoa. Đó là một cách giáo dục toàn vẹn: từ cách cắm hoa đúng cách, đến cách gìn giữ thân tâm. Họ phải giữ tư thế phù hợp khi cắm hoa. Lưng phải thẳng. Tâm phải trong sáng, tỉnh thức, không chỉ trong lớp học mà cả trong đời sống hằng ngày. Khi tôi nói họ phải sống có trí tuệ, tôi hàm ý là họ phải sống một cách khôn ngoan. Bất cứ khi nào phải đối mặt với những hoàn cảnh khó khăn, họ phải cố gắng giải quyết chúng một cách khôn ngoan.

Các nữ cư sĩ đến học thường đã lập gia đình. Trong cuộc sống gia đình, họ gặp phải bao điều khó khăn - với chồng con, gia đình, mẹ chồng. Ngày nay, cuộc sống gia đình thường rất phức tạp, và điều này thường khiến người ta rất đau khổ. Tôi khuyên họ nên giải quyết các vấn đề này một cách khôn ngoan. Đôi khi họ chia sẻ với tôi những nỗi khổ đau to lớn mà họ không biết làm cách nào để giải quyết hay để chịu đựng, nên sau mỗi buổi học tôi thường có những buổi gặp riêng để tư vấn họ. Đức Phật ngự trên toà sen cao ngất, nhưng chư ni chúng tôi là chúng sanh, và người ta có thể chia sẻ với chúng tôi tất cả những gì trong tâm họ. Bằng cách chia sẻ với tôi về những vấn đề của họ, họ cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn.

Các nữ cư sĩ này thường ở tuổi trung niên, hơn bốn mươi. Họ ở một bước ngoặt của cuộc đời. Họ tự hỏi về ý nghĩa cuộc đời mình. Họ đã lập gia đình từ lúc hai mươi, ba mươi tuổi, giờ họ bốn mươi, năm mươi, con cái đã lớn, đã tự lập. Hai mươi năm qua họ bận rộn chăm sóc con cái, lo lắng cho chồng. Giờ đã trọng tuổi, họ bắt đầu tự hỏi những điều như: “Tôi đã làm gì suốt những năm tháng qua?”, “Ý nghĩa cuộc đời tôi là gì?” Những năm tháng qua, họ không thể sống theo ý mình muốn. Nghe ở chùa có lớp cắm hoa, họ đã đến, coi như là một phần thưởng nhỏ cho bản thân. Từ lúc đó trở đi họ có thể chăm lo cho bản thân nhiều hơn.

Dầu họ đã nhiều năm đến chùa, lắng nghe Phật pháp, nhưng họ chưa từng hành thiền. Những gì chư ni giảng về thiền và cuộc sống chưa thực sự thấm sâu vào họ. Nhưng qua việc học cắm hoa, họ có thể tương quan với tôi tốt hơn, bắt đầu quán chiếu và cố gắng hành thiền. Nhiều người chia sẻ với tôi là tâm của họ được bình an và tĩnh lặng hơn như thế nào kể từ khi họ đến đây.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 3777)
Đã tạo được nhiều phước báu trong quá khứ, vào thời của Đức Phật Siddhattha Gotama, Bậc Tôn Sư Toàn Giác Tối Thượng, nàng Subha tái sanh vào gia đình của một vị bà la môn khả kính tại Rajagaha (Vương Xá, ngày nay là Rajgir, Ấn Độ). Nàng có sắc đẹp tuyệt trần, trong toàn thể thân nàng chỗ nào cũng dễ mến, vì lẽ ấy có tên là Subha. Khi Đức Bổn Sư ngự tại Rajagaha cô đặt niềm tin (saddha) vững chắc nơi Ngài và trở thành một nữ thiện tín.
08/04/2013(Xem: 3070)
Điều tốt đẹp mà người mẹ, người cha, hay bất luận thân bằng quyến thuộc nào có thể làm, một cái tâm hướng thiện có thể, và nâng ta lên đến mức cao quý (2). Lời dạy này được Đức Phật ban truyền trong khi Ngài ngự tại Tịnh Xá Jetavana (Kỳ Viên), trong thành Savatthi, chuyện liên quan đến một ông quan giữ kho. Câu chuyện bắt đầu tại thị trấn Soreyya và kết thúc tại Savatthi.
08/04/2013(Xem: 3692)
Vào lúc hoàng hôn, vầng thái dương dần dần đắm chìm xuống chân trời ở Phương Tây. Ánh sáng của mặt trăng rằm từ từ ló dạng ở Phương Đông. Ngày đã chấm dứt, và màn đêm bắt đầu phủ xuống. Vào lúc bấy giờ vị đạo sĩ ẩn dật tên Upagupta, đệ tử của Đức Phật, rời xa liêu cốc của mình, an nghỉ bên cạnh một con đường đầy cát bụi, dưới vòm trời mịt mờ u tịch, gần vách thành của thị trấn Mathura, Ấn Độ
08/04/2013(Xem: 3536)
Ngày nay, người phụ nữ chiếm tỷ lệ khá cao trong dân số nước ta, cũng như trên thế giới. Chẳng những đông về số lượng, người phụ nữ còn giữ nhiều vai trò quan trọng trong cộng đồng quốc gia hoặc quốc tế. Có thể nói song song với nhịp tiến hóa của nhân loại, người phụ nữ ngày nay đã thăng hoa tri thức và tài năng trong nhiều lãnh vực khác nhau.
08/04/2013(Xem: 3264)
Phật giáo được du nhập vào Hàn Quốc đến nay hơn 1.600 năm, nhưng lịch sử của Phật giáo Hàn Quốc lại không có nhiều ghi nhận về hoạt động của Ni giới. Thật ra ở Hàn Quốc, Ni giới đã có công lớn trong việc truyền bá Phật pháp ở những giai đoạn đầu của lịch sử. Qua các thời đại Tam kinh (37 trước Tây lịch - 668 sau Tây lịch), Silla Thống nhất (668-935), Goryeo (còn gọi Goh Ryur hoặc Koryo, 918-1392), Joreon (còn gọi Joh Surn hoặc Choson 1392-1910) và thời hiện đại ngày nay, Phật giáo tiếp tục được duy trì và phát triển. Tùy địa phương khác nhau mà vị trí, vai trò và sự biểu hiện của Ni giới trong Phật giáo cũng đa dạng tùy duyên.
08/04/2013(Xem: 3378)
Giới học giả đã bỏ ra không ít thời gian và giấy mực để bàn về chuyện bình đẳng hay không bình đẳng giữa Tăng và Ni với những giới luật chênh lệch từ thời đức Phật. Nhận thấy đây là vấn đề hay nên tôi cũng thường lưu tâm khi có những ý kiến mới ...
08/04/2013(Xem: 3804)
Khi Đức Phật Siddhattha Gotarna (Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm) thị hiện ở Ấn Độ cách nay hơn 2,500 năm về trước, người phụ nữ có một địa vị rất thấp kém và đê hèn trong xã hội Ấn Độ. Vào thời bấy giờ, trong phần còn lại của thế giới văn minh, trải dài từ Trung Hoa đến Hy Lạp, vị trí của người phụ nữ vẫn khiêm nhường và hạ cấp. Ngày nay, cùng khắp nơi ai ai cũng nhìn nhận rằng Đức Phật là người đã sáng lập một tôn giáo được truyền bá sâu rộng trên thế gian, phổ cập đến những hang cùng hóc hẻm của quả địa cầu, đã ban truyền một triết lý huy hoàng và vĩ đại nhất trong lịch sử tư tưởng loài người.
08/04/2013(Xem: 4860)
Ngôi tự viện nằm phía Đông thành Savatthi là do bà Visakha, vị nữ thí chủ nhiệt thành của Đức Phật, dâng cúng. Bà được Đức Phật ngợi khen là đứng hàng đầu các bà tín nữ. Nhưng hơn nữa, câu chuyện sau đây của bà Visakha và những lời dạy bảo của ông cha bà cho thấy rằng vào thời bấy giờ người ta đối xử rất nghiêm khắc đối với hàng phụ nữ. Mặc dầu thái độ gắt gao đối với nữ giới và mặc dầu cuộc sống của người phụ nữ có rất nhiều giới hạn, nhờ đức tin dũng mãnh nơi Giáo Huấn của Đức Phật, bà Visakha đã có khả năng vượt lên trên những giới hạn ấy.
08/04/2013(Xem: 7363)
Khi đất trời vạn vật được hình thành và con người được xuất hiện trên quả đất nầy, thì giới tính đã được phân chia rõ ràng: Đó là người nam hay người nữ. Từ những thuở xa xưa vai trò và vị trí của người nữ đã sánh vai cùng nam giới trong mọi lãnh vực của cuộc sống và từ đó cộng đồng xã hội đã được hình thành, trật tự xã hội được ổn định và con người càng ngày càng tiến xa hơn ở những lãnh vực khác nhau như văn hóa, chánh trị, giáo dục, v.v…
08/04/2013(Xem: 15901)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567