Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

24/03/201102:03(Xem: 5087)
13. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

TAM BẢO VĂN CHƯƠNG
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

II. CÁC THỂ THƠ

THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM

1.
Giàu chểnh chện, khó lơi thơi,
Vận chuyển lưu thông há của ai.
Vũng nọ ghê khi làm bãi cát,
Chồi kia có thuở lọt hòn thai.

Khôn ngoan mới biết thăng rồi giáng;
Dại dột nào hay tiểu có đài.
Đã khuất bao nhiêu thì lại tủi,
Đạo trời lồng lộng chẳng hề sai.
2.
Giàu ba bữa, khó hai niêu,
Yên phận thì hơn hết mọi điều.
Khát uống trà mai hơi ngọt ngọt,
Sốt kề hiên nguyệt gió hiu hiu.

Giang sơn tám bức là tranh vẽ,
Hoa cỏ bốn mùa ấy gấm thêu.
Thong thả hôm, khuya nằm, sớm thức,
Muôn vàn đã đội đức trời Nghiêu.
3.
Giàu sang người trọng, khó ai nhìn,
Mấy dạ yêu vì kẻ lỡ làng.
Thuở khó dẫu chào, chào cũng lảng.
Khi giàu chẳng hỏi, hỏi thì quen.

Quen hiềm dan díu đều làm bạn,
Lảng kẻo lân la nỗi bạ men.
Đạo nọ, nghĩa này trăm tiếng,
Nghe lui thinh thỉnh lại đồng tiền.
4.
Thấy dặm thanh vân bước ngại chen,
Được nhàn ta xá dưỡng thân nhàn.
Ba gian am quán lòng hằng mến,
Đòi chốn san hà mặt đã quen.

Thanh vắng thú quê giàu bao nã,
Dữ lành miệng thế mặc chê khen.
Mai kia chửa dễ thu nên muộn,
Xuân nọ tin hoa cũng mấy phen.
5.
Tháng mãn đã qua, ngày đã rồi,
Hãy yên thửa phận mới nên vui.
Bóng hoa lay động am chư Phật,
Măng trúc còn tươi bếp mới sôi.

Náo nhiệt công danh nhiều thỏa chí,
Thư nhàn sơn dã mới hay mùi.
Làm người chớ thấy tài mà cậy,
Có nhuệ bao nhiêu lại có đồi.
6.
Được thua thấy đã ít nhiều phen,
Để rẻ công danh đổi lấy nhàn.
Am Bạch Vân rồi nhàn hứng,
Dặm hồng trần vắng ngại chen.

Ngày chầy họp mặt hoa là khách,
Đêm vắng hay lòng nguyệt ấy đèn.
Chớ chớ thờ ơ, nhìn mới biết,
Đỏ thì son đỏ, mực thì đen.
7.
Chửa dễ ai là Phật Thích Ca,
Mọi niềm nhân ngã nhẫn thì qua.
Lòng vô sự trăng in nước,
Của thảng lai gió thổi hoa.

Kìa khách xuân xanh khi trẻ,
Mấy người đầu bạc tuổi già.
Thanh nhàn ấy ắt là tiên khách,
Được thú ta đà có thú ta.
8.
Giàu, khó đành hay chỉn phận mình,
Mấy đường gai góc biếng đua tranh.
Cơm ăn chẳng quản mùi xa, bạc,
Áo mặc nề chi tấm rách, lành.

Đạp gối mong nhiều người ẩn dật,
Bận lòng lại tưởng cái công danh.
Cho nên nấn ná trong lều cỏ,
Nhân mát ngồi xem thuở thái bình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/08/2012(Xem: 14057)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
05/06/2012(Xem: 28209)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
31/05/2012(Xem: 5738)
Chính Đức Phật đã quy chuẩn cách dùng ngôn ngữ hay tiếng nói địa phương trong việc truyền đạt giáo lý... Thích Nhuận Châu dịch
18/04/2012(Xem: 4871)
Tối nay tôi được yêu cầu để nó về sự phân biệt Phật Pháp, giáo lý của Đức Phật, với văn hóa Á châu hay văn hóa Tây Tạng. Đây là một câu hỏi rất quan trọng, một cách đặc biệt nếu chúng ta đang hoạt động để làm lợi ích cho người khác. Thí dụ, chính chúng ta có thể bị quyến rũ với văn hóa Tây Tạng hay Á châu một cách tổng quát và thích như thế; nhưng nếu chúng ta muốn hổ trợ người khác và dạy họ về giáo lý nhà Phật, thì nó có lợi lạc cho họ không? Tôi nghĩ đấy thật sự là vấn đề, có phải không? Và giống như chúng ta có thể có và có thể không thích những khía cạnh của văn hóa Tây Tạng, tương tự họ sẽ là những người mà chúng ta cố gắng để giúp đở mà cũng có thể thích hay không thích? Do thế chúng ta cần uyển chuyển trong dạng thức của việc hành động với người khác, hổ trợ người khác. Quý vị có khuyến khích họ đốt đèn bơ hay treo những lá cờ cầu nguyện, những loại như thế ấy không, hay có phải có điều gì đó sẽ làm cho họ quay lưng với Phật Giáo, được dập tắt không? Do vậy có hai sự cân nhắc
04/03/2012(Xem: 46082)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
17/02/2012(Xem: 3536)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
24/01/2012(Xem: 11854)
Vănhọc Phật giáo nói chung, văn học Phật giáo Việt Nam nói riêng dứt khoát phải thể hiện giáo lý nhà Phật, mà cụ thể là thểhiện vấn đề về bản thể luận, về giải thoát luận và những con đường tu chứng. Để biểu lộ nội dung trên, văn học Phật giáo phải có một nghệ thuật tương xứng. Ở bài viết này sẽ đề cậpmấy nét đặc sắc về nghệ thuật của văn học Phật giáo. Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần đểminh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
13/01/2012(Xem: 9209)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, sau khi nhận lễ phẩmcúng dường, chư Tăng thường chúc phúc cho Phật tử bằng bốn pháp: sống lâu,sắc đẹp, an vui và sức mạnh(1). Theo cách hiểu truyền thống thì sốnglâulà sự đạt thành Tứ thần túc; sắc đẹplà sự nghiêm trì giớiluật; an vuilà thành tựu Tứ thiềnvà sức mạnhlàthành tựu Ngũ lực... Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
19/11/2011(Xem: 3383)
Nietzsche Và Đạo Phật
03/10/2011(Xem: 7900)
Tại sao ông quá quan tâm? [cười] Không, một cách nghiêm chỉnh, tôi cảm thấy rằng người Hoa Kỳ quan tâm bởi vì họ cởi mở. Họ có một nền giáo dục đã dạy họ tìm kiếm cho chính họ tại sao mọi thứ là như thế, trong một cung cách như thế. Những người cởi mở có khuynh hướng quan tâm đến Đạo Phật bởi vì Đức Phật khuyến khích họ khảo sát mọi vật - Ngài không chỉ ra lệnh họ tin tưởng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567