Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III. Các thể văn biền ngẫu

24/03/201102:03(Xem: 4784)
III. Các thể văn biền ngẫu

TAM BẢO VĂN CHƯƠNG
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

III. CÁC THỂ VĂN BIỀN NGẪU

(biền văn dụng niêm, biền văn dụng vận)

VĂN TẾ ÂM HỒN Ở KONTUM


Bài này đọc trong lễ chẩn tế
khi khánh thành chùa Sắc Tứ Báo Ân,
không rõ của ai.
Hỡi ôi!
Số kiếp dở dang,
Căn duyên trắc trở.
Đìu hiu gió thổi,
nắm xương vàng lắm nỗi đắng cay;
Nghi ngút hương bay,
lễ đạm bạc mấy lời than thở!!
Các vong xưa:
Trú ngụ Kon Tum,
Vốn người dưới chợ.
Từng nghĩ đó ruộng nhiều đất tốt,
băng non xanh mong lúa lẫm, tiền kho;
Nào ngờ đâu nước độc ma thiêng,
xông đất đỏ vốn dễ ăn khó ở!
Trước những tưởng xa quê ngại cảnh,
ít người càng đùm bọc lấy nhau;
Sau chẳng dè rừng rậm non sâu,
nhiều bệnh ngặt vướng mang khó gỡ!
Cũng có kẻ áo ràng xiêm buộc,
mong đền bồi nợ nước ơn vua;
Cũng có người quần vận yếm mang,
lo toan tính của chồng công vợ.
Cũng có kẻ theo đường thương mại,
phải đeo mang buôn Mọi, bán Lèo;
Cũng có người kiếm kế sanh nhai,
lên lăn lóc làm thầy, làm thợ.
Cũng có kẻ thiên phương bách kế,
nghịch đạo nhà trốn tránh ẩn thân;
Cũng có người một lỗi hai lầm,
trái luật nước đọa đày cấm cố.
Nhớ đến kẻ tay bùn chân lấm,
sống không nhà, thác lại không mồ;
Nghĩ lại mình máu đỏ đầu đen,
nín cũng hổ, nói ra cũng hổ!
Phạm hai chú bước cao, bước thấp,
gánh ra đi, biếng nổi chân đi;
Chiếu nửa manh thiếu trước thiếu sau,
quăng xuống lỗ, ra ngoài miệng lỗ.
Tủi cho kẻ mới đi mới chạy,
kiếp ba sanh ước cũng trăm năm;
Thương cho ai đạn lạc tên bay,
bỗng một phút ra người thiên cổ!
Thảm những lúc trăng mờ bóng xế,
gội nắng mưa lạc nấm xiêu mồ;
Thương mấy khi thỏ lặn ác tà,
ai nhang khói ngày đơm tháng giỗ!
Âm thầm tủi đất không che xác,
nghiêng ngửa kìa xương cốt còn phơi;
Ngậm ngùi thương cây chẳng tránh mồ,
lăn lóc đó thi hài bộc lộ!
Thảm cho kẻ bỏ thì thương, vương thì nặng,
non thề biển hẹn, mối chung tình
đành để lại giang san;
Tủi cho ai nằm bên lạnh, tránh bên khô,
mang nặng đẻ đau, nắm gan ruột
cũng liều cùng thủy thổ!
Thấy nay được lầu son gác tía,
xe qua ngựa lại, việc làm ăn
trăm sự dễ dàng;
Nhớ xưa còn nước biếc non xanh,
vượn hú chim kêu, công khai phá
ngàn điều cực khổ.
Ôi thôi nay!
Hàng xứ chăm nom, nước nhà chiếu cố.
Trong rừng rú, kẻ có công, người có của,
phát bờ, phát bụi, khi khói hương
rằm lớn vía to;
Giữa thành không, giàu làm kép, hẹp làm đơn,
lập miễu, lập chùa, khi thăm viếng
Thanh Minh tảo mộ.
Xin nhớ chữ tử sanh hữu mạng,
sống thác đều máy tạo vần xoay;
Chớ quên câu họa phước vô môn,
vinh nhục cũng cơ trời định số.
Kiếp gió bụi ba sanh vốn nợ,
đừng nghĩ chi núi thảm rừng sầu;
Chí anh hùng bốn biển là nhà,
đâu thôi cũng quê cha đất tổ.
Thuyền Bát-nhã câu kinh giải thoát,
tỉnh phiền ba giã chốn âm ty;
Bóng Bồ-đề giọt nước nhành dương,
hết oan trái về nơi Tịnh độ.
Giữa rừng tía, nhang chong đèn rạng,
xin chứng cho lễ bạc lòng thành;
Dưới suối vàng, sống khôn thác thiêng,
nên gắng lấy phù trì ủng hộ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/08/2012(Xem: 14051)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
05/06/2012(Xem: 28206)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
31/05/2012(Xem: 5738)
Chính Đức Phật đã quy chuẩn cách dùng ngôn ngữ hay tiếng nói địa phương trong việc truyền đạt giáo lý... Thích Nhuận Châu dịch
18/04/2012(Xem: 4870)
Tối nay tôi được yêu cầu để nó về sự phân biệt Phật Pháp, giáo lý của Đức Phật, với văn hóa Á châu hay văn hóa Tây Tạng. Đây là một câu hỏi rất quan trọng, một cách đặc biệt nếu chúng ta đang hoạt động để làm lợi ích cho người khác. Thí dụ, chính chúng ta có thể bị quyến rũ với văn hóa Tây Tạng hay Á châu một cách tổng quát và thích như thế; nhưng nếu chúng ta muốn hổ trợ người khác và dạy họ về giáo lý nhà Phật, thì nó có lợi lạc cho họ không? Tôi nghĩ đấy thật sự là vấn đề, có phải không? Và giống như chúng ta có thể có và có thể không thích những khía cạnh của văn hóa Tây Tạng, tương tự họ sẽ là những người mà chúng ta cố gắng để giúp đở mà cũng có thể thích hay không thích? Do thế chúng ta cần uyển chuyển trong dạng thức của việc hành động với người khác, hổ trợ người khác. Quý vị có khuyến khích họ đốt đèn bơ hay treo những lá cờ cầu nguyện, những loại như thế ấy không, hay có phải có điều gì đó sẽ làm cho họ quay lưng với Phật Giáo, được dập tắt không? Do vậy có hai sự cân nhắc
04/03/2012(Xem: 46072)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
17/02/2012(Xem: 3536)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
24/01/2012(Xem: 11847)
Vănhọc Phật giáo nói chung, văn học Phật giáo Việt Nam nói riêng dứt khoát phải thể hiện giáo lý nhà Phật, mà cụ thể là thểhiện vấn đề về bản thể luận, về giải thoát luận và những con đường tu chứng. Để biểu lộ nội dung trên, văn học Phật giáo phải có một nghệ thuật tương xứng. Ở bài viết này sẽ đề cậpmấy nét đặc sắc về nghệ thuật của văn học Phật giáo. Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần đểminh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
13/01/2012(Xem: 9209)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, sau khi nhận lễ phẩmcúng dường, chư Tăng thường chúc phúc cho Phật tử bằng bốn pháp: sống lâu,sắc đẹp, an vui và sức mạnh(1). Theo cách hiểu truyền thống thì sốnglâulà sự đạt thành Tứ thần túc; sắc đẹplà sự nghiêm trì giớiluật; an vuilà thành tựu Tứ thiềnvà sức mạnhlàthành tựu Ngũ lực... Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
19/11/2011(Xem: 3383)
Nietzsche Và Đạo Phật
03/10/2011(Xem: 7897)
Tại sao ông quá quan tâm? [cười] Không, một cách nghiêm chỉnh, tôi cảm thấy rằng người Hoa Kỳ quan tâm bởi vì họ cởi mở. Họ có một nền giáo dục đã dạy họ tìm kiếm cho chính họ tại sao mọi thứ là như thế, trong một cung cách như thế. Những người cởi mở có khuynh hướng quan tâm đến Đạo Phật bởi vì Đức Phật khuyến khích họ khảo sát mọi vật - Ngài không chỉ ra lệnh họ tin tưởng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567