Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III. Các thể văn biền ngẫu

24/03/201102:03(Xem: 5225)
III. Các thể văn biền ngẫu

TAM BẢO VĂN CHƯƠNG
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

III. CÁC THỂ VĂN BIỀN NGẪU

(biền văn dụng niêm, biền văn dụng vận)

VĂN TẾ ÂM HỒN Ở KONTUM


Bài này đọc trong lễ chẩn tế
khi khánh thành chùa Sắc Tứ Báo Ân,
không rõ của ai.
Hỡi ôi!
Số kiếp dở dang,
Căn duyên trắc trở.
Đìu hiu gió thổi,
nắm xương vàng lắm nỗi đắng cay;
Nghi ngút hương bay,
lễ đạm bạc mấy lời than thở!!
Các vong xưa:
Trú ngụ Kon Tum,
Vốn người dưới chợ.
Từng nghĩ đó ruộng nhiều đất tốt,
băng non xanh mong lúa lẫm, tiền kho;
Nào ngờ đâu nước độc ma thiêng,
xông đất đỏ vốn dễ ăn khó ở!
Trước những tưởng xa quê ngại cảnh,
ít người càng đùm bọc lấy nhau;
Sau chẳng dè rừng rậm non sâu,
nhiều bệnh ngặt vướng mang khó gỡ!
Cũng có kẻ áo ràng xiêm buộc,
mong đền bồi nợ nước ơn vua;
Cũng có người quần vận yếm mang,
lo toan tính của chồng công vợ.
Cũng có kẻ theo đường thương mại,
phải đeo mang buôn Mọi, bán Lèo;
Cũng có người kiếm kế sanh nhai,
lên lăn lóc làm thầy, làm thợ.
Cũng có kẻ thiên phương bách kế,
nghịch đạo nhà trốn tránh ẩn thân;
Cũng có người một lỗi hai lầm,
trái luật nước đọa đày cấm cố.
Nhớ đến kẻ tay bùn chân lấm,
sống không nhà, thác lại không mồ;
Nghĩ lại mình máu đỏ đầu đen,
nín cũng hổ, nói ra cũng hổ!
Phạm hai chú bước cao, bước thấp,
gánh ra đi, biếng nổi chân đi;
Chiếu nửa manh thiếu trước thiếu sau,
quăng xuống lỗ, ra ngoài miệng lỗ.
Tủi cho kẻ mới đi mới chạy,
kiếp ba sanh ước cũng trăm năm;
Thương cho ai đạn lạc tên bay,
bỗng một phút ra người thiên cổ!
Thảm những lúc trăng mờ bóng xế,
gội nắng mưa lạc nấm xiêu mồ;
Thương mấy khi thỏ lặn ác tà,
ai nhang khói ngày đơm tháng giỗ!
Âm thầm tủi đất không che xác,
nghiêng ngửa kìa xương cốt còn phơi;
Ngậm ngùi thương cây chẳng tránh mồ,
lăn lóc đó thi hài bộc lộ!
Thảm cho kẻ bỏ thì thương, vương thì nặng,
non thề biển hẹn, mối chung tình
đành để lại giang san;
Tủi cho ai nằm bên lạnh, tránh bên khô,
mang nặng đẻ đau, nắm gan ruột
cũng liều cùng thủy thổ!
Thấy nay được lầu son gác tía,
xe qua ngựa lại, việc làm ăn
trăm sự dễ dàng;
Nhớ xưa còn nước biếc non xanh,
vượn hú chim kêu, công khai phá
ngàn điều cực khổ.
Ôi thôi nay!
Hàng xứ chăm nom, nước nhà chiếu cố.
Trong rừng rú, kẻ có công, người có của,
phát bờ, phát bụi, khi khói hương
rằm lớn vía to;
Giữa thành không, giàu làm kép, hẹp làm đơn,
lập miễu, lập chùa, khi thăm viếng
Thanh Minh tảo mộ.
Xin nhớ chữ tử sanh hữu mạng,
sống thác đều máy tạo vần xoay;
Chớ quên câu họa phước vô môn,
vinh nhục cũng cơ trời định số.
Kiếp gió bụi ba sanh vốn nợ,
đừng nghĩ chi núi thảm rừng sầu;
Chí anh hùng bốn biển là nhà,
đâu thôi cũng quê cha đất tổ.
Thuyền Bát-nhã câu kinh giải thoát,
tỉnh phiền ba giã chốn âm ty;
Bóng Bồ-đề giọt nước nhành dương,
hết oan trái về nơi Tịnh độ.
Giữa rừng tía, nhang chong đèn rạng,
xin chứng cho lễ bạc lòng thành;
Dưới suối vàng, sống khôn thác thiêng,
nên gắng lấy phù trì ủng hộ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/01/2011(Xem: 2804)
Kobayashi Yatarõ được tôn sùng khắp hoàn cầu với cái tên Issa, có nghĩa là Một Tách Trà. Issa sanh năm 1763 làng Kashiwabara trong nông trại quận Nagano trung tâm Nhật Bản bây giờ.
22/01/2011(Xem: 2940)
Nhà thiền có danh từ “Tọa Xuân Phong” để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp.
20/01/2011(Xem: 3152)
Từ lâu, hình ảnh con trâu cứ thế mà đi vào tâm thức mọi người, không chỉ có giá trị trong đời sống lao động thực tiễn mà còn nghiễm nhiên đi vào văn học nghệ thuật Việt Nam.
05/01/2011(Xem: 37198)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 52864)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
02/01/2011(Xem: 8605)
Người xưa nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Con người có mặt trong cuộc sống, ngoài việc phải nắm bắt thời gian, giành lấy thời gian, tận dụng thời gian, làm nhiều việc mang lại lợi ích cho xã hội, ngoài mục đích kéo dài tuổi thọ về mặt thời gian ra, còn cần phải mở rộng phạm vi đời sống, mở mang không gian tâm linh, để bản thân có thể hòa nhập vào nhân quần, hướng về cộng đồng thế giới.
30/12/2010(Xem: 3294)
Có lẽ người đầu tiên đặt vấn-đề Phật-giáo trong Truyện Kiều là sử-gia Trần Trọng Kim. Viết trong tập-san Khai Trí Tiến Đức số 1 (Octobre-Décembre) năm 1940, ông đã có bài “Lý-thuyết Phật-học trong Truyện Kiều.” Dù như ta biết ông là một học-giả uyên bác, không riêng gì trong ngành sử-học mà còn cả trong văn-học - ông đã cùng Bùi Kỷ hiệu đính một bản Kiều nổi tiếng từ năm 1927, sau này được nhà Tân Việt in lại rất nhiều lần - cũng như ông đã có tay trong việc phục-hưng Phật-giáo ở nước ta trong thập niên 30-40, trong bài viết nói trên, ông chỉ nêu ra được có “thuyết nhân quả” và đi vào đề-tài “cái thuyết nhân quả diễn ra ở trong Truyện Kiều” một cách tương-đối sơ sài.
14/12/2010(Xem: 19343)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập.
13/12/2010(Xem: 24552)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
27/10/2010(Xem: 12930)
Phật vốn xem mình đồng đẳng như bao chúng sinh, do vậy ai theo Phật mà tôn người thành giáo chủ, xem như mắc tội vậy. Phật không bao giờ cho lời mình là khuôn vàng thước ngọc, mà đòi hỏi người nghe phải tự chứng những lời ấy, có vậy mới mong gỡ bỏ tham sân si mạn nghi tà kiến, mới mong minh tâm kiến tánh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]