Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Quan âm tống tử văn

24/03/201102:03(Xem: 4944)
5. Quan âm tống tử văn

TAM BẢO VĂN CHƯƠNG
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

III. CÁC THỂ VĂN BIỀN NGẪU

(biền văn dụng niêm, biền văn dụng vận)

QUAN ÂM TỐNG TỬ VĂN

Cụ Ba Voi

Nông nổi chân bèo khách địa,
phận phù sanh về với kiếp thiêu hôi;
Ngậm ngùi gốc tử cố hương;
lời vĩnh quyết theo cùng dòng mặc lệ!
Khuất mặt gọi để sau làm dấu;
khấu đầu vâng dẫn trước xin thưa:
Thuở thác sanh vào chốn hoa tông,
phận xử nữ dám lòa gương hiếu kính;

Khi tác hợp nhờ tay nguyệt lão,
bạn lương nhân bao trễ dạ trinh thuần.
Nghĩ một bề trọn đạo nghi gia;
để dôi đức đành lòng nguyện thất.
Duyên kết tóc mới nên lời nguyện ước,
chỉ đào lá thắm trăm năm;
Nỗi cắt râu ai rắp mối oan khiên,
cầu Thước sông Ô đôi bến.
Cầm ngọc đã đành ngang khúc phượng,
lầu hồng thêm để thẹn gương loan.
Mai chia cành, chạnh nổi phu thê,
chếch mác buồn duyên ngàn dặm nguyệt;
Dâu ngã bóng, cảm tình phụ mẫu,
dở dang cửa đức một chồi hoa!
Hẳn sanh xưa chưa trọn đường tu;
nên nợ cũ còn theo quả kiếp?
Hương mật đảo luống trông vời Bắc Đẩu,
tiếng quyên đứt nối buổi tàn canh.
Nước giải oan còn khơi suối Tây thiên,
giấc bướm đi về nơi Lạc thổ.
Đã ly biệt lỗi cùng nhất nhật;
phải tu hành độ lấy tam sanh.
Ngẫm duyên xưa mình xót một mình,
cả lòng quyết thay xiêm đổi áo;
Tới cảnh lạ bước dừng nửa bước,
bạch thầy xin thắp nến, dâng nhang.
Mặt vâng chữ Kính là tên;
tai lắng lời răn để dạ.
Bèo bọt trôi về bể Thích,
biết thân này đã chắc Phật hay Tiên;
Sồng nâu ngã xuống màu thiền,
đành quả ấy phải nguyền non với nước.
Miễn con trẻ vui về thú tịnh;
họa trời già xét đến niềm trai.
Tưởng cảnh nhà khi trận nhạn ghét sương,
hiếu, nghĩa đôi đường còn tủi tý;
Lắng tiếng kệ thuở chày kình nện nguyệt,
sắc, không hai chữ sẽ nguôi lần.
Thiện căn hằng khuya sớm vun trồng;
Phúc ấm họa mai sau trọn vẹn.

Dưa muối chốn người ưa với cảnh,
dám để hơi trần chướng lọt vào;
Trăng hoa khen nhà khéo sanh con,
bỗng đem mối phong tình buộc lại!
Nghiệp còn nặng, lòng từ khôn lẽ chối;
tình có ngay mắt tục dễ ai tin.
Phép công hổ tiếng tiểu Tăng,
giọt nước cành dương bao rửa bụi;
Khoán cũ nặng lòng sư trưởng,
đóa mây đỉnh Thứu cũng tuôn sầu!
Rắp bạch sòng cho rõ mặt nhân gian;
song tu trót kẻo thẹn lòng Thượng giới.
Dây chân dám dày sân Tĩnh địa,
giữ chiền ra tựa mái Tam quan;
Vốn lòng từ chẳng thẹn nén chân nhang,
niệm lạy về nơi Cửu tự.

Bể khổ chìm bao được nổi;
nợ trần trả chửa hay xong.
Nhai sương mớm tuyết chịu cho ai,
ngoài chín tháng đôi tay con nhện mọn.
Dãi gió dù sương liều với kiếp,
trong ba thu một xác cái ve gầy.
Xa xôi bao quản cửa Già Lam;
tươi héo khôn nài cơ tạo hóa.
Cảnh vắng nào thầy, nào tiểu,
giọt nước đồng thánh thót thuở trăng khuya;
Đèn tàn bên mõ, bên con,
mồ hôi đá đầm đìa cơn gió thoảng.
Giấc trần mộng nằm lâu cũng mỏi;
bạn kim sanh đến thế là thôi.
Lỗi sanh nên phải bước bèo mây,
đôi gánh cù lao chồn lại nặng;
Vụng hóa chưa tròn duyên thông suối,
một thơ thê oán gởi về không.
Đã cam kiếp ấy chốn sông Ngân;
bao biết thân sau vào cửa phúc.


Hồn hồ điệp từ đây muôn kiếp,
nước non diệu vợi biết con đâu;
Nghĩa minh linh cũng gọi một ngày,
hương khói mai sau đành chán đấy.
Tình dài vắn thêm rầu khúc vượn;
Đường xa xôi nên mượn cánh hồng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/01/2011(Xem: 2804)
Kobayashi Yatarõ được tôn sùng khắp hoàn cầu với cái tên Issa, có nghĩa là Một Tách Trà. Issa sanh năm 1763 làng Kashiwabara trong nông trại quận Nagano trung tâm Nhật Bản bây giờ.
22/01/2011(Xem: 2940)
Nhà thiền có danh từ “Tọa Xuân Phong” để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp.
20/01/2011(Xem: 3152)
Từ lâu, hình ảnh con trâu cứ thế mà đi vào tâm thức mọi người, không chỉ có giá trị trong đời sống lao động thực tiễn mà còn nghiễm nhiên đi vào văn học nghệ thuật Việt Nam.
05/01/2011(Xem: 37197)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 52862)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
02/01/2011(Xem: 8604)
Người xưa nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Con người có mặt trong cuộc sống, ngoài việc phải nắm bắt thời gian, giành lấy thời gian, tận dụng thời gian, làm nhiều việc mang lại lợi ích cho xã hội, ngoài mục đích kéo dài tuổi thọ về mặt thời gian ra, còn cần phải mở rộng phạm vi đời sống, mở mang không gian tâm linh, để bản thân có thể hòa nhập vào nhân quần, hướng về cộng đồng thế giới.
30/12/2010(Xem: 3293)
Có lẽ người đầu tiên đặt vấn-đề Phật-giáo trong Truyện Kiều là sử-gia Trần Trọng Kim. Viết trong tập-san Khai Trí Tiến Đức số 1 (Octobre-Décembre) năm 1940, ông đã có bài “Lý-thuyết Phật-học trong Truyện Kiều.” Dù như ta biết ông là một học-giả uyên bác, không riêng gì trong ngành sử-học mà còn cả trong văn-học - ông đã cùng Bùi Kỷ hiệu đính một bản Kiều nổi tiếng từ năm 1927, sau này được nhà Tân Việt in lại rất nhiều lần - cũng như ông đã có tay trong việc phục-hưng Phật-giáo ở nước ta trong thập niên 30-40, trong bài viết nói trên, ông chỉ nêu ra được có “thuyết nhân quả” và đi vào đề-tài “cái thuyết nhân quả diễn ra ở trong Truyện Kiều” một cách tương-đối sơ sài.
14/12/2010(Xem: 19342)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập.
13/12/2010(Xem: 24552)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
27/10/2010(Xem: 12930)
Phật vốn xem mình đồng đẳng như bao chúng sinh, do vậy ai theo Phật mà tôn người thành giáo chủ, xem như mắc tội vậy. Phật không bao giờ cho lời mình là khuôn vàng thước ngọc, mà đòi hỏi người nghe phải tự chứng những lời ấy, có vậy mới mong gỡ bỏ tham sân si mạn nghi tà kiến, mới mong minh tâm kiến tánh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]