Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

24/03/201102:03(Xem: 5567)
13. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

TAM BẢO VĂN CHƯƠNG
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

II. CÁC THỂ THƠ

THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM

1.
Giàu chểnh chện, khó lơi thơi,
Vận chuyển lưu thông há của ai.
Vũng nọ ghê khi làm bãi cát,
Chồi kia có thuở lọt hòn thai.

Khôn ngoan mới biết thăng rồi giáng;
Dại dột nào hay tiểu có đài.
Đã khuất bao nhiêu thì lại tủi,
Đạo trời lồng lộng chẳng hề sai.
2.
Giàu ba bữa, khó hai niêu,
Yên phận thì hơn hết mọi điều.
Khát uống trà mai hơi ngọt ngọt,
Sốt kề hiên nguyệt gió hiu hiu.

Giang sơn tám bức là tranh vẽ,
Hoa cỏ bốn mùa ấy gấm thêu.
Thong thả hôm, khuya nằm, sớm thức,
Muôn vàn đã đội đức trời Nghiêu.
3.
Giàu sang người trọng, khó ai nhìn,
Mấy dạ yêu vì kẻ lỡ làng.
Thuở khó dẫu chào, chào cũng lảng.
Khi giàu chẳng hỏi, hỏi thì quen.

Quen hiềm dan díu đều làm bạn,
Lảng kẻo lân la nỗi bạ men.
Đạo nọ, nghĩa này trăm tiếng,
Nghe lui thinh thỉnh lại đồng tiền.
4.
Thấy dặm thanh vân bước ngại chen,
Được nhàn ta xá dưỡng thân nhàn.
Ba gian am quán lòng hằng mến,
Đòi chốn san hà mặt đã quen.

Thanh vắng thú quê giàu bao nã,
Dữ lành miệng thế mặc chê khen.
Mai kia chửa dễ thu nên muộn,
Xuân nọ tin hoa cũng mấy phen.
5.
Tháng mãn đã qua, ngày đã rồi,
Hãy yên thửa phận mới nên vui.
Bóng hoa lay động am chư Phật,
Măng trúc còn tươi bếp mới sôi.

Náo nhiệt công danh nhiều thỏa chí,
Thư nhàn sơn dã mới hay mùi.
Làm người chớ thấy tài mà cậy,
Có nhuệ bao nhiêu lại có đồi.
6.
Được thua thấy đã ít nhiều phen,
Để rẻ công danh đổi lấy nhàn.
Am Bạch Vân rồi nhàn hứng,
Dặm hồng trần vắng ngại chen.

Ngày chầy họp mặt hoa là khách,
Đêm vắng hay lòng nguyệt ấy đèn.
Chớ chớ thờ ơ, nhìn mới biết,
Đỏ thì son đỏ, mực thì đen.
7.
Chửa dễ ai là Phật Thích Ca,
Mọi niềm nhân ngã nhẫn thì qua.
Lòng vô sự trăng in nước,
Của thảng lai gió thổi hoa.

Kìa khách xuân xanh khi trẻ,
Mấy người đầu bạc tuổi già.
Thanh nhàn ấy ắt là tiên khách,
Được thú ta đà có thú ta.
8.
Giàu, khó đành hay chỉn phận mình,
Mấy đường gai góc biếng đua tranh.
Cơm ăn chẳng quản mùi xa, bạc,
Áo mặc nề chi tấm rách, lành.

Đạp gối mong nhiều người ẩn dật,
Bận lòng lại tưởng cái công danh.
Cho nên nấn ná trong lều cỏ,
Nhân mát ngồi xem thuở thái bình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2010(Xem: 10284)
Viết về Thế Tôn, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng Giáo chủ đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại, hoặc đề cập đến Ngài như một nhà đại tư tưởng, một nhà cách mạng xã hội, v.v... Nhưng có rất hiếm những luận văn, công trình đề cập đến Ngài như một nhà giáo dục tư tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
27/08/2010(Xem: 23549)
Còn nghĩ rằng “Đời là thế, vốn dĩ đời là thế”, “giữa cuộc đời cũng chỉ thế mà thôi”. Trước hiên nhà, lá rụng đầy sân, Chớm lộc mới, ngát hương đường cũ. Vậy nên: Hương xưa còn đọng trên đường, Ngàn lau lách ấy xem dường trinh nguyên. Âm ba tiếng hát đỗ quyên, Lung linh trăng nước xe duyên sơn hà.
22/07/2010(Xem: 13192)
Tôi phải thú nhận rằng hình như có điều gì không ổn khi một người suốt đời sống trong thế tục như tôi lại viết lời giới thiệu cho một quyển sách về giáo lý của Đức Phật về sự thành đạt, trí tuệ và bình an nội tâm. Quan điểm của tôi về tôn giáo đã bị chỉ trích nhiều, vì tôi tin rằng hầu hết các tôn giáo đều là một hình thức tâm bị nhiễm vi-rút (virus) làm lây nhiễm chúng sanh bình thường mạnh khỏe –và thường là có tri thức. Chỉ có Phật giáo dường như tách biệt với các tôn giáo khác vì tính chất cởi mở, uyển chuyển và thực dụng. Do đã sống hơn nữa thể kỷ ở Sri Lanka, tôi đã nhìn thấy giáo lý của Đức Phật đã được áp dụng như thế nào bởi nhiều thành phần xã hội, bằng nhiều phương cách khác nhau. Dầu nghe có vẻ lạ, nhưng những người hoàn toàn có lý trí và những kẻ bảo thủ một cách điên cuống đều cho rằng niềm tin và thái độ củ
20/07/2010(Xem: 16870)
Với quyển Phật Pháp Cho Mọi Người, chúng tôi tương đối đã đạt được phần nào kết quả khi có thể mang những bài pháp thoại của nhiều tác giả đến với người đọc, nhất là những người sơ cơ như chúng tôi. Cũng đã ba năm kể từ quyển sách đó được phát hành, cũng đã có thêm nhiều bài pháp được chúng tôi chuyển ngữ. Theo sự gợi ý của một số thân hữu, lần này chúng tôi cũng xin tổng hợp các bài dịch rải rác đó đây để mang đến cho quý độc giả xa gần một luồng gió mát của chân Pháp. Mong là chúng tôi không phụ lòng mong đợi của quý độc giả. Dầu đã hết sức cố gắng, nhưng chúng tôi chắc rằng sẽ khó thể tránh những thiếu sót trong phần dịch thuật và biên tập, mong quý tôn sư, quý độc giả hoan hỷ chỉ bày. Lần nữa chúng tôi xin cảm tạ quý đạo hữu luôn chung tay với chúng tôi trong Phật sự này, để một số sách luôn đến tay quý độc giả dưới dạng ấn tống. Nguyện cho phước báu trong Pháp thí này được chia sẻ đến chư thiên, quý ân sư, quý ân nhân, đạo hữu, thân quyến và mọi chúng sanh. Na
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]