Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

24/03/201102:03(Xem: 5099)
13. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

TAM BẢO VĂN CHƯƠNG
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

II. CÁC THỂ THƠ

THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM

1.
Giàu chểnh chện, khó lơi thơi,
Vận chuyển lưu thông há của ai.
Vũng nọ ghê khi làm bãi cát,
Chồi kia có thuở lọt hòn thai.

Khôn ngoan mới biết thăng rồi giáng;
Dại dột nào hay tiểu có đài.
Đã khuất bao nhiêu thì lại tủi,
Đạo trời lồng lộng chẳng hề sai.
2.
Giàu ba bữa, khó hai niêu,
Yên phận thì hơn hết mọi điều.
Khát uống trà mai hơi ngọt ngọt,
Sốt kề hiên nguyệt gió hiu hiu.

Giang sơn tám bức là tranh vẽ,
Hoa cỏ bốn mùa ấy gấm thêu.
Thong thả hôm, khuya nằm, sớm thức,
Muôn vàn đã đội đức trời Nghiêu.
3.
Giàu sang người trọng, khó ai nhìn,
Mấy dạ yêu vì kẻ lỡ làng.
Thuở khó dẫu chào, chào cũng lảng.
Khi giàu chẳng hỏi, hỏi thì quen.

Quen hiềm dan díu đều làm bạn,
Lảng kẻo lân la nỗi bạ men.
Đạo nọ, nghĩa này trăm tiếng,
Nghe lui thinh thỉnh lại đồng tiền.
4.
Thấy dặm thanh vân bước ngại chen,
Được nhàn ta xá dưỡng thân nhàn.
Ba gian am quán lòng hằng mến,
Đòi chốn san hà mặt đã quen.

Thanh vắng thú quê giàu bao nã,
Dữ lành miệng thế mặc chê khen.
Mai kia chửa dễ thu nên muộn,
Xuân nọ tin hoa cũng mấy phen.
5.
Tháng mãn đã qua, ngày đã rồi,
Hãy yên thửa phận mới nên vui.
Bóng hoa lay động am chư Phật,
Măng trúc còn tươi bếp mới sôi.

Náo nhiệt công danh nhiều thỏa chí,
Thư nhàn sơn dã mới hay mùi.
Làm người chớ thấy tài mà cậy,
Có nhuệ bao nhiêu lại có đồi.
6.
Được thua thấy đã ít nhiều phen,
Để rẻ công danh đổi lấy nhàn.
Am Bạch Vân rồi nhàn hứng,
Dặm hồng trần vắng ngại chen.

Ngày chầy họp mặt hoa là khách,
Đêm vắng hay lòng nguyệt ấy đèn.
Chớ chớ thờ ơ, nhìn mới biết,
Đỏ thì son đỏ, mực thì đen.
7.
Chửa dễ ai là Phật Thích Ca,
Mọi niềm nhân ngã nhẫn thì qua.
Lòng vô sự trăng in nước,
Của thảng lai gió thổi hoa.

Kìa khách xuân xanh khi trẻ,
Mấy người đầu bạc tuổi già.
Thanh nhàn ấy ắt là tiên khách,
Được thú ta đà có thú ta.
8.
Giàu, khó đành hay chỉn phận mình,
Mấy đường gai góc biếng đua tranh.
Cơm ăn chẳng quản mùi xa, bạc,
Áo mặc nề chi tấm rách, lành.

Đạp gối mong nhiều người ẩn dật,
Bận lòng lại tưởng cái công danh.
Cho nên nấn ná trong lều cỏ,
Nhân mát ngồi xem thuở thái bình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 2949)
Làm sống lại những tiến bộ của người xưa, mỗi Phật tử sẽ trở thành gạch nối giữa quá khứ và hiện tại... Đỗ Thuần Khiêm
08/04/2013(Xem: 10478)
Tập sách này in lại những bài viết về Trung Quán Luận, đã đăng trong Nguyệt San Phật Học. Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai. Trong những tác phẩm của người, Trung Quán Luận trình bày tánh Không, phần tinh túy của giáo lý đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 15895)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”.
05/04/2013(Xem: 5098)
Đạo Phật có sứ mệnh đem ánh sáng của Trí Tuệ và Tình Thương đến với muôn loài chúng sanh. Ánh sáng của tinh tú, của mặt trời. mặt trăng giúp cho con người thoát khỏi cảnh tối tăm mờ mẫm ...
04/04/2013(Xem: 10344)
Phật giáo đã tồn tại và gắn liền với dân tộc Việt Nam hơn 20 thế kỷ. Trải qua những thăng trầm cùng lịch sử đất nước, các Phật tử và thiền sư không ngừng đóng góp cho kho tàng văn hóa Việt Nam một số lượng tư liệu quy mô đồ sộ, trong đó chứa đựng những tinh hoa trí tuệ của cả một dân tộc.
01/04/2013(Xem: 6439)
“ Đức Phật dạy chư tỳ kheo có bổn phận suy xét hằng ngày 4 điều: Ân đức Phật, rãi tâm từ, niệm sự chết và quán bất tịnh!”. Hành giả cần phải: Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi ...
29/03/2013(Xem: 2886)
Phật Giáo Việt Nam kể từ khi lập quốc (970) đến nay đã đóng góp rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần,..v..v…. nhưng không có một Quốc Sử Việt Nam nào ghi nhận cả thật đau buồn, mặc dù Phật Giáo Việt Nam thời bấy giờ và cho đến Phật Giáo Việt Nam kể từ khi lập quốc (970) đến nay đã đóng góp rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần,..v..v…. nhưng không có một Quốc Sử Việt Nam nào ghi nhận cả thật đau buồn, mặc dù Phật Giáo Việt Nam thời bấy giờ và cho đến bây giờ không cần ai quan tâm đến. Phật Giáo Việt Nam nếu như không có công gì với núi sông thì đâu được Đinh Tiên Hoàng Đế phong Thiền sư Ngô Chân Lưu đến chức Khuông Việt Thái Sư vào năm Thái Bình thứ 2 (971) và chức Tăng Thống Phật Giáo Việt Nam. Cho đến các Thiền sư Pháp Thuận, Thiền sư Vạn Hạnh,..v..v….. là những bậc long tượng trong trụ cột quốc gia của thời bấy giờ, thế mà cũng không thấy một Quốc Sử Việt Nam nào ghi lại đậm nét những vết son cao quý của họ.
13/03/2013(Xem: 3108)
Tại sao người ta cứ phải nhắc đến cái nghèo khổ (bần cố nông) như một “giá trị”, “di sản” đáng tội nghiệp, nhằm phản ánh “chân lý”, “đạo đức xã hội” của lãnh tụ, trong khi những lời hô hào phải thoát nghèo, phải chống tham nhũng vẫn tỏ ra ít hiệu lực trước thực tế cuộc sống?
07/03/2013(Xem: 7992)
Không ít ngôi chùa hiện nay đang có chiều hướng “tư nhân hoá” dưới danh nghĩa trùng tu lại, xoá sạch dấu vết gắn bó một thời của người dân địa phương, trở thành sở hữu riêng của vị trụ trì và một số đại gia có tiền bạc và quyền thế. Văn hoá Phật giáo Việt Nam sẽ hội nhập như thế nào với thế giới? Phật giáo Việt Nam sẽ đưa hình ảnh gì của mình ra bên ngoài? Những câu hỏi này được đặt ra từ lâu trước thực tế các quốc gia, dân tộc, tôn giáo trên thế giới đang ngày càng có nhiều hoạt động thúc đẩy quảng bá cho sức mạnh mềm văn hoá.
20/02/2013(Xem: 4386)
Bertrand Arthur William Russell (1872-1970) là một triết gia, nhà lôgic học, nhà toán học người Anh của thế kỷ 20. Ông sinh trưởng trong một thời đại vừa có nhiều thành tựu rực rỡ từ những phát kiến khoa học kĩ thuật đi đôi với nhận thức ngày càng phong phú và vượt bậc của con người, vừa nhuốm màu đen tối thê lương từ hai cuộc đại thế chiến, bầu khí tôn giáo nặng nề, thảm trạng bất công và nghèo đói…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567