Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Văn cúng cô hồn

24/03/201102:03(Xem: 4299)
4. Văn cúng cô hồn

TAM BẢO VĂN CHƯƠNG
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

I. CÁC THỂ CA (kệ, hát nói, lục bát, song thất lục bát)

VĂN CÚNG CÔ HỒN

Nguyễn Du

Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi mây lạnh lẽo xương khô.
Não người thay buổi chiều thu,
Ngàn lau nhuộm bạc, lá ngô rụng vàng!

Đường bạch dương bóng chiều man mác,
Dịp đường lê lác đác sương sa.
Lòng nào lòng chẳng thiết tha,
Cõi dương còn có, nữa là cõi âm.

Trong trường dạ tối tăm trời đất,
Có khôn thiêng phảng phất u minh.
Thương thay, thập loại chúng sanh,
Hồn đơn, phách chiếc lênh đênh quê người
Hương lửa đã không nơi nương tựa,
Hồn mồ côi lần lữa mấy niên.
Còn chi ai khá ai hèn,
Còn chi mà nói kẻ hiền, người ngu!

Tiết đầu thu lập đàn giải thoát,
Nước tịnh bình vẩy hạt dương chi.
Muôn nhờ đức Phật từ bi,
Giải oan, cứu khổ, cùng về Tây phương.

Cũng có kẻ tính đường kiêu hãnh,
Chí những lăm cất gánh non sông;
Nói chi đương buổi tranh hùng,
Tưởng khi thất thế vận cùng mà đau!

Bỗng phút đâu mưa sa ngói lở,
Khôn đem mình làm đứa thất phu.
Giàu sang càng nặng oán thù,
Máu tươi lai láng, xương khô rụng rời

Đoàn vô tự lạc loài nheo nhóc,
Quỷ không đầu đón khóc đêm mưa.
Cho hay thành, bại là cơ.
Mà cô hồn biết bao giờ cho tan!

Cũng có kẻ màn lan, trướng huệ,
Những cậy mình cung quế, phòng hoa.
Một phen thay đổi san hà,
Mảnh thân chiếc lá, biết là về đâu?

Trên lầu cao, dưới dòng nước chảy,
Phận đã đành trâm gãy, bình rơi.
Khi sao đông đúc vui cười,
Mà khi nhắm mắt không người nhặt xương?

Đau đớn nhẽ không hương, không khói,
Luống ngẩn ngơ trong cõi rừng sim.
Thương thay tay yếu chân mềm,
Càng năm càng héo, một đêm một dài!

Kìa những kẻ mũ cao áo rộng,
Ngọn bút son, sống, thác ở tay.
Kinh luân gom một túi đầy,
Đã đêm Quản, Nhạc, lại ngày Y, Chu,

Thịnh mãn lắm, oán thù càng lắm,
Trăm loài ma, mồ nấm chung quanh.
Ngàn vàng khôn đổi được mình,
Lầu cao viện hát tan tành còn đâu!

Kẻ thân thích vắng sau vắng trước,
Biết lấy ai bát nước chén nhang!
Cô hồn thất thểu dọc ngang,
Nặng oan khôn lẽ tìm đàng hóa sanh!

Kìa những kẻ bày binh, bố trận,
Đổi mình vào lấy ấn nguyên nhung.
Gió mưa sấm sét đùng đùng,
Dãi thây trăm họ làm công một người.

Khi thất thế, tên rơi đạn lạc,
Bãi trường sa thịt nát máu trôi.
Mênh mông góc bể, bên trời,
Nắm xương vô chủ biết nơi chốn nào!
Trời xâm xẩm mưa gào, gió thét,

Khí âm huyền mờ mịt trước sau.
Ngàn mây nội cỏ rầu rầu,
Nào đâu điếu, tế, nào đâu chưng, thường?

Cũng có kẻ tính đường trí phú,
Mình làm, mình nhịn ngủ, kém ăn.
Ruột rà không kẻ chí thân,
Dẫu làm nên để dành phần cho ai?

Khi nằm xuống không ai nhắn nhủ,
Của phù vân có cũng như không!
Sống thời tiền chảy bạc dòng,
Thác không đem được một đồng nào đi.

Khóc ma mướn thương gì hàng xóm?
Hòm gỗ da bó đóm đưa đêm!
Ngẩn ngơ trong quãng đồng chiêm.
Tàn hương, giọt nước biết tìm vào đâu.

Cũng có kẻ rắp cầu chữ quí,
Dấn mình vào thành thị lân la.
Mấy thu lìa cửa, lìa nhà,
Văn chương đã chắc đâu mà trí thân.
Dọc hàng quán phải tuân mưa nắng,
Vợ con nào nuôi nấng kiêng khem.
Vội vàng liệm sấp, chôn nghiêng,
Anh em: thiên hạ; láng giềng: người dưng.

Bóng phần tử xa chừng hương khúc,
Bãi tha ma kẻ dọc người ngang.
Cô hồn nhờ gởi tha hương,
Gió trăng hiu hắt, lửa hương lạnh lùng!

Cũng có kẻ vào sông ra bể,
Cánh buồm mây chạy xế gió đông.
Gặp cơn giông tố giữa dòng,
Đem thân chôn rấp vào lòng kình, nghê.

Cũng có kẻ đi về buôn bán,
Đòn gánh tre chín rạn hai vai.
Gặp cơn mưa nắng khí trời,
Hồn đường, phách xá lạc loài nơi nao?

Cũng có kẻ mắc vào khóa lính,
Bỏ cửa nhà, gồng gánh việc quan.
Nước khe, cơm vắt gian nan,
Dãi dầu ngàn dặm, lầm than một đời!

Buổi chiến trận mạng người như rác,
Phận đã đành đạn lạc tên rơi.
Lập lòe ngọn lửa ma trơi,
Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương.

Cũng có kẻ lỡ làng một kiếp,
Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa.
Ngẩn ngơ khi trở về già,
Ai chồng con tá, biết là cậy ai?

Sống đã chịu một đời phiền não,
Thác lại nhờ hớp cháo lá đa.
Đau đớn thay phận đàn bà,
Kiếp sanh ra thế biết là tại đâu!

Cũng có kẻ nằm cầu, gối đất,
Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi.
Thương thay cũng một kiếp người,
Sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường quan!

Cũng có kẻ mắc đoàn tù giặc,
Gởi mình vào chiếu rách một manh.
Nắm xương chôn rấp góc thành,
Kiếp nào cởi được oan tình ấy đi?

Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé,
Lỗi giờ sanh, lìa mẹ, lìa cha.
Lấy ai bồng bế xót xa,
U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng.

Cũng có kẻ chìm sông, lạc suối;
Cũng có người sẩy cội, sa cây;
Có người leo giếng đứt dây,
Người trôi nước lũ, kẻ lây lửa thành.

Người thì mắc sơn tinh, quỷ quái,
Người thì xông nanh hổ, ngà voi.
Có người hay đẻ không nuôi,
Có người sa sẩy, có người khốn thương.

Gặp phải lúc đi đường lỡ bước,
Cầu Nại Hà kẻ trước người sau.
Mỗi người một nghiệp khác nhau,
Hồn xiêu, phách lạc biết đâu bây giờ!

Hoặc là ẩn ngang bờ, dọc bụi,
Hoặc là nương ngọn suối, chân mây.
Hoặc là điếm cỏ, bóng cây,
Hoặc là quán nọ, cầu này bơ vơ.

Hoặc là nương thần từ Phật tự,
Hoặc là nhờ đầu chợ, cuối sông.
Hoặc là trong quãng đồng không,
Hoặc là gò đống, hoặc vùng lau tre.

Sống đã chịu một bề thảm thiết,
Ruột héo khô, da rét căm căm;
Dãi dầu trong mấy muôn năm,
Thở than dưới đất, ăn nằm trên sương.

Nghe gà gáy, tìm đường lánh ẩn,
Lặn mặt trời, lẩn thẩn tìm ra.
Lôi thôi, bồng trẻ, dắt già,
Có khôn thiêng hãy lại mà nghe Kinh.

Nhờ phép Phật siêu sinh Tịnh độ,
Phóng hào quang cứu khổ độ u.
Rắp hòa tứ hải quần chu,
Não phiền trút sạch, oan thù rửa không.

Nhờ đức Phật thần thông quảng đại,
Chuyển Pháp luân tam giới thập phương.
Nhơn nhơn Tiêu Diện Đại vương,
Linh kỳ một lá dẫn đường chúng sanh.

Nhờ phép Phật uy linh dõng mãnh,
Trong giấc mê khua tỉnh chiêm bao.
Mười loài bất kể loài nào.
Gái, trai, già, trẻ đều vào nghe kinh.

Kiếp phù sanh như hình, như ảnh,
Có chữ rằng: Vạn cảnh giai không.
Ai ơi lấy Phật làm lòng,
Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.

Đàn chẩn tế vâng lời Phật giáo,
Của có chi, bát cháo, nén nhang,
Gọi là manh áo, thoi vàng,
Giúp cho làm của ăn đường thăng thiên.

Ai đến đó, dưới trên ngồi lại,
Của làm duyên, chớ ngại bao nhiêu.
Phép thiêng biến ít thành nhiều,
Trên nhờ Tôn giả chia đều chúng sanh.

Phật hữu tình từ bi phổ độ,
Chớ ngại rằng có có chăng chăng.
Nam mô Đà Phật, Pháp, Tăng,
Độ cho nhất thiết siêu thăng linh hồn.

Nam mô Bồ Tát, Thế Tôn,
Tiếp dẫn cô hồn Tịnh độ siêu sanh.

Kệ rằng:

Hàn lâm sở lý dạ trầm trầm,
Ái ngại cô hồn khổ não thâm!
Tịch diệt phong trần vô lượng cúng;
Hy hâm hưởng thọ hữu thường lâm.

Kim tiêu hạnh ngộ Bồ-đề quả;
Chúng đẳng đương thi hoan hỷ tâm.
Chỉ chí Thiên đàng phi huyễn lộ,
Quân mông giải thoát xuất hàn lâm.

Nam mô Sanh Tịnh độ Bồ Tát Ma-ha-tát!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 2950)
Làm sống lại những tiến bộ của người xưa, mỗi Phật tử sẽ trở thành gạch nối giữa quá khứ và hiện tại... Đỗ Thuần Khiêm
08/04/2013(Xem: 10487)
Tập sách này in lại những bài viết về Trung Quán Luận, đã đăng trong Nguyệt San Phật Học. Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai. Trong những tác phẩm của người, Trung Quán Luận trình bày tánh Không, phần tinh túy của giáo lý đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 15900)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”.
05/04/2013(Xem: 5102)
Đạo Phật có sứ mệnh đem ánh sáng của Trí Tuệ và Tình Thương đến với muôn loài chúng sanh. Ánh sáng của tinh tú, của mặt trời. mặt trăng giúp cho con người thoát khỏi cảnh tối tăm mờ mẫm ...
04/04/2013(Xem: 10346)
Phật giáo đã tồn tại và gắn liền với dân tộc Việt Nam hơn 20 thế kỷ. Trải qua những thăng trầm cùng lịch sử đất nước, các Phật tử và thiền sư không ngừng đóng góp cho kho tàng văn hóa Việt Nam một số lượng tư liệu quy mô đồ sộ, trong đó chứa đựng những tinh hoa trí tuệ của cả một dân tộc.
01/04/2013(Xem: 6443)
“ Đức Phật dạy chư tỳ kheo có bổn phận suy xét hằng ngày 4 điều: Ân đức Phật, rãi tâm từ, niệm sự chết và quán bất tịnh!”. Hành giả cần phải: Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi ...
29/03/2013(Xem: 2886)
Phật Giáo Việt Nam kể từ khi lập quốc (970) đến nay đã đóng góp rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần,..v..v…. nhưng không có một Quốc Sử Việt Nam nào ghi nhận cả thật đau buồn, mặc dù Phật Giáo Việt Nam thời bấy giờ và cho đến Phật Giáo Việt Nam kể từ khi lập quốc (970) đến nay đã đóng góp rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần,..v..v…. nhưng không có một Quốc Sử Việt Nam nào ghi nhận cả thật đau buồn, mặc dù Phật Giáo Việt Nam thời bấy giờ và cho đến bây giờ không cần ai quan tâm đến. Phật Giáo Việt Nam nếu như không có công gì với núi sông thì đâu được Đinh Tiên Hoàng Đế phong Thiền sư Ngô Chân Lưu đến chức Khuông Việt Thái Sư vào năm Thái Bình thứ 2 (971) và chức Tăng Thống Phật Giáo Việt Nam. Cho đến các Thiền sư Pháp Thuận, Thiền sư Vạn Hạnh,..v..v….. là những bậc long tượng trong trụ cột quốc gia của thời bấy giờ, thế mà cũng không thấy một Quốc Sử Việt Nam nào ghi lại đậm nét những vết son cao quý của họ.
13/03/2013(Xem: 3108)
Tại sao người ta cứ phải nhắc đến cái nghèo khổ (bần cố nông) như một “giá trị”, “di sản” đáng tội nghiệp, nhằm phản ánh “chân lý”, “đạo đức xã hội” của lãnh tụ, trong khi những lời hô hào phải thoát nghèo, phải chống tham nhũng vẫn tỏ ra ít hiệu lực trước thực tế cuộc sống?
07/03/2013(Xem: 7993)
Không ít ngôi chùa hiện nay đang có chiều hướng “tư nhân hoá” dưới danh nghĩa trùng tu lại, xoá sạch dấu vết gắn bó một thời của người dân địa phương, trở thành sở hữu riêng của vị trụ trì và một số đại gia có tiền bạc và quyền thế. Văn hoá Phật giáo Việt Nam sẽ hội nhập như thế nào với thế giới? Phật giáo Việt Nam sẽ đưa hình ảnh gì của mình ra bên ngoài? Những câu hỏi này được đặt ra từ lâu trước thực tế các quốc gia, dân tộc, tôn giáo trên thế giới đang ngày càng có nhiều hoạt động thúc đẩy quảng bá cho sức mạnh mềm văn hoá.
20/02/2013(Xem: 4387)
Bertrand Arthur William Russell (1872-1970) là một triết gia, nhà lôgic học, nhà toán học người Anh của thế kỷ 20. Ông sinh trưởng trong một thời đại vừa có nhiều thành tựu rực rỡ từ những phát kiến khoa học kĩ thuật đi đôi với nhận thức ngày càng phong phú và vượt bậc của con người, vừa nhuốm màu đen tối thê lương từ hai cuộc đại thế chiến, bầu khí tôn giáo nặng nề, thảm trạng bất công và nghèo đói…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567