Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

B. Ảnh hưởng của ngôi Tam Bảo trong những câu ca dao

24/03/201102:03(Xem: 4946)
B. Ảnh hưởng của ngôi Tam Bảo trong những câu ca dao

TAM BẢO VĂN CHƯƠNG
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

IV. Ảnh hưởng của ngôi Tam Bảo đối với dân ta

B. Ảnh hưởng của ngôi Tam Bảo trong những câu ca dao

Đạo lý từ bi của Phật rất dễ cảm hóa tấm lòng thanh bạch của nam nữ thanh niên. Mỗi khi rỗi rãnh việc đồng áng hay việc dệt vải quay tơ, hoặc nhằm những ngày lễ Phật, Tết Nguyên Đán, rằm tháng giêng, mồng tám tháng tư, rằm tháng bảy, cùng là nhằm những ngày vía Phật, những ngày rằm, mồng một, thì hàng thiếu niên hoặc theo cha mẹ, hoặc rủ nhau đi chùa. Bấy giờ nơi am thanh cảnh tịnh, ngoài thì hoa đẹp, cỏ thơm, không khí mát mẻ, khỏe khoắn, nhẹ nhàng, trong thì mấy tượng Phật đầy vẻ từ hòa dường như đang tìm những sự tùy phương mà tế độ chúng sanh, cùng với khói trầm nghi ngút khiến cho lòng trần thấy dứt mà lòng đạo phấn chấn lên. Rồi đến khi viếng thầy, một vị hòa thượng cao niên, ăn nói hiền hòa, nhu mì, tùy thuận căn cơ mà khuyến khích hoặc an ủi mình, thì người thanh niên ta rất lấy làm cảm mến, dường như trút sạch gánh ưu sầu, phiền muộn. Lại có khi được nghe vị pháp sư giảng câu kinh, nghĩa kệ; từ trên ngôi cao, những lời khuyên làm lành, lánh dữ, tu phước, trồng duyên, rót vào tai mình một cách cao thượng, thanh tao, người thanh niên cùng người bình dân nam nữ ta lắm khi ứa lệ vì quá cảm cái sự hiền lành.

Sau khi ấy, trở về nhà, hoặc nằm trên võng mà ru em, hoặc trong khi giã gạo đôi ba bạn muốn hò ăn nhịp cho quên sự lâu dài, hoặc đương khi thả thuyền theo rạch nhằm lúc trăng trong mà động đến nguồn thơ, bấy giờ họ mới ca hát bắt vần cho vui. Những câu ca dao ấy phần nhiều là về hiếu, về tình, về tình hiếu xen lẫn, có khi cũng bàn qua vài việc thế sự luận đàm. Trong khi cảm hứng ấy, họ không quên ngôi cổ tự, họ vẫn nhớ vẻ mặt từ hòa của đức Phật, đức Bồ Tát, họ vẫn mến cái đức thuần hậu của vị hòa thượng hoặc vị pháp sư, và họ còn canh cánh bên lòng những lý thiện phước từ trong kinh kệ đưa ra.

Cho nên trong nhiều câu ca dao có thấm nhuần tinh thần của ngôi Tam Bảo.

Như về hiếu thì:

Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

Đã đành thọ phép Di Đà,

Hiếu trung giữ trọn, gian tà mặc ai

Vô chùa thấy Phật muốn tu,
Về nhà thấy mẹ, công phu không đành.

Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha kính mẹ, hơn là đi tu.

Như về tình thì:
Ngó lên am tự chùa vàng,
Tu thì đặng đó, bỏ nàng ai nuôi?

Anh đi lưu thú Bắc Thành,
Bỏ em khô héo như nhành từ bi.

Chữ rằng phú quý tại thiên,
Vì ai nên nỗi bạn hiền gian nan.

Người đời ai khỏi gian nan,
Gian nan có thuở, thanh nhàn có khi.

Phải chi lên đặng Ngọc Hoàng,
Lén coi sổ bộ duyên nàng về ai.

Bé thơ chi đó dỗ dành,
Chẳng qua duyên nợ, bậu đành hay không?
Tượng linh dù rách cũng thờ,
Lỡ duyên anh chịu, mong chờ tin em.

Sông dài cá lội biệt tăm,
Phải duyên phu phụ, ngàn năm cũng chờ.

Trên trời vần vũ,
Dưới âm phủ đá dựng tư bề.
Làm sao cho trọn chữ phu thê,
Đây chồng đó vợ, ra về có đôi.

Sóng bên doi bỏ vòi bên vịnh,
Anh với nàng trời định đã lâu.

Cơ trời dâu bể đa đoan,
Tơ duyên vắn vỏi, thiếp chàng xa nhau.

Thân em buôn bán tảo tần,
Lòng anh sao nở tỵ trần xuất gia.

Đặt bàn thệ nguyện giữa trời,
Sao hôm có lặn, còn lời sao mai.

Phải chi cao đất thấp trời,
Hỏi thăm duyên nợ đổi dời thế nao.

Chim bay về núi Điện Bà,
Phân chồng rẽ vợ, ai mà chẳng thương.
Nghĩ nào mà lại tuôn rơi,
Thắp nhang mà lạy Phật trời định phân.

Về tình, hiếu xen lẫn thì:

Lưu ly nửa nước nửa dù,
Nửa thương cha mẹ, nửa sầu căn duyên.

Mình hòa, phụ mẫu không hòa,
Căn duyên để vậy, hay là dứt đi?

Về thế sự luận đàm hoặc về các mối cảm đối với nhà Phật thì:

Chuông già đồng điếu chuông kêu,
Gái khôn trai dỗ lâu ngày cũng xiêu.

Tưởng là chùa rách Phật vàng,
Hay đâu chùa rách chứa đàng quỷ ma.

Tội người, vô số Di Đà,
Còn mang chuỗi hột, áo già làm chi.

Con vua thì được làm vua,
Con sãi ở chùa thì quét lá đa.

Muốn đi tu, công phu chưa có,
Muốn ở chùa, chuông mõ cũng không.
Đã đành cắt tóc đi tu,
Một ngày cửa Phật, mười thu cõi trần.

Tai nghe chuông mõ vang vầy,
Ghé vô am tự nghe thầy giảng kinh.
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 9211)
-Phim màu Đại Hàn (Sony Pictures Classics), dài 103 phút; -Xếp loại R (có cảnh khỏa thân, làm tình…); -Nói tiếng Đại Hàn với phụ đề Anh ngữ; -Đạo diễn : Kim Ki Duk. -Kỹ thuật và quay phim (Cinematographer/ Cameraman): Baek Dong Hyeon. Phim được dàn dựng và quay tại Hồ Pusan là một hồ nhân tạo có trên 200 năm, phía Bắc tỉnh Kyungsang.
09/04/2013(Xem: 5484)
Nghi thức dâng hương là tập quán mà hầu như mọi người dân Á châu bất kể lứa tuổi nào và sống ở nơi đâu đều biết đến. Nén hương đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng. Dù không mê tín dị đoan, trong tâm thức mọi người Á Châu đều tin rằng nén hương khi đốt lên, cũng như một nhịp cầu vô hình nối kết hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau.
09/04/2013(Xem: 3286)
Làm sống lại những tiến bộ của người xưa, mỗi Phật tử sẽ trở thành gạch nối giữa quá khứ và hiện tại... Đỗ Thuần Khiêm
08/04/2013(Xem: 13440)
Tập sách này in lại những bài viết về Trung Quán Luận, đã đăng trong Nguyệt San Phật Học. Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai. Trong những tác phẩm của người, Trung Quán Luận trình bày tánh Không, phần tinh túy của giáo lý đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 19324)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”.
05/04/2013(Xem: 5755)
Đạo Phật có sứ mệnh đem ánh sáng của Trí Tuệ và Tình Thương đến với muôn loài chúng sanh. Ánh sáng của tinh tú, của mặt trời. mặt trăng giúp cho con người thoát khỏi cảnh tối tăm mờ mẫm ...
04/04/2013(Xem: 11744)
Phật giáo đã tồn tại và gắn liền với dân tộc Việt Nam hơn 20 thế kỷ. Trải qua những thăng trầm cùng lịch sử đất nước, các Phật tử và thiền sư không ngừng đóng góp cho kho tàng văn hóa Việt Nam một số lượng tư liệu quy mô đồ sộ, trong đó chứa đựng những tinh hoa trí tuệ của cả một dân tộc.
01/04/2013(Xem: 7922)
“ Đức Phật dạy chư tỳ kheo có bổn phận suy xét hằng ngày 4 điều: Ân đức Phật, rãi tâm từ, niệm sự chết và quán bất tịnh!”. Hành giả cần phải: Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi ...
29/03/2013(Xem: 3226)
Phật Giáo Việt Nam kể từ khi lập quốc (970) đến nay đã đóng góp rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần,..v..v…. nhưng không có một Quốc Sử Việt Nam nào ghi nhận cả thật đau buồn, mặc dù Phật Giáo Việt Nam thời bấy giờ và cho đến Phật Giáo Việt Nam kể từ khi lập quốc (970) đến nay đã đóng góp rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần,..v..v…. nhưng không có một Quốc Sử Việt Nam nào ghi nhận cả thật đau buồn, mặc dù Phật Giáo Việt Nam thời bấy giờ và cho đến bây giờ không cần ai quan tâm đến. Phật Giáo Việt Nam nếu như không có công gì với núi sông thì đâu được Đinh Tiên Hoàng Đế phong Thiền sư Ngô Chân Lưu đến chức Khuông Việt Thái Sư vào năm Thái Bình thứ 2 (971) và chức Tăng Thống Phật Giáo Việt Nam. Cho đến các Thiền sư Pháp Thuận, Thiền sư Vạn Hạnh,..v..v….. là những bậc long tượng trong trụ cột quốc gia của thời bấy giờ, thế mà cũng không thấy một Quốc Sử Việt Nam nào ghi lại đậm nét những vết son cao quý của họ.
13/03/2013(Xem: 3392)
Tại sao người ta cứ phải nhắc đến cái nghèo khổ (bần cố nông) như một “giá trị”, “di sản” đáng tội nghiệp, nhằm phản ánh “chân lý”, “đạo đức xã hội” của lãnh tụ, trong khi những lời hô hào phải thoát nghèo, phải chống tham nhũng vẫn tỏ ra ít hiệu lực trước thực tế cuộc sống?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]