Gia Ðình & Con Cái
Thubten Chodron
Diệu Liên-dịch
---o0o---
Thubten Chodron, là một nữ tu sĩ Phật giáoMỹ. Bà đã tu học ở Aán Ðộ, Nepal và đã đến nhiều nơi trên thế giới để thuyết giảng Phật Pháp cũng như dạy tu Thiền. Bà từng dạy ở Trung tâm Phật giáo Amitabha ở Singapore, trước khi trở về Seatle, Mỹ, để trông coi Hội Pháp Hữu (Dharma Friendship Foundation).
Sau đây là trích dịch những câu hỏi thường được đặt ra của Phật tử về gia đình và con cái.
Phật giáo có thểgiúp được gì cho đời sống gia đình của chúng ta?
Sựhòa thuận trong gia đình rất quan trọng. Gia đình xào xáo, tan vỡgây khổđau cho cha mẹcũng nhưcon cái. Nếu những cặp uyên ương tiến tới hôn nhân với ý nghĩlà hôn nhân sẽmang đến cho họlạc thú hay niềm vui thì họsẽthất vọng, rồi đi đến tan vỡ. Vì khi họkhông tìm được niềm vui, lạc thú nhưhọmong đợi, họsẽthất vọng, khổđau đưa đến bất hòa, mầm móng đổvỡ. Có nhiều người lại tiếp tục đi tìm đối tượng mới, đểrồi cũng lại thất vọng. Ðây là một thí dụđiển hình vềviệc bám víu, theo đuổi hạnh phúc cá nhân chỉmang lại khổđau cho chính cá nhân đó và những người chung quanh.
Tốt hơn là trong mối quan hệgiữa hai người khác phái, nên đặt trọng tâm vào Phật Pháp. Có nghĩa là cảhai người đều quyết tâm sống đạo đức và phát triển lòng từbi đối với mọi chúng sinh. Nếu hai người đã trao đổi, cam kết với nhau rõ ràng nhưthế, họsẽcó thểgiúp đởnhau trên nhiều phương diện: Khi một thành viên trởnên chán lười, bê trểtrong việc tu tập, họcó thểngồi lại với nhau bàn phương cách sửa đổi. Nếu có con cái, họsẽgiúp nhau có thì giờđểtĩnh tâm hay thì giờdành cho con cái. Nên nhớcon cái không phải là một chướng ngại trên đường tu của chúng ta. Cha mẹcó thểhọc được rất nhiều từcon cái và cha mẹcó thểgiúp đởnhau vượt qua những khó khăn trong vai trò làm cha mẹdựa trên các giá trịcủa Phật giáo.
Bịảnh hưởng của các nhà tâm lý học hiện đại, nhiều người có thói quen nghĩrằng tất cảnhững vấn đềtrong đời sống của họđều bắt nguồn từthời thơấu của họ. Tuy nhiên nếu việc đó được thực hiện với thái độtrách móc: “Tôi có vấn đềnầy nọ, vì cha mẹtôi đã làm điều nầy, điều nọhay không làm điều nọ, điều kia’ -thì chính ngay những người đó lại thường mặc cảm tội lổi, lo sợrằng họsẽlàm hại cho con cái họkhi họcó gia đình riêng. Thái độhoang mang, lo lắng nầy khó thểdẩn đến các cách dạy dổcon cái tốt, hoặc khiến họcó lòng thương cảm đối với chính bản thân họ. Nếu ta coi thời thơấu của mình nhưmột thứám ảnh cần xa lánh, thì thái độnầy tạo ảnh hưởng xấu cho chính ta và cảcon cái ta.
Dù chúng ta không chối bỏrằng tuổi thơấu có thểđã đểlại những ảnh hưởng không tốt cho ta, nhưng ta cũng cần phải nghĩđến những sựtửtế, những ích lợi mà gia đình đã mang đến cho ta. Không kểchúng ta đã lớn lên trong bất cứhoàn cảnh sống nào, chắc chắn là ta đã mang ơn của bao người đểđược sống đến ngày hôm nay. Cách suy nghĩđó giúp ta có lòng biết ơn đối với mọi người. Qua đó ta có thểtruyền cho con ta lòng tửtế, bao dung mà ta đã nhận được.
Phật Pháp có ích lợi gì cho trẻ con? Làm sao giáo dục chúng về những điều Phật dạy?
Căn bản những điều Phật dạy là không làm hại đến người khác, và cốgắng giúp đởmọi người càng nhiều càng tốt. Ðây là những giá trịđạo đức mà cha mẹnào, dù là Phật tửhay không, cũng muốn truyền dạy cho con mình, đểgiúp chúng sống hòa thuận với mọi người. Trẻcon thường học qua gương của người lớn, vì thếcách hữu hiệu nhất đểdạy dổcon cái vềnhững giá trịđạo đức của Phật giáo là chính cha mẹphải sống đúng theo đó. Dỉnhiên không phải dểthực hành những điều ta nói. Nhưng nếu cha mẹcó cốgắng thực hiện, thì cũng ảnh hưởng tốt đến con cái.
Nếu trong gia đình có thờhình tượng Ðức Phật, điều nầy cũng giúp ích cho con cái của ta. Ta có thểgiao cho chúng việc lau chùi bàn thờ, dâng cúng phẩm vật. Bạn tôi và đứa con ba tuổi của cô ấy đều lạy Phật mổi sáng. Sau đó đứa trẻdâng cúng Phật bánh trái.
Trẻcon rất thích âm nhạc, và những âm thanh từlời kinh tiếng kệ, cũng nhưcác bài ca Phật giáo có thểdùng đểthay thếcho các điệu nhạc thếgian. Tôi biết một sốgia đình dùng các bài tụng đểru con ngủhay đểdổkhi chúng quấy rất có kết quả. Gia đình khác thì đọc kinh trước bữa ăn, và đểcon cái họlàm nhiệm vụxướng lể. Ðây chỉlà một sốcách đơn giản giúp cha mẹvà con cái chia sẽ, nuôi dưỡng đời sống tâm linh với nhau.
Các gia đình Phật tửcũng có thểhọp lại hằng tuần hay hằng tháng đểtu tập chung với nhau. Thay vì chỉdắt con đến chùa đểchúng sinh hoạt với các trẻcon khác, cha mẹvà con cái ởbên cạnh nhau, thực tập chung với nhau, đó sẽlà khoảng thời gian hiếm hoi, quý báu khi cảgia đình có thểcùng nhau chia sẽnhững giờphút thiêng liêng trong cuộc sống vốn luôn bận rộn nầy. Sinh hoạt nầy cũng gắn bó các gia đình Phật tửvới nhau, giúp đởnhau khi hoạn nạn.
Ngoài ra đọc các sách Phật dành cho tuổi thiếu nhi hay xem các video Phật giáo cũng là những sinh hoạt mà cha mẹcó thểchia sẻvới con cái. Giảng giải cho con cái vềnhững khái niệm nhưluân hồi, nghiệp, từbi với súc vật, vân vân cũng là những việc làm hữu ích.
Nếu con cái không thiết tha tìm hiểu về Phật giáo, chúng ta phải làm sao?
Không nên ép buộc ai trong vấn đềchọn lựa tôn giáo. Nếu con cái chúng ta không cảm thấy thiết tha với Phật giáo, hãy đểchúng tựdo. Tuy nhiên, nhìn vào tâm gương, cách sống của cha mẹ, chúng vẫn có thểhọc sống tửtếvới mọi người.
Ngay nhưnếu chúng muốn tham gia các sinh hoạt tôn giáo khác nhưđi nhà thờ, cũng đừng ngăn cấm. Nhưng phải dạy cho chúng biết rằng mổi người có thểchọn lựa tôn giáo riêng cho mình, đồng thời cũng phải tôn trọng, chấp nhận tôn giáo của người khác.
Bằng cách nào chúng ta có thể giúp con cái làm quen với Thiền?
Khi cha mẹhành Thiền mổi ngày ởnhà, chắc chắn sẽkhiến con cái tò mò, muốn tìm hiểu. Ta có thểnhân đó dạy cho các con phương pháp Thiền đơn giản bằng cách theo dõi hơi thở. Trẻcon thích được ngồi cận kềcha mẹtrong sựim lặng trong khoảng thời gian ngắn chừng năm hay mười phút. Sau đó, chúng có thểsang chơi chổkhác đểcha mẹtiếp tục tham Thiền.
Trẻcon cũng có thểhọc Thiền bằng cách tưởng tượng. Bản chất trẻcon là thích tưởng tượng ra nhiều việc. Cha mẹcó thểdạy con cái tưởng tượng ra Ðức Phật bằng những luồng ánh sáng. Tưởng tượng ánh sáng từÐức Phật tõa đến chúng, đến mọi người chung quanh. Nếu người thân, bạn bè hay thú vật trong nhà bịđau ốm, bịnh tật, đứa trẻcó thểnghĩđến người đó, và tưởng tượng ánh sáng của Ðức Phật cũng tõa sáng đến họ, thểhiện lòng từbi.
Làm sao để sự liên hệ giữa cha mẹ và con cái được tốt, nhất là ở độ tuổi thiếu niên?
Có được sựliên hệtốt với con cái khi chúng đang độtuổi thiếu niên là điều quan trọng, và phần nào tùy thuộc vào sựliên hệcủa ta với chúng khi chúng còn bé. Nhưng việc đó lại tùy thuộc vào thời gian ta đã dành cho con cái, cũng nhưthái độthương yêu, hiểu biết của ta đối với chúng. Những bậc cha mẹluôn bận rộn, thường coi con cái là gánh nặng cho họ. Con cái họsẽcảm nhận được điều đó, khiến cho liên hệgiữa mẹcha và con cái không được tốt. Muốn tạo được mối liên hệtốt với con cái, cha mẹcần phải đặt lại ưu tiên của mình. Có thểlà họphải chấp nhận một công việc ít lương nhưng bù lại có được nhiều thì giờdành cho gia đình, con cái; hay phải từchối một cơhội nghềnghiệp dầu nó đem lại nhiều tiền hơn, nhiều quyền hạn hơn, nhưng cũng mang đến nhiều stress hơn, và ít thì giờởnhà hơn. Ðối với con trẻ, tình thương quan trọng hơn là của cải vật chất. Nếu cha mẹchọn kiếm ra nhiều tiền, bất chấp hạnh phúc gia đình bịđe dọa, thì có thểsau nầy họphải dùng chính những đồng tiền ấy vào việc chữa trịhay tưvấn tâm lý cho cảcha mẹvà con cái!
Trẻ con có cần kỷ luật không? Ta phải kỷ luật chúng như thế nào mà không có thái độ nóng giận?
Con cái thường là cơhội tốt nhất -và khó nhất- đểcác bậc cha mẹthực tập tính kiên nhẫn. Tuy nhiên, kiên nhẫn không có nghĩa là đểcon cái muốn làm gì thì làm. Kiểu tựdo đó thật tai hại cho con cái sau nầy. Chúng sẽcó những thói quen xấu, khiến người khác không thểgần gủi chúng. Con cái cần phải được hướng dẩn đểbiết đâu là giới hạn; chúng cần được giáo dục vềhậu quảcủa các hàng động của chúng, cũng nhưphân biệt tốt xấu đểbiết điều gì cần tránh, điều gì cần tiếp thu, học hỏi.
Một trong những giáo lý cơ bản của Phật giáo là sự bằng lòng, biết đủ. Làm thế nào ta dạy cho con cái những điều đó?
Tôi nghĩmột trong những nguyên nhân dẫn đến sựkhó khăn là chúng ta cho con cái quá nhiều lựa chọn đểthõa mãn các ham muốn của chúng. Ngay từtuổi nhỏ, chúng đã được hỏi: “Con uống nước dừa hay nước cam? Con muốn xem chương trình TV nào? Con thích xe đạp loại nầy hay loại kia? Con muốn đồchơi màu đỏhay màu xanh?”. Do đó thay vì được rèn luyện đểbằng lòng với cái mình có, con cái gần nhưluôn bịép buộc phải chọn lựa, đểrồi khi lớn lên, chúng sẽtựhỏi: “Cái gì sẽđem lai cho tôi hạnh phúc nhất? Tôi còn cần có thêm gì nữa đểđược hạnh phúc?” Ðiều đó làm cho con cái khó xửcũng nhưtập cho chúng tánh tham. Ngược lại cha mẹcũng không nên quá độc tài, không cho con cái được có ý kiến hay đòi hỏi gì khác. Tốt hơn là cha mẹkhông nên đặt nặng vần đềphải thỏa mãn những đòi hỏi của dục vọng. Tất cảsẽtùy thuộc vào thái độcủa cha mẹđối với việc thỏa mãn các ham muốn vật chất của riêng mình. Nếu cha mẹluôn tỏra bằng lòng với cái mình có, thì con cái cũng dểdàng noi theo gương đó.
Diệu Liên-L.T.Linh
(Theo Family and Children, NXB Snow Lion)
---o0o---
Trình bày: Nhị Tường