Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 6

11/08/201100:15(Xem: 3253)
Chương 6

J. KRISHNAMURTI
NHỮNG KHỞI ĐẦU CỦA HỌC HÀNH
BEGINNINGS of LEARNING
Lời dịch: Ông Không
– Tháng 8-2011 –

PHẦN II

NÓI CHUYỆN CÙNG PHỤ HUYNH VÀ GIÁO VIÊN

Chương 6

Không có chuỗi tiếp nối trong thiền định. Không có sự tiếp tục bởi vì điều này hàm ý thời gian và không gian và hành động trong đó. Toàn hoạt động tâm lý của chúng ta đều trong lãnh vực của thời gian và không gian và từ điều này, theo sau hành động mà luôn luôn không tổng thể. Cái trí của chúng ta bị quy định vào sự chấp nhận của thời gian và không gian. Từ đây đến đó, chuỗi xích của việc này và việc kia, là chuỗi thời gian tiếp nối. Trong hành động-chuyển động này sẽ tạo ra sự mâu thuẫn và thế là sự xung đột. Đây là sống của chúng ta. Liệu hành động có khi nào được tự do khỏi thời gian để cho không có những tiếc nuối hay không có mong đợi, cái nhìn tiến tới trước hay lùi về sau của hành động? Đang thấy là đang hành động. Không phải đầu tiên hiểu rõ và tiếp theo hành động, nhưng trái lại đang thấy mà trong chính nó là hành động. Trong việc này không có yếu tố của thời gian, thế là cái trí luôn luôn được tự do. Thời gian và không gian là phương cách của sự suy nghĩ mà thiết lập và duy trì cái ngã, cái tôi và cái không-tôi, cùng tất cả những đòi hỏi cho thành tựu của nó, kháng cự và sợ hãi bị tổn thương của nó.

Sáng hôm nay chất lượng của thiền định là không-gì cả, sự trống không hoàn toàn của thời gian và không gian. Nó là một sự kiện và không phải một ý tưởng hay sự nghịch lý của những giả thuyết đối nghịch. Người ta phát hiện sự trống không lạ thường này khi gốc rễ của tất cả những vấn đề được lật tung. Gốc rễ này là sự suy nghĩ, sự suy nghĩ đó mà phân chia và giam cầm. Thật ra, trong thiền định cái trí trở nên trống không khỏi quá khứ, mặc dù nó có thể sử dụng quá khứ như sự suy nghĩ. Việc này tiếp tục suốt ngày và vào ban đêm giấc ngủ là sự trống không của ngày hôm qua, thế là cái trí tiếp xúc cái đó mà không thời gian.

Người thanh niên trẻ với bộ râu quai nón và mái tóc rất dài nói, ‘Tôi là một người lý tưởng mà cũng là một người cách mạng. Tôi không muốn chờ đợi sự tiến bộ chậm chạp của nhân loại. Tôi muốn một thay đổi triệt để càng nhanh càng tốt. Có những bất công kinh hoàng của xã hội trong cả những người da đen lẫn những nguời da trắng, trong tất cả những dân tộc thiểu số, và dĩ nhiên những người chính trị như hiện nay họ là, thoái hóa, tự tìm kiếm nhân danh sự dân chủ, và đạo đức giả. Tại bản chất tôi là bạo lực, và ngoại trừ việc sử dụng bạo lực tôi không thể thấy bất kỳ cách nào khác để tạo ra một thay đổi cơ bản trong cấu trúc xã hội. Tôi là một người lý tưởng trong ý nghĩa rằng chúng tôi sẽ đập nát mớ hỗn loạn và cho phép cái gì đó mới mẻ phát triển. Cái mới mẻ là lý tưởng của chúng tôi. Tôi không biết nó sẽ là gì nhưng khi chúng tôi hủy diệt cái cũ kỹ, chúng tôi sẽ tìm ra. Tôi biết ông suy nghĩ gì về bạo lực nhưng điều này cũng không ở đây hay ở kia. Hầu hết mọi người trong thế giới đều đã bạo lực rồi, đầy những đối địch, và chúng tôi sẽ sử dụng bạo lực để đập nát những thiết lập và sáng tạo một xã hội mới mẻ. Chúng tôi ủng hộ tự do. Chúng tôi muốn được tự do để tự diễn tả chính mình; mỗi người phải thành tựu chính anh ấy và xã hội hiện nay phủ nhận tất cả việc này. Dĩ nhiên, chúng tôi chống lại tất cả những tôn giáo.’

Người lý tưởng cũng là một người cách mạng, mặc dù anh ấy có lẽ nói rất thuyết phục về sự tự do, chắc chắn sẽ tạo ra sự độc tài của một ít người hay nhiều người. Anh ấy cũng sẽ tạo ra một sùng bái cá nhân và hủy diệt hoàn toàn mọi hình thức của sự tự do. Bạn có lẽ đã thấy điều này trong những cách mạng Pháp và Nga. Lý tưởng của bạn mà có lẽ hiện diện từ những tro bụi của cấu trúc hiện nay sẽ chỉ là sự phỏng đoán và lý thuyết và dựa vào sự Không tưởng phỏng đoán này – gọi nó bằng điều gì bạn thích – bạn muốn xây dựng một xã hội mới mẻ. Đây là điều gì tất cả những người cách mạng vật chất đã thực hiện. Họ bắt đầu bằng sự bình đẳng, công lý xã hội, sự thoái hóa của chính thể và vân vân, và kết thúc bằng một hệ thống quan liêu chuyên chế, cố chấp vào sự tuân phục và áp đặt uy quyền nhân danh chính thể. Chắc chắn đây không là điều gì bạn mong muốn. Bạn cảm thấy hay suy nghĩ rằng qua sự hủy diệt của cấu trúc xã hội hiện nay, bạn sẽ tìm được khi bạn tiếp tục, mà không có bất kỳ bản thiết kế nào, một cấu trúc mới mẻ mà bạn nghĩ sẽ có công lý xã hội, sự tự do cho tất cả, sự bình đẳng kinh tế và vân vân. Bạn hy vọng sản sinh tất cả việc này qua sự bạo lực. Bạo lực chỉ có thể nuôi dưỡng bạo lực thêm nữa. Dựa vào sự bạo lực bạn có thể hủy diệt những hệ thống hiện nay, nhưng nó sẽ nuôi dưỡng kháng cự và không sẵn lòng để đồng hợp tác.

Có vẻ rằng tất cả các bạn đều muốn những thay đổi mau lẹ chỉ phía bên ngoài. Các bạn muốn kết thúc những chiến tranh ngay tức khắc, mà hầu hết chúng ta đều đồng ý, nhưng chừng nào còn có những phân chia của những quốc gia, của những niềm tin tôn giáo cùng những giáo điều của họ, phải có xung đột. Bất kỳ hình thức nào của sự phân chia sẽ nuôi dưỡng sự đối nghịch và thù hận. Chúng ta muốn thay đổi bề mặt của những sự việc mà không cần thâm nhập mấu chốt của vấn đề. Mấu chốt của vấn đề là sự giáo dục. Nó là sự hiểu rõ tổng thể của con người và không phải một nhấn mạnh vào một mảnh thuộc sống của anh ấy – dù nó là công nghệ hay kiếm sống.

Chúng ta thấy rằng bạn không đang lắng nghe tất cả điều này. Nếu người ta được phép nói rõ, tất cả những người hăng hái cho sự thay đổi phía bên ngoài luôn luôn lơ là những vấn đề cơ bản hơn.

‘Điều gì ông nói có lẽ là như thế, nhưng tất cả việc đó sẽ mất thời gian và lúc này chúng tôi không có thời gian để được giáo dục đúng đắn. Với mục đích có được sự giáo dục đúng đắn, trước tiên chúng tôi phải thay đổi cấu trúc.’

Trì hoãn những nghi vấn cơ bản tạo ra một giả tạo vô cùng của sống, của sự tồn tại hàng ngày, và dẫn đến vô số hình thức khác nhau của tẩu thoát, kể cả sự bạo lực – tẩu thoát nhờ vào tạm gọi là những tôn giáo, nhờ vào giải trí. Chúng ta không đang phân chia phía bên ngoài và phía bên trong. Chúng ta quan tâm đến chuyển động tổng thể của sự sống và sự giáo dục là bộ phận của chuyển động này. Như hiện nay, trong hầu hết mọi quốc gia đều có một loại nghĩa vụ quân sự nào đó. Thay vì việc đó, làm việc trong lãnh vực xã hội nên là môn học của sự giáo dục. Nhưng đây cũng không là nghi vấn cơ bản.

‘Ông không đang thuyết phục tôi. Ông đã không chỉ cho tôi phải làm gì và hành động như thế nào trong thế giới độc ác này.’

Chúng ta không đang cố gắng thuyết phục bạn về bất kỳ điều gì. Chúng ta đang vạch rõ những sự kiện nào đó, những sự thật nào đó mà cũng không là của bạn hay của tôi. Chúng ta đang nói rằng muốn tạo ra một thay đổi cơ bản trong cấu trúc xã hội, những nghi vấn cơ bản phải được trả lời; và trong chính đang đặt ra nghi vấn là đáp án. Đáp án là hành động; không phải trong tương lai xa xôi nào đó, nhưng ngay lúc này. Đó là cách mạng vĩ đại nhất. Cách mạng vĩ đại nhất và cách mạng duy nhất. Đối với điều đó bạn trả lời: chúng tôi không có thời gian, chúng tôi muốn thay đổi cấu trúc xã hội ngay tức khắc. Nếu chúng ta được phép vạch rõ, trả lời này hoàn toàn không chín chắn. Con người không chỉ là một cái máy của xã hội. Anh ấy quan tâm đến tình yêu, anh ấy quan tâm đến tình dục, đến những sợ hãi. Tuy nhiên, không suy nghĩ tất cả điều này, bằng cách thay đổi cái khung của cấu trúc xã hội bạn hy vọng sáng tạo một thay đổi cơ bản. Những người hoạt động là những người hướng ngoại. Nhưng điều gì chúng ta quan tâm không phải là hướng ngoại hay hướng nội – mà lại nữa là một phân chia rất giả tạo. Điều gì chúng ta quan tâm thực sự là sự thay đổi của cái trí con người. Nếu điều này không được hiểu rõ sâu thẳm, cách mạng của bạn sẽ là một đổi mới và giống như mọi đổi mới khác, nó sẽ cần đổi mới thêm nữa.

‘Tôi chán tất cả việc này.’ Một thanh niên cao ráo cạo râu sạch sẽ, trong bộ quần áo luộm thuộm nói, ‘Tôi không quan tâm đến tất cả điều này. Nhưng điều gì gây hứng thú tôi – không phải như một tẩu thoát – là thực sự tìm ra thiền định là gì. Chúng ta có thể thâm nhập điều đó?’

Thưa các bạn, bạn thấy tất cả chúng ta đều phân chia như thế nào. Một người bận tâm với sự cách mạng vật chất của anh ấy, một người khác với tình dục, một người khác với nghệ thuật hay viết lách, và một người khác với sự hiểu rõ về sự thật. Tất cả những phân chia này đã khiến con người tự cho mình là trung tâm, hoang mang và đau khổ. Và với sự cách mạng của bạn, bạn hy vọng giải quyết được tất cả những vấn đề này bằng cách thay đổi cấu trúc trên bề mặt. Đối với điều đó có thể bạn sẽ trả lời: thay đổi môi trường và con người sẽ khác hẳn. Nhưng lại nữa đó chỉ là một đáp án từng phần, hay câu phát biểu về một sự kiện từng phần. Chúng ta quan tâm đến sự hiểu rõ tổng thể về con người. Và đây là thiền định. Thiền định không là một tẩu thoát khỏi ‘cái gì là’. Nó là sự hiểu rõ về nó và vượt khỏi nó. Nếu không có sự hiểu rõ về ‘cái gì là’, thiền định chỉ trở thành một hình thức của tự thôi miên và tẩu thoát vào những ảo tưởng và những ý tuởng viễn vông tưởng tượng. Thiền định là sự hiểu rõ về toàn hoạt động của sự suy nghĩ mà hình thành ‘cái tôi’, cái ngã, cái vị kỷ, như một sự kiện. Vậy thì sự suy nghĩ cố gắng hiểu rõ cái hình ảnh mà nó đã tạo ra, như thể cái tôi đó là cái gì đó vĩnh cữu. Lại nữa cái tôi này tự phân chia chính nó thành cái tôi cao cả hơn và cái tôi thấp hèn hơn, và luân phiên sự phân chia này mang lại xung đột, đau khổ và hỗn loạn. Hiểu biết về cái tôi là một việc và hiểu rõ làm thế nào cái tôi hiện diện là một việc khác. Người ta giả định trước sự tồn tại của cái tôi như một thực thể vĩnh cửu. Điều còn lại, qua sự quan sát, học hành làm thế nào cái tôi được sắp xếp vào chung bởi sự suy nghĩ. Vì vậy hiểu rõ về sự suy nghĩ, những phương cách của nó và những tinh tế của nó, những hoạt động của nó và những phân chia của nó, là sự khởi đầu của thiền định. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng cái tôi là một thực thể vĩnh cửu, bạn đang học hành về một cái tôi không-tồn tại, bởi vì nó chỉ là một mớ của những kỷ niệm, những từ ngữ và những trải nghiệm. Vì vậy sự hiểu rõ về chính mình không là sự hiểu biết về cái tôi nhưng thấy làm thế nào cái tôi đã được sắp xếp vào chung và làm thế nào điều này tạo ra sự phân chia của sự sống. Người ta phải thấy rất rõ ràng sự hiểu lầm này. Không có cái tôi vĩnh cửu mà phải học hành về nó. Nhưng học hành về những phương cách của sự suy nghĩ và những hoạt động của nó, là xóa sạch hoạt động tự cho mình là trung tâm. Đây là nền tảng của thiền định. Nếu không hiểu rõ điều này thật sâu thẳm và cơ bản, thiền định chỉ trở thành một trò chơi cho những người dốt nát, cùng tầm nhìn nhỏ nhoi vô lý, những trải nghiệm tưởng tượng của họ, và sự ranh mãnh của uy quyền. Nền tảng này hàm ý sự nhận biết, sự quan sát của cái gì là, mà không có bất kỳ chọn lựa, thấy mà không có bất kỳ thành kiến việc gì thực sự đang xảy ra, cả bên ngoài lẫn bên trong, mà không có bất kỳ kiểm soát hay quyết định. Chú ý này là hành động mà không là cái gì đó tự tách rời một mình; bởi vì sự sống là hành động. Bạn không phải trở thành một người hành động, mà lại nữa là một phân chia của sự sống. Nếu chúng ta thực sự quan tâm đến hành động tổng thể, không phải một hành động phân chia, vậy thì hành động tổng thể hiện diện cùng sự chú ý tổng thể, mà là thấy ‘cái gì là’ thực sự cả bên trong lẫn bên ngoài. Và chính đang thấy đó là đang làm.

‘Nhưng liệu ông không cần được đào tạo trong việc này, hay sao? Phương pháp nào đó để thực hành với mục đích trở nên chú ý, với mục đích trở nên nhạy cảm?’

Đó là điều gì những trường phái tạm gọi là thiền định cống hiến, mà thật ra hoàn toàn vô lý. Phương pháp hàm ý một lặp lại máy móc của những từ ngữ, hay của sự kiểm soát, hay của sự tuân phục. Trong sự lặp lại này cái trí trở thành máy móc. Một cái trí máy móc không nhạy cảm. Trong đang thấy sự thật của qui trình máy móc này cái trí được giải phóng và thế là nhạy cảm. Đang thấy là chú ý.

‘Nhưng,’ người thanh niên trẻ nói, ‘Tôi không thể thấy rõ ràng. Làm thế nào tôi sẽ thực hiện được điều này?’

Muốn thấy rõ ràng phải không có chọn lựa, không có thành kiến, không có kháng cự hay tẩu thoát. Hãy tìm ra liệu bạn có những tẩu thoát, liệu bạn đang chọn lựa, liệu bạn có những thành kiến. Hãy hiểu rõ điều này. Vậy thì cái trí có thể quan sát rất rõ ràng, không chỉ những bầu trời, thế giới, nhưng việc gì đang xảy ra bên trong bạn – cái tôi.

‘Nhưng thiền định không tạo ra được những trải nghiệm lạ thường, hay sao?’

Những trải nghiệm lạ thường hoàn toàn không liên quan và rất nguy hiểm. Cái trí đang được bồi đắp bởi trải nghiệm mong muốn trải nghiệm thăng hoa nhiều hơn, vĩ đại nhiều hơn, bao quát nhiều hơn. Nhiều hơn là kẻ thù của tốt lành. Tốt lành nở hoa chỉ trong sự hiểu rõ về ‘cái gì là’, không trong đang muốn những trải nghiệm nhiều hơn hay vĩ đại hơn. Trong thiền định có những sự việc nào đó mà có xảy ra, mà với nó không có những từ ngữ; và nếu bạn nói về chúng, vậy thì chúng không là sự thật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/09/2010(Xem: 3932)
Chúng ta cần một loại tỉnh thức tập thể. Có những người đàn bà và đàn ông trong chúng ta đã tỉnh thức, nhưng chưa đủ; hầu hết mọi người vẫn đang ngủ…Nếu chúng ta tỉnh thức về tình trạng thật sự của chúng ta, sẽ có một sự thay đổi trong ý thức tập thể của chúng ta. Chúng ta phải làm điều gì đấy để thức tỉnh con người. Chúng ta phải hổ trợ Đức Phật để đánh thức những người đang sống trong mộng.” Thiền Sư Nhất Hạnh, trong Sự Đáp Ứng của Phật Giáo đến Tình Trạng Khẩn Cấp của Khí Hậu.
31/08/2010(Xem: 3050)
Thảm trạng môi trường và xã hội đổ vở bây giờ lan rộng và khắp hành tinh trong sự đo lường. Những sự cải tiến kỷ thuật đã cung ứng cơ sở cho một loại tiến triến mới của xã hội, vượt khỏi những biên giới của văn hóa, tôn giáo, và tâm linh. Tuy thế, kỷ thuật không phải hoàn toàn được điều khiển trực tiếp bởi lý trí, nhưng bởi những động lực nội tại của xã hội học và tâm lý học. Những khuynh hướng bản năng của loài người có những phương diện phá hoại cũng như tốt đẹp. Chúng ta có thể ca tụng kiến thức nghệ thuật, khoa học hay lòng vị tha của chúng ta bao nhiêu đi nữa, thì chúng ta không thể quên đi sự thật rằng chúng ta cũng là những động vật nguy hiểm nhất.
31/08/2010(Xem: 2949)
Một sự phối hợp những nhân tố đang phá hoại một cách nhanh chóng vòng sinh vật – hệ thống sinh thái địa cầu hợp nhất tất cả những chủng loại sinh sống, sự liên hệ và sự tác động qua lại với đá, đất, nước và khí quyển. Hệ thống khí hậu trái đất đã từng cung ứng nền tảng cho nền văn minh nhân loại đến sự phát triển hơn 5.000 năm qua. Xã hội chúng ta bây giờ mới chỉ bắt đầu nhận ra chiều sâu của sự liên hệ hổ tương sinh thái này. Sự khủng hoảng khí hậu mà chúng ta đang đối diện là nguyên nhân bởi sự vượt quá giới hạn khí carbon kết quả từ sự tiêu thụ nhiên liệu lỗi thời (than đá, dầu mõ,…), và từ sự tàn phá rừng. Điều chỉnh hành động là khẩn thiết cho sự tồn tại của chính loài người chúng ta. Tất cả những kỷ thuật chúng ta cần để tránh khí hậu tan vở đã hiện diện rồi.
30/08/2010(Xem: 5756)
Chưa bao giờ con người ngưng tìm kiếm trong thiên nhiên đề mong thâu thập được nhiều thứ hơn nữa nhằm chất đầy cái nhà kho mãi mãi thiếu thốn của mình. Từ thuở chào đời, hình như định mệnh buộc nó phải đối mặt với một thế giới cứ muốn cắt giảm năng lực của mình, khi nó nhận ra hai bàn tay mình thì quá ngắn, hai chân mình lại quá chậm để có thể bắt kịp cái dòng chảy xiết của sinh tồn để hưởng thụ cuộc sống, nó phải nuôi dưỡng cơ thể.
30/08/2010(Xem: 6849)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
30/08/2010(Xem: 7324)
Nhiều người cho rằng Phật giáo là một tôn giáo nên không có sự quan hệ với vấn đề kinh tế đó là nhận định sai lầm, bởi vì con người là một hợp thể do ngũ uẩn tạo thành chia làm hai phần là Vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Con người không thể chỉ dựa vào tinh thần không thôi mà có thể tồn tại được, nhưng con người cũng không thể chỉ là động vật thuần nhất về kinh tế vật chất.
30/08/2010(Xem: 8241)
Đạo đức là ngành học đánh giá các hành vi con người biểu hiện qua các hành động của thân, lời và ý do lý trí, ý chí và tình cảm cá nhân thực hiện. Các nhà tư tưởng và các nhà đạo đức thường quan niệm khác nhau về giá trị, tiêu chuẩn giá trị. Dù vậy, vẫn có nhiều nét tư tưởng gặp gỡ rất cơ bản về ý nghĩa đạo đức, nếp sống đạo đức mà ở đó giá trị nhân văn của thời đại được đề cao.
30/08/2010(Xem: 7203)
Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực, chúng ta phải bảo đảm rằng lòng từ bi là nền tảngcủa mọi hành động. Điều này lại đặc biệt đúng đối với các đường lối chủ trương về chính trị và kinh tế.
30/08/2010(Xem: 3457)
Trong thời gian gần đây, nhiều sách đã được viết về đề tài kinh tế và lý thuyết kinh tế, tất cả đều từ quan điểm Tư Bản hay Xã Hội chủ nghĩa. Không có một hệ thống nào lưu ý đến hay xét đến sự phát triển nội tâm của con người, một yếu tố quan trọng trong sự phát triển xã hội.
28/08/2010(Xem: 51800)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567