Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 2

11/08/201100:15(Xem: 3370)
Chương 2

J. KRISHNAMURTI
NHỮNG KHỞI ĐẦU CỦA HỌC HÀNH
BEGINNINGS of LEARNING
Lời dịch: Ông Không
– Tháng 8-2011 –

PHẦN II

NÓI CHUYỆN CÙNG PHỤ HUYNH VÀ GIÁO VIÊN

Chương 2

B

ạn không thể nhận được sự cảm thấy tổng thể của một quốc gia nếu bạn không sống trong nó một khoảng thời gian. Tuy nhiên những chủng tộc mà sống ở đó, họ trải qua những ngày tháng và năm của họ và chết ở đó, dường như hiếm khi nào có một cảm thấy tổng thể về quốc gia riêng của họ. Những con người trong quốc gia rộng lớn này với quá nhiều ngôn ngữ, thông thường rất vật chất và nông cạn. Những phân chia giai cấp khác nhau mà tại một thời điểm nào đó gắn kết vào nhau qua tôn giáo, những kinh kệ và những câu chuyện, đang biến mất mau lẹ; sự thống nhất này, cảm thấy của sự sống thiêng liêng này, của những sự việc mà vượt khỏi suy nghĩ không còn nữa. Khi bạn đến đây năm này sang năm khác và trải qua nhiều tháng ở đây, bạn sẽ nhận thấy những thoái hóa chung; bạn sẽ thấy trong mọi thành phố lớn sự gia tăng dân số khủng khiếp; và đi bộ xuống bất kỳ con đường nào bạn sẽ thấy những con người đang ngủ trên vỉa hè, sự nghèo đói khủng khiếp, sự bẩn thỉu. Quanh một góc đường bạn sẽ thấy một ngôi đền hay một thánh đường đầy nghẹt người và ra xa khỏi những thị trấn là những nhà máy, những cánh đồng và những quả đồi.

Nó thực sự là một quốc gia rất đẹp đẽ với những ngọn núi cao phủ tuyết, nó là những thung lũng xanh vô tận, những con sông, những sa mạc, những mảnh đất mầu mỡ của quả đất, những cây cối, những cây dừa, những cánh rừng và những thú hoang đang biến mất. Con người quan tâm đến chính trị – một nhóm chống lại một nhóm khác – nghèo đói vây bủa, sự tồi tàn, sự bẩn thỉu nhưng chẳng mấy người nói về vẻ đẹp của đất đai. Và nó rất đẹp trong sự đa dạng của nó, trong vô vàn màu sắc, trong sự trải rộng vô hạn của bầu trời. Bạn có thể nhận được sự cảm thấy tổng thể của quốc gia cùng những truyền thống cổ xưa của nó, những thánh đường và những đền chùa, ánh mặt trời rực rỡ, những con vẹt và những con khỉ, hàng ngàn dân làng đang vật lộn cùng nghèo khó và thiếu ăn, không đủ nước cho đến mùa mưa sang năm.

Khi bạn leo lên những quả đồi không khí mát mẻ và trong lành, có những bãi cỏ xanh. Dường như bạn ở trong một thế giới khác hẳn và có thể thấy nhiều trăm dặm của những hòn núi phủ đầy tuyết. Nó hoành tráng lạ thường và khi bạn đi xuống một con đường chật chội sự nghèo khó hiện diện ở đó và cả đau khổ nữa; trong một cái chòi một thầy tu đang nói chuyện cùng những đệ tử của ông ấy. Có một cảm thấy của sự cách biệt lạ thường khỏi tất cả điều này. Bạn gặp gỡ những con người mà những bộ não đã được vun quén qua nhiều thế hệ trong sự suy nghĩ về tôn giáo và có một khả năng đặc biệt – ít nhất bằng từ ngữ – nắm bắt những trạng thái khác lạ của sự sống. Họ sẽ bàn luận sắc bén với bạn, đang trích dẫn, đang so sánh, đang nhớ lại điều gì đã được nói trong những quyển sách thiêng liêng của họ. Tất cả đều ở trên đầu lưỡi của họ, những từ ngữ này chồng chất lên những từ ngữ khác và những dòng nước phong phú của con sông trôi qua. Bạn nhận được sự cảm thấy tổng thể của vẻ đẹp lạ thường này, những hòn núi, những quả đồi, những cánh rừng rộng lớn và những con sông trù phú, sự đa dạng của xung đột, sự đau khổ gia tăng và âm nhạc. Tất cả họ đều ưa thích âm nhạc. Họ sẽ ngồi lắng nghe hàng tiếng đồng hồ trong những ngôi làng, trong những thị trấn, mê đắm trong nó, giữ nhịp bằng bàn tay của họ, bằng cái đầu của họ, bằng thân thể của họ. Và âm nhạc thật dễ thương.

Có bạo lực vô cùng, sự hận thù đang gia tăng, và một đám đông người quanh ngôi đền trên quả đồi. Hàng triệu con người đang thực hiện chuyến hành hương đến con sông, con sông thiêng liêng nhất trong tất cả những con sông, và rời khỏi đó cùng hạnh phúc lẫn lo âu. Đây là hình thức thưởng thức của họ nhân danh tôn giáo. Có những khất sĩ, những thầy tu, khắp mọi nơi. Những người nghiêm túc và những người khoác vào những mảnh vải vì đó là cách dễ dàng nhất của sống. Có sự xấu xa vô tận và có vẻ đẹp vô cùng của một cái cây và của một khuôn mặt. Một người ăn mày đang ca hát ngoài đường phố, đang kể về những Thượng đế cổ xưa, chuyện thần thoại và vẻ đẹp của sự tốt lành. Những công nhân trên những cao ốc đang lắng nghe nó và cho một chút xíu gì đó của họ cho người đang ca hát. Nó là một mảnh đất lạ thường cùng sự đau khổ không thể tin được của nó. Bạn cảm thấy tất cả điều này thẳm sâu trong chính bạn cùng những giọt nước mắt.

Người chính trị cùng những tham vọng của anh ấy, liên tục nói về con người và hạnh phúc của họ, những người lãnh đạo tầm thường khác cùng đám người theo sau của họ, sự phân chia ngôn ngữ, sự kiêu hãnh, sự ích kỷ quá mức, sự tự hào về chủng tộc và là những con cháu của những bậc anh hào cổ xưa, tất cả đều hiện diện ở đó; và điều kỳ lạ nhất là trẻ em đang vui đùa. Dường như chúng quá dốt nát về tất cả việc này. Chúng nghèo khó nhưng tiếng cười của chúng còn vang vọng hơn tiếng cười của những người giàu có và cổ hũ. Mọi thứ bạn có thể suy nghĩ được đều ở trong mảnh đất này – dối gạt, đạo đức giả, khôn ngoan, công nghệ, uyên bác. Một cậu bé nhỏ xíu ăn mặc rách rưới đang học thổi sáo và cây dừa cô đơn mọc trên cánh đồng.

Trong một thung lũng xa khỏi những thị trấn và sự ồn ào, nơi cư ngụ của những quả đồi cổ xưa nhất thế giới, một người cha đã đến để nói chuyện về con cái của ông ấy. Có thể ông ấy đã không bao giờ nhìn ngắm những quả đồi đó; dường như chúng được chạm khắc cẩn thận bằng bàn tay, những tảng đá khổng lồ đang cân bằng dựa vào lẫn nhau. Bầu trời sáng hôm đó xanh lắm và có những con khỉ chạy lên xuống trên cây bên ngoài hàng hiên. Chúng tôi đang ngồi trên nền nhà trên tấm thảm đó và ông ấy nói, ‘Tôi có nhiều con cái và những rắc rối của tôi đã bắt đầu. Tôi không biết phải làm gì với chúng. Tôi sẽ gả chồng những đứa gái và sẽ rất khó khăn để giáo dục những đứa trai, và’ – ông ấy thêm vào sau khi suy nghĩ một tí – ‘những đứa gái, nếu tôi không giáo dục chúng chúng sẽ sống trong nghèo khó, không có tương lai. Vợ tôi và tôi rất buồn bực về tất cả việc này. Như ông có thể thấy, thưa ông, tôi được giáo dục tốt; tôi có một bằng đại học và một việc làm tốt. Vài đứa con của tôi rất thông minh và sáng láng. Trong một xã hội sơ khai chúng sẽ làm rất giỏi, nhưng hiện nay bạn cần được giáo dục cao hơn trong một lãnh vực đặc biệt nào đó với mục đích để sống một cuộc sống vừa đủ. Tôi nghĩ tôi thương yêu chúng và tôi muốn chúng sống một sống hạnh phúc và siêng năng. Tôi không biết từ ngữ tình yêu có nghĩa gì nhưng tôi có một cảm thấy cho chúng. Tôi muốn chúng được chăm sóc, được giáo dục tốt, nhưng tôi biết rằng ngay khi chúng đến trường những đứa trẻ khác và những giáo viên sẽ hủy diệt chúng. Người giáo viên không quan tâm đến việc dạy dỗ chúng. Anh ấy có những phiền muộn của anh ấy, những tham vọng của anh ấy, những cãi cọ và những đau khổ của gia đình anh ấy. Anh ấy sẽ lặp lại điều gì đó mà anh ấy đã học hành từ một quyển sách và những đứa trẻ cũng sẽ trở thành đờ đẫn như anh ấy. Có trận chiến này giữa người giáo viên và học sinh, sự kháng cự của học sinh, hình phạt và phần thưởng và sự sợ hãi về những kỳ thi. Tất cả việc này chắc chắn sẽ làm què quặt những cái trí của trẻ em và tuy nhiên chúng phải trải qua nhà máy này để có một mảnh bằng và một việc làm. Vì vậy tôi phải làm gì? Tôi thường nằm thao thức để suy nghĩ về tất cả điều này. Tôi thấy năm này sang năm khác những đứa trẻ bị hủy hoại như thế nào. Liệu ông không nhận thức được, thưa ông, rằng việc gì đó sẽ xảy ra cho chúng sau khi chúng đến tuổi dậy thì? Khuôn mặt chúng thay đổi; dường như chúng đã mất đi cái gì đó. Tôi thường tự hỏi tại sao sự tầm thường này, sự nông cạn của cái trí này lại xảy ra trong lứa tuổi mới lớn. Liệu không phải là một bộ phận của giáo dục khi phải duy trì sinh động cái chất lượng của hòa nhã này, hay sao? – tôi không biết diễn tả nó như thế nào. Bỗng nhiên dường như tất cả chúng trở thành bạo lực và hung hăng, với một cảm thấy ngu xuẩn của độc lập, không phụ thuộc. Thật ra, chúng không độc lập gì cả.

‘Dường như những giáo viên không quan tâm đến điều này một cách tổng thể. Tôi nhận thấy đứa con trai lớn nhất của tôi trở về từ trường học, đã thay đổi rồi, đã tàn nhẫn rồi, hai mắt của cháu tỏa ra sự hung hăng. Lại nữa tôi phải làm gì? Tôi nghĩ tôi thương yêu chúng, ngược lại tôi sẽ không nói theo cách này về chúng. Nhưng tôi phát giác rằng tôi không thể làm bất kỳ điều gì, ảnh hưởng của môi trường sống quá mạnh mẽ, sự ganh đua đang phát triển, sự tàn nhẫn và sự hiệu quả đã trở thành những tiêu chuẩn. Vì vậy tất cả chúng sẽ trở thành giống như những người khác; đờ đẫn, sự tinh anh đã không còn trong hai mắt và nụ cười hạnh phúc không bao giờ xuất hiện lại giống như trước. Vì vậy như một phụ huynh trong số hàng triệu phụ huynh khác, tôi đã đến đây để tìm hiểu liệu tôi sẽ phải làm gì. Tôi thấy ảnh hưởng nào xã hội, văn hóa gây ra nhưng tôi phải đưa chúng đến trường học. Tôi không thể giáo dục chúng ở nhà; tôi không có thời gian, vợ tôi cũng không có thời gian và vả lại, chúng phải có tình bạn bè với những đứa trẻ khác. Tôi nói chuyện với chúng ở nhà nhưng nó giống như một giọng nói trong vùng hoang dã. Ông biết, thưa ông, chúng tôi là những người bắt chước ghê gớm và những đứa trẻ cũng vậy. Chúng muốn lệ thuộc, chúng không muốn bị loại ra ngoài và những người lãnh đạo tôn giáo và chính trị tận dụng điều này và trục lợi nó. Và trong thời gian một tháng chúng đang dong duổi trong những cuộc diễu hành, chào lá cờ, biểu tình chống lại điều này hay điều kia, ném đá và la hét. Chúng đã không còn như xưa nữa, kết thúc. Khi tôi thấy việc này nơi con cái của tôi, tôi quá chán nản và thường xuyên muốn tự tử. Liệu tôi có thể làm bất kỳ việc gì? Chúng không muốn tình yêu của tôi. Chúng muốn một gánh xiếc, giống như tôi đã muốn khi tôi còn là một cậu bé, và cùng khuôn mẫu đó được lặp lại.’

Chúng tôi ngồi rất yên lặng. Con chim sáo đá đang hót và những quả đồi cổ xưa đầy ánh sáng mặt trời.

Chúng ta không thể quay lại hệ thống cổ xưa của một người thầy với vài học sinh đang sống cùng ông ấy, đang được hướng dẫn bởi ông ấy và đang nhìn ngắm cách ông ấy sống. Điều đó đã qua rồi. Hiện nay, chúng ta có công nghệ máy móc này mà trao cho cái trí sự sắc bén của kim loại. Thế giới đang bị công nghiệp hóa và mang theo cùng nó những vấn đề của nó. Giáo dục bỏ quên phần còn lại của sự tồn tại của con người. Nó giống như có một cánh tay phải được phát triển thật cao, mạnh mẽ, đầy sinh lực, trong khi phần còn lại của thân thể lại yếu ớt, chậm chạp và vụng về. Như một phụ huynh bạn có lẽ là một ngoại lệ, nhưng hầu hết các bậc phu huynh đều muốn cái qui trình máy móc, công nghệ được phát triển và không thèm quan tâm đến con người tổng thể. Đa số dường như thắng thế.

Liệu thiểu số thông minh của những bậc phụ huynh có thể tụ họp cùng nhau và bắt đầu một ngôi trường trong đó sự tổng thể của con người được suy nghĩ và được chăm sóc, trong đó người giáo dục không chỉ là người cung cấp thông tin, một cái máy áp đặt một hiểu biết đặc biệt, nhưng còn quan tâm đến hạnh phúc của tổng thể? Điều này có nghĩa người giáo dục cần được giáo dục. Nó có nghĩa tạo ra một nơi mà người giáo dục đang được giáo dục, và sự giúp đỡ của một vài phụ huynh có sự quan tâm sâu thẳm. Hay sự quan tâm của bạn chỉ là một kêu gào tuyệt vọng, nhất thời? Dường như chính chúng ta không thể vận dụng để thấy sự thật của cái gì đó và thực hiện nó. Tôi nghĩ, thưa bạn, đó là nơi sự rắc rối bắt đầu. Bạn có thể cảm thấy rất mãnh liệt cho con cái của bạn và chúng nên sống như thế nào. Nhưng nhận biết được việc gì đang xảy ra trong thế giới dường như không ảnh hưởng triệt để đến bạn; bạn trôi giạt cùng xã hội. Bạn chỉ buông thả trong những lời phàn nàn và điều đó chẳng dẫn đến đâu cả. Bạn chịu trách nhiệm không chỉ cho con cái riêng của bạn nhưng còn cho con cái của tất cả và bạn phải tập hợp sức mạnh của bạn cùng những người khác để sáng tạo những ngôi trường mới mẻ. Nó tùy thuộc vào bạn và không phải tùy thuộc vào xã hội hay những chính phủ, vì bạn là bộ phận của xã hội này. Nếu bạn thực sự thương yêu con cái của bạn, bạn sẽ thực sự và dứt khoát vận dụng chính bản thân bạn để sáng tạo không phải chỉ một loại giáo dục khác hẳn nhưng còn một loại xã hội và văn hóa hoàn toàn khác hẳn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/09/2010(Xem: 3900)
Chúng ta cần một loại tỉnh thức tập thể. Có những người đàn bà và đàn ông trong chúng ta đã tỉnh thức, nhưng chưa đủ; hầu hết mọi người vẫn đang ngủ…Nếu chúng ta tỉnh thức về tình trạng thật sự của chúng ta, sẽ có một sự thay đổi trong ý thức tập thể của chúng ta. Chúng ta phải làm điều gì đấy để thức tỉnh con người. Chúng ta phải hổ trợ Đức Phật để đánh thức những người đang sống trong mộng.” Thiền Sư Nhất Hạnh, trong Sự Đáp Ứng của Phật Giáo đến Tình Trạng Khẩn Cấp của Khí Hậu.
31/08/2010(Xem: 3018)
Thảm trạng môi trường và xã hội đổ vở bây giờ lan rộng và khắp hành tinh trong sự đo lường. Những sự cải tiến kỷ thuật đã cung ứng cơ sở cho một loại tiến triến mới của xã hội, vượt khỏi những biên giới của văn hóa, tôn giáo, và tâm linh. Tuy thế, kỷ thuật không phải hoàn toàn được điều khiển trực tiếp bởi lý trí, nhưng bởi những động lực nội tại của xã hội học và tâm lý học. Những khuynh hướng bản năng của loài người có những phương diện phá hoại cũng như tốt đẹp. Chúng ta có thể ca tụng kiến thức nghệ thuật, khoa học hay lòng vị tha của chúng ta bao nhiêu đi nữa, thì chúng ta không thể quên đi sự thật rằng chúng ta cũng là những động vật nguy hiểm nhất.
31/08/2010(Xem: 2916)
Một sự phối hợp những nhân tố đang phá hoại một cách nhanh chóng vòng sinh vật – hệ thống sinh thái địa cầu hợp nhất tất cả những chủng loại sinh sống, sự liên hệ và sự tác động qua lại với đá, đất, nước và khí quyển. Hệ thống khí hậu trái đất đã từng cung ứng nền tảng cho nền văn minh nhân loại đến sự phát triển hơn 5.000 năm qua. Xã hội chúng ta bây giờ mới chỉ bắt đầu nhận ra chiều sâu của sự liên hệ hổ tương sinh thái này. Sự khủng hoảng khí hậu mà chúng ta đang đối diện là nguyên nhân bởi sự vượt quá giới hạn khí carbon kết quả từ sự tiêu thụ nhiên liệu lỗi thời (than đá, dầu mõ,…), và từ sự tàn phá rừng. Điều chỉnh hành động là khẩn thiết cho sự tồn tại của chính loài người chúng ta. Tất cả những kỷ thuật chúng ta cần để tránh khí hậu tan vở đã hiện diện rồi.
30/08/2010(Xem: 5725)
Chưa bao giờ con người ngưng tìm kiếm trong thiên nhiên đề mong thâu thập được nhiều thứ hơn nữa nhằm chất đầy cái nhà kho mãi mãi thiếu thốn của mình. Từ thuở chào đời, hình như định mệnh buộc nó phải đối mặt với một thế giới cứ muốn cắt giảm năng lực của mình, khi nó nhận ra hai bàn tay mình thì quá ngắn, hai chân mình lại quá chậm để có thể bắt kịp cái dòng chảy xiết của sinh tồn để hưởng thụ cuộc sống, nó phải nuôi dưỡng cơ thể.
30/08/2010(Xem: 6766)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
30/08/2010(Xem: 6897)
Nhiều người cho rằng Phật giáo là một tôn giáo nên không có sự quan hệ với vấn đề kinh tế đó là nhận định sai lầm, bởi vì con người là một hợp thể do ngũ uẩn tạo thành chia làm hai phần là Vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Con người không thể chỉ dựa vào tinh thần không thôi mà có thể tồn tại được, nhưng con người cũng không thể chỉ là động vật thuần nhất về kinh tế vật chất.
30/08/2010(Xem: 8099)
Đạo đức là ngành học đánh giá các hành vi con người biểu hiện qua các hành động của thân, lời và ý do lý trí, ý chí và tình cảm cá nhân thực hiện. Các nhà tư tưởng và các nhà đạo đức thường quan niệm khác nhau về giá trị, tiêu chuẩn giá trị. Dù vậy, vẫn có nhiều nét tư tưởng gặp gỡ rất cơ bản về ý nghĩa đạo đức, nếp sống đạo đức mà ở đó giá trị nhân văn của thời đại được đề cao.
30/08/2010(Xem: 7128)
Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực, chúng ta phải bảo đảm rằng lòng từ bi là nền tảngcủa mọi hành động. Điều này lại đặc biệt đúng đối với các đường lối chủ trương về chính trị và kinh tế.
30/08/2010(Xem: 3424)
Trong thời gian gần đây, nhiều sách đã được viết về đề tài kinh tế và lý thuyết kinh tế, tất cả đều từ quan điểm Tư Bản hay Xã Hội chủ nghĩa. Không có một hệ thống nào lưu ý đến hay xét đến sự phát triển nội tâm của con người, một yếu tố quan trọng trong sự phát triển xã hội.
28/08/2010(Xem: 50801)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567