Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Môi Trường: Tĩnh Thức Tập Thể?

01/09/201015:07(Xem: 3949)
Môi Trường: Tĩnh Thức Tập Thể?

MÔI TRƯỜNG: TĨNH THỨC TẬP THỂ?
NHỮNG PHẢN ÁNH CỦA PHẬT GIÁO VỀ HỘI NGHỊ COPENHAGEN

“A collective awakening?” - Buddhist reflections on Copenhagen
by David R. Loy, Shambala Sun Space Blog, Jan 6, 2010 - Tuệ Uyểnchuyển ngữ

Cincinnati, Ohio(Hoa Kỳ) – “Chúng ta cần một loại tỉnh thức tập thể. Có những người đàn bà và đàn ông trong chúng ta đã tỉnh thức, nhưng chưa đủ; hầu hết mọi người vẫn đang ngủ…Nếu chúng ta tỉnh thức về tình trạng thật sự của chúng ta, sẽ có một sự thay đổi trong ý thức tập thể của chúng ta. Chúng ta phải làm điều gì đấy để thức tỉnh con người. Chúng ta phải hổ trợ Đức Phật để đánh thức những người đang sống trong mộng.” Thiền Sư Nhất Hạnh, trong Sự Đáp Ứng của Phật Giáo đến Tình Trạng Khẩn Cấp của Khí Hậu.

Khi chúng tôi ngồi xuống và viết những dòng này, cuộc gặp gở quan trọng nhất của lịch sử nhân loại đang diễn tiến. Vâng, chúng tôi biết rằng điều ấy nghe có vẻ khoa trương – nếu bạn không biết nguyên tắc của nó là gì. Những đại biểu và những công dân quan tâm của mọi quốc gia trên trái đất đã hội họp tại Copenhagenđể quyết định sự đáp ứng chung đến sự biến đổi khí hậu, sự đe dọa chưa từng có đến những chủng loại chúng ta. Bất hạnh thay, xem chừng ra không giống rằng họ sẽ đồng thuận để hành động những gì cần thiết toàn tâm toàn ý đến thử thách đó.

Phật Giáo phải làm gì đối với hội nghị Copenhagen?Trong tháng Năm năm nay Nhà xuất bản Tuệ Trí (Wisdom Publications) đã giới thiệu một quyển sách mà chúng tôi đã phối hợp hiệu đính, Đáp Ứng của Phật Giáo đến Tình trạng Khẩn cấp của Khí hậu. Nó bao gồm những cống hiến độc đáo từ nhiều bậc thầy quan trọng của Phật giáo, kể cả Đức Đạt Lai Lạt Ma và Thiền Sư Nhất Hạnh. Như lời giới thiệu ở trang bìa đã nói, “Chưa bao giờ trước đây có nhiều bậc thầy từ tất cả mọi truyền thống của Phật Giáo –Nguyên thủy, Kim Cương thừa,Thiền tông, Thiền minh sát, từ phương Tây và phương Đông – đến với nhau để cung ứng một sự đáp ứng thống nhất đến vấn đề khẩn cấp tột bực.“Bởi vì sự khẩn cấp này quyển sách đã tập hợp với nhau một cách nhanh chóng, và sự đáp ứng lập tức đến đòi hỏi của chúng ta bởi quá nhiều những người góp phần náo nhiệt đang phần chấn.

Chúng tôi không muốn nói thêm về quyển sách ấy, nó đã sẳn sàng rồi, nhưng ở đây chúng tôi muốn phản ánh trên sự chú ý trong quyển sách bởi Thiền Sư Nhất Hạnh, trích dẫn ở trên, rằng chúng ta cần “một sự tỉnh thức tập thể.” Nếu Ngài đúng – và chúng tôi nghĩ như thế - hoàn cảnh chung của chúng ta là nguy hiểm hơn chúng ta đã từng nhận thức, và có lẽ giải pháp duy nhất sẽ thật sự có hiệu quả đỏi hỏi điểu gì ấy thậm thâm hơn sự trao đổi chính trị hay giới hạn thán khí CO2 thải ra. Hãy để chúng tôi giải thích.

Hiện tại bây giờ hầu hết (không phải tất cả) những đại biểu chính thức ở Copenhagen bị liên hệ trong sự gò bó thông thường của chính trị; đang cố gắng để chính mình giảm tối thiểu lượng than khí CO2 thải ra, trong khi cố gắng để buộc những quốc gia khác phải cắt giảm tối đa.

Một phần quan trọng của ván bài này là hệ thống “mậu dịch khí thải”: nếu bạn cắt giảm lượng khí thải của bạn hơn lượng cho thỏa thuận, thế là bạn có thể “bán” lượng khác biệt cho những người khác như “quyền lợi ô nhiễm” – vì vậy cho họ có quyền phun ra lượng CO2 mà bạn đã không thể giảm được.

Cung cách phát ra “hàng hóa” carbon này phù hợp một cách thú vị vào hệ thống kinh tế của chúng ta, là điều hướng đến hóa phẩm mọi thứ thành điều gì ấy mà có thể được mua và bán. Nhưng điều gì xãy ra nếu chính sự hóa phẩm là một vấn nạn, thay vì là một giải pháp? Hầu hết những nhà khoa học khí tượng nhấn mạnh rằng , hãy tránh “những điểm đỉnh” mà sẽ đưa hiện tượng nóng ấm địa cầu vượt ngoải tầm tay, chúng ta cần những sự cắt giảm thật quyết liệt trong sự phát ra khí thải CO2. Theo James Hansen, có lẽ là một nhà khoa học thủy văn được tôn trọng nhất, chúng ta cần ổn định khối lượng CO2 trong khí quyển ở mức độ khoảng 350 ppm (parts per million) – tuy thế, lượng khí thải đã đang tăng trải qua thập niên cuối cùng vừa qua và hiện nay đã là 390 ppm, điều này có nghĩa là chúng ta thậm chí cần phải tìm cách để tách ra bớt một số CO2 đã có trong khí quyển. Cho biết tính nghiêm trọng về tình trạng của chúng ta, chúng ta cần tập trung trong việc hổ trợ lẫn nhau để giảm lượng khí thải bằng mọi cách có thể được, chứ không phải là sự thèm muốn về quyền lợi có được từ sự “ ‘bán’ ra quyền lợi ô nhiễm CO2.”

Điều này dường như rõ ràng đối với chúng tôi; thế thì, tại sao, thật khó khăn để thấy, và để đáp ứng một cách phủ hợp? Bởi vì nó đòi hỏi một quan điểm thế giới mới – có lẽ không gì hơn là “sự tĩnh thức tập thể” mà Thiền Sư Nhất Hạnh đã liên hệ đến.

Căn bản khó khăn về sự đáp ứng đến “tình trạng khẩn cấp về khí hậu” – và một số lớn [vấn đề] liên hệ đến khủng hoảng môi trường chẳng hạn như sa mạc hóa, và điều gì đang xãy ra cho thế giới của đại dương, và sự tuyệt chủng hàng loạt (phân nữa chủng loại thực vật và động vật trên trái đất có thể bị biến mất vào cuối thế kỷ này) – là sự thay đổi khí hậu đòi hỏi chúng ta chú ý đến điều gì đấy mà chúng ta đưa ra một cách thông thường để lãng quên hay cưỡng lại: rằng chúng ta không tách biệt hẳn với nhau, nhưng liên hệ hổ tương, và rằng vì thể chúng ta cũng phải gánh lấy trách nhiệm cho sự cát tường của mỗi chúng ta. Điều này liên hệ một cung cách rất khác biệt về suy nghĩ và hành động, và chắc chắn đòi hỏi một trật tự mới về chính trị và kinh tế thế giới. Chất liệu căn bản, hãy cẩn thận, tuy thế hiện tượng trái đất ấm lên có thể làm nên một sự chuyển hóa không thể tránh như thế.

Chúng ta phải biết rằng thán khí trong trong khí quyển thì chẳng tôn trọng một biên giới nào cả. Nếu các nước phát triển nghiêm khắc cắt giảm lượng khí thải của họ trong khi Trung Hoa và những nước đang phát triển không làm vậy, thế thì vấn đề sẽ không được giải quyết, và tất cả chúng ta sẽ cùng cố gắng. Sự tranh cải về những quốc gia nghèo là họ không tạo nên vấn nạn; mà đấy là những quốc gia giàu có đã thải ra lượng CO2 của nhiên liệu lấy ra từ lòng đất khi họ công nghiệp hóa, và tại sao các nước đang phát triển không thể thoát khỏi tình trạng nghèo khó bằng sự hiện đại hóa cùng cách như vậy? Sự thật rằng sáu tỉ tám triệu người không thể thụ hưởng cùng sự giàu sang như hầu hết mọi người ở Hoa Kỳ có thể là kết luận một cách khoa học – trái đất không đủ tài nguyên – tuy thế, nó không thuyết phục một cách đạo lý trong hiện tình của một nền kinh tế địa cầu không công bằng mà nó tiếp tục lợi ích cho thiểu số và làm thiệt hại số đông.

Trong quá khứ các quốc gia Tây phương có thể dùng kỷ thuật của họ (kể cả vũ khí, dĩ nhiên) để chinh phục thế giới còn lại và khai thác tài nguyên, nhưng đột nhiên chúng ta tìm thấy chính mình trong một hoàn cảnh mới, nơi mà hiện nay mỗi quốc gia đang lệ thuộc một cách trực tiếp trên những khuynh hướng tốt đẹp của những quốc gia khác, cho dù phát triển hay không phát triển. Chúng ta phải nắm tay kéo lấy nhau nếu nền văn minh của nhân loại mà chúng ta biết sẽ tồn tại trong vài thế kỷ nữa.

Nhưng tại sao những người nghèo trong những nước nghèo nên nắm tay nhau với chúng ta ở Hoa Kỳ? Có điều gì trong ấy cho họ? Có lẽ, sự tồn tại tối thiểu, nhưng không nhiều hơn, ngoại trừ ai đấy trong chúng ta đang thụ hưởng một đời sống thoãi mái trong những quốc gia giàu có bắt đầu suy nghĩ trong một cung cách ít vị kỷ hơn.

Không thể tiếp tục hành động trong những phương pháp mà dường như chỉ lợi ích cho chúng ta một cách cá nhân, hay lợi ích cho tập thể hay quốc gia chúng ta. Chúng ta được gọi lên “hãy thức dậy” và nhận thức rằng điều gì tốt lành cho riêng tôi không thể được tiếp tục theo đuổi đối với sự mở rộng của điều tốt đẹp cho mọi thứ khác.

“Mọi thứ khác” bao hàm toàn bộ môi trường sinh quyển, không chỉ con người mà thôi. Điều nhận thức này phải liên hệ đến một sự đánh giá sâu sắc về sự kiện rằng con người là một bộ phận của sinh quyển, và bao hàm trách nhiệm. Sự tự tĩnh thức đặc thù cá nhân không “giải thoát” chúng ta khỏi trái đất, có điều gì hơn là một bộ não khai thông cái đầu với toàn bộ thân thể. Nó có nghĩa đơn giản rằng với con người môi trướng sinh quyển đã trở nên có ý thức về chính nó. Điều này bao hàm rằng nhân loại cũng có một trách nhiệm đặc biệt: thích hay không, chúng ta là những người quản lý của trái đất, và trách nhiệm đầu tiên và quan trọng nhất của con người là yêu mến và chăm sóc trái đất, bởi vì đấy là cách chúng ta chăm sóc “chính mình” như thế nào.

Trái đất đối với chúng ta hơn là một ngôi nhà: nó là bà mẹ của chúng ta. Thực tế hơn là một bà mẹ, bởi vì mối ràng buộc bên mẹ chẳng bao giờ nghiêm khắc. Không khí, nước, và thực phẩm lưu thông qua tôi là một bộ phận của sự lưu thông vĩ đại bao gồm toàn bộ sinh quyển. Điều này có nghĩa rằng tất cả những hình thức của đời sống tự sao chép, dĩ nhiên bao gồm cả chúng ta, thật sự là một bộ phận của nhau – là điều gì ấy mà sự khủng hoảng khí hậu thúc đẩy chúng ta nhận ra, và tiếp thu.

Điều này bao gồm, trong những thứ khác, một trật tự quốc tế mới nhấn mạnh sự hợp tác và tương trợ lẫn nhau hơn là một sự tranh đua “trò chơi số tổng số không.” Cho đến bây giờ lịch sử nhân loại đã là một câu chuyện tranh đua, xung đột, và khai thác tàn nhẫn trên quy mô kinh khiếp. Ngoại trừ ai đấy trong chúng ta trong những cường quốc để ra để chấp nhận một chế độ độc tài thế giới chuẩn bị để chà đạp một cách tàn nhẫn những nguyên tắc dân chủ và nhân quyền khắp mọi nơi, trò chơi đó đang đi đến chấm dứt. Chúng ta cần một câu chuyện mới.

Thật sự chúng tôi đang nói về điều gì, dĩ nhiên, là một sự thông hiểu mới về tự ngã. Đây là chỗ mà Phật Giáo hình thành, bởi vì giáo lý Đạo Phật phê phán sự hiểu biết thông thường về chính chúng ta như riêng biệt với những thứ khác, và thay vì thế nhấn mạnh sự tương duyên lệ thuộc của mọi thứ. Những gì mà “khủng hoảng khí hậu” xãy ra là tùy thuộc “tiền đặt trước” [những gì chúng ta đã làm trước đấy], một cách đáng kể. Bất thình lình quá nhiều hơn ở “tiền đặt” - có lẽ là tất cả mọi thứ. Cho đến bây giờ.

Nếu Thiền Sư Nhất Hạnh đúng rằng chúng ta cần một sự tỉnh thức tập thể, chúng ta ở trong một trò chơi bóng mới. Do bởi những gì chúng ta đã làm cho chính chúng ta, bằng những việc làm đến trái đất, con người bây giờ được kêu gọi để bước thêm một bước khác, có lẽ là một bước ấn tượng như điều đã xãy ra mười nghìn năm trước, khi nông nghiệp được phát triển. Nếu thế, Phật Giáo và những tôn giáo khác cũng được kêu gọi để hành động một động tác mới, từ truyền thống tập trung trên sự cứu độ cá nhân đến một sự chuyển hóa tập thể hơn.

Điều này đưa chúng tôi đến một số ức đoán sau cùng.

Điều gì để phân biệt Phật Pháp, nó dường như đối với chúng tôi, là sự liên kết nhấn mạnh giữa khổ đế (hay sự không hài lòng) và ảo tưởng về tự ngã. Một cách nền tảng về (ý nghĩa của) tự ngã là khổ đế, và để thức tỉnh là nhận ra tính bất nhị giữa một cá thể và toàn thể thế giới. Như Đạo Nguyên Thiền Sư đã nói, “tôi thực chứng một cách rõ ràng rằng tâm thức không gì hơn là những dòng sông và những ngọn núi và trái đất thênh thang vĩ đại, mặt trời, và mặt trăng và những vì sao.”

Nói cách khác, cảm nghĩ thông thường của chúng ta về sự tự tri (tự thức) là vọng tưởng từ nơi gốc rễ của bất hạnh kinh niên , bởi vì nó liên hệ một sự thiếu hiểu biết về tự ngã thật sự là gì. Nhưng loại tự giác nhị nguyên này là điều đã phân biệt con người nguyên thủy với những động vật linh trưởng khác (đười ươi, vượn, khỉ), và đã chịu trách nhiệm cho sự thành công tiến hóa vượt bậc của chúng ta. Ngày nay, tuy vậy, chúng ta cũng có thể thấy một cách rõ ràng hơn bao giờ hết sự giới hạn của sự tự tỉnh giác lừa dối như vậy, và sự tỉnh thức tập thể cần đi xa hơn điều ấy.

Nietzsche đã nói rằng “con người là một sợi dây bắt qua vực thẳm.” Đối với ông ta sợi dây này nằm giữa động vật và “siêu nhân.” Nếu chúng ta thay thế “siêu nhân” với “con người tỉnh thức”, có lẽ Nietzsche đã ở trên điều gì đấy. Có phải Nhất Hạnh Thiền Sư đang chỉ cùng một thứ, bằng cách kêu gọi một sự tỉnh thức tập thể?

Chúng tôi sợ hãi bởi hình ảnh của một vực thẳm đang há miệng ra bên dưới chúng ta, đe dọa nuốt chửng chúng ta. Có điều gì ấy không tồn tại một cách cố hữu về loại tự tri nhị nguyên mà con người chúng ta có một cách thông thường hay không? Có phải khổ đế phối hợp loại tỉnh giác giới hạn đó quá nhiều cho chúng ta đương đầu? Có phải đó là cội nguồn của sự tự tàn phá của chúng ta? Có phải đó là tại sao chúng ta đủ thông minh để sáng tạo nên những kỷ thuật đầy năng lực, tuy thế không đủ sáng suốt để xử dụng chúng một cách thông tuệ?

Thế rồi, có phải những bậc giác ngộ báo trước một cung cách bất nhị hơn về thông hiểu và sinh hoạt, một người kêu gọi một cách khẩn cấp đến tất cả chúng ta hôm nay? Không cần thiết là một chủng loại mới: sự tiến hóa sinh học di truyền nhiễm sắc thể không là loại tiến hóa duy nhất. Cũng có sự chuyển biến văn hóa. Có phải sự phát triển tập thể nào đấy như vậy trở nên cần thiết, nếu nền văn minh nhân loại tồn tại và sinh quyển phát triển mạnh?

Những suy nghĩ chung cuộc này có thể là một “sự đầu tư quá xa,” nhưng thời gian khẩn cấp đòi hỏi điều gì đấy vượt xa tầm suy nghĩ thông thường của chúng ta. Trong mọi trường hợp, điều đang trở nên rõ ràng rằng khái niệm trách nhiệm thế giới cho tình trạng khủng hoảng này sẽ sống lâu hơn nó. Điều ấy đưa chúng ta trở lại với Phật giáo, một tôn giáo có nhiều cống hiến đến một quan điểm thế giới mới mà nhân loại đang mò mẫm.

http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=70,8834,0,0,1,0

Tác giả, một thiền giả/nhà giáo, và giáo sư David R. Loy trên vấn đề sẽ được đòi hỏi cho chúng ta với việc làm thế nào “một sự thông hiểu mới về tự ngã” để đối diện với khủng hoảng khí hậu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/08/2010(Xem: 3084)
Thảm trạng môi trường và xã hội đổ vở bây giờ lan rộng và khắp hành tinh trong sự đo lường. Những sự cải tiến kỷ thuật đã cung ứng cơ sở cho một loại tiến triến mới của xã hội, vượt khỏi những biên giới của văn hóa, tôn giáo, và tâm linh. Tuy thế, kỷ thuật không phải hoàn toàn được điều khiển trực tiếp bởi lý trí, nhưng bởi những động lực nội tại của xã hội học và tâm lý học. Những khuynh hướng bản năng của loài người có những phương diện phá hoại cũng như tốt đẹp. Chúng ta có thể ca tụng kiến thức nghệ thuật, khoa học hay lòng vị tha của chúng ta bao nhiêu đi nữa, thì chúng ta không thể quên đi sự thật rằng chúng ta cũng là những động vật nguy hiểm nhất.
31/08/2010(Xem: 2981)
Một sự phối hợp những nhân tố đang phá hoại một cách nhanh chóng vòng sinh vật – hệ thống sinh thái địa cầu hợp nhất tất cả những chủng loại sinh sống, sự liên hệ và sự tác động qua lại với đá, đất, nước và khí quyển. Hệ thống khí hậu trái đất đã từng cung ứng nền tảng cho nền văn minh nhân loại đến sự phát triển hơn 5.000 năm qua. Xã hội chúng ta bây giờ mới chỉ bắt đầu nhận ra chiều sâu của sự liên hệ hổ tương sinh thái này. Sự khủng hoảng khí hậu mà chúng ta đang đối diện là nguyên nhân bởi sự vượt quá giới hạn khí carbon kết quả từ sự tiêu thụ nhiên liệu lỗi thời (than đá, dầu mõ,…), và từ sự tàn phá rừng. Điều chỉnh hành động là khẩn thiết cho sự tồn tại của chính loài người chúng ta. Tất cả những kỷ thuật chúng ta cần để tránh khí hậu tan vở đã hiện diện rồi.
30/08/2010(Xem: 5794)
Chưa bao giờ con người ngưng tìm kiếm trong thiên nhiên đề mong thâu thập được nhiều thứ hơn nữa nhằm chất đầy cái nhà kho mãi mãi thiếu thốn của mình. Từ thuở chào đời, hình như định mệnh buộc nó phải đối mặt với một thế giới cứ muốn cắt giảm năng lực của mình, khi nó nhận ra hai bàn tay mình thì quá ngắn, hai chân mình lại quá chậm để có thể bắt kịp cái dòng chảy xiết của sinh tồn để hưởng thụ cuộc sống, nó phải nuôi dưỡng cơ thể.
30/08/2010(Xem: 6906)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
30/08/2010(Xem: 7386)
Nhiều người cho rằng Phật giáo là một tôn giáo nên không có sự quan hệ với vấn đề kinh tế đó là nhận định sai lầm, bởi vì con người là một hợp thể do ngũ uẩn tạo thành chia làm hai phần là Vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Con người không thể chỉ dựa vào tinh thần không thôi mà có thể tồn tại được, nhưng con người cũng không thể chỉ là động vật thuần nhất về kinh tế vật chất.
30/08/2010(Xem: 8317)
Đạo đức là ngành học đánh giá các hành vi con người biểu hiện qua các hành động của thân, lời và ý do lý trí, ý chí và tình cảm cá nhân thực hiện. Các nhà tư tưởng và các nhà đạo đức thường quan niệm khác nhau về giá trị, tiêu chuẩn giá trị. Dù vậy, vẫn có nhiều nét tư tưởng gặp gỡ rất cơ bản về ý nghĩa đạo đức, nếp sống đạo đức mà ở đó giá trị nhân văn của thời đại được đề cao.
30/08/2010(Xem: 7253)
Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực, chúng ta phải bảo đảm rằng lòng từ bi là nền tảngcủa mọi hành động. Điều này lại đặc biệt đúng đối với các đường lối chủ trương về chính trị và kinh tế.
30/08/2010(Xem: 3484)
Trong thời gian gần đây, nhiều sách đã được viết về đề tài kinh tế và lý thuyết kinh tế, tất cả đều từ quan điểm Tư Bản hay Xã Hội chủ nghĩa. Không có một hệ thống nào lưu ý đến hay xét đến sự phát triển nội tâm của con người, một yếu tố quan trọng trong sự phát triển xã hội.
28/08/2010(Xem: 52145)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 6637)
Văn hóa và giáo dục Phật giáo là phương tiện để ươm mầm và nuôi dưỡng hạt giống bồ đề tâm trong từng cá thể xã hội. Khi những hạt mầm lớn lên sẽ là những con người đi vào cuộc đời bằng tâm bồ đề, bằng trí giác ngộ, bằng trái tim từ bi để không những thắp sáng lý tưởng cao cả của Phật Đạo, mà còn là những nhân tố hữu ích để góp phần xây dựng và phát triển xã hội.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567