Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Người Học thức hay Người Thông minh? Từ quyển Bình phẩm về Sống Tập 1

16/07/201100:30(Xem: 4295)
03. Người Học thức hay Người Thông minh? Từ quyển Bình phẩm về Sống Tập 1

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ HỌC HÀNH VÀ HIỂU BIẾT
ON LEARNING AND KNOWLEDGE
Lời dịch: Ông Không - 2009

Người Học thức hay Người Thông minh?
Từ quyển Bình phẩm về Sống Tập 1

Những cơn mưa đã rửa sạch bụi bặm và sức nóng của nhiều tháng, và những chiếc lá lấp lánh bóng loáng, kèm theo những chiếc lá non đang bắt đầu lộ diện. Suốt đêm ếch nhái lấp đầy không gian bằng những tiếng kêu ồm ộp; chúng sẽ nghỉ ngơi một chút rồi lại bắt đầu. Con sông chảy xiết, và không khí ẩm ướt. Những cơn mưa không dứt được. Những đám mây đang gom lại và mặt trời bị giấu kín. Quả đất, cây cối, và toàn bộ thiên nhiên dường như đang chờ đợi một tinh khiết khác. Con đường có màu nâu sẫm, và trẻ em đang nô đùa trong những vũng nước; chúng đang làm những cái bánh bằng bùn hay xây những lâu đài và nhà cửa có những bức tường vây quanh. Có hân hoan trong không gian sau nhiều tháng oi bức, và những đám cỏ xanh tươi đang bắt đầu che kín mặt đất. Mọi thứ đang tự-làm mới mẻ.

Mới mẻ này là vô nhiễm.

Con người nghĩ rằng anh ấy rất có học thức, và đối với anh ấy sự hiểu biết là chính bản thể của sống. Sống mà không có hiểu biết còn tồi tệ hơn là chết. Sự hiểu biết của anh ấy không phải về một hay hai sự việc nhưng còn bao phủ mọi lãnh vực của sống; anh ấy có thể tự tin nói về bom nguyên tử và chủ nghĩa cộng sản, về thiên văn và dòng chảy của nước trong con sông, về ăn uống kiêng khem và sự dư thừa dân số. Anh ấy tự hào lạ lùng về sự hiểu biết của anh ấy, và, giống như một con người khoe khoang sự thông thái, anh ấy mang theo nó để gây ấn tượng; nó làm cho những người khác phải im lặng và thể hiện sự kính trọng. Chúng ta sợ hãi sự hiểu biết đến chừng nào; chúng ta thể hiện sự kính trọng kinh hoàng đối với người có hiểu biết như thế nào! Tiếng Anh của anh ấy thỉnh thoảng khá khó hiểu. Anh ấy chưa bao giờ ra khỏi quốc gia của anh ấy, nhưng anh ấy có những quyển sách từ những quốc gia khác. Anh ấy nghiện ngập sự hiểu biết giống như những người khác có lẽ nghiện ngập rượu chè hay ham muốn nào khác.

‘Thông minh là gì, nếu nó không là sự hiểu biết? Tại sao ông nói người ta phải loại bỏ tất cả hiểu biết? Hiểu biết không cần thiết hay sao? Nếu không có hiểu biết, chúng ta sẽ ở đâu? Chúng ta sẽ vẫn còn như những người sơ khai, không biết gì về thế giới lạ thường mà chúng ta sống trong nó. Nếu không có hiểu biết, sự tồn tại ở bất kỳ mức độ nào sẽ không thể có được. Tại sao ông quả quyết rằng hiểu biết là một cản trở cho sự hiểu rõ?’

Hiểu biết là tình trạng bị quy định. Hiểu biết không trao tặng sự tự do. Người ta có lẽ biết cách chế tạo một chiếc máy bay và bay đến phía bên kia của thế giới trong vài tiếng đồng hồ, nhưng đây không là sự tự do. Hiểu biết không là nhân tố sáng tạo, bởi vì hiểu biết có tánh tiếp tục, và cái mà có sự tiếp tục không bao giờ có thể dẫn đến cái tuyệt đối, cái không thể nghĩ lường, cái không thể biết được. Hiểu biết là một cản trở đến cái khoáng đạt, đến cái không biết được. Cái không biết được không bao giờ có thể được bao bọc trong cái đã được biết; cái đã được biết luôn luôn đang chuyển động đến quá khứ; quá khứ luôn luôn đang tỏa bóng trên hiện tại, cái không biết được. Nếu không có tự do, nếu không có cái trí khoáng đạt, không thể có hiểu rõ. Hiểu rõ không theo cùng hiểu biết. Trong khoảng trống giữa những từ ngữ, giữa những tư tưởng, hiểu rõ hiện diện. Khoảng trống này là sự yên lặng không bị phá vỡ bởi hiểu biết; nó là cái khoáng đạt, cái không thể nghĩ lường, cái tuyệt đối.

‘Hiểu biết không hữu dụng, tối thiết? Nếu không có hiểu biết, làm thế nào có thể có khám phá?’

Khám phá xảy ra không phải khi cái trí bị nhét đầy hiểu biết nhưng khi hiểu biết không còn; chỉ đến lúc đó có trạng thái tĩnh lặng và không gian, trong trạng thái này hiểu rõ hay khám phá hiện diện. Rõ ràng hiểu biết có hữu dụng tại một mức độ, nhưng tại mức độ khác chắc chắn nó gây hủy hoại. Khi hiểu biết được sử dụng như một phương tiện của tự-phóng đại, để tự-thổi phồng, vậy thì nó là ma mãnh, nuôi dưỡng sự tách rời và thù địch. Tự-bành trướng là không hòa hợp, dù nhân danh Thượng đế, Chính thể, hay một học thuyết. Tại một mức độ hiểu biết, mặc dù bị quy định, có cần thiết: ngôn ngữ, kỹ thuật, và vân vân. Tình trạng bị quy định này là một bảo vệ, một cần thiết cho sống bên ngoài; nhưng khi tình trạng bị quy định này được sử dụng vào tâm lý, khi hiểu biết trở thành một phương tiện của sự thỏa mãn, sự thanh thản thuộc tâm lý, vậy thì chắc chắn nó nuôi dưỡng sự xung đột và hỗn loạn. Vả lại, bạn có ý gì qua từ ngữ biết? Thật ra bạn biết cái gì?

‘Tôi biết về quá nhiều sự việc.’

Bạn có ý nói bạn có nhiều thông tin, dữ kiện về nhiều sự việc. Bạn đã thâu lượm những sự kiện nào đó, và sau đó cái gì? Thông tin về thảm họa của chiến tranh ngăn cản những chiến tranh? Tôi chắc chắn bạn có nhiều dữ kiện về những ảnh hưởng của sự tức giận và bạo lực bên trong chính người ta và trong xã hội, nhưng thông tin này đã kết thúc sự hận thù và sự đối nghịch?

‘Hiểu biết về những ảnh hưởng của chiến tranh có lẽ không chấm dứt tức khắc những chiến tranh, nhưng cuối cùng nó sẽ mang lại hòa bình. Con người phải được giáo dục; họ phải được chỉ rõ những ảnh hưởng của chiến tranh, của xung đột.’

Con người là chính bạn và một người khác. Bạn có vô số thông tin này, và bạn ít tham vọng hơn, ít bạo lực hơn, ít tự cho mình là trung tâm hơn? Bởi vì bạn đã tìm hiểu những cách mạng, lịch sử của sự bất bình đẳng, bạn được tự do khỏi cảm giác cao cấp hơn, thấy mình quan trọng hơn? Bởi vì bạn có vô vàn hiểu biết về những thảm họa và những đau khổ của thế giới, bạn thương yêu? Vả lại, chúng ta biết cái gì, chúng ta có hiểu biết gì?

‘Hiểu biết là trải nghiệm được tích lũy qua những thời đại. Trong một hình thức nó là truyền thống, và trong một hình thức khác nó là bản năng, cả nhận biết được lẫn không-nhận biết được. Những kỷ niệm và những trải nghiệm che giấu, dù được truyền xuống hay được thâu lượm, hành động như một hướng dẫn và định hình hành động của chúng ta; những kỷ niệm này, cả thuộc chủng tộc lẫn cá thể, là cần thiết, bởi vì chúng giúp đỡ và bảo vệ con người. Bạn sẽ xóa sạch hiểu biết?’

Hành động bị định hình và bị hướng dẫn bởi sợ hãi không là hành động gì cả. Hành động là kết quả của những thành kiến thuộc chủng tộc, những sợ hãi, những hy vọng, những ảo tưởng, đều bị quy định; và tất cả bị quy định, như chúng ta đã nói, chỉ nuôi dưỡng xung đột và đau khổ thêm nữa. Bạn bị quy định như một người Ba la môn theo một truyền thống đã tiếp diễn trong hàng thế kỷ; và bạn phản ứng đến những kích động, đến những thay đổi và những xung đột xã hội, như một người Ba la môn. Bạn phản ứng tùy theo tình trạng bị quy định của bạn, tùy theo những trải nghiệm, hiểu biết thuộc quá khứ của bạn, thế là trải nghiệm mới mẻ chỉ quy định thêm nữa. Trải nghiệm tùy theo một niềm tin, tùy theo một học thuyết, chỉ là sự tiếp tục của niềm tin đó, sự tiếp tục của một ý tưởng. Trải nghiệm đó chỉ củng cố niềm tin. Ý tưởng gây tách rời, và trải nghiệm của bạn tùy theo một ý tưởng, một khuôn mẫu, khiến bạn tách rời thêm nữa. Trải nghiệm như hiểu biết, như một tích lũy thuộc tâm lý, chỉ quy định, và lúc đó trải nghiệm là một cách của tự-phóng đại khác. Hiểu biết như trải nghiệm tại mức độ tinh thần là một cản trở cho sự hiểu rõ.

‘Chúng ta trải nghiệm tùy theo niềm tin của chúng ta?’

Điều đó rõ ràng, đúng chứ? Bạn bị quy định bởi một xã hội đặc biệt – mà là chính bạn tại một mức độ khác – để tin tưởng Thượng đế, những phân chia xã hội; và một người khác bị quy định để tin tưởng rằng không có Thượng đế, để tuân theo một học thuyết hoàn toàn khác hẳn. Cả hai người sẽ trải nghiệm tùy theo những niềm tin của các bạn, nhưng trải nghiệm như thế là một cản trở đến cái không biết được. Trải nghiệm, hiểu biết, mà là ký ức, có hữu dụng tại những mức độ nào đó; nhưng trải nghiệm như một phương tiện của củng cố ‘cái tôi’ tâm lý, cái ngã, chỉ dẫn đến ảo tưởng và đau khổ. Và chúng ta có thể biết gì nếu cái trí bị nhét đầy những trải nghiệm, những kỷ niệm, hiểu biết? Liệu có thể đang trải nghiệm nếu chúng ta biết? Cái đã được biết không ngăn cản đang trải nghiệm à? Bạn có lẽ biết tên của bông hoa đó, nhưng nhờ đó bạn trải nghiệm được bông hoa? Đang trải nghiệm đến trước và đặt tên chỉ cho sức mạnh đến trải nghiệm đó. Đặt tên ngăn cản đang trải nghiệm thêm nữa. Muốn có trạng thái của đang trải nghiệm, phải không được tự do khỏi đặt tên, khỏi liên tưởng, khỏi qui trình của ký ức, hay sao?
Hiểu biết là hời hợt, và những điều hời hợt có thể dẫn đến cái thăm thẳm hay sao? Liệu cái trí, mà là kết quả của cái đã được biết, của quá khứ, có khi nào đi trên và vượt khỏi sự chiếu rọi riêng của nó? Muốn khám phá, nó phải ngừng chiếu rọi. Nếu không có những chiếu rọi của nó, cái trí không còn. Hiểu biết, quá khứ, có thể chiếu rọi chỉ những điều thuộc cái đã được biết. Dụng cụ của cái đã được biết không bao giờ có thể là dụng cụ khám phá. Cái đã được biết phải ngừng lại cho sự khám phá; người trải nghiệm phải ngừng lại cho đang trải nghiệm. Hiểu biết là một cản trở cho hiểu rõ.

‘Chúng ta còn lại gì nếu chúng ta không có hiểu biết, trải nghiệm, ký ức? Lúc đó chúng ta không là gì cả.’

Lúc này bạn là bất kỳ thứ gì nhiều hơn cái đó à? Khi bạn nói, ‘Nếu không có hiểu biết chúng ta không là gì cả’, bạn chỉ đang tạo ra một khẳng định mà không đang trải nghiệm trạng thái đó, phải không? Khi bạn đưa ra câu phát biểu đó, có một ý thức của sợ hãi, sợ hãi của không là gì cả. Nếu không có những tăng dần thêm này, bạn không là gì cả – mà là sự thật. Và tại sao không là cái đó? Tại sao lại có tất cả những khoe khoang và những tự phụ này? Chúng ta đã bao bọc trạng thái trống không này bằng những tưởng tượng, bằng những hy vọng, bằng vô vàn những ý tưởng gây thỏa mãn; nhưng ở dưới những bao bọc này chúng ta không là gì cả, không phải như sự trừu tượng thuộc triết lý nào đó, nhưng thực sự không là gì cả. Đang trải nghiệm của trống không đó là sự khởi đầu của thông minh.
Chúng ta bị mắc cở như thế nào khi chúng ta nói chúng ta không-biết! Chúng ta bao bọc sự kiện của không-biết bằng những từ ngữ và thông tin. Thật ra, bạn không-biết người vợ của bạn, người hàng xóm của bạn; làm thế nào bạn có thể biết khi bạn không-biết về chính bạn? Bạn có nhiều thông tin, những kết luận, những giải thích về chính bạn, nhưng bạn không nhận biết được cái là, cái tuyệt đối. Những giải thích, những kết luận, được gọi là hiểu biết, ngăn cản đang trải nghiệm cái gì là. Nếu không có vô nhiễm, làm thế nào có thể có thông minh? Nếu không chết đi quá khứ, làm thế nào có thể có mới mẻ lại của vô nhiễm? Chết đi từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Chết đi không là tích lũy; người trải nghiệm phải chết đi trải nghiệm. Nếu không có trải nghiệm, nếu không có hiểu biết, người trải nghiệm không còn. Biết là dốt nát; không-biết là sự khởi đầu của thông minh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/02/2016(Xem: 5888)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài thuyết trình của bà Gabriela Frey với chủ đề "Phụ nữ và Phật giáo", trước cử tọa của tổ chức Ki-tô giáo FHEDLES (Femmes et Hommes, Égalité, Droits et Libertés, dans les Églises et la Société/Nữ và Nam giới, Công bằng, Luật pháp, Tự do, trong Nhà thờ và ngoài Xã hội). Buổi thuyết trình diễn ra ngày 5 tháng 12 năm 2013, và sau đó đã được ghi chép lại và phổ biến trên nhiều trang mạng, trong số này có trang mạng của Tổ chức FHEDLES trên đây và Hiệp hội Sakyadhita Quốc Tế (Sakyadhita International Association of Buddhist Women/Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo trên thế giới).
26/01/2016(Xem: 12221)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
09/12/2015(Xem: 7199)
Theo đa số các nhà nghiên cứu, thực trạng nóng lên toàn cầu (global warming) hoặc biến đổi khí hậu toàn cầu (global climate change) là có thật và ngày càng gia tăng một cách trầm trọng. Nguyên nhân chính là sự gia tăng quá nhanh trong việc thải khí cạc-bon đi-ô-xít (carbon dioxide) trong vòng 30 năm qua do đốt nhiên liệu hóa thạch, fossil fuels (Cox, P. M., et al., 2000), cũng như những hoá chất khác không phải do hoá học hữu cơ (Hansen, J., et al., 2000), và vì nhu cầu sinh hoạt của con người từ sự nhả khói và khí độc của các hãng xưởng công nghệ lớn nhỏ, xe ô-tô cho đến nạn phá rừng, các trại chăn nuôi súc vật đến chất liệu phế thải của các nhà máy thuỷ điện, v.v...
26/09/2015(Xem: 6786)
Cây bạch đàn là cây cao và có cành lá xum xuê nhất khu vực này. Tiếng chim kêu hót vang lừng mỗi sáng là từ trên những cành cao của cây này. Xa hơn, ở đầu đường, có hai cây cau dừa (cây cọ — palm tree), cao hơn cây bạch đàn nhiều, nhưng chim không làm tổ trên ấy (không hiểu vì sao; có lẽ vì cây quá cao, hoặc ở đó có nhiều tranh chấp, hiểm nguy hơn). Nơi cây bạch đàn, có ít nhất vài tổ chim, khác loại. Đúng là “đất lành chim đậu.” Có lần nghe tiếng quạ kêu bất thường, tưởng là quạ đến đuổi phá các loài chim khác, nào ngờ quạ bị chim đuổi. Rõ ràng là hai con chim trắng, thân nhỏ, lại rượt đuổi mấy con quạ đen to gấp ba lần. Không chỉ đuổi khỏi cây bạch đàn, mà đuổi thật xa, tít trên không trung, nhào lộn ngoạn mục, đuổi khỏi khu vực, đuổi khuất tận dãy phố bên kia đường. Thế mới biết, quạ tuy thân to lớn, bộ dạng dữ dằn, tiếng kêu rùng rợn ma quái so với các loài chim hiền lành khác, mà khi lâm trận thì lại không có chút dũng khí hay tinh thần chiến đấu nào. Quạ chỉ giỏi tấn công nhữn
24/06/2015(Xem: 26735)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
18/06/2015(Xem: 14158)
Có khoảng năm trăm triệu Phật tử trên thế giới, đạo Phật được coi là tôn giáo lớn đứng thứ tư của hành tinh. Với hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, đạo Phật có một điểm chung là sự giác ngộ, là tinh thần được tự do. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định đạo Phật là tôn giáo của hòa bình. Con đường của đạo Phật là quá trình nhận biết đau khổ, nguyên nhân khổ đau và kết thúc nó với đích cuối cùng là được giải thoát.
15/06/2015(Xem: 20006)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
15/05/2015(Xem: 22750)
Thể theo lời yêu cầu của các bạn Đạo, tôi chọn một số bài nói chuyện về Phật pháp của tôi tại Tổ Đình Từ Quang ở Montréal và một vài nghi thức tụng niệm để in thành cuốn sách này, với hy vọng phổ biến Phật pháp. Cuốn sách được hình thành trong dịp Tết Canh Thìn, nhưng phải đợi đến Tết Dương Lịch 2001 mới đánh máy xong. Trong thời gian chờ đợi này, tôi đã cẩn thận kiểm điểm lại nội dung từng bài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, những mong các bậc cao minh từ bi chỉ điểm cho. Montréal, Tết Dương lịch 2001 Hiển Mật, Đỗ Hữu Trạch
12/05/2015(Xem: 18507)
Video: Những Hiểu Lầm về Đạo Phật
01/05/2015(Xem: 24929)
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực: 1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay. 2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567