Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Madras, 22 tháng mười hai 1965

12/07/201100:50(Xem: 3459)
11. Madras, 22 tháng mười hai 1965

KRISHNAMURTI
BÀN VỀ XUNG ĐỘT [ON CONFLICT]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2009

Madras, 22 tháng mười hai 1965

Liệu có thể chấm dứt xung đột trong tất cả những liên hệ của chúng ta – ở nhà, trong văn phòng, trong mọi lãnh vực thuộc sống của chúng ta? Điều này không có nghĩa chúng ta rút lui trong cô lập, trở thành một thầy tu, hay rút vào ngõ nghách nào đó của tưởng tượng và ưa thích riêng của chúng ta; nó có nghĩa sống trong thế giới này để hiểu rõ xung đột. Chừng nào còn có xung đôt thuộc bất kỳ loại nào, những cái trí, những quả tim, những bộ não của bạn không thể vận hành đến khả năng tột đỉnh của nó. Chúng có thể làm như thế chỉ khi nào không có xung đột, khi có rõ ràng. Điều này chỉ có thể được khi tổng thể của cái trí – các cơ quan thân thể, những tế bào não, toàn sự việc được gọi là cái trí – ở trong một trạng thái của không-xung đột. Chỉ lúc đó hòa bình mới có thể hiện diện.

Muốn hiểu rõ trạng thái đó, chúng ta phải hiểu rõ những xung đột mỗi lúc một chồng chất, trận chiến hàng ngày trong chúng ta và với người hàng xóm, trong văn phòng, gia đình, giữa người đàn ông và người đàn ông, người đàn ông và người phụ nữ, và cấu trúc tâm lý của xung đột này, cái “tôi” của xung đột. Hiểu rõ, giống như thấy và lắng nghe, là một trong những sự việc khó khăn nhất. Khi bạn nói, “Tôi hiểu rõ điều gì đó”, bạn thực sự có nghĩa không chỉ bạn hoàn toàn đã nắm bắt được toàn ý nghĩa của điều gì đang được nói mà còn cả ngay hiểu rõ tự nó là hành động. Bạn không thể hiểu rõ nếu bạn chỉ thuộc trí năng, từ ngữ, đang nhận thức điều gì đang được nói; nếu bạn chỉ lắng nghe thuộc trí năng – đó là, thuộc từ ngữ – chắc chắn đó không là hiểu rõ. Hay nếu bạn chỉ cảm thấy cái gì đó đầy cảm giác, cảm tính, điều đó cũng không là hiểu rõ. Bạn hiểu rõ chỉ khi nào toàn thân tâm của bạn thấu triệt – đó là, khi bạn không quan sát bất kỳ cái gì một cách phân chia, hoặc chỉ bằng trí năng hoặc cảm giác, nhưng quan sát một cách tổng thể.

Vậy là hiểu rõ bản chất của xung đột đòi hỏi không những hiểu rõ xung đột riêng của bạn nhưng còn cả hiểu rõ xung đột của con người như một tổng thể – mà gồm có chủ nghĩa quốc gia, sự khác biệt giai cấp, tham vọng, tham lam, ganh ghét, ham muốn vị trí, thanh danh, toàn ý thức của uy quyền, thống trị, sợ hãi, tội lỗi, lo âu, mà bao gồm chết, tham thiền – tổng thể của sống. Muốn hiểu rõ điều đó, người ta phải thấy, lắng nghe, không phân chia, nhưng nhìn cái bản đồ bao la của sống. Một trong những khó khăn của chúng ta là chúng ta vận hành phân chia, chúng ta vận hành từng phần – như một kỹ sư, một họa sĩ, một người khoa học, một người kinh doanh, một luật sư, một người vật lý, và vân vân; và mỗi mảnh đang xung đột với một mảnh khác, khinh miệt nó hay cảm thấy cao quý hơn.

Vậy thì câu hỏi là: làm thế nào quan sát một cách không phân chia tổng thể của sống? Khi chúng ta quan sát tổng thể của sống – không như một người Ấn độ giáo, một người Hồi giáo, một người Thiên chúa giáo, một người cộng sản, một người xã hội, một giáo sư, hay một người sùng đạo – khi chúng ta thấy chuyển động lạ thường của sống, mà gồm có mọi thứ, chết, đau khổ, phiền muộn, hỗn loạn, sự thiếu vắng hoàn toàn của tình yêu và hình ảnh của vui thú mà chúng ta đã tự nuôi dưỡng cho chính mình qua hàng thế kỷ, mà sai khiến những giá trị của chúng ta, những hoạt động của chúng ta – khi chúng ta thấy sự việc bao la này, một cách tổng thể, vậy thì phản ứng của chúng ta đến tổng thể đó sẽ hoàn toàn khác hẳn. Chính là phản ứng này, khi chúng ta thấy một cách tổng thể toàn chuyển động của sống, điều đó sẽ mang lại một cách mạng trong chính chúng ta, và cách mạng này tuyệt đối cần thiết. Những con người không thể tiếp tục như họ đã là, tàn sát lẫn nhau, căm thù lẫn nhau, phân chia mỗi người thành những quốc gia, thành tất cả những hoạt động cá thể, nông cạn, nhỏ nhen, bởi vì phương cách đó có sẵn phiền muộn nhiều hơn, hỗn loạn nhiều hơn, và đau khổ nhiều hơn.

Vậy là liệu có thể thấy tổng thể của sống, mà giống như một con sông đang chuyển động liên tục, không ngừng nghỉ, cùng vẻ đẹp vô cùng, đang chuyển động bởi vì nó có một khối lượng nước vô hạn ở đằng sau? Liệu chúng ta có thể thấy sống này một cách tổng thể?

Chỉ khi nào chúng ta thấy cái gì đó một cách tổng thể chúng ta mới có thể hiểu rõ nó, và chúng ta không thể thấy nó một cách tổng thể nếu có hoạt động tự cho mình là trung tâm mà hướng dẫn, định hình hành động của chúng ta và những suy nghĩ của chúng ta. Chính hành động tự cho mình là trung tâm này mà đồng hóa với gia đình, quốc gia, những kết luận thuộc học thuyết, với những đảng phái – dù thuộc chính trị hay tôn giáo. Chính trung tâm này mà khẳng định nó đang tìm kiếm Thượng đế, sự thật, và mọi chuyện như thế và điều đó ngăn cản sự hiểu rõ tổng thể của sống. Muốn hiểu rõ trung tâm này, nó thực sự là gì, cần một cái trí không bị chất đầy bởi những khái niệm, những kết luận. Tôi phải biết một cách thực sự, không phải một cách lý thuyết, tôi là gì. Điều gì tôi suy nghĩ, điều gì tôi cảm thấy, những tham vọng, những tham lam, những ganh ghét của tôi, ham muốn thành công, nổi tiếng, thanh danh, thèm khát của tôi, những phiền muộn của tôi – tất cả điều đó là tôi là gì. Tôi có lẽ nghĩ rằng tôi là Thượng đế, tôi là cái gì khác; nhưng điều đó vẫn còn là thành phần của tư tưởng, thành phần của cái hình ảnh tự chiếu rọi chính nó qua tư tưởng. Vì vậy nếu bạn không hiểu rõ điều này không phụ thuộc vào Shankara, Buddha hay, bất kỳ ai, nếu bạn không thực sự thấy bạn là gì hàng ngày – cách bạn nói chuyện, cách bạn cảm thấy, cách bạn phản ứng, không những ở tầng ý thức bên ngoài mà còn cả bên trong – nếu bạn không đặt nền tảng ở đó, làm thế nào bạn có thể tiến rất xa được? Dù bạn có lẽ tiến xa thế nào, nó sẽ chỉ là sự tưởng tượng, sự ưa thích nhất thời, lừa dối, và bạn sẽ là một người đạo đức giả.

Bạn phải đặt nền tảng này – mà là hiểu rõ bạn là gì. Bạn có thể làm điều đó chỉ bằng cách quan sát chính bạn, không cố gắng sửa đổi nó, không cố gắng định hình nó, không cố gắng nói điều này đúng hay điều này sai, nhưng bằng cách thấy điều gì đang thực sự xảy ra – mà không có nghĩa bạn trở thành tự cho mình là trung tâm nhiều hơn. Trái lại, bạn trở thành tự cho mình là trung tâm nếu bạn chỉ đang sửa chữa điều gì bạn thấy, diễn giải điều gì bạn thấy tùy theo những ưa thích và không ưa thích của bạn, nhưng nếu bạn chỉ quan sát, không có sự củng cố thêm của trung tâm.

Muốn thấy tổng thể của sống cần đến sự thương yêu vô cùng. Bạn biết, chúng ta đã trở nên nhẫn tâm, và bạn có thể thấy tại sao. Trong một quốc gia dư thừa dân số – một quốc gia nghèo khó, cả bên trong lẫn bên ngoài, một quốc gia đã sống trên những ý tưởng và không phải thực tế, một quốc gia đã tôn thờ quá khứ, với uy quyền được bám rễ trong quá khứ – theo tự nhiên người ta dửng dưng với điều gì đang thực sự xảy ra. Nếu các bạn tự quan sát mình, các bạn sẽ thấy các bạn chẳng có thương yêu bao nhiêu, thuơng yêu là ân cần. Thương yêu có nghĩa ý thức của vẻ đẹp, không chỉ là sự ngưỡng mộ phía bên ngoài. Ý thức của vẻ đẹp có thể hiện diện chỉ khi nào có hòa nhã vô cùng, ân cần, chăm sóc vô cùng mà là chính bản thể của thương yêu. Khi điều đó khô cạn, những tâm hồn của chúng ta cằn cỗi, và chúng ta lấp đầy chúng bằng những từ ngữ, những ý tưởng, những trích dẫn, với điều gì đã được nói; và khi chúng ta ý thức được sự hỗn loạn này, chúng ta cố gắng làm sống lại quá khứ, chúng ta tôn thờ truyền thống, chúng ta quay lại. Bởi vì chúng ta không biết làm thế nào để giải quyết sự tồn tại hiện nay với tất cả những hỗn loạn của nó, chúng ta nói, “Chúng ta hãy quay lại; chúng ta hãy trở lại quá khứ; chúng ta hãy sống phụ thuộc vào sự việc chết rồi nào đó”. Đó là lý do tại sao, khi bị đối diện với hiện tại, bạn tẩu thoát vào quá khứ hay học thuyết hay điều không tưởng nào đó, và, bởi vì tâm hồn bạn bị trống rỗng, bạn nhét đầy nó bằng những từ ngữ, những hình ảnh, những công thức, và những khẩu hiệu Hãy tự quan sát chính bạn, và bạn sẽ thấy tất cả điều này.

Vậy là muốn mang lại một cách tự nhiên, tự do, sự thay đổi tổng thể này trong chính cái trí đòi hỏi sự chú ý nghiêm túc, vô cùng. Chúng ta không muốn chú ý, bởi vì chúng ta sợ hãi điều gì có lẽ xảy ra nếu chúng ta thực sự suy nghĩ những sự kiện hàng ngày, thực tế thuộc sống của chúng ta. Chúng ta thực sự sợ hãi tìm hiểu; chúng ta thích sống mù lòa, nghẹt thở, đau khổ, bất hạnh, vô giá trị, và thế là những sống không ý nghĩa và trống rỗng; và, bởi vì sống không ý nghĩa, chúng ta cố gắng sáng chế ý nghĩa trong sống. Sống không có ý nghĩa. Sống có nghĩa là được sống, và trong ngay đang sống đó người ta bắt đầu khám phá thực tế, sự thật, vẻ đẹp của sống. Muốn khám phá sự thật, vẻ đẹp của sống, bạn phải hiểu rõ toàn chuyển động của nó, và để làm điều đó bạn phải kết thúc tất cả sự suy nghĩ và cách sống mảnh vỡ này. Bạn phải kết thúc là một người Ấn độ giáo, không chỉ trong cái tên nhưng bên trong; bạn phải kết thúc là một người Hồi giáo hay một người Phật giáo hay một người Thiên chúa giáo cùng tất cả những giáo điều của nó, bởi vì những sự việc này đang phân chia con người, đang phân chia những cái trí riêng của các bạn, những tâm hồn riêng của các bạn.

Kỳ lạ thay, bạn sẽ lắng nghe tất cả điều này, bạn sẽ lắng nghe trong một tiếng đồng hồ, và bạn sẽ về nhà và lặp lại khuôn mẫu. Bạn sẽ mãi mãi lặp lại khuôn mẫu, và khuôn mẫu này từ căn bản được đặt nền tảng trên vui thú.

Vậy là bạn phải tự nguyện tìm hiểu sống riêng của bạn, không phải bởi vì chính phủ gây ảnh hưởng bạn hay người nào đó bảo bạn làm. Bạn phải tự nguyện tìm hiểu nó, không chỉ trích nó, không nói đây là đúng hay đây là sai nhưng quan sát. Khi bạn có quan sát theo cách đó, bạn sẽ phát giác rằng bạn quan sát bằng đôi mắt đầy thương yêu – không phải bằng chỉ trích, không phải bằng nhận xét, nhưng bằng ân cần. Bạn tự quan sát bằng ân cần và vì vậy bằng trìu mến vô hạn – và chỉ khi nào có tình yêu và trìu mến vô hạn bạn mới thấy sự tồn tại tổng thể của sống.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2010(Xem: 4534)
Chúng tôi rất vui mường cảm thấy đặc biệt vinh dự được nói chuyện với một nhóm những người thật sự cống hiến cho những vấn đề môi trường nói chung và đặc biệt cho những vấn đề môi trường của Tây Tạng nói riêng. Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm kích sâu xa đến Nghị sĩ Bob Brown.
04/09/2010(Xem: 4882)
Chúng tôi vô cùng vui mừng và cảm thấy vinh dự to lớn để hiện diện với quý vị ở đây. Căn bản tin tưởng của tôi là mục tiêu của đời sống của chúng ta là hạnh phúc, và hạnh phúc tùy thuộc trên nền tảng của chính nó. Chúng tôi tin tưởng nền tảng căn bản, hay nguyên nhân của hạnh phúc và mãn nguyện, là sự phát triển vật chất và tâm linh.
04/09/2010(Xem: 4767)
Hội nghị này về sinh thái học thật cực kỳ đáng giá. Chúng tôi nhận thức tính cấp bách trên vấn đề bảo tồn sự cân bằng của môi trường, và tin tưởng rằng nếu chúng ta xao lãng, toàn thể thế giới sẽ khổ đau. Do bởi sự giàu có vật chất và kết quả của những vấn đề môi trường được thấy ở Phương Tây, những ai đấy đã nói rằng chúng ta cần thu xếp lối sống hiện đại lại.
04/09/2010(Xem: 5673)
Tổ Long Thọ nói rằng cho một hệ thống nơi mà tính không là có thể, nó cũng có thể có chức năng, và vì chức năng là có thể, tính không cũng có thể. Vì thế khi chúng ta nói về thiên nhiên, căn bản thiết yếu của thiên nhiên là tính không. Tính không hay shunyata nghĩa là gì? Nó không là tính không của sự tồn tại (không đối với có) nhưng đúng hơn là tính không của chân lý (chân không) hay sự tồn tại độc lập, điều này nghĩa là những sự vật khác tồn tại bởi sự lệ thuộc trên những nhân tố khác.
03/09/2010(Xem: 3759)
Chúng tôi nghĩ là quý vị đến đây với một mong đợi nào đấy, nhưng thật sự chúng tôi chẳng có gì cống hiến đến quý vị. Một cách đơn giản, chúng tôi sẽ cố gắng chia sẻ một vài kinh nghiệm và quan điểm của chúng tôi. Quý vị thấy đấy, chăm sóc hành tinh không có gì đặc biệt, không có gì thiêng liêng, và không có gì thánh thiện. Nó là những gì giống như săn sóc ngôi nhà của chính chúng ta. Chúng ta không có một hành tinh hay một căn nhà nào khác ngoại trừ ngôi nhà này, hay trái đất này.
03/09/2010(Xem: 2898)
Tây Tạng không nên được dùng để sản xuất vũ khí hạt nhân và sự đổ tháo chất thải hạt nhân. Người Tây Tạng có một sự tôn trọng hết sức đến tất cả mọi hình thức của sự sống. Cảm giác cố hữu này đã được để cao bởi niềm tin nơi Phật Giáo của chúng tôi. Trước khi bị xâm lược và chiếm đóng, Tây Tạng là một khu bảo tồn hoang dã tươi mát, xinh đẹp, không ô nhiễm trong một môi trường thiên nhiên đặc biệt.
03/09/2010(Xem: 5341)
Theo giáo nghĩa Đạo Phật, có một sự phụ thuộc lẫn nhau rất gần gũi giữa môi trường thiên nhiên và những chúng sinh sống với nó. Vài người bạn đã từng nói với tôi rằng, căn bản tự nhiên của con người là những gì bạo động, nhưng tôi đã nói với họ rằng tôi không đồng ý. Nếu chúng ta thẩm tra những thú vật khác nhau, thí dụ, những thú vật mà chính sự tồn tại của chúng tùy thuộc vào việc lấy đi mạng sống của những thú vật khác, như những con sư tử, beo, hay cọp, chúng ta học rằng căn bản tự nhiên của chúng cung cấp cho chúng với răng nanh và móng vuốt bén nhọn.
03/09/2010(Xem: 3449)
Nếu có một phạm trù nào mà cả giáo dục và truyền thông cùng có một trách nhiệm đặc biệt, chúng tôi tin tưởng, đấy là môi trường tự nhiên của chúng ta. Trách nhiệm này phải hành động với câu hỏi đúng hay sai ít hơn là với câu hỏi về sinh tồn. Thế giới tự nhiên là ngôi nhà của chúng ta. Nó không cần phải thiêng liêng hay thánh thiện. Nó chỉ đơn giản là nơi chúng ta sinh sống.
03/09/2010(Xem: 4895)
Những tiên đoán khoa học về thay đổi môi trường khó khăn cho những con người bình thường nhận thức thấu đáo một cách trọn vẹn. Chúng ta nghe về nhiệt độ nóng bức và mực nước biển dâng cao, tỉ lệ ung thư nâng cao, sự gia tăng dân số, tài nguyên cạn kiệt, sự tuyệt diệt của những chủng loại. Con người hoạt động khắp mọi nơi đang thúc đẩy nhanh chóng sự hủy diệt những yếu tố chìa khóa chính yếu của môi trường sinh thái tự nhiên mà tất cả các chủng loại phụ thuộc vào.
03/09/2010(Xem: 4736)
Khi thế kỷ hai mươi kéo màn kết thúc, chúng ta thấy rằng thế giới trở nên nhỏ hơn và loài người trên thế giới đã trở thành gần như một cộng đồng. Những liên minh quân sự và chính trị đã được tạo thành những nhóm đa quốc gia rộng lớn, công nghiệp kỷ nghệ và mậu dịch quốc tế đã sản xuất một nền kinh tế toàn cầu, và sự đối thoại toàn thế giới đang xóa đi những hàng rào cũ kỷ của khoảng cách, ngôn ngữ, và chủng tộc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567