Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III. Mẹ Ðất bệnh thì chúng sinh bệnh

25/01/201111:21(Xem: 5175)
III. Mẹ Ðất bệnh thì chúng sinh bệnh

Xin Cứu Độ Mẹ Đất
Thích Trí Siêu

Mẹ Đất bệnh thì chúng sinh bệnh

1/Tỵ nạn thiên nhiên

Nhân danh kỹ nghệ văn minh tiến bộ, con người đã và đang tiếp tục tàn phá môi trường thiên nhiên : rừng cây, đất mầu, sông biển, không khí v.v... khiến cho dân cư ở đây, vì lâm vào tình trạng thất nghiệp đói kém, phải đi tỵ nạn về tỉnh hoặc thành phố với hy vọng kiếm được sinh nhai.

Trước đây 40 năm, dân số ở các thành thị trên thế giới có khoảng 600 triệu, ngày nay số đó đã lên tới 2 tỷ. Đâu phải ai về tỉnh hoặc sống ở tỉnh cũng dư giả hoặc dễ sống hết đâu. Dân số càng đông thì tổ chức xã hội càng khó và phức tạp. Khổ nhất là cho các nước chậm tiến. Hàng triệu người sống chui rúc trong các chung cư bần dân, những cư xá lụp xụp. Nhà làm bằng mái tôn rỉ cũ xiêu vẹo, cửa sổ vá víu bằng bao ny lông hoặc giấy các tông, nước uống, nước rửa pha chảy lẫn lộn, trẻ con thiếu ăn, bụng phình trướng, quanh năm suốt tháng sống với tiếng ồn, mùi xú uế, hơi khói, chấy rận. Đó là số phận của những người tỵ nạn thiên nhiên.

2/ Xã hội nô lệ hóa

Thông thường người ta đánh giá lịch sử của một dân tộc qua tiến trình văn minh. Từ lúc lên rừng hái quả, săn bắn cho đến canh nông trồng trọt, từ xây cất thành phố cho đến chế tạo phi thuyền. Người ta tin tưởng vào khoa học, vì nhờ khoa học mà các nước Âu Mỹ trở nên tiến bộ và giàu có nhất trên thế giới. Các nước Á Phi rất mơ được như vậy, nhưng họ đâu có hay rằng giấc mơ kia là đầu mối của một cơn ác mộng. Các nước Âu Mỹ hiện nay cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng, nạn thất nghiệp lan tràn, gia tăng. Ngay cả Hoa Kỳ, một quốc gia được xem là giàu có nhất thế giới, mỗi năm ngân quỷ quốc gia cũng thiếu hụt cả chục tỷ mỹ kim.

Khoa học thường đi đôi với duy vật. Ngày nay người ta đánh giá sự thành công của con người qua những tiêu chuẩn như : lương bổng của anh bao nhiêu ? Nhà anh ở khu nào ? Xe hơi của anh hiệu gì, mấy mã lực? Anh đi nghỉ hè ở đâu? v.v... Con người chỉ biết có tiền và làm sao cho có được nhiều tiền càng tốt. Nhiều tiền để làm gì chứ ? - Để tiêu thụ ! Chính vì tâm lý tiêu thụ này mà vật giá cứ tiếp tục leo thang và nạn lạm phát không thể ngưng được. Tệ hại hơn nữa, ở Âu Mỹ có mốt bán chịu (vente à crédit), như vậy lại càng kích thích tâm lý tiêu thụ. Dân chúng không có tiền mà cứ tha hồ mua sắm. Mua trước rồi sẽ trả sau. Không có xứ nào mà dân chúng thiếu nợ nhiều như ở Âu Mỹ. Nợ nhiều thì phải nai lưng ra làm việc để trả nợ. Đa số đến chết vẫn chưa trả hết nợ. Tưởng mình tự do, tự do mua sắm, tự do xài sang, tự do tiêu thụ, nhưng có ai ngờ đâu là mình đang làm nô lệ cho vật chất. Tiêu thụ nhiều thì phải sản xuất nhiều, muốn sản xuất nhiều thì phải khai thác nhiều, khai thác không nương tay, không kiêng nể, không nghỉ gì đến thế hệ con cháu sau này. Làm như xài hết quả đất này thì chúng ta còn có quả đất xơ-cua (secours) thứ hai vậy.

3/ Không khí, nước và thức ăn ô nhiễm.

Hãy thở đi bạn, chúng ta là sinh vật mà! Sinh vật nào mà chả hít thở. Cây cỏ kia còn phải hít thở nữa huống chi là con người. Hít thở là sự sống và cũng là một niềm tự do. Nhưng niềm tự do đó đang bị tước đoạt. Hít thở sao cho nổi khi không khí chỉ toàn là khói bụi, xăng nhớt?

Một bản thống kê năm 1989 cho biết, ở Hoa Kỳ mỗi năm có khoảng một triệu tấn độc tố hóa học được tống khứ lên bầu khí quyển từ các xưởng kỹ nghệ. Con số này phải được nhân lên gấp ba nếu ta kể luôn cả khói xe hơi, thuốc sát trùng, phế thải kỹ nghệ trong nước bốc hơi lên.

Sống ở tỉnh hay thành phố mà muốn hít thở được một chút không khí trong lành thật không phải là chuyện dễ. Ra đường thì khói xe hơi, khói kỹ nghệ, vào sở làm thì khói thuốc lá, về nhà thì không khí bế tắc. Do đó mỗi cuối tuần, rất nhiều người tìm cách mau mau thoát khỏi cái tỉnh "phòng ngạt" để về miền quê may ra hít thở được một chút không khí trong lành.

Tìm đâu ra một chút nước sạch để uống ?

Ở các xứ chậm tiến, nhất là vùng thành thị, viêc vứt đổ rác rến phân tiểu trong giòng nước, sông hồ là một chuyện rất thường không có gì là lạ cả. Vi trùng, vi khuẩn, sán lải đua nhau sinh nở trong các ống cống, ống dẫn nước. Xứ đã nghèo, dân chúng lại thất học không biết giữ gìn vệ sinh, tìm được một chút nước sạch để uống không phải chuyện dễ. Ở các xứ văn minh, nước không bị nhiễm ô bởi phân tiểu, rác rến nhưng bởi sự phế thải hóa học. Về nước uống, 20 triệu dân Âu châu tùy thuộc về sông Rhin, nhưng con sông này đã bị nhiễm ô trầm trọng. Biết được nước bị nhiễm ô, thay vì tìm cách chữa trị tận gốc, người ta lại lợi dụng luôn tình thế, chế bán các loại nước suối (eau minérale) đủ thứ nhãn hiệu. Bán cho những dân ý thức được sự ô nhiễm của nước và chỉ muốn uống nước trong lành. Ở trên trái đất này có 7 phần 10 là nước, nước có rất nhiều, có khắp nơi, ngay cả trong nhà chỉ cần vói tay vặn một cái là có nước chảy. Vậy mà không uống được, lại phải ra chợ mua nước suối uống. Tệ hơn nữa, khi uống nước suối người ta lại càng hãnh diện vì nó biểu lộ sự giàu sang, đài các trưởng giả. Chúng ta cần nhận thức rằng việc tiêu thụ nước suối chính là hậu quả của sự tàn phá và nhiễm ô môi sinh. Ngay cả việc chế bán nước suối cũng vậy, phải khai quật các nguồn suối, chế tạo bình ny lông, vô chai, chất lên xe vận tải đi hàng ngàn cây số đến trưng bán ở các siêu thị. Tất cả cái đó đều góp tăng thêm sự nhiễm ô.

Về thức ăn, bộ canh nông Anh quốc đã phải công nhận rằng tất cả thức ăn bày bán trên thị trường, không có thứ nào mà không bị nhiễm thuốc sát trùng, không nhiều thì ít. Đâu phải chỉ nhiễm có thuốc sát trùng mà thôi, các thức ăn mà chúng ta dùng hàng ngày còn bị nhiễm rất nhiều độc tố hóa học khác, nhất là các chất kích thích tố (hormones) và trụ sinh (antibiotiques). Các súc vật như gà, vịt, heo, bò ngày nay được nuôi dưỡng những chất trên để da thịt mập mạp, nặng ký để bán.

Thức ăn không những bị ô nhiễm mà lại còn khan hiếm nữa. Là người Việt, may mắn sống ở hải ngoại, vật chất dư giả, chúng ta ít có khi nào để ý tới sự khan hiếm của thức ăn trên thế giới, nhất là ở các xứ chậm tiến Á Phi, mỗi năm có đến hàng triệu trẻ em chết đói. Chúng ta càng ăn sung mặc sướng, hưởng thụ tha hồ bao nhiêu thì dân ở các xứ này càng chết đói bấy nhiêu.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2010(Xem: 4839)
Chúng tôi vô cùng vui mừng và cảm thấy vinh dự to lớn để hiện diện với quý vị ở đây. Căn bản tin tưởng của tôi là mục tiêu của đời sống của chúng ta là hạnh phúc, và hạnh phúc tùy thuộc trên nền tảng của chính nó. Chúng tôi tin tưởng nền tảng căn bản, hay nguyên nhân của hạnh phúc và mãn nguyện, là sự phát triển vật chất và tâm linh.
04/09/2010(Xem: 4702)
Hội nghị này về sinh thái học thật cực kỳ đáng giá. Chúng tôi nhận thức tính cấp bách trên vấn đề bảo tồn sự cân bằng của môi trường, và tin tưởng rằng nếu chúng ta xao lãng, toàn thể thế giới sẽ khổ đau. Do bởi sự giàu có vật chất và kết quả của những vấn đề môi trường được thấy ở Phương Tây, những ai đấy đã nói rằng chúng ta cần thu xếp lối sống hiện đại lại.
04/09/2010(Xem: 5621)
Tổ Long Thọ nói rằng cho một hệ thống nơi mà tính không là có thể, nó cũng có thể có chức năng, và vì chức năng là có thể, tính không cũng có thể. Vì thế khi chúng ta nói về thiên nhiên, căn bản thiết yếu của thiên nhiên là tính không. Tính không hay shunyata nghĩa là gì? Nó không là tính không của sự tồn tại (không đối với có) nhưng đúng hơn là tính không của chân lý (chân không) hay sự tồn tại độc lập, điều này nghĩa là những sự vật khác tồn tại bởi sự lệ thuộc trên những nhân tố khác.
03/09/2010(Xem: 3693)
Chúng tôi nghĩ là quý vị đến đây với một mong đợi nào đấy, nhưng thật sự chúng tôi chẳng có gì cống hiến đến quý vị. Một cách đơn giản, chúng tôi sẽ cố gắng chia sẻ một vài kinh nghiệm và quan điểm của chúng tôi. Quý vị thấy đấy, chăm sóc hành tinh không có gì đặc biệt, không có gì thiêng liêng, và không có gì thánh thiện. Nó là những gì giống như săn sóc ngôi nhà của chính chúng ta. Chúng ta không có một hành tinh hay một căn nhà nào khác ngoại trừ ngôi nhà này, hay trái đất này.
03/09/2010(Xem: 2859)
Tây Tạng không nên được dùng để sản xuất vũ khí hạt nhân và sự đổ tháo chất thải hạt nhân. Người Tây Tạng có một sự tôn trọng hết sức đến tất cả mọi hình thức của sự sống. Cảm giác cố hữu này đã được để cao bởi niềm tin nơi Phật Giáo của chúng tôi. Trước khi bị xâm lược và chiếm đóng, Tây Tạng là một khu bảo tồn hoang dã tươi mát, xinh đẹp, không ô nhiễm trong một môi trường thiên nhiên đặc biệt.
03/09/2010(Xem: 5279)
Theo giáo nghĩa Đạo Phật, có một sự phụ thuộc lẫn nhau rất gần gũi giữa môi trường thiên nhiên và những chúng sinh sống với nó. Vài người bạn đã từng nói với tôi rằng, căn bản tự nhiên của con người là những gì bạo động, nhưng tôi đã nói với họ rằng tôi không đồng ý. Nếu chúng ta thẩm tra những thú vật khác nhau, thí dụ, những thú vật mà chính sự tồn tại của chúng tùy thuộc vào việc lấy đi mạng sống của những thú vật khác, như những con sư tử, beo, hay cọp, chúng ta học rằng căn bản tự nhiên của chúng cung cấp cho chúng với răng nanh và móng vuốt bén nhọn.
03/09/2010(Xem: 3420)
Nếu có một phạm trù nào mà cả giáo dục và truyền thông cùng có một trách nhiệm đặc biệt, chúng tôi tin tưởng, đấy là môi trường tự nhiên của chúng ta. Trách nhiệm này phải hành động với câu hỏi đúng hay sai ít hơn là với câu hỏi về sinh tồn. Thế giới tự nhiên là ngôi nhà của chúng ta. Nó không cần phải thiêng liêng hay thánh thiện. Nó chỉ đơn giản là nơi chúng ta sinh sống.
03/09/2010(Xem: 4812)
Những tiên đoán khoa học về thay đổi môi trường khó khăn cho những con người bình thường nhận thức thấu đáo một cách trọn vẹn. Chúng ta nghe về nhiệt độ nóng bức và mực nước biển dâng cao, tỉ lệ ung thư nâng cao, sự gia tăng dân số, tài nguyên cạn kiệt, sự tuyệt diệt của những chủng loại. Con người hoạt động khắp mọi nơi đang thúc đẩy nhanh chóng sự hủy diệt những yếu tố chìa khóa chính yếu của môi trường sinh thái tự nhiên mà tất cả các chủng loại phụ thuộc vào.
03/09/2010(Xem: 4699)
Khi thế kỷ hai mươi kéo màn kết thúc, chúng ta thấy rằng thế giới trở nên nhỏ hơn và loài người trên thế giới đã trở thành gần như một cộng đồng. Những liên minh quân sự và chính trị đã được tạo thành những nhóm đa quốc gia rộng lớn, công nghiệp kỷ nghệ và mậu dịch quốc tế đã sản xuất một nền kinh tế toàn cầu, và sự đối thoại toàn thế giới đang xóa đi những hàng rào cũ kỷ của khoảng cách, ngôn ngữ, và chủng tộc.
01/09/2010(Xem: 9921)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567