Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III. Mục Đích Của Thiền

13/12/201018:13(Xem: 13841)
III. Mục Đích Của Thiền

 

Thiền là một tông phái của Phật giáo chú trọng nhiều đến thực hành. Những gì đức Phật kinh nghiệm và giảng dạy thì thiền chủ trương phải đạt được như thế. Một người chỉ hiểu lời đức Phật dạy khi họ có được kinh nghiệm về trạng thái tâm linh như đức Phật. Nếu không, họ chỉ biết chữ nghĩa mà không biết sự chân thật của đạo.

Trước khi giác ngộ, đức Phật cũng có những xao xuyến nội tâm, những khắc khoải về ý nghĩa cuộc sống và những khổ đau vì thấy nhiều điều bất như ý xảy ra quanh mình. Ngài phải lặn lội đi tìm lời giải đáp qua thiền định, qua những năm tháng tu hành khổ hạnh, để rồi tự mình tìm ra được chân lý vượt trên tất cả những gì đã nghe nói.

Nếu chúng ta thực hành thiền (hay các pháp môn Tịnh độ, Mật tông.v.v...) ta cũng có thể kinh nghiệm được sự thật đó. Lúc ấy, ta trực nhận tâm ta chỉ thuần là một tình thương yêu trong sáng (từ bi), sự hiểu biết chân thật (trí tuệ) và nguồn an vui vô cùng (Cực lạc hay Niết-bàn). Tuy nhiên, vì thói quen hay bám víu, dính mắc, thích ràng buộc vào các ý tưởng phân biệt như “tôi tốt, người kia xấu; tôi hiền lành, người kia hung dữ; tôi phải, người kia quấy.v.v...” làm khơi dậy các tình cảm vui buồn, thương ghét, sướng khổ, thân thù... mãi mãi không thôi. Những thứ ấy tạo ra sự căng thẳng, những áp lực, những sự khó chịu làm ta khổ đau.

Tâm ta như bầu trời trong xanh bao la, các ý tưởng và tình cảm vui buồn, thương ghét chỉ như những đám mây bay qua. Nếu chúng ta không bám víu, dính mắc vào chúng, thì chúng sẽ kéo đến và bay đi như những đám mây, chẳng để lại dấu vết. Dù có muôn ngàn đám mây bay qua bầu trời, bầu trời vẫn luôn không chút nhiễm ô, không chút thay đổi. Cũng thế, nếu ta không đồng hóa, không tự nhận mình là các ý tưởng, các tình cảm đó thì chúng sẽ lặng lẽ trôi đi và tâm ta lúc nào cũng là bầu trời trong sáng bao la.

Thiền là quay về với bầu trời trong sáng tự nhiên đó, là sống với tâm thức linh động bén nhạy để nhận biết tất cả mọi phản ứng, mọi ý tưởng, mọi cảm xúc, trực nhận tất cả mọi thứ xuất hiện bên trong cũng như bên ngoài mà không chút sợ hãi, không chút đè nén, không loại trừ, không biện minh hay không nhận biết chúng qua cơ chế tự vệ tâm lý nơi mỗi chúng ta. Sống được như thế thì ta không phân chia tâm mình ra hai phần: phần ý thức và phần vô thức, vì tất cả mọi hiện tượng tâm lý đều được trực tiếp nhận biết như thực, không thêm bớt. Đó chính là sống đạo, sống đời giác ngộ chân thật.

Ở đây, chúng ta thấy có một sự gặp gỡ giữa thiền và phân tâm học. Cả hai đều chú trọng đến sự giải phóng con người ra khỏi tâm bệnh để con người được an vui hạnh phúc hơn. Nhưng một bên cần có bác sĩ để giúp cho bệnh nhân thấy rõ, biết rõ những động lực ham muốn, những mặc cảm tội lỗi, những sự tức giận, những khổ đau đang nằm sâu trong chốn vô thức và đang tác động vào đời sống của họ; trong khi bên kia nhấn mạnh đến sự tỉnh thức của thiền sinh (hay bệnh nhân), chính họ phải nỗ lực quán chiếu, nhìn sâu vào tâm mình để biết rõ những ý tưởng và phản ứng biểu lộ qua những tình cảm vui buồn, thương ghét của mình mà không chút dính mắc vào chúng. Từ đó, họ biết rõ qua kinh nghiệm cụ thể một trạng thái tự do và an vui tuyệt đối.

Trong Thiền, vai trò của vị thầy cũng quan trọng, nhưng vị thiền sư chỉ là người giúp đỡ bên ngoài chứ không đóng vai trò quyết định như bác sĩ trong ngành phân tâm. Vị thầy chân thật thúc giục thiền sinh phải nỗ lực tối đa trên con đường tự giải phóng mình ra khỏi mọi sự nô lệ, kể cả sự nô lệ vào hình tượng hay sự sùng thượng vị thầy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/06/2011(Xem: 16981)
BỘ SÁCH PHẬT HỌC ỨNG DỤNG Hồng Quang sưu tầm và biên soạn Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011 GIỚI THIỆU BỘ SÁCH "PHẬT HỌC ỨNG DỤNG" Nguyên Định MỤC LỤC TỔNG QUÁT Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ Cuốn 2: Giáo lý căn bản Cuốn 3: Bước đầu học đạo Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống Cuốn 6: Dưỡng sinh Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.
20/06/2011(Xem: 13131)
Người đời thường nói: “Đời không Đạo, Đời vô liêm sĩ” nghĩa là: “Nếu cuộc đời mà thiếu Đạo Đức thì con người sẽ dã man độc ác không còn nhân cách”. Để giải thích và chứng minh câu này hôm nay tôi xin trình bày đề tài: “Phật Giáo với Đạo Đức”.
31/05/2011(Xem: 4034)
Khái niệm “kinh tế học Phật giáo” đã trở nên có ý nghĩa từ sau khi cuốn “Nhỏ Thì Đẹp” (Small is Beautiful) của E.F. Schumacher được xuất bản vào cuối nữa thế kỷ 20. Kinh tế học hiện đại, được xác định như một ngành khoa học xã hội với những phương pháp cụ thể - đặc điểm của khoa học xã hội và tự nhiên, đã xem tất cả những vấn đề đạo đức là nằm bên ngoài lĩnh vực kinh tế.
25/05/2011(Xem: 4058)
Dù rằng, người viết không hề tham vọng và miễn cưỡng đem các lãnh vực học thuật xã hội ra để so sánh, hoặc đem Phật pháp ra minh chứng cho các lãnh vực này. Phật pháp với đời cũng chỉ là:"ngón tay để chỉ mặt trăng"[1], hoặc chiếc bè để sang sông"[2], nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết đem lại bình an cho cuộc sống. Vậy, kinh tế, chính trị,v.v… không hẳn là Phật pháp, nhưng Phật pháp có thể bao gồm tất cả lãnh vực này. Nếu cho rằng Phật giáo là cái này hay cái kia, không khác gì người mù sờ voi! Rơi vào định kiến phiến diện đầy sai lầm! Chỉ có thể cho rằng: "Phật pháp là chân lý thực tại hay con đường thoát khổ"[3]mà thôi.
05/05/2011(Xem: 5069)
Đạo Phật với con đường thoát khổ thiết thực, nhân bản, với phương châm từ bi hỷ xả xóa bỏ chấp thủ, hận thù sẽ tiếp tục sứ mệnh hóa giải khổ đau cho nhân loại.
28/04/2011(Xem: 5985)
Nhìn thế giới và tự nhìn mình, ta dễ có một nỗi mừng run và tri ân cuộc đời. May mắn thay, ta không rơi vào một ý thức hệ độc thần...
28/04/2011(Xem: 10745)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
11/04/2011(Xem: 20973)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạc và hạnh phúc...
29/03/2011(Xem: 9782)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta? Đức Đạt Lai Lạt Ma cống hiến giải pháp của ngài. Với nhiều tín đồ, chấp nhận tính chính đáng của những truyền thống tín ngưỡng khác đặt ra một thử thách nghiêm trọng. Để chấp nhận những tôn giáo khác là chính đáng có thể dường như làm tổn hại tính nguyên vẹn niềm tin tôn giáo của chính mình, vì nó đòi hỏi sự thu nạp những con đường tâm linh khác nhau nhưng hiệu quả.
22/03/2011(Xem: 7749)
Năm mới, nhân đọc một bài viết cũ của tác giả Nguyễn Hữu Liêm vừa mới được đăng lại trên báo điện tử Phật Giáo Việt Nam, Xuân Tân Mão 2011, nhan đề là: “Tính Không và Thượng Đế: Từ thoái trào Phật giáo đến cao trào Tin lành ở Việt nam” [1] đồng thời, có tiếng nói tương tự của một tác giả nước ngoài, Allen Carr, qua bài điểm sách với nhan đề khá... hấp dẫn:“Lên Kế Hoạch Ngày Tàn của Phật Giáo”[2], kẻ viết bài nầy xin được góp đôi lời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]