Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III. Ăn Chay

13/12/201018:56(Xem: 14596)
III. Ăn Chay

 

Từ năm 1970 đến nay, số người ăn chay gia tăng khoảng 30%. Theo một cuộc thăm dò ý kiến của Hiệp hội Các Nhà hàng Quốc gia thì người dân Hoa Kỳ đang quan tâm nhiều hơn đến món ăn chay trong các thực đơn. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết rằng những người ăn ít thịt cá thì ít bị các bệnh như tim, bệnh ruột già, tiểu đường, áp huyết cao và chứng béo phì. Sự phổ biến các thông tin liên hệ mật thiết giữa chế độ ăn uống và bệnh tật là một nguyên do thúc đẩy phong trào ăn chay gia tăng ở Mỹ và những nước Tây Âu.

Theo cuộc điều tra của tờ Vegetarian Time ở bang Ilinois thuộc Hoa Kỳ vào năm 1992 có 12,4 triệu người Mỹ, trong số đó có 8 triệu người ăn chay trường, hoàn toàn ăn các loại rau trái, ngũ cốc, bơ sữa, phó mát và trứng. Họ tuyệt đối không ăn cá và thịt. Có nhiều người đi xa hơn nữa, không ăn cả bơ động vật, trứng, sữa và phó mát. Họ ăn uống như thế để được khỏe mạnh: Giảm thiểu tối đa chất cholesterol, đường, và tăng nhiều chất xơ (fiber) trong thực phẩm.

Có người ăn chay vì lý do tôn giáo, có người ăn chay vì lý do sức khỏe, có người ăn chay vì thương súc vật và có người ăn chay vì muốn chữa trị bệnh tật. Nhiều bác sĩ khuyên bệnh nhân ăn chay để chữa trị bệnh ung thư, bệnh tim, bệnh tăng huyết áp cùng một số bệnh khác.

Trong nhiều trường hợp, ăn chay trở thành một sự cần thiết. Người Hoa Kỳ khi nghĩ đến đạo Phật là nghĩ đến ăn chay, mặc dù không phải ai theo đạo Phật cũng đều ăn chay. Đạo Phật cũng không bắt buộc Phật tử phải ăn chay và cũng không cho rằng ai không ăn chay là có tội. Đạo Phật khuyến khích Phật tử phát tâm ăn chay đều đặn từ một đến nhiều ngày mỗi tháng để thân và tâm đều được lành mạnh và trong sáng.

Thịt bò, gà, heo được bán nhiều và rẻ tại các nước Mỹ, Úc và Âu châu. Ngoài ra loại trứng, sữa, bơ động vật, phó mát, kem lạnh, bánh kẹo là các món ăn thông dụng tại những nơi này. Các món ăn này rất ngon miệng, rất bổ vì có nhiều sinh tố và chất đạm, nhưng lại kèm theo sự nguy hiểm là có quá nhiều chất cholesterol và chất béo. Những thứ này đóng quanh phía bên trong các mạch máu làm cho sự lưu thông máu bị giảm dần hay có nơi bị nghẽn lại. Khi các mạch máu vành ở tim bị nghẽn, một phần bắp thịt tim không còn được máu đến nuôi dưỡng và cung cấp dưỡng khí nên bị ngưng hoạt động, dẫn đến tim ngưng đập đột ngột hay gọi là đột quỵ (heart attack).

Nếu các mạch máu trên não không lưu thông tốt vì bị chất béo đóng nhiều bên trong thì tạo nên chứng nghẽn động mạch não, gây ra sự vỡ mạch máu não mà chúng ta gọi là bị kích ngất (stroke). Các trường hợp đột quỵ và kích ngất là hai nguyên nhân chính đưa đến nhiều cái chết đột ngột hay các biến chứng tai hại hiện nay ở Hoa Kỳ, làm cho nhiều người bị tàn phế như tê liệt, mất trí nhớ, suy tim yếu cùng nhiều bệnh khác.

Ngoài ra, ăn nhiều chất béo cũng làm gia tăng bệnh huyết áp, do mỡ đóng bên trong mạch máu. Nếu là người hút thuốc lá thì tỉ lệ bệnh tật lại càng cao hơn nữa.

Ăn chay là cách giảm thiểu tối đa những rủi ro nói trên. Hiện nay có bốn cách ăn chay chính trên thế giới:

1. Không ăn thịt, như bò, dê, heo, gà... nhưng ăn cá, trứng, uống sữa, các thực phẩm làm từ sữa như bơ, phó-mát và các loại rau trái, ngũ cốc...

2. Không ăn thịt, cá, chỉ ăn trứng, sữa, bơ, phó-mát, rau trái và ngũ cốc.

3. Không ăn thịt, cá, trứng, chỉ uống sữa, ăn bơ, phó-mát, rau trái và ngũ cốc.

4. Không ăn thịt, cá, trứng, cũng không uống sữa hoặc ăn các thực phẩm làm từ sữa như bơ, phó-mát... Chỉ ăn hoàn toàn ngũ cốc và rau trái.

Đạo Phật khuyến khích ăn chay để nuôi dưỡng tình thương yêu đối với mọi loài nên người Phật tử thường chọn ăn chay theo cách thứ 2, thứ 3 hay thứ 4. Một số người theo phương pháp dưỡng sinh Oshawa cũng ăn chay theo cách thứ 4. Một số người theo phương pháp này chỉ ăn gạo lức với muối mè và uống rất ít nước. Một số người khác chú trọng nhiều đến tính chất “âm” hay “dương” của mỗi loại rau trái và ngũ cốc. Họ không chỉ ăn gạo lức, muối mè mà thôi, họ còn ăn rất nhiều thực phẩm bổ dưỡng như sữa nguyên chất, rong biển, các loại rau và ngũ cốc.

Khi ăn những thực phẩm có chất đạm (protein), chúng ta cần uống nước nhiều để giúp cơ thể thải các loại protein không hấp thụ được qua đường tiểu, nếu không sẽ dễ bị bệnh sạn thận do những chất protein này và calci kết hợp lại.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/06/2011(Xem: 16840)
BỘ SÁCH PHẬT HỌC ỨNG DỤNG Hồng Quang sưu tầm và biên soạn Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011 GIỚI THIỆU BỘ SÁCH "PHẬT HỌC ỨNG DỤNG" Nguyên Định MỤC LỤC TỔNG QUÁT Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ Cuốn 2: Giáo lý căn bản Cuốn 3: Bước đầu học đạo Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống Cuốn 6: Dưỡng sinh Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.
20/06/2011(Xem: 12744)
Người đời thường nói: “Đời không Đạo, Đời vô liêm sĩ” nghĩa là: “Nếu cuộc đời mà thiếu Đạo Đức thì con người sẽ dã man độc ác không còn nhân cách”. Để giải thích và chứng minh câu này hôm nay tôi xin trình bày đề tài: “Phật Giáo với Đạo Đức”.
31/05/2011(Xem: 4008)
Khái niệm “kinh tế học Phật giáo” đã trở nên có ý nghĩa từ sau khi cuốn “Nhỏ Thì Đẹp” (Small is Beautiful) của E.F. Schumacher được xuất bản vào cuối nữa thế kỷ 20. Kinh tế học hiện đại, được xác định như một ngành khoa học xã hội với những phương pháp cụ thể - đặc điểm của khoa học xã hội và tự nhiên, đã xem tất cả những vấn đề đạo đức là nằm bên ngoài lĩnh vực kinh tế.
25/05/2011(Xem: 4007)
Dù rằng, người viết không hề tham vọng và miễn cưỡng đem các lãnh vực học thuật xã hội ra để so sánh, hoặc đem Phật pháp ra minh chứng cho các lãnh vực này. Phật pháp với đời cũng chỉ là:"ngón tay để chỉ mặt trăng"[1], hoặc chiếc bè để sang sông"[2], nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết đem lại bình an cho cuộc sống. Vậy, kinh tế, chính trị,v.v… không hẳn là Phật pháp, nhưng Phật pháp có thể bao gồm tất cả lãnh vực này. Nếu cho rằng Phật giáo là cái này hay cái kia, không khác gì người mù sờ voi! Rơi vào định kiến phiến diện đầy sai lầm! Chỉ có thể cho rằng: "Phật pháp là chân lý thực tại hay con đường thoát khổ"[3]mà thôi.
05/05/2011(Xem: 4980)
Đạo Phật với con đường thoát khổ thiết thực, nhân bản, với phương châm từ bi hỷ xả xóa bỏ chấp thủ, hận thù sẽ tiếp tục sứ mệnh hóa giải khổ đau cho nhân loại.
28/04/2011(Xem: 5904)
Nhìn thế giới và tự nhìn mình, ta dễ có một nỗi mừng run và tri ân cuộc đời. May mắn thay, ta không rơi vào một ý thức hệ độc thần...
28/04/2011(Xem: 10585)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
11/04/2011(Xem: 20519)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạc và hạnh phúc...
29/03/2011(Xem: 9703)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta? Đức Đạt Lai Lạt Ma cống hiến giải pháp của ngài. Với nhiều tín đồ, chấp nhận tính chính đáng của những truyền thống tín ngưỡng khác đặt ra một thử thách nghiêm trọng. Để chấp nhận những tôn giáo khác là chính đáng có thể dường như làm tổn hại tính nguyên vẹn niềm tin tôn giáo của chính mình, vì nó đòi hỏi sự thu nạp những con đường tâm linh khác nhau nhưng hiệu quả.
22/03/2011(Xem: 7690)
Năm mới, nhân đọc một bài viết cũ của tác giả Nguyễn Hữu Liêm vừa mới được đăng lại trên báo điện tử Phật Giáo Việt Nam, Xuân Tân Mão 2011, nhan đề là: “Tính Không và Thượng Đế: Từ thoái trào Phật giáo đến cao trào Tin lành ở Việt nam” [1] đồng thời, có tiếng nói tương tự của một tác giả nước ngoài, Allen Carr, qua bài điểm sách với nhan đề khá... hấp dẫn:“Lên Kế Hoạch Ngày Tàn của Phật Giáo”[2], kẻ viết bài nầy xin được góp đôi lời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]