Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

IV. Thiền Là Giải Phóng Chứ Không Phải Nô Lệ

13/12/201018:14(Xem: 15372)
IV. Thiền Là Giải Phóng Chứ Không Phải Nô Lệ

 

Để thấy rõ tính cách chân thật và giải thoát của thiền, chúng ta hãy thử tìm hiểu thêm một số tổ chức tôn giáo cùng so sánh với một số sinh hoạt giả danh là tu thiền.

Tại Hoa Kỳ, có nhiều nhóm sinh hoạt tôn giáo mà người Mỹ gọi là tà phái (cultism). Những người chủ trương các nhóm đó thường có khuynh hướng kiểm soát toàn diện đời sống tín đồ và giải thích mọi việc đang xảy ra theo quan điểm sai lệch của họ. Những nhóm này có thể có ở khắp mọi tôn giáo, và những người gia nhập thường bị đòi hỏi phải phục tùng tối đa và hy sinh cuộc đời của họ để được sự che chở.

Chúng ta có thể lấy một trường hợp điển hình là nhóm Đền Thờ Nhân Dân (Temple’s People) của mục sư Jim Jones. Vị mục sư này có khoảng 3.000 tín đồ. Sau khi bị chính phủ Mỹ điều tra về các hoạt động bất hợp pháp của giáo phái này, mục sư Jim Jones di chuyển trụ sở từ California sang Guyana. Nơi đây ông ta đã ra lệnh cho hơn 900 người phải uống chất thạch tín để tự tử tập thể, sau khi ra lịnh hạ sát một vị dân biểu quốc hội Hoa Kỳ sang điều tra. Đó là một thảm kịch của tà phái, làm dân chúng Hoa Kỳ khiếp hãi. Thảm kịch này lại vừa tái diễn khi mục sư David Koresh ra lệnh cho tín hữu bắn các nhân viên chính quyền liên bang Hoa Kỳ khi họ đến tịch thu súng ống tại khu vực nhà thờ của ông ở vùng Waco, Texas.

Riêng trong các nhóm tu thiền hay tự cho mình là Thiền Phật giáo, trong cộng đồng Hoa Kỳ cũng như ở Việt Nam, chúng ta chưa thấy có một bảng liệt kê những nhóm thuộc tà phái như các chuyên viên đã làm đối với các nhóm tà phái trong Thiên Chúa giáo để giúp giáo dân nhận ra đâu là những tổ chức đạo chân chính và đâu là những nhóm lợi dụng hay mê hoặc tín đồ. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào những nguyên tắc do các chuyên viên tâm lý đề ra để nhận biết những nhóm tà phái đang hoạt động, và nhất là lời dạy của các bậc chân tu như thiền sư Thích Thanh Từ, đức Đạt-lai Lạt-ma, thiền sư Hư Vân.v.v... cùng các kinh điển Phật giáo, nhất là kinh Kim Cang và kinh Pháp Bảo Đàn của Lục Tổ Huệ Năng, người ta có thể dễ dàng phân biệt rõ.

Một cách rất giản dị, nếu người nào “dạy đạo” mà lại muốn thực hành sự kiểm soát toàn diện đời sống người tín đồ và dạy cho họ thực hành những phương thức “thiền” để duy trì và phát triển sự lệ thuộc đó, thì đó chính là tà phái. Họ có thể sử dụng các danh từ Phật giáo, nhưng thật ra họ chẳng dính dáng gì đến đạo Phật cả. Hậu quả nguy hại của những người thực hành “thiền” sai lầm là họ bị “tẩu hỏa nhập ma”, như có các ảo giác (hallucination), tưởng tượng mình bay đến nhiều chỗ, gặp Tiên, Phật, Thánh, Trời hay các loài ma quỷ. Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, đức Phật dạy phải tránh lối tu này, vì đó là cách thực hành sai lầm tạo ra những tai hại cho đời sống.

Chúng ta nhận biết dễ dàng những người này vì họ mất đi khả năng phân biệt những gì vốn có thật, thực tại, và những gì là ảo giác, do tưởng tượng mà có. Có những người lại bị ràng buộc, lại bị nô lệ vào những hình ảnh không thật hay hình ảnh người hướng dẫn. Hậu quả trên là do sự thực hành thiền sai lầm, như thay vì buông xả họ lại chấp dính vào một hình ảnh, thay vì trực tiếp nhận biết mọi ý tưởng đến và đi họ lại cố đè nén những ý tưởng, những cảm giác, những tâm tư mà họ e ngại hay sợ hãi, hoặc là cố giải thích mọi điều theo sự tránh né ấy. Có người ngồi Thiền mà cứ bị hình ảnh của “thầy” mình ám ảnh, không khác gì tâm trạng của một em bé luôn muốn có cha hay mẹ ở kế bên. Để gia tăng sự lệ thuộc này, họ được khuyên là nên chấm dứt việc thờ Phật mà chỉ thờ hình ảnh người dạy họ. Một số người không hiểu dụng ý của họ, đã đem hình Phật xuống và để hình người dạy họ lên bàn thờ. Nhiều người Phật tử cùng tín đồ tôn giáo khác đã làm như trên.

Điều ấy lại tạo ra những bất an nội tâm, những xung khắc trong gia đình vì nhiều người dùng sự “thiêng liêng” làm phương tiện để thách thức, chống đối, đàn áp hay trốn chạy những người khác trong gia đình. Hình ảnh của “vị thầy” cùng những lời “dạy đạo” được họ dùng làm vũ khí khích bác hay áp chế những người trong gia đình hay bà con thân thuộc. Hậu quả là các vấn đề khó khăn trong gia đình gia tăng và đưa đến sự đổ vỡ: nhẹ là xung đột, nặng là ly dị. Con cái của họ là những kẻ phải gánh nhiều hậu quả tai hại hơn ai hết.

Sự kiện trên rất dễ nhận biết và nếu biết sớm thì rất hữu ích cho người bị mê mờ. Những hành vi họ biểu lộ như thế giúp cho những người khác trong gia đình hiểu được các triệu chứng của căn bệnh tâm trí ở trong vùng vô thức của vợ, chồng hay con cái của mình và tìm cách đưa họ đến các chuyên viên tâm thần để chữa trị. Nhiều bác sĩ tâm thần đã nghiên cứu cái gọi là cách “tẩy não” và nhận thấy những nhóm tà phái ngày nay đã bắt chước cách ấy để tẩy não tín đồ theo họ. Đó là sự nguy hại mới trong xã hội hiện nay, vì khi thực hành những điều sai lầm đó thì người tín đồ đè nén những hiểu biết chân thật của họ dưới áp lực của nhóm. Người trong nhóm đề cao họ nhưng lại chê bai vợ con họ nếu những người này không tin theo, hoặc đe dọa sẽ trừng trị qua sự trù ếm nếu họ rút lui khỏi tổ chức, cùng nhiều cách thức khác.

Sự đè nén gia tăng, sự lệ thuộc gia tăng, sự tránh né giải quyết các vấn đề trong đời sống thực tế gia tăng khi càng cố thực hành kiểu “thiền đè nén” hay “thiền nô lệ” ấy. Sự thực hành “thiền” sai lạc nói trên đưa đến hậu quả là họ không còn phân biệt thực tế và ảo giác, những gì đang thực sự xảy ra và những gì họ tưởng tượng là đang xảy ra. Họ có thể có những quyết định phi lý hay sai lầm làm tổn thương bản thân hay gia đình. Những người chung quanh đều thấy rõ như thế, nhưng những nạn nhân của tà phái lại không nhận biết điều ấy, vì họ sử dụng, một cánh vô thức, cơ chế tự vệ: phủ nhận những gì đang thực sự xảy ra chung quanh.

Trên thực tế, những ai thực hành như trên thì không phải “tu thiền” mà chỉ là thực hành sự chạy trốn vào những ảo ảnh. Hậu quả là đời sống gia đình càng lúc càng mất hạnh phúc, công việc làm càng giảm sút hiệu quả, việc làm ăn thua lỗ hay thất bại do những quyết định không dính dáng đến thực tế.

Những điều nói về cách tu tập sai lầm và các ảo giác xuất hiện đã được đức Phật chỉ rõ trong Kinh Lăng Nghiêm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/06/2011(Xem: 16840)
BỘ SÁCH PHẬT HỌC ỨNG DỤNG Hồng Quang sưu tầm và biên soạn Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011 GIỚI THIỆU BỘ SÁCH "PHẬT HỌC ỨNG DỤNG" Nguyên Định MỤC LỤC TỔNG QUÁT Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ Cuốn 2: Giáo lý căn bản Cuốn 3: Bước đầu học đạo Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống Cuốn 6: Dưỡng sinh Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.
20/06/2011(Xem: 12744)
Người đời thường nói: “Đời không Đạo, Đời vô liêm sĩ” nghĩa là: “Nếu cuộc đời mà thiếu Đạo Đức thì con người sẽ dã man độc ác không còn nhân cách”. Để giải thích và chứng minh câu này hôm nay tôi xin trình bày đề tài: “Phật Giáo với Đạo Đức”.
31/05/2011(Xem: 4008)
Khái niệm “kinh tế học Phật giáo” đã trở nên có ý nghĩa từ sau khi cuốn “Nhỏ Thì Đẹp” (Small is Beautiful) của E.F. Schumacher được xuất bản vào cuối nữa thế kỷ 20. Kinh tế học hiện đại, được xác định như một ngành khoa học xã hội với những phương pháp cụ thể - đặc điểm của khoa học xã hội và tự nhiên, đã xem tất cả những vấn đề đạo đức là nằm bên ngoài lĩnh vực kinh tế.
25/05/2011(Xem: 4008)
Dù rằng, người viết không hề tham vọng và miễn cưỡng đem các lãnh vực học thuật xã hội ra để so sánh, hoặc đem Phật pháp ra minh chứng cho các lãnh vực này. Phật pháp với đời cũng chỉ là:"ngón tay để chỉ mặt trăng"[1], hoặc chiếc bè để sang sông"[2], nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết đem lại bình an cho cuộc sống. Vậy, kinh tế, chính trị,v.v… không hẳn là Phật pháp, nhưng Phật pháp có thể bao gồm tất cả lãnh vực này. Nếu cho rằng Phật giáo là cái này hay cái kia, không khác gì người mù sờ voi! Rơi vào định kiến phiến diện đầy sai lầm! Chỉ có thể cho rằng: "Phật pháp là chân lý thực tại hay con đường thoát khổ"[3]mà thôi.
05/05/2011(Xem: 4980)
Đạo Phật với con đường thoát khổ thiết thực, nhân bản, với phương châm từ bi hỷ xả xóa bỏ chấp thủ, hận thù sẽ tiếp tục sứ mệnh hóa giải khổ đau cho nhân loại.
28/04/2011(Xem: 5904)
Nhìn thế giới và tự nhìn mình, ta dễ có một nỗi mừng run và tri ân cuộc đời. May mắn thay, ta không rơi vào một ý thức hệ độc thần...
28/04/2011(Xem: 10587)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
11/04/2011(Xem: 20520)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạc và hạnh phúc...
29/03/2011(Xem: 9704)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta? Đức Đạt Lai Lạt Ma cống hiến giải pháp của ngài. Với nhiều tín đồ, chấp nhận tính chính đáng của những truyền thống tín ngưỡng khác đặt ra một thử thách nghiêm trọng. Để chấp nhận những tôn giáo khác là chính đáng có thể dường như làm tổn hại tính nguyên vẹn niềm tin tôn giáo của chính mình, vì nó đòi hỏi sự thu nạp những con đường tâm linh khác nhau nhưng hiệu quả.
22/03/2011(Xem: 7691)
Năm mới, nhân đọc một bài viết cũ của tác giả Nguyễn Hữu Liêm vừa mới được đăng lại trên báo điện tử Phật Giáo Việt Nam, Xuân Tân Mão 2011, nhan đề là: “Tính Không và Thượng Đế: Từ thoái trào Phật giáo đến cao trào Tin lành ở Việt nam” [1] đồng thời, có tiếng nói tương tự của một tác giả nước ngoài, Allen Carr, qua bài điểm sách với nhan đề khá... hấp dẫn:“Lên Kế Hoạch Ngày Tàn của Phật Giáo”[2], kẻ viết bài nầy xin được góp đôi lời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]