Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đầu thế kỷ XXI nhớ ngày Đức Phật Đản Sinh

28/04/201113:33(Xem: 5985)
Đầu thế kỷ XXI nhớ ngày Đức Phật Đản Sinh
phat dan sanh2
ĐẦU THẾ KỶ XXI

NHỚ NGÀY ĐỨC PHẬT ĐẢN SINH

Nguyễn Tường Bách

Một điều tra xã hội học mới nhất tại Đức cho thấy, tình trạng bạo lực trong tuổi học sinh đang gia tăng một cách đáng sợ. Ngày nay trường học là nơi mà cảnh bạo lực giữa người và người diễn ra hàng ngày và mức độ tàn bạo đã lên đến mức báo động.

Thông tin này tuy làm người ta lo ngại nhưng không có gì bất ngờ. Đó cũng là tình hình chung của các nước Phương Tây trong thế kỷ này. Chúng ta đang ở trong một thời đại mà lòng nhẫn tâm, hành vi bạo lực trong xã hội đã phát triển lên một mức độ khủng khiếp. Từ tuổi thơ ấu trong vườn trẻ, những mầm non của tương lai đã lâm vào cảnh cạnh tranh lẫn nhau, đã chịu áp lực của cô giáo, của cha mẹ, của thời gian. Trong tuổi thanh thiếu niên, con người đã bắt đầu học thói nhẫn tâm của sự thành công, của sự tuyển lọc, của quy ước xã hội. Đó cũng là thời điểm của những cảnh bạo lực trong xã hội, trong tin tức hàng ngày, phim ảnh từ những cuộc chiến tác động mãnh liệt và để lại dấu ấn không thể xoá nhoà trong tâm trí trẻ thơ. Thanh niên lớn lên, hít thở không khí lạnh lùng và tàn bạo giữa người với người, con người bị quy định bởi nền “văn hoá” đó và cho đó là quy luật hiển nhiên của cuộc sống.

Những điều trên thật ra không có gì mới trong xã hội hiện đại của loài người. Thế nhưng đến thế kỷ XXI, tình trạng bạo lực giữa người với người xem ra đã đạt quy mô toàn cầu và bước qua một mức độ khác hẳn. Như chúng ta đều biết, từ trước Công nguyên đến nay đã diễn ra vô số cuộc thảm sát và chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới, như ở Trung Quốc, châu Âu, Trung Đông, Nga, Campuchia, Việt Nam…Dù mọi cuộc chiến tranh và hành vi tàn bạo đều gây đau khổ nhưng dù sao quy mô của chúng cũng còn được giới hạn một cách cục bộ, trong một số quốc gia nhất định. Bước qua thế kỷ XXI, cùng với khuynh hướng toàn cầu hoá của chính trị và kinh tế, các mâu thuẫn quốc tế và hậu quả của chúng là bạo lực, cũng đã mang tính chất liên quốc gia.

Nếu trong quá khứ, nguyên nhân của các cuộc thảm sát và chiến tranh phần lớn là do các tranh chấp về quyền lực và lãnh thổ thì thế kỷ XXI dường như cho thấy, mầm mống của mọi mâu thuẫn là sự tranh chấp về văn hoá và ý thức hệ của hai tôn giáo lớn: Thiên chúa giáo và Hồi giáo. Nằm trong ảnh hưởng của ý thức hệ này là, một bên là các quốc gia hùng mạnh về kinh tế và quân sự, bên kia là nhiều nước nghèo nhưng với số lượng quần chúng to lớn và sẵn sàng hy sinh. Cả hai bên đều có ảnh hưởng trên mặt toàn cầu và cả hai đều không thể nhượng bộ nhau. Đó chính là hiểm hoạ trong thế kỷ này của chúng ta.

Tại sao cả hai ý thức hệ ấy không thể nhượng bộ? Điều tưởng như bất ngờ nhưng hoàn toàn dễ hiểu là, cả hai đều theo chủ nghĩa độc thân. Theo đó, chỉ có một Thượng đế và tất cả mọi người phải quy phục vị Thượng đế của tôi. Cũng từ một vùng đất hết sức nhỏ bé tại Trung Đông mà lịch sử đã sản sinh ba nên tôn giáo có chủ trương độc thần, nếu ta kể thêm Do Thái giáo. Cũng từ đó, suốt gần 15 thế kỷ qua, vô số cuộc chiến tranh nhân danh tôn giáo đã xảy ra và ngày nay mức độ thù hận giữa người và người lên đến mức độ đáng sợ. Cuộc chiến tranh Iraq bắt đầu cách đây hơn một năm là đỉnh cao tạm thời của lòng thù hận đó. Và mới đây, người ta không thể hiểu được những hành vi tàn bạo và sỉ nhục đối với tù nhân Hồi giáo, nếu ta không nhớ lại nguyên nhân sâu xa nhất của cuộc chiến tranh là sự kỳ thị tôn giáo. Những sự tra tấn dã man đó đều là biểu hiện muốn chà đạp tâm thức tôn giáo của người theo đạo Hồi, được thực hiện một cách cố ý của binh sĩ Mỹ và lãnh đạo của họ.

Một tâm thức tôn giáo đã bị miệt thị, nhất là khi nó được quy định bởi một ý thức hệ độc thần, cuộc chiến này giữa hai ý thức hệ chỉ có thể trở nên tàn bạo hơn, khủng khiếp hơn. Như S.P.Hungtington trong tác phẩm The Clash of Civilizations (Sự xung đột giữa các nền văn minh) tiên đoán, thế kỷ XXI sẽ là thời đại của độc thần. Trong cuộc chạm trán này, nhiều người phương Tây tin rằng họ sẽ thắng, với lực lượng quân sự và kinh tế hùng hậu. Thủ tướng Ý Berlusconi đã nói thẳng: “Nền văn minh của chúng ta ưu việt hơn”. Có thể các nước phương Tây sẽ đè bẹp đối thủ, nhưng nhiều người đang quên một điều, đó là trong nội bộ của họ, trong trường học, trong gia đình, trong vườn trẻ, trong mỗi tế bào của chính xã hội họ…, lòng bạo lực đang gia tăng một cách khốc liệt. Con em của họ đang đối xử với nhau đúng như những điều họ đang làm với những người khác, tại một nơi họ nghĩ chẳng ai biết đến, trong sa mạc vắng người hay trong nhà tù kín đáo.

Trong bối cảnh tối tăm đó của thế giới, ta nhìn lại ngày Đản sinh của Đức Phật với một niềm mừng vui và kính ngưỡng to lớn. Lạ thay, Đức Phật ra đời trước các tôn giáo nọ cả ngàn năm nhưng Ngài không tuyên giảng Thượng đế thần linh, không nói đến độc thần, không chấp nhận uy quyền tâm linh, không đề cao việc tranh chấp đúng sai, không đi rao giảng và truyền đạo một cách bừa bãi. Ai vấn hỏi thì Ngài trả lời. Ai nói chuyện phù phiếm thì Ngài im lặng. Ai rút lui khỏi Tăng già thì Ngài chấp nhận. Thế gian có tranh chấp với Ngài nhưng Ngài không tranh chấp với thế gian. Ngài chỉ chăm chú vào một điều duy nhất: tuyên bố đời này là khổ và chỉ bày những phương pháp cách diệt khổ. Ngài nêu rõ, một trong những nguyên nhân của khổ là lòng sân hận.

“Đức Thế Tôn giới thiệu có bốn hạng người ở đời: (1) Hạng tự hành khổ mình, (2) Hạng hành khổ người, (3) Hạng tự hành khổ mình và hành khổ người, (4) Hạng không tự hành khổ mình và hành khổ người” (Trung Bộ kinh, bài 51, bản dịch của Hoà thượng Thích Chơn Thiện).

Thời đại của chúng ta là thời đại do hạng người thứ hai và thứ ba cầm quyền. Đó là những người sẵn sàng hành hạ người khác vì tham vọng về ý thức hệ, của cải và quyền lực của mình. Và hậu quả hiển nhiên là con cháu của họ cũng rơi vào lòng ham thích bạo lực, tìm niềm vui trong sự hành hạ người khác mà kết quả điều tra ở đầu bài này đã xác định.

Nhìn thế giới và tự nhìn mình, ta dễ có một nỗi mừng run và tri ân cuộc đời. May mắn thay, ta không rơi vào một ý thức hệ độc thần, không thể thấy niềm vui trong sự hành hạ. Với tính cách con người, có lẽ ta chưa có lòng từ bi bao la như các vị giác ngộ, nhưng hành vi của chúng ta không thể nhẫn tâm, tàn bạo, không thể chà đạp lên niềm tin và hạnh phúc của người khác. Hãy sống để người khác cùng sống. Hãy vui để người khác vui trong niềm tin và hạnh phúc của họ. Sống như thế là chúng ta bước vào phạm vi của hạng người thứ tư, hạng người không tự hành khổ mình và không hành khổ người.

Trong những năm đầu của thế kỷ XXI này, ngày Đản sinh Đức Phật lại trở về và thực sự có một ý nghĩa kỳ diệu.

(TC. Văn hóa Phật giáo số 16 15-5-2006)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/09/2010(Xem: 59829)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
04/09/2010(Xem: 5124)
Chúng tôi rất vui mường cảm thấy đặc biệt vinh dự được nói chuyện với một nhóm những người thật sự cống hiến cho những vấn đề môi trường nói chung và đặc biệt cho những vấn đề môi trường của Tây Tạng nói riêng. Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm kích sâu xa đến Nghị sĩ Bob Brown.
04/09/2010(Xem: 5505)
Chúng tôi vô cùng vui mừng và cảm thấy vinh dự to lớn để hiện diện với quý vị ở đây. Căn bản tin tưởng của tôi là mục tiêu của đời sống của chúng ta là hạnh phúc, và hạnh phúc tùy thuộc trên nền tảng của chính nó. Chúng tôi tin tưởng nền tảng căn bản, hay nguyên nhân của hạnh phúc và mãn nguyện, là sự phát triển vật chất và tâm linh.
04/09/2010(Xem: 5342)
Hội nghị này về sinh thái học thật cực kỳ đáng giá. Chúng tôi nhận thức tính cấp bách trên vấn đề bảo tồn sự cân bằng của môi trường, và tin tưởng rằng nếu chúng ta xao lãng, toàn thể thế giới sẽ khổ đau. Do bởi sự giàu có vật chất và kết quả của những vấn đề môi trường được thấy ở Phương Tây, những ai đấy đã nói rằng chúng ta cần thu xếp lối sống hiện đại lại.
04/09/2010(Xem: 6471)
Tổ Long Thọ nói rằng cho một hệ thống nơi mà tính không là có thể, nó cũng có thể có chức năng, và vì chức năng là có thể, tính không cũng có thể. Vì thế khi chúng ta nói về thiên nhiên, căn bản thiết yếu của thiên nhiên là tính không. Tính không hay shunyata nghĩa là gì? Nó không là tính không của sự tồn tại (không đối với có) nhưng đúng hơn là tính không của chân lý (chân không) hay sự tồn tại độc lập, điều này nghĩa là những sự vật khác tồn tại bởi sự lệ thuộc trên những nhân tố khác.
03/09/2010(Xem: 4357)
Chúng tôi nghĩ là quý vị đến đây với một mong đợi nào đấy, nhưng thật sự chúng tôi chẳng có gì cống hiến đến quý vị. Một cách đơn giản, chúng tôi sẽ cố gắng chia sẻ một vài kinh nghiệm và quan điểm của chúng tôi. Quý vị thấy đấy, chăm sóc hành tinh không có gì đặc biệt, không có gì thiêng liêng, và không có gì thánh thiện. Nó là những gì giống như săn sóc ngôi nhà của chính chúng ta. Chúng ta không có một hành tinh hay một căn nhà nào khác ngoại trừ ngôi nhà này, hay trái đất này.
03/09/2010(Xem: 3329)
Tây Tạng không nên được dùng để sản xuất vũ khí hạt nhân và sự đổ tháo chất thải hạt nhân. Người Tây Tạng có một sự tôn trọng hết sức đến tất cả mọi hình thức của sự sống. Cảm giác cố hữu này đã được để cao bởi niềm tin nơi Phật Giáo của chúng tôi. Trước khi bị xâm lược và chiếm đóng, Tây Tạng là một khu bảo tồn hoang dã tươi mát, xinh đẹp, không ô nhiễm trong một môi trường thiên nhiên đặc biệt.
03/09/2010(Xem: 6029)
Theo giáo nghĩa Đạo Phật, có một sự phụ thuộc lẫn nhau rất gần gũi giữa môi trường thiên nhiên và những chúng sinh sống với nó. Vài người bạn đã từng nói với tôi rằng, căn bản tự nhiên của con người là những gì bạo động, nhưng tôi đã nói với họ rằng tôi không đồng ý. Nếu chúng ta thẩm tra những thú vật khác nhau, thí dụ, những thú vật mà chính sự tồn tại của chúng tùy thuộc vào việc lấy đi mạng sống của những thú vật khác, như những con sư tử, beo, hay cọp, chúng ta học rằng căn bản tự nhiên của chúng cung cấp cho chúng với răng nanh và móng vuốt bén nhọn.
03/09/2010(Xem: 3902)
Nếu có một phạm trù nào mà cả giáo dục và truyền thông cùng có một trách nhiệm đặc biệt, chúng tôi tin tưởng, đấy là môi trường tự nhiên của chúng ta. Trách nhiệm này phải hành động với câu hỏi đúng hay sai ít hơn là với câu hỏi về sinh tồn. Thế giới tự nhiên là ngôi nhà của chúng ta. Nó không cần phải thiêng liêng hay thánh thiện. Nó chỉ đơn giản là nơi chúng ta sinh sống.
03/09/2010(Xem: 5513)
Những tiên đoán khoa học về thay đổi môi trường khó khăn cho những con người bình thường nhận thức thấu đáo một cách trọn vẹn. Chúng ta nghe về nhiệt độ nóng bức và mực nước biển dâng cao, tỉ lệ ung thư nâng cao, sự gia tăng dân số, tài nguyên cạn kiệt, sự tuyệt diệt của những chủng loại. Con người hoạt động khắp mọi nơi đang thúc đẩy nhanh chóng sự hủy diệt những yếu tố chìa khóa chính yếu của môi trường sinh thái tự nhiên mà tất cả các chủng loại phụ thuộc vào.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]