Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Môi trường tinh khiết là nhân quyền

03/09/201015:17(Xem: 3329)
Môi trường tinh khiết là nhân quyền

tibet-map


MÔI TRƯỜNG TINH KHIẾT LÀ NHÂN QUYỀN

His Holiness the Dalai Lama

Tuệ Uyểnchuyển ngữ

Tây Tạng không nên được dùng để sản xuất vũ khí hạt nhân và sự đổ tháo chất thải hạt nhân. Người Tây Tạng có một sự tôn trọng hết sức đến tất cả mọi hình thức của sự sống. Cảm giác cố hữu này đã được để cao bởi niềm tin nơi Phật Giáo của chúng tôi. Trước khi bị xâm lược và chiếm đóng, Tây Tạng là một khu bảo tồn hoang dã tươi mát, xinh đẹp, không ô nhiễm trong một môi trường thiên nhiên đặc biệt.

Đáng buồn thay, sau một vài thập niên, đời sống hoang dã ở Tây Tạng đã hầu như bị phá hủy hoàn toàn, trong nhiều nơi, sự tổn hại không thể đền bù lại được đối với những khu rừng của nó. Ảnh hưởng toàn bộ trên môi trường thanh nhã của Tây Tạng đang bị tàn phá – đặc biệt vì một đất nước ở cao độ và khô cằn có nghĩa là tiến trình phục hồi thảm thực vật sẽ đòi hỏi lâu dài hơn những vùng thấp hơn và ẩm ướt hơn. Vì lý do này, những gì ít ỏi còn lại phải được bảo vệ và những cố gắng làm để thay thế những điều trái đạo lý và tàn phá bừa bãi môi trường Tây Tạng của quân xâm lược.

Để làm thế, trước tiên nhất sẽ là tạm dừng lại việc sản xuất vũ khí nguyên tử và, còn quan trọng hơn nữa, là ngăn ngừa việc đổ tháo những chất thải nguyên tử. Một cách hiển nhiên, Trung Cộng không chỉ dự định bố trí phần riêng của họ mà còn nhập khẩu chất thải của những quốc gia khác, để trao đổi ngoại tệ giá trị cao. Nguy hiểm này hiện diện rõ ràng. Không chỉ những thế hệ hiện sinh sống, mà cũng đe dọa những thế hệ tương lai. Hơn thế nữa, những vấn đề vẫn thường được thấy này sẽ là nguyên nhân địa phương có thể dễ dàng biến thành một thảm họa cho sự cân đối toàn cầu. Đưa chất thải vào Trung Quốc là điều có thể tiến vào những khu vực rộng lớn, những vùng dân cư thưa thớt nhưng chỉ có kỷ thuật thô sơ, sẽ giống như chứng tỏ chỉ có một giải pháp ngắn hạn cho vấn đề.

Nếu chúng tôi thực sự bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử, chúng tôi sẽ ủng hộ cho những ai thuộc về những đảng phái môi trường. Một trong những phát triển tích cực nhất trên thế giới gần đây đấy là sự tăng trưởng tỉnh thức về sự quan trọng của thiên nhiên. Không có sự thánh thiện hay thiêng liêng về điều này. Chăm sóc hành tinh của chúng ta giống như săn sóc ngôi nhà của chúng ta. Vì những con người chúng ta đến từ thiên nhiên, cho nên không có lý do nào trong sự phát triển của chúng ta chống lại thiên nhiên, điều này là tại sao chúng tôi nói rằng môi trường không phải là vấn đề của tôn giáo hay đạo đức hay luân lý. Đây là những xa xí phẩm, vì chúng ta có thể tồn tại mà không cần đến chúng. Nhưng chúng ta không thể sống còn nếu chúng ta tiếp tục việc đi ngược lại thiên nhiên.

Chúng ta phải chấp nhận điều này. Nếu chúng ta làm mất cân bằng thiên nhiên, nhân loại sẽ khổ đau. Hơn thế nữa, như những con người hiện sống hôm nay, chúng ta phải quan tâm đến những thế hệ tương lai: một môi trường tinh khiết là một quyền con người như bất cứ thứ nào khác. Do vậy, nó là một phần trách nhiệm của chúng ta đối với những người khác để bảo đảm rằng thế giới mà chúng ta đi tiếp qua là lành mạnh, nếu không phải là lành mạnh hơn khi chúng ta mới nhìn ra nó. Điều này không phải là một đề xuất quá khó khăn như chúng ta nghĩ. Vì mặc dù có một giới hạn đến những gì mà chúng ta như những cá nhân có thể làm, không có giới hạn đến những gì mà một sự đáp ứng toàn cầu có thể đạt được. Nó tùy thuộc vào chúng ta như những cá nhân để làm những gì chúng ta có thể, tuy thế điều đó có thể nhỏ bé. Chỉ bởi vì vặn tắt một ngọn đèn khi rời phòng dường như vụn vặt tầm thường, nhưng nó không có nghĩa là chúng không nên làm như thế.

Điều này là chỗ mà, như một tu sĩ Phật Giáo, chúng tôi cảm thấy rằng tin tưởng vào khái niệm nghiệp báo là rất hữu ích trong việc hướng dẫn đời sống hằng ngày. Một khi chúng ta tin tưởng vào liên hệ giữa động cơ và tác động ảnh hưởng của nó, chúng ta sẽ trở nên cảnh giác hơn đến những kết quả, điều mà những chính những hành động của chúng ta có trên chúng ta và những người khác.

Vì thế, mặc dù thảm kịch tiếp diễn ở Tây Tạng, chúng tôi tìm thấy nhiều sự tốt lành trên thế giới. Chúng tôi đặc biệt được cỗ vũ rằng sự tin tưởng vào việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tự chấm dứt dường như đang mở ra đường hướng để đánh giá đúng đắn rằng chúng ta những con người phải bảo tồn tài nguyên trái đất. Điều này rất cần thiết. Nhân loại có ý nghĩa như những trẻ con của trái đất. Và trái lại cho đến bây giờ Bà Mẹ chung của chúng ta đã bao dung thái độ những đứa con của Bà ta, hiện thời Bà đang biểu lộ với chúng ta rằng Bà đã đến mức giới hạn của sự bao dung.

Đấy là lời cầu nguyện của chúng tôi rằng một ngày nào đấy chúng tôi sẽ có thể đem thông điệp quan tâm vì môi trường và vì những người khác đến với nhân dân Trung Quốc. Vì Phật Giáo thì chẳng có xa lạ vì với người Trung Hoa, chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi có thể phụng sự họ trong một đường lối thực tiễn. Đức Ban Thiền Lạt Ma đời trước đã một lần hướng dẫn một buổi lễ khai tâm Kalachakra ở Bắc Kinh. Nếu chúng tôi có thể làm giống như thế, điều ấy sẽ chưa từng có bao giờ trước đây. Vì như một tu sĩ Phật Giáo, sự quan tâm của chúng tôi mở rộng đến tất cả những thành viên của gia đình nhân loại, và quả thật, đến tất cả những chúng sinh khổ đau.

Chúng tôi tin rằng điều đau khổ này là do si ám vô minh, và rằng người ta gây ra khổ đau cho những người khác nhầm mưu cầu hạnh phúc hay toại nguyện của chính họ. Tuy thế, hạnh phúc an lạc chân thật đến từ cảm giác an bình và mãn nguyện nội tại, điều trong chiều hướng phải được đạt đến qua sự phát triển vị tha, yêu thương, từ bi, và sự loại trừ sân hận, vị kỷ, và tham lam.

Đối với một số người điều này có thể dường như khờ dại, nhưng chúng tôi muốn nhắc với họ rằng, chẳng kể là chúng ta đến từ nơi nào của thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta cùng là những con người giống nhau. Tất cả chúng ta cùng tìm kiếm an lạc hạnh phúc và cố gắng xa lánh khổ đau. Chúng ta có cùng căn bản những sự cấn thiết và quan tâm. Hơn thế nữa tất cả những con người chúng ta muốn tự do và quyền quyết định số phận của chính chúng ta như những cá thể. Đấy là tính thiên nhiên của con người. Những thay đổi lớn lao diễn ra mọi nơi trên thế giớ, từ Đông Âu đến Phi Châu, là một sự biểu lộ rõ răng cho điều này.

Cùng lúc, những vấn đề chúng ta đối diện hôm nay – những xung đột bạo động, tàn phá thiên nhiên, nghèo túng, đói khổ, v.v…- là những vấn đề chính được tạo nên bởi loài người. chúng có thể giải quyết – những chỉ qua tác động ảnh hưởng của con người, thấu hiểu và phát triển một cảm giác tình anh em và chị em. Để làm điều này, chúng ta phải trau dồi một trách nhiệm toàn cầu cho mỗi người và cho hành tinh mà chúng ta chia sẻ, đặt cơ sở trên một trái tim tốt, một lòng hảo tâm và một sự tỉnh thức.

Bây giờ, mặc dù chúng tôi đã tìm thấy ở Phật Giáo của chúng tôi sự hổ trợ phát sinh tình yêu thương và từ bi, chúng tôi đoan chắc rằng những phẩm chất này có thể được cải thiện bởi bất cứ người nào, có hay không có tôn giáo. Chúng tôi tin tưởng xa hơn rằng tất cả mọi tôn giáo mưu cầu cùng những mục tiêu: đấy là trau dồi lòng hào hiệp và đem đến hạnh phúc an lạc cho toàn thể nhân loại. Mặc dù những phương tiện hay biện pháp có thể biểu hiện khác nhau, nhưng cuối cùng tất cả đều giống nhau.

Với sự tác động lớn mạnh chưa từng có của khoa học đến đời sống của chúng ta, tôn giáo và tâm linh đóng một vai trò to lớn hơn trong việc nhắc nhở chúng ta về nhân tính của chúng ta. Không có sự mâu thuẫn giữa hai bên. Mỗi thứ cho chúng ta sự hiểu biết sâu sắc giá trị đến thứ khác. Cả khoa học và những lời giáo huấn của Đức Phật nói với chúng ta về căn bản nhất trí của tất cả mọi thứ.

Cuối cùng, chúng tôi muốn chia sẻ với những độc giả của chúng tôi một lời nguyện cầu ngắn, điều đã cho tôi một cảm hứng và quyết tâm lớn lao:

Cho đến khi nào không gian còn tồn tại
Và cho đến khi nào chúng sinh vẫn hiện hữu
Nguyện cho chúng tôi cũng hiện diện đến lúc ấy
Để xua tan khổ đau của thế giới.

Adapted from the chapter Universal Responsibility and the Good
Heart in Freedom in Exile: The autobiography of His Holiness .the Dalai Lama of Tibet, Hodder and Stoughton. UK1990. (p 280-299)
A Clean Environment Is a Human Right
http://www.dalailama.com/page.79.htm

Tuệ Uyển chuyển ngữ
05-01-2009

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/04/2016(Xem: 35634)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
04/03/2016(Xem: 16873)
Trong thời gian làm việc tại Thư viện Thành hội Phật giáo đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, tôi gặp được cuốn Tôn Giáo Học So Sánh của Pháp sư Thánh Nghiêm biên soạn. Do muốn tìm hiểu về các tôn giáo trên thế giới đã lâu mà vẫn chưa tìm ra tài liệu, nay gặp được cuốn sách này tôi rất toại ý.
04/03/2016(Xem: 13679)
Đọc sách là niềm vui của tôi từ thời còn đi học cho đến nay, chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nếu sách hay, tôi chỉ cần đọc trong một hay hai ngày là xong một quyển sách 500 đến 600 trang. Nếu sách khó, cần phải nhiều thời gian hơn thì mỗi lần tôi đọc một ít. Còn thế nào là sách dở? xin trả lời ngắn gọn là: Sách ấy không hợp với năng khiếu của mình. Dĩ nhiên khi một người viết sách, họ phải đem cái hay nhất, cái đặc biệt nhất của mình để giới thiệu đến các độc giả khắp nơi, cho nên không thể nói là dở được. Cuối cùng thì dở hay hay tùy theo đối tượng cho cả người viết lẫn người đọc, là tác giả muốn gì và độc giả muốn học hỏi được gì nơi tác phẩm ấy. Tôi đọc Đại Tạng Kinh có ngày đến 200 trang nhưng vẫn không thấy chán, mặc dầu chỉ có chữ và chữ, chứ không có một hình ảnh nào phụ họa đi kèm theo cả. Nhiều khi nhìn thấy trời tối mà lo cho những trang Kinh còn lỡ dở chưa đọc xong, phải vội gấp Kinh lại, đúng là một điều đáng tiếc. Vì biết đâu ngày mai đọc tiếp sẽ không còn những đoạn văn hay tiếp
21/02/2016(Xem: 6743)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài thuyết trình của bà Gabriela Frey với chủ đề "Phụ nữ và Phật giáo", trước cử tọa của tổ chức Ki-tô giáo FHEDLES (Femmes et Hommes, Égalité, Droits et Libertés, dans les Églises et la Société/Nữ và Nam giới, Công bằng, Luật pháp, Tự do, trong Nhà thờ và ngoài Xã hội). Buổi thuyết trình diễn ra ngày 5 tháng 12 năm 2013, và sau đó đã được ghi chép lại và phổ biến trên nhiều trang mạng, trong số này có trang mạng của Tổ chức FHEDLES trên đây và Hiệp hội Sakyadhita Quốc Tế (Sakyadhita International Association of Buddhist Women/Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo trên thế giới).
26/01/2016(Xem: 13947)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
09/12/2015(Xem: 8274)
Theo đa số các nhà nghiên cứu, thực trạng nóng lên toàn cầu (global warming) hoặc biến đổi khí hậu toàn cầu (global climate change) là có thật và ngày càng gia tăng một cách trầm trọng. Nguyên nhân chính là sự gia tăng quá nhanh trong việc thải khí cạc-bon đi-ô-xít (carbon dioxide) trong vòng 30 năm qua do đốt nhiên liệu hóa thạch, fossil fuels (Cox, P. M., et al., 2000), cũng như những hoá chất khác không phải do hoá học hữu cơ (Hansen, J., et al., 2000), và vì nhu cầu sinh hoạt của con người từ sự nhả khói và khí độc của các hãng xưởng công nghệ lớn nhỏ, xe ô-tô cho đến nạn phá rừng, các trại chăn nuôi súc vật đến chất liệu phế thải của các nhà máy thuỷ điện, v.v...
26/09/2015(Xem: 7439)
Cây bạch đàn là cây cao và có cành lá xum xuê nhất khu vực này. Tiếng chim kêu hót vang lừng mỗi sáng là từ trên những cành cao của cây này. Xa hơn, ở đầu đường, có hai cây cau dừa (cây cọ — palm tree), cao hơn cây bạch đàn nhiều, nhưng chim không làm tổ trên ấy (không hiểu vì sao; có lẽ vì cây quá cao, hoặc ở đó có nhiều tranh chấp, hiểm nguy hơn). Nơi cây bạch đàn, có ít nhất vài tổ chim, khác loại. Đúng là “đất lành chim đậu.” Có lần nghe tiếng quạ kêu bất thường, tưởng là quạ đến đuổi phá các loài chim khác, nào ngờ quạ bị chim đuổi. Rõ ràng là hai con chim trắng, thân nhỏ, lại rượt đuổi mấy con quạ đen to gấp ba lần. Không chỉ đuổi khỏi cây bạch đàn, mà đuổi thật xa, tít trên không trung, nhào lộn ngoạn mục, đuổi khỏi khu vực, đuổi khuất tận dãy phố bên kia đường. Thế mới biết, quạ tuy thân to lớn, bộ dạng dữ dằn, tiếng kêu rùng rợn ma quái so với các loài chim hiền lành khác, mà khi lâm trận thì lại không có chút dũng khí hay tinh thần chiến đấu nào. Quạ chỉ giỏi tấn công nhữn
24/06/2015(Xem: 31317)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
18/06/2015(Xem: 16012)
Có khoảng năm trăm triệu Phật tử trên thế giới, đạo Phật được coi là tôn giáo lớn đứng thứ tư của hành tinh. Với hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, đạo Phật có một điểm chung là sự giác ngộ, là tinh thần được tự do. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định đạo Phật là tôn giáo của hòa bình. Con đường của đạo Phật là quá trình nhận biết đau khổ, nguyên nhân khổ đau và kết thúc nó với đích cuối cùng là được giải thoát.
15/06/2015(Xem: 23792)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]