Phật Giáo Với Con Người
Thích Như Điển
---o0o---
CHƯƠNG HAI. (2f)
Tinh thần Phật Giáo
đối với các dân tộc Á Châu và Âu Mỹ
Bây giờchúng ta thửđiểm một vòng vềsựsinh hoạt cũng như ảnh hưởng của Phật Giáo tại các châu lục khác như MỹChâu và Úc Châu đểchúng ta có một cái nhìn chính xác hơn.
Tuy Mỹvà Úc là haichâu lục khác nhau, nhưng sựhình thành vềđịa lý và nhân chủng gần giống nhau, cũng chỉmới 200 năm lập quốc và các châu lục nầy mang đầy đủý nghĩa của nó là một Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, có nhiều sắc dân đến sinh sống nơi đây. Úc cũng vậy. Úc là độc quyền của người Anh cai trị; nhưng trong thếkỷthứ20 nầy ngoài người Âu Châu định cư tại đó, còn có nhiều sắc dân của Á Châu đến vùng nầy đểsinh sống. Khi người di dân ra đi định cư ởmột xứnào là họmang theo một gia bảo tinh thần rất to lớn. Đólà niềm tin vào một tôn giáo. Như người Thiên Chúa Giáo hoặc Tinh Lành Giáo đến MỹChâu, người theo Anh giáo đến Úc và người Phật Tửđến từÁ Châu họcũng đãmang đạo Phật vào châu lục nầy.
Nhân cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ởTrung Hoa cũng đãcó một sốnhà Sư và Phật Tửsang định cư tại Hoa Kỳ, hoặc một sốngười Nhật đến sinh sống tại Hawaii chẳng hạn. Bước ban đầu của người định cư chỉlà bước đi rất nhỏ, ngắn. Vì những thếhệđi trước nầy cốt làm sao hội nhập vào đời sống tại bản xứ, sau đónhờthếhệcon cái của họtriển khai thêm. Một hai mươi năm là con sốkhông đáng kể. Việc phát triển tôn giáo phải kểhằng bao nhiêu thếkỷ. Tuy nhiên Hoa Kỳvà Úc Châu là hai châu lục mà văn minh cơ giới rất tiến bộ, kỹnghệphát triển mạnh. Do đóviệc phát triển các tôn giáo cũng theo đàđómà tồn tại, mà thay đổi v.v... Người Mỹvà người Úc lúc ban đầu có lẽcũng rất bỡngỡvới nền văn hóa Đông Phương xa lạấy; nhưng dần dà họquen biết Phật Giáo qua sách vởhay bạn bè, hoặc giảqua những buổi thuyết giảng của những vịĐại Sư danh tiếng. Cũng có một sốngười Mỹngười Úc đến Nhật Bản, Việt Nam, Đại Hàn, Tích Lan, Thái Lan đểhọc đạo và từđóhọtrởlại quê hương của họtìm cách phát huy nền Đạo Học Đông Phương nầy. Ví dụmột người Mỹmang tên Scottlà người Phật Tửrất có công đối với Phật Giáo thếgiới ngày nay. Nguyên nhân được kểlại như sau:
Vào những năm cuối thếkỷthứ19, sau khi đọc một vài tác phẩm vềPhật Giáo Tích Lan ởMỹ, sau đóông ta có ý đến Tích Lan đểdu lịch và làm quen với Phật Giáo. Lúc bấy giờngười Anh đang cai trịtại Tích Lan; nên mọi sựtựdo của Tôn Giáo đều bịcấm đoán. Ông là người đứng ra xuất bản báo chí tiếng Anh và tạo ra các trường học cho con em Phật Tửhọc. Điều quan trọng nhất mà thếgiới ngày nay vẫn còn nhắc đến là ông đãcó công giới thiệu năm màu ngũsắc hào quang của Đức Phật làm thành một lá cờPhật Giáo. Những năm đầu của thếkỷ20, cờnầy được bay phất phới tại các chùa Phật Giáo ởTích Lan, mãi cho đến năm 1950 lá cờnầy các quốc gia Phật Giáo công nhận là lá cờcủa Phật Giáo ThếGiới. Một người Mỹđãcó công chấn chỉnh lại nền Phật Học của Tích Lan qua mối từtâm của mình; sau đóông ta cũng đãquy y theo Phật Giáo và cuối đời ông đãgởi xác mình tại xứẤn Độ.
Ngày nay tại Mỹcác trường Đại Học nổi tiếng như Haward, Berkley đều có phân khoa Phật học hoặc Tôn Giáo tỷgiảo học. Còn các Đại Học khác khắp nơi trên nước Mỹcũng có mởphân khoa Tôn Giáo, trong đócó dạy vềPhật Giáo. Phật Giáo đi đến Âu cũng như Mỹ, Úc đầu tiên là ảnh hưởng đến tầng lớp trí thức, sau đómới đến người dân. Điều nầy hầu như trái ngược hoàn toàn với Á Châu, khi Đạo Phật đến các xứnầy từẤn Độlà thâm nhập vào giai cấp nông dân trước, sau đómới đến giai cấp quan lại vua chúa. Sựkhác nhau nầy có lẽdo thời đại và thểchếmà có. Ngày xưa muốn đến cửa quan không phải đơn giản. Còn ngày nay những gì xảy ra trong đất nước, qua hệthống thông tin, quan chức phải nắm rõ trước tiên, có lẽvì thếmà mới có sựsai biệt nầy.
Tam Tạng kinh điển Đại Thừa bản Đại Chánh tân tu Đại Tạng kinh đãvà đương phiên dịch ra tiếng Anh tại Đại Học Berkley bởi các nhà nghiên cứu học giảngười Mỹ, Nhật, Trung Hoa. Nếu Tam Tạng nầy được dịch ra tiếng Anh xong thì đây là thành quảto lớn của Phật Giáo Đại Thừa nói riêng và Phật Giáo trên thếgiới nói chung. Từtiếng Anh nầy, các nước khác trên thếgiới theo Đại Thừa có thểphiên dịch lại ngôn ngữcủa nước họmột cách dễdàng hơn.
Riêng Phật Giáo Việt Nam cũng đãđóng góp không nhỏcho nước Mỹqua các vấnđềvăn hóa, giáo dục, tôn giáo, học thuật v.v... kểtừkhi người Mỹcó liên hệvới Việt Nam từnăm 1963. Năm 1966 CốHòa Thượng Thích Thiện Ân, đậu Tiến sĩVăn chương ởĐại Học Waseda, Nhật Bản, sau đóHòa Thượng vềViệt Nam dạy tại trường Đại Học Vạn Hạnh của Phật Giáo ởSàigòn. Đến năm 1966 qua sựtrao đổi Giáo sư giữa các trường Đại Học Việt Nam và Mỹ, Hòa Thượng đãđược Viện Đại Học Vạn Hạnh công cửqua Hoa Kỳđểdạy tại các Đại Học ởđây. Sau đóNgài lập nên Quốc TếThiền Viện cho người Mỹđến tu tập tại Los Angeles, California. Đãcó nhiều người Mỹquy y và xuất gia với Hòa Thượng. Hòa Thượng cũng đãcho mởViện Đại Học Đông Phương Oriental University cũng ởLos Angeles đểdạy vềPhật Giáo và các phân khoa khác ởbậc Cao Học và Tiến Sĩ. Ngài là người đầu tiên đến khai sáng Đạo Phật Việt Nam tại xứnầy. Ngài cũng đãcó tên trong TựĐiển Danh Nhân nước Mỹ, qua sựđóng góp trong vấn đềVăn hóa và Tôn giáo của Ngài cho xứnầy.
Ngày nay tại Hoa Kỳcó khoảng 1.00.000 người Việt Nam và có khoảng 300 ngôichùa được thành lập và 300 Tăng Ni định cư tại đây. Đa sốnhững vịđi trước năm 1975 đều có bằng cấp CửNhân, Cao Học hoặc Tiến Sĩ. Còn những vịđi tỵnạn sau 1975 sốtốt nghiệp Đại Học tại Mỹkhông nhiều. Vì đây là giai đoạn đầu đểhội nhập vào cuộc sốngmới, nên phải cần rất nhiều thì giờcho vấn đềổn định đời sống và trau giồi sinh ngữ.
Mỗi ngôi chùa là một trung tâm văn hóa của Phật Giáo, nhưng mới chỉđặc biệt cho Việt Nam. Do đóngười Mỹcũng khó hội nhập vào cuộc sống tâm linh với người Việt. Khôngnhững người Việt như vậy, mà người Đại Hàn, Nhật Bản, Trung Hoa, Tây Tạng họđều giữriêng sắc thái của họ. Nếu người Mỹmuốn theo Phật Giáo nước nào thì đến chùa thuộc nước đóđểhọc hỏi giáo lý. Người Mỹthì thích yên tĩnh. Trong khi đóngười Á Châu chúng ta tuy nhỏngười; nhưng ăn nói to lớn, ít đểý đến những người chung quanh, nên đôi khi cũng phiền toái. Nhưng tựu chung Phật Giáo Tây Tạng thành công nhất tại xứMỹ, khó có Phật Giáo xứnào được như vậy; những lý do như đãđược đềcập trong Chương nầy ởphần của Âu Châu.
Phật Giáo Nam Tông ởMỹkhông mạnh lắm, tuy có rất nhiều bậc danh Tăng đến từThái Lan, Tích Lan, Miến Điện v.v... nhưng có lẽxứMỹlà xứmà đất rộng người thưa, tiếng nói giới hạn ấy không thểvang vọng vào một không gianto lớn như ởHoa Kỳ.
Tại San Francisco, khi Hòa Thượng Tuyên Hóa lúc còn sanh tiền đãthành lập một Đại Học Phật Giáo lấy tên là Pháp Giới Đại Học (Dharma Realm University), các Sinh viên người Mỹđến đây tu học cũng đông. Có người đãxuất gia, học tiếng Quang Thoại và đang phiên dịch Tam Tạng kinh điển bằng tiếng Trung Hoa ra Anh văn. Họtu cũng rất khổhạnh. Một ngày ăn rau quảtươi và một ngày ăn đồcó nêm gia vị. Sống rất đơn giản; nhưng tu học rất chuyên cần. Ngủthì ngủngồi và mỗi ngày ngồi thiền nhiều tiếng đồng hồ. Trong sốnhững người Mỹtu tại Vạn Phật Thánh Thành nầy có vài vịđãhành trì pháp môn tam bộnhứt bái. Nghĩa là bước ba bước lạy một lạy. Đoạn đường đi từLos Angeles lên đến San Francisco, phải mất nhiều tháng trời hành trì lễbái mới xong. Đây cũng đểthửthách người tu hành vềý chí cũng như nghịlực. Vì suốt trong một chặng dài của độc lộđểđến giải thoát ấy, hành giảcần phải nhẫn nhục và tinh tiến là hai đức tính quantrọng đểtôi luyện thân cũng như tâm của con người.
Tại Washington DC, nơi thủđôcủa Mỹquốc cũng có một sốchùa viện của các nước được thành lập nơi đây; nhưng cũng chỉlà những nơi trao đổi gặp gỡcũng như lễbái nguyện cầu của người đồng hương, chứchưa phải là những cơ sởcó tầm vóc quốc tếđểngười Mỹlưu tâm đến.
Tại Virginia có một trung tâm thiền viện của người Mỹ. Đây là một khu rừng đểhành thiền. Những người Mỹthích an tịnh thì vào đây tu học.
ỞMỹhiện có rất nhiều trung tâm như thế; nhưng mong rằng có nhiều cơ sởto lớn hơn đểmởrộng tầm hiểu biết của người địa phương với tôn giáo nầy. Một sốĐại Học Phật Giáo cũng dựđịnh thành lập, nhưng vì vấn đềtài chánh và nhân sự; nên cũng không phải là việc đơn thuần. ỞMỹđa sốlà những Đại Học tư nhân như ởNhật. Nếu Đại Học nào có tiếng dạy hay, có Thầy giỏi và học phí phải chăng thì sẽcó nhiều Sinh viên ghi tên học. ỞMỹcái gì cũng phải cạnh tranh đểsinh tồn. Nếu Đại Học nào luôn luôn cải tiến thì vẫn có thểtồn tại với thời gian năm tháng. ỞMỹcác Thầy, Cô giỏi đều tập trung tại đây, nên nhiều Sinh viên Tăng Ni cũng đến đây học. Vảlại tiếng Anh là ngôn ngữngoại giao chính thức của thếgiới ngày nay, nên đến được Mỹđểdu học cũng giúp cho tương lai của đương sựrất nhiều.
Năm 1982 tôi đãcó dịp viết vềlịch sửPhật Giáo Việt Nam Hải Ngoại Trước và Sau Năm 1975; nhưng lúc bấy giờtài liệu còn thô sơ quá; nên cũng chưa đạt được nhu cầu mấy. Bây giờsau hơn 15 năm, tôi cũng muốn viết lại phần nầy cho đầy đủhơn; nhưng rất tiếc sửliệukhông dồi dào và phải cần thời gian tương đối nhiều đểđi đến tận nơi tận chốn khảo sát cho kỹcàng hơn.
Trên đây là phần nói vềnước Mỹhay nói chung MỹChâu cũng thế. Phần Bắc Mỹcó Canada và Nam Mỹcó MễTây Cơ, Chí Lợi, Peru v.v... Các nước nầy cũng có những ảnh hưởng tương tựnhư thế.
Riêng tại Úc Châu cũng có những nguồn du nhập Phật Giáo từÁ Châu và Âu Châu. Đa sốngười Á Châu đến đây định cư cũng đãmang theo niềm tin của họ. Đólà Phật Giáo. Tại Úc, Phật Giáo Tây Tạng đãgiữmộtvai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người địa phương. Kếđólà Phật Giáo Trung Hoa và Việt Nam. Người Việt Nam ởÚc độ200.000 người, đa sốđãthành công trên nhiều lãnh vực sau 20 năm định cư tại xứnầy. Có một sốngười Úc cũng đi Chùa Việt; nhưng đa phần là có vợhoặc chồng Việt, họđi vì vấn đềtín ngưỡng của người thân chứcũng chưa có một lòng tin sâu sắc vào giáo lý của Đạo Phật. Ngay cảsau 20 năm rồi, chưa có một người Úc nào xuất gia theo Phật Giáo Việt Nam. Không phải vì Phật GiáoViệt Nam không đủkhảnang đểhuấn luyện họ; nhưng họlà những người muốn tìm sâu vềcội nguồn, nên hoặc xuất gia theo Nam Tông, hai là theo Tây Tạng, chứcũng ít xuất gia theo Phật Giáo Đại Hàn, Trung Hoa hay Nhật Bản. Không những chỉởnước Úc mà khắp các nơi trên thếgiới rất ít người địa phương theo xuất gia và tu học theo truyền thống Phật Giáo Việt Nam. Có nhiều người ngoại quốc bảo, nếu họtheo Phật Giáo Việt Nam thì họcó thểtìm đến Phật Giáo Trung Quốc tiện lợi hơn. Vì vậy nên có một sốquý Thầy Việt Nam chếbiến giáo lý của Đức Phật có một cái gì đó cho ra vẻViệt Nam đểlôi cuốn người ngoại quốc; nên không từchối mọi phương tiện sai trái với giới luật của Phật chế, cốt đểngười ngoại quốc theo. Làm như vậy hóa ra chỉvì sựthịsựhiếu của người ngoại quốc mà mình lại thay đổi bản chất của mình chăng?
ỞMỹcó một trường hợp như vầy. Những người Thái Lan rất sùng đạo, chung tiền vào đểxây chùa thật lớn, rồi mời các vịSư từbên Thái Lan qua trụtrì. Lần đầu mời những vịSư chỉbiết toàn tiếng Thái, không rành tiếng Anh. Lúc bấy giờchỉcó người Thái Lan đi Chùa, còn người Mỹthì không. Sau đóBan Quản Trịmới họp lại kiểm điểm những thành quảđãgặt hái được trong thời gian qua đểrút kinh nghiệm và cuối cùng đi đến quyết định là phải mời những vịSư người Thái giỏi Anh ngữqua Mỹmới có thểthu hút được người Mỹ. Điều ấy quảthật không sai, khi vịSư người Thái giỏi tiếng Anh đến Mỹthì chỉlo săn sóc cho cho người Mỹ, không còn thì giờsăn sóc cho người Thái nữa; nên người Thái lại không đi Chùa. Đólà hai trạng thái khác nhau ởtrong một xã hội đa văn hóa. Mong rằng nếu ai làm việc đạo trong các xứÂu, Mỹ, Á, Úc, Phi hãy lấy bài học ấy ra đểchiêm nghiệm cho bản thân mình.
Tất cảcác pháp đều do nhân duyên sanh thì các pháp cũng đều do nhân duyên diệt, không có gì phải gượng ép và nôn nóng cả. Cái gì đến nó sẽđến. Cũng như các vịThiền Sư Trung Hoa khi chạy loạn đến Việt Nam chắc các Ngài cũng không mong rằng người Việt Nam phải nắm bắt cáinguồn mạch nguyên thủy ấy; nhưng ngày tháng trôi qua, dần dần ngấm dần vào trong tư tưởng và truyền thống văn hóa của dân tộc sởtại. Lúc ấy Phật Giáo sẽtựnhiên phát triển như định luật duyên sanh bên trên đãtrình bày.
Úc Châu là xứcó nhiều hứa hẹn. Vì đây là một lục địa mới; nên tương lai Phật Giáo sẽphát triển mạnh tại xứnầy cũng như MỹChâu mà trong đósựđóng góp của Phật Giáo Việt Nam trong cộng đồng đa văn hóa nầy không nhỏ.
Người Việt Nam có cái rủi nhưng lại cũng có cái may. Cái rủi phải bỏnước ra đi vì nạn Cộng Sản; nên sống chết coi thường trên núi cao rừng thẳm hay sông rộng biển sâu, làm mồi cho thú dữchim muông hay cá mập; nhưng vì hai chữtựdo mà tất cảđãbỏlại sau lưng đểđi đến một chân trời vô định. Khi đến định cư được ởcác nước đệtam quốc gia hồn chưa hoàn lại cũ, nếp mới chưa quen thuộc; nhưng chắc chắn tinh thần lại không được phép đểchìm sâu xuống bờvực thẳm, trong ấy bảlợi danh hay mùi phú quý sẽdễlàm cho người ta quên dĩvãng, thì Phật Giáo sẽlà một chất thuốc cực mạnh đểcảnh tỉnh cơn mê ấy. Cái may là nhờđi tỵnạn như vậy người Việt Nam mới có cơ hội giới thiệu vềvăn hóa, tôn giáo của mình đến với người địa phương. Ngày nay 2 triệu người Việt Nam có mặt khắp nơi trên thếgiới là những của cải quý giá mà nhân loại đãtrân quý giúp đỡcũng chỉvỉhai chữTựDo. Từđóchúng ta sẽsinh sôi nảy nởtư tưởng thêm ra. Trước 1975 các Sinh viên muốn đi du học phải tốn biết bao tiền của và công sức mới ra ngoại quốcđược. Ngày nay có cả2 triệu người Việt Nam được định cư ởnước ngoài, cũng là một hình thức đi du học; nhưng có tốn kém gì đâu, mà còn học hỏi được những cái hay cái đẹp của người địa phương, biết đâu sau nầy vềlại nước còn đem khảnăng hiểu biết ấy đểphụng sựcho quê hương, dân tộc và đạo pháp.
Phi Châu là một châu lục có trước các châu khác; nhưng vì khí hậu nơi đây khắc nghiệt, nên Tôn Giáo cũng khó bềphát triển tại các xứnầy. Các nước như Tunésie, Algérie, Côte d' Ivoir v.v... những nước thuộc địa của Pháp có ảnh hưởng ít nhiều của Phật Giáo. Vì lẽnhững người Phật TửĐông Dương sống lâu năm tại Pháp qua các xứPhi Châu nầy làm việc và từđây họđãtrao truyền giáo lý của Đức Phật cho người địa phương. Căn bản là TứDiệu Đế, là Bát Chánh Đạo, là Thập NhịNhân Duyên v.v... đây là những đềtài căn bản mà phái nào cũng phải tu học cả, ngay cảTiểu Thừa hay Đại Thừa, Mật Giáo hay Thiền v.v... Ngay cảĐức Đạt Lai Lạt Ma là một Thánh Tăng của Phật Giáo Tây Tạng, Ngài đi đâu cũng thuyết giảng đềtài ấy là chính. Tuy giản đơn nhưng bao hàm mọi ý nghĩa trong cuộc sống hằng ngày mà người Phật Tửtại gia cũng như xuất gia phải cốgắng hành trì mới mong đạt đến chân thiện mỹ.
Không biết đến bao giờthì Phi Châu mới có cơ duyên học hỏi giáo lý của Đạo Phật một cách thịnh hành như Á Châu hoặc Âu Châu. Vì họvẫn còn theo đa thần giáo hoặc các tôn giáo thiên nhiên hay Hồi Giáo. Nhưng hy vọng rằng với thời gian, họcũng sẽđược gội nhuần ánh sáng từquang lợi tha của Đức Phật trong những kiếp lai sinh.
Trên đây là một cái nhìn tổng thểvềPhật Giáo đối với các dân tộc Á, Âu, Mỹ, Phi và Úc Châu. Vì ý kiến của cá nhân nên chắc chắn có nhiều chỗsai lầm và thiển cận. Mong rằng khi đọc phần nầy, quý vị nào có ý kiến xin đóng góp vào thêm. Thông thường những luận án, những luận văn, những bài thuyết trình v.v... nói đến đâu phải có ghi chú đến đó để chứng minh cho mọi người biết rằng sách nầy, bài nầy được dẫn chứng từ đâu; nhưng đa số sách của tôi viết hầu như ít có dẫn chứng. Vì lẽ nó từ chương quá, khó gây cho người đọc có cảm tưởng tốt; nhất là nguồn tư liệu ấy phải được xào nấu đi để dễ tiêu hóa hơn. Dĩ nhiên những điều tôi nói và viết trên đây không ngoài sách vở mà có được, chỉ có điều như vừa trình bày bên trên, là muốn cho thức ăn được tiêu hóa nhanh thì phải xào nấu kỹ, mà trong khi xào nấu thì nó đã làm mất đi ít nhiều tính chất nguyên thủy của nó rồi.
---o0o---
Trình bày: Nhị Tường