Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15-Tuổi trẻ với vấn đề Hổ Thẹn

06/02/201115:45(Xem: 2384)
15-Tuổi trẻ với vấn đề Hổ Thẹn

ĐẠOPHẬT VÀ TUỔI TRẺ

Hòa thượng ThíchThanh Từ
-15-

Tuổi trẻ với vấnđề Hổ Thẹn

Nói đến hổ thẹn,đa số thanh niên hiện thời cho đó là tánh của đám thiếunữ thời "khuê môn bất xuất" còn lưu lại. Những cử chỉe lệ, rụt rè, nhút nhát là biểu hiện của tính hổ thẹn.Vì thế với cái thời văn minh này phải thủ tiêu tính hổthẹn ấy đi. Nhưng với Phật giáo, tính hổ thẹn lại đượcđề cao. Hổ thẹn là chiếc áo trang sức đẹp nhất củangười tu. Hổ thẹn là động cơ tiến thủ trên đường hànhthiện. Ðể giải quyết nghi vấn này, chúng ta thử xét lạicoi tại sao?

Sở dĩ thanh niên hiện thời đòitiêu diệt tính hổ thẹn, vì hiểu hổ thẹn là mắc cỡ.Một thiếu nữ bất ngờ gặp anh chàng thanh niên thì bướcđi khóm róm, lời nói ấp úng, lắm khi lại kiếm chỗ trốnlà khác. Bởi sự rụt rè nhút nhát ấy khiến con người mấtcả tính tự nhiên.

Tại sao người ta lại hay mắc cỡ?Vì những người ấy không có sức tự chủ, một khi xúc cảnhđột ngột, hoặc bị ai chăm chú đến, đâm ra luống cuống,mất bình thường. Như trước con mắt chăm chú nhìn của người,họ phải cúi mặt chẳng hạn. Con người không tự chủ ấy,dù việc phải việc quấy, họ cũng thấy ngại ngùng sợ sệttrước khi nói hay làm.

Hổ thẹn không phải thế. Vì hổlà hổ với mình, thẹn là thẹn với người. Mỗi khi nghĩđến việc quấy, ta xấu hổ tự trách rằng: Ta là con ngườicó đủ nhân phẩm thế này, được trí khôn thế kia, mà đilàm điều quấy vậy sao? Lại vì e thẹn chúng bạn phê bình,chỉ trích, nên vừa nghĩ đến việc quấy, ta dừng ngay. Vìthế hổ thẹn là then chốt của cánh cửa tội lỗi. Duy thứchọc liệt hổ thẹn vào nhóm thiện tâm sở. Hổ thẹn làmột động lực ngăn điều quấy, dứt những sự lỗi lầm.Nó rất thiết yếu, quan trọng đối với người dứt ác,tu thiện.

Khi có nghĩ sai, làm quấy, mới cóhổ thẹn. Nếu không nghĩ sai làm quấy, bao nhiêu người, hoặcai đi nữa vẫn không có hổ thẹn. Hổ thẹn là di sản củatính tự chủ, tự trọng. Con người tự chủ nên vừa nghĩquấy là bị lương tâm dầy vò hình phạt ngay. Bởi biếttự trọng nên rất thẹn thuồng, không muốn để ai chỉ trích,quở trách mình. Vì thế, hổ thẹn không có nghĩa là mắccỡ. Nếu có, chỉ là một khía cạnh nào thôi.

Con người, nếu không biết hổthẹn thì còn gì nhục nhã bằng. Vì chính họ không biếtxấu hổ với những hành vi bất chánh, lại không sợ ngườiphê bình chỉ trích, kẻ ấy còn việc xấu nào mà không dámlàm, điều ác nào mà không dám dự. Cá nhân họ ngày càngrơi sâu xuống hố tội lỗi. Không biết hổ thẹn thì cóbao giờ họ thức tỉnh ăn năn. Gia đình nào mắc phải mộtđứa con như thế, thật là đại vô phúc. Kẻ ấy gần ai,người ta đều nhờm gớm tránh xa, như tránh xa con chuột ghẻ.Những việc thương luân bại lý, những việc tàn ác đê hènhàng ngày diễn ra trong xã hội, đều do những hạng ngườinày chủ động. Nếu trong một xã hội mà có nhiều ngườinhư thế, thật là một tình trạng bi đát vô cùng của xãhội ấy. Ðức Phật dạy rằng: "Nếu con người không biếthổ thẹn thì trên thế gian này không còn biết phân biệtcha mẹ, anh, em, lớn, nhỏ cùng với loài cầm thú không khác."-- (Kinh Tăng Nhất A-hàm, phẩm Tàm Quí)

Trái lại, người biết hổ thẹnlà người cao thượng, liêm khiết. Do biết hổ thẹn đốivới bản thân, người ta cố tránh lỗi, dứt quấy để bảotồn danh dự cá nhân mình. Như cậu A một hôm thấy bạn bỏquên cây bút chì trên bàn học, cậu định ý lấy giấu đểxài. Nhưng cậu bị lòng hổ thẹn quở trách: mình như thếnày mà tham à! Nếu bạn nhìn thấy cây bút chì thì phải nóilàm sao? Và còn mặt mũi nào thấy chúng bạn... Vì thế, hômsau vào lớp, A đem cây bút chì trả lại cho bạn.

Lại nữa, tính hổ thẹn chẳngnhững cải thiện con người xấu trở thành tốt, mà còn làmđộng cơ thúc đẩy con người tiến bộ trên đường họcvấn, cũng như trong các công nghệ. Như một hôm vào giờ trảbài thầy kêu B lên, rủi hôm ấy cô bận việc, học bài khôngthuộc, lên đọc chữ đặng chữ mất, lộn đầu lộn đuôi...chúng bạn cười ầm lên! Thầy giáo cũng quở trách. Hổ thẹnquá, từ đó về sau dù bận việc gì, cô cũng rán học chothuộc, không dám bỏ một bài nào. Thực vậy, sự tranh đuahọc tập, sự cải tiến các ngành kỹ nghệ, đều phát nguyêntừ tâm hổ thẹn mà ra.

Những chứng cớ đơn sơ ấy, cóthể cho ta thấy sự có mặt của tính hổ thẹn nơi con ngườinào, người ấy sẽ tốt và tiến cả mọi mặt.

Nơi cá nhân tính hổ thẹn đã đóngvai quan trọng dường ấy, với gia đình và xã hội, hổ thẹncần thiết thế nào? Bảo vệ được cang thường, luân lý,giữ được gia thanh quốc túy đều nhờ tánh hổ thẹn cả.Như một chàng thanh niên con nhà lễ giáo, gặp lúc vận cùngbuộc phải xa quê hương tìm sanh kế. Khi ấy chàng phải sốngtrong cảnh chung chạ với bọn bất lương, chúng xúi giụcchàng góp tay vào việc trộm cướp với chúng. Nhưng chàngnhất mực từ khước, vì chàng nhớ đến danh giá, thể thốngcủa chàng và ông cha chàng. Nhiều khi sự sống quá thiếuhụt, chàng vừa nghĩ nên nhập bọn với chúng để sống,liền đó chàng thấy xấu hổ, tự trách: danh giá ta thế này,tông môn ta thế ấy mà đi ăn trộm à? Thật là nhục nhãhổ thẹn! Nhờ đó, chàng dừng được ý niệm quấy, thàchịu chết chớ không làm điều nhục nhã.

Biết giữ gìn phẩm giá mình, biếttôn trọng thanh danh tổ tiên mình, những con người ấy ởtrong xã hội không bao giờ dám làm điều phi pháp. Một ngườinhư thế, trăm ngàn người như thế, thì xã hội này có thểnói là cảnh Cực Lạc. Muốn xây dựng xã hội tốt đẹp,trật tự mà phủ nhận tính hổ thẹn, thực là kẻ muốncó quả cam mà gieo hạt ớt. Bởi nhằm mục đích xây dựngxã hội, nên Phật giáo rất chú trọng phát huy tính hổ thẹn.

Tuy thanh niên là tuổi cần phảicó nhiều hổ thẹn và gắng nuôi nó càng lớn càng hay. Vìthanh niên là tuổi cầu tiến, nếu thiếu hổ thẹn tức nhiênđộng cơ tiến thủ đã mất. Tương lai xã hội ở nơi thanhniên, muốn biết xã hội ngày mai tốt xấu thế nào, cứ nhìnthẳng vào thanh niên hiện tại thì rõ. Mà điều kiện cầnthiết tạo thành một thanh niên tốt, một phần lớn là dotính hổ thẹn. Vì thế, chúng ta có thể kết luận rằng:Thiếu hổ thẹn, thanh niên dễ trở thành ác độc; thiếuhổ thẹn, xã hội sẽ chìm trong đen tối của dục vọng.











Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2015(Xem: 19112)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
05/01/2015(Xem: 16810)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
27/11/2014(Xem: 8844)
Oprah Winfrey là một phụ nữ 56 tuổi - một ngôi sao truyền hình Mỹ. Có thể nói Oprah Winfrey là một phụ nữ danh tiếng và có nhiều ảnh hưởng nhất trên quần chúng ở Hoa Kỳ. Năm 2006, chính Oprah đã mang về cho Obama hơn một triệu lá phiếu, thắng Hilary Clinton, để được đảng Dân Chủ đề cử làm ứng viên Tổng thống. Có người cho rằng Oprah có quyền lực mạnh bằng hay hơn 100 nghị sĩ, dân biểu Mỹ.
22/11/2014(Xem: 23438)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
19/11/2014(Xem: 9720)
Có một số người học Phật thích tìm kiếm, thu thập những tư tưởng cao siêu, từ đó đem ra lý giải, phân tích rất hay nhưng phần hạ thủ công phu, tu tập cụ thể như thế nào lại không nghe nói tới! Họ đã quên rằng, kiến thức ấy chỉ là âm bản, chỉ là khái niệm, không phải là cái thực. Cái thực ấy phải tự mình chứng nghiệm. Cái mà mình chứng nghiệm mới là cái thực của mình.
19/11/2014(Xem: 12123)
Văn học là một trong những phương thức biểu đạt tình cảm và trí thức của loài người. Một tác phẩm văn học hay, không chỉ tạo ra tiếng vang rộng lớn tại thời điểm và địa phương nào đó, thậm chí nó có khả năng siêu vượt biên giới thời-không, dẫn dắt nhân tâm bước vào cảnh giới chân- thiện- mỹ. Trong Phật giáo có rất nhiều tác phẩm chính là đại diện cho loại hình này; đặc biệt chính bản thân Đức Phật cũng là nhà văn học tài trí mẫn tiệp, trí tuệ siêu quần.
15/11/2014(Xem: 16803)
Nên lưu ý đến một cách phân biệt tinh tế về thứ tự xuất hiện của hai kiến giải sai lầm trên. Đầu tiên là kiến giải chấp vào tự ngã của các nhóm thân tâm, và từ cơ sở này lại xuất phát kiến giải chấp vào tự ngã của cá nhân. Trong trường hợp nhận thức được Tính không thì người ta sẽ nhận ra Tính không của nhân ngã trước; bởi vì nó dễ được nhận ra hơn. Sau đó thì Tính không của pháp ngã được xác định.
24/10/2014(Xem: 11764)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
20/10/2014(Xem: 27760)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
17/10/2014(Xem: 8935)
Sợ hãi và lo âu là sản phẩm tưởng tượng của tâm bị ảnh hưởng bởi những điều kiện ở thế giới bên ngoài. Chúng có gốc rễ từ tham và bám víu. Thực ra, cuộc sống giống như một cuốn phim đang diễn ra, trong đó mọi thứ đều luôn chuyển động và thay đổi. Không có gì trong cõi đời này là thường hằng hay bất biến. Những người trẻ tuổi, khỏe mạnh thì sợ chết yểu. Người già yếu thì lo âu phải kéo dài kiếp sống. Giữa hai nhóm người này là những kẻ ước muốn sống vui vẻ cả đời. Những tham vọng đầy hào hứng về lạc thú thế gian dường như qua đi quá nhanh. Những ước đoán đầy sợ hãi về những điều bất an tạo nên sự lo âu thì dường như không bao giờ chấm dứt. Các cảm xúc đó cũng tự nhiên thôi. Những thăng trầm của cuộc sống đùa giỡn với ngã tưởng của ta, xem nó như một con rối trên sợi dây kéo, nhưng tâm ta thì bản chất của nó là siêu việt. Sự rèn luyện tâm, còn được biết đến như là văn hóa tâm linh, là bước đầu tiên tiến đến việc huấn luyện tâm bất ổn định. Đức Phật đã dạy, Ái sinh ra k
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567