Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12-Tuổi trẻ với vấn đề Trí tuệ

06/02/201115:45(Xem: 2901)
12-Tuổi trẻ với vấn đề Trí tuệ

ĐẠOPHẬT VÀ TUỔI TRẺ

Hòa thượng ThíchThanh Từ
-12-

Tuổi trẻ với vấnđề Trí tuệ

Con người sở dĩđược gọi là con người là do có trí khôn ngoan và biếtluân thường đạo đức. Giá trị của con người không phảiở thể xác to béo mà ở tinh thần sáng suốt chân chính. Nếumột người nào không có hiểu biết gì, hoặc có một mớhiểu biết hỗn tạp đen tối thì còn gì đau khổ bằng!

Vì thế, mỗi con người chúng tacần phải trau dồi trí tuệ để trở nên một con ngườixứng đáng với danh nghĩa của nó. Nhất là tuổi trẻ, tuổiđầy triển vọng phát huy trí tuệ, như tấm gương sẵn sàngphản chiếu ánh sáng, nhưng phải chờ có ánh đèn, ngọn đuốc,ánh sáng mặt trời...

Tuy con người cần phải trau dồitrí tuệ, nhưng phải biết trí tuệ là gì? - Trí tuệ là kiếnthức rộng rãi, cao sâu, sáng suốt. Nhờ trí tuệ, con ngườibiết hợp đoàn bảo vệ nhau, biết tổ chức guồng máy xãhội, biết chế tạo những khí cụ nông nghiệp, kỹ nghệ...,biết phát triển khả năng mình, biết tư tưởng những triếtlý cao siêu, biết ăn ở theo luân lý đạo đức. Tóm lại,trí tuệ là một kiến thức sáng suốt, hướng dẫn con ngườisống hợp lý và vươn lên.

Tuổi trẻ trí óc còn minh mẫn nhưngrất trống, rất khát khao thu nhận những kiến thức củaphụ huynh, của sư hữu, của tiền nhân truyền lại. Như dạdày trống rỗng đang đón chờ những thức ăn dồn vào đểtiêu hóa. Nhưng phải là thức ăn có chất bổ dễ tiêu mớicó sinh tố bồi dưỡng cơ thể, nếu thức ăn chứa nhiềuchất độc và khó tiêu thì sẽ hại dạ dày và hại luôncả cơ thể. Trí óc bạn trẻ cũng thế, thu nhận những kiếnthức cao đẹp chân chính sẽ tự cải đổi đời sống cánhân mình trở nên chân chính và góp phần xây dựng xã hộitốt đẹp. Trái lại, chỉ thu nhận toàn những kiến thứcđiêu ngoa gian trá thì cá nhân mình đã hư hỏng mà xã hộicũng đến nguy cơ.

Hun đúc cho trí tuệ bạn trẻ đượcsung mãn, rực rỡ là nhiệm vụ to tát của phụ huynh. Nhữngngười nhịn ăn, nhịn mặc, dành để tài sản cho con cháusau này là thương con cháu đã đành; nếu không giáo dục vềphần trí tuệ vẫn còn là một khuyết điểm lớn. Có nhữngngười lưu lại sự nghiệp cho con, con chưa được hưởngđã qua tay người khác, nên dành để tài sản chưa phải làkế vĩnh viễn cho con cháu. Sự quan trọng và chắc chắn làtrí tuệ; dạy dỗ cho con cháu được trí tuệ chân chánh làkẻ làm cha mẹ biết nghĩ đến sự lâu dài cho con cháu. Trítuệ không ai có thể cướp được, cũng không ai lường gạtđược, nó lại soi đường cho mình, cho mọi người khỏisa chân vào hầm hố, nên rất quí báu.

Phụ huynh đã có bổn phận vớicon cháu, thì những ông thầy há không có trọng trách hay sao?Thế hệ trước đã qua, để lại cho thế hệ sau những tưtưởng, những kinh nghiệm, kẻ làm thầy có bổn phận thâunhặt những tư tưởng, những kinh nghiệm ấy, rồi nhào nặnlại cho hợp thời, sẽ đem hun đúc vào tâm não tuổi trẻđể được phát huy sáng tỏ. Kho tư tưởng kinh nghiệm củangười xưa để lại rất dồi dào phong phú, nếu kẻ làmthầy không chịu khó chọn lọc đem ra dạy bảo học sinh chokết quả, để đầu óc các bạn trẻ sau này rỗng tuếch,ấy là tội rất to của kẻ làm thầy.

Tuy thế, các bạn trẻ không nênỷ lại cả vào phụ huynh, vào giáo sư, mà phải tin tưởngvào phần tự lực, tự trau dồi trí tuệ cho mình. Ðành rằngnhờ sự chỉ dạy của cha mẹ, sự hướng dẫn của giáosư, nhưng phải cộng thêm sức cố gắng của mình mới cókết quả. Nếu vô phúc cho một số các bạn nào, sớm khôngđược sự chỉ dạy của cha mẹ, và gần gũi thầy bạn,các bạn phải cố gắng gấp bội lần hơn, để tự trau dồitrí tuệ cho mình.

Chúng ta đã biết, có xác thịtmà không có trí tuệ thì ấy chỉ là một khối da thịt biếtăn, biết mặc mà thôi. Người không trí tuệ khác nào kẻlạc lõng trong rừng đêm không trăng sao, không đèn đuốc,còn gì đau khổ bằng! Phật dạy: "Nỗi khổ bị thiêu đốtở địa ngục, nỗi khổ con lạc đà chở nặng, nỗi khổđói khát của loài quỉ đói chưa gọi là khổ, ngu si khôngbiết lối đi mới thật là khổ."

Lẽ đương nhiên muốn thoát khổ,chúng ta cần phải có trí tuệ. Nhưng trí tuệ thế nàomới thoát khổ được?Đây làđiểm quan trọng trong bài này.

Bởi vì có lắm người khôn ngoanmà gian trá, xảo quyệt, họ lợi dụng trí sáng suốt củahọ để lừa người, bịp chúng, nên càng khôn ngoan càng gâyđau khổ cho chính họ và tang tóc cho mọi người. Như TàoTháo ở Trung Hoa thời xưa, sự gian hùng của y đã làm chobao nhiêu người thời ấy phải điêu linh tang tóc. Trên lịchsử hiện đại còn biết bao nhiêu kẻ như thế và hơn thếnữa. Một khi lừa bịp được người, họ càng hăng hái tựđắc mà quên cả tội lỗi đã gây. Nên có câu: "Có họcthức không có đạo đức là người ác..." Những kẻ nhưthế, ai dám bảo họ là ngu? Nhất định họ là người cótrí, nhưng là "TRÍ ÐIÊU NGOA".

Lại một hạng người khôn nữa,họ thông minh lắm, học rộng nhớ nhiều, họ tưởng nhưtrí thông minh của họ không còn ai bì kịp, do đó đâm ratâm khinh người ngạo vật. Những người ấy coi trời đấtbằng nắm tay, toàn cả người trong xã hội bằng cây kim.Họ khinh tất cả và xem thường tất cả. Ði đâu họ cũngmang theo cây cờ ngã mạn, gần ai họ chỉ gây sự bực tứccho người. Nếu ai gắng gượng giới thiệu với họ: "Ôngkia tài giỏi, người nọ đức cao...", thì chỉ nhọc mộtphen bĩu môi của họ mà thôi. Hạng người này không tài nàokhuyên dứt họ được, như hòn đá cứng khó mong xông ướpđược mùi thơm. Nhà văn Cao Bá Quát điển hình cho nhóm ngườinày, kết cục đời ông chỉ là:

"Ba hồi trống giục mồcha kiếp,
Một nhát gươm đưa bỏ mẹđời!"
Trí ấy gọi là " TRÍ KIÊU MẠN".

Trí điêu ngoa, trí kiêu mạn nguyhiểm dường ấy, tại sao người ta lại hun đúc nên nó? Ðiềunày bởi nhiều lẽ:

* Trước nhất là phụ huynh, phụhuynh chỉ muốn con em khôn ngoan, mà không giản trạch cái khônngoan chân chánh, cái khôn ngoan tà ngụy. Cứ dồn hết vàođầu óc non nớt ấy tất cả cái khôn ngoan ở thế gian, tưởngthế là thỏa mãn nhu cầu của tuổi trẻ và sẽ trở nênhay. Ðâu ngờ đó là lối đầu độc trẻ con trong lúc tríóc rất vô tư không biết chọn lựa. Như người kia cứ dồncả thức ăn vào dạ dày khi nghe nó đòi hỏi, mà không phânbiệt thức ngon, dở, lành, độc, kết quả rồi ôm bụng kêuđau.

* Kế là thầy. Ông thầy không phảilà cái máy phát thanh, cứ phóng hết những điều mình đãthâu một cách vô tư, để mặc thính giả hiểu sao cũng được.Thính giả của các ông là nhóm tuổi trẻ măng tơ đang bỡngỡ trước ngưỡng cửa đời, như khách bộ hành chưa thuộcđường, đang ngỡ ngàng đứng trước ngã tư, kẻ hướngdẫn có bổn phận giải thích và hướng dẫn cho đến đích.Nếu để cho khách mặc ý chọn đường thì làm sao bảo đảmđược con đường chính đại.

* Rốt sau là xã hội. Người trongxã hội phức tạp, nào tốt, nào xấu, nào lành, nào dữ v.v...Những gương tốt lành lại hiếm, mà gương xấu dở lạinhiều. Như trăm màu ngàn sắc vận hành trước mặt gươngthì lạ gì phản ảnh trung thành của mặt gương có trăm màusắc. Ðầu óc của thiếu niên bị hun đúc bởi những tậpquán, tư tưởng, hành động của người trong xã hội, nênrồi họ trưởng thành theo cái đà ấy - đà điêu ngoa, ngãmạn - rất dễ dàng hư hỏng.

Nói thế, không phải là đổ trútmọi tội lỗi cho phụ huynh, thầy, người trong xã hội, màcác bạn trẻ phải nhận lấy trách nhiệm quan trọng hơn cả.Giả sử phụ huynh, thầy, bạn, người trong xã hội rất vôtư đối với sự giáo dục các bạn, nhưng cũng tùy thuộctính tình của các bạn mà hấp thụ điều hay, điều dở.Ví dụ: thằng Nhân, thằng Tợn ngồi nghe ông cụ kể chuyệncổ tích "ông Thiện ông Ác".Trong khi nghe, thằng Nhân yêu chuộnghành động của ông Thiện, trái lại thằng Tợn thích việclàm của ông Ác. Và sau khi nghe, những hành động ấy vẫncòn lảng vảng trong tâm não hai đứa trẻ. Như vậy, hai quanniệm sai biệt ấy lỗi tại ai? Lại một thí dụ nữa: "ThằngÁi và thằng Bạo cùng đứng xem đứa trẻ mục đồng bắnchim. Khi thấy chim bị trúng đạn, Bạo vỗ tay reo cười, ngượclại Ái bùi ngùi thương hại." Ấy cũng cùng xem một hànhđộng mà hai đứa bé có cảm xúc khác nhau, lý do tại đâu?Nếu không phải ảnh hưởng tánh tình là gì? Do đó sự hưhỏng của các em thiếu niên ngày mai, các bạn phải chịutrách nhiệm một phần lớn, nếu không nói là tất cả.

Ðấy là tướng trạng và lý docủa trí điêu ngoa, trí kiêu mạn, còn phần trí tuệ chânchánh là thế nào?

Người có trí tuệ thì biết phânbiệt lẽ chánh tà, biết nhận định việc phải quấy vàbiết tôn sùng điều thiện, khinh chê điều ác. Trí phân biệtấy sẽ đưa ta xa tà gần chánh, bỏ ác theo lành, sửa quấythành phải. Nó là động cơ thúc đẩy con người từ hạngphàm phu tiến lên quả vị Hiền Thánh. Nhờ trí này, ngườita kiên quyết tìm phương pháp giải khổ cho mình và quả cảmcứu giúp mọi người. Sự phát minh của các nhà khoa học,sự hy sinh cứu đời của các đức giáo chủ đều do trítuệ làm động cơ.

Trí tuệ có công dụng chiếu tannhững mây mờ giả ảo, bày tỏ chân tướng của vạn vậtở giữa cuộc đời này. Như ngọn đèn sáng soi vào nhà tối,các vật trong nhà đều hiện bày tỏ rõ. Nó cũng đủ côngnăng đưa người thoát vòng đau khổ. Cho nên Phật dạy: "Trítuệ là con thuyền đưa người qua bể khổ, là thứ lươngdược chữa lành mọi căn bệnh của chúng sanh, là chiếc búabén chặt gãy cây phiền não, là ngọn đèn sáng chiếutan tất cả tối tăm."Nhờ trí tuệ người ta mới thấuđạt chân lý, trở thành bậc giác ngộ.

Các bạn trẻ! Xin lỗi các bạn,có khi nào các bạn muốn người ta gọi mình bằng thằng "lưumanh" hay đứa "xảo quyệt" chăng? Chắc hẳn là không. Cácbạn có muốn người ta mến mình như vị Hiền, quí mình nhưông Thánh chăng? Chắc là có. Vậy là các bạn ghét "trí điêungoa", "trí kiêu mạn" lắm rồi; các bạn đều tỏ ra yêu chuộng"trí tuệ".

Có lẽ các bạn đã băn khoăn tựhỏi phải làm sao để được trí tuệ? Tôi xin góp ý kiếnvới các bạn.

Muốn được trí tuệ, các bạnphải học thánh giáo. Thánh giáo tôi muốn nêu ra đây là kinhđiển nhà Phật vậy. Chắc bạn cho tôi là quá chủ quan. Phảithế, thưa bạn, tất cả kinh điển nhà Phật đều nhắm vàosự xây dựng trí tuệ làm căn bản. Như vừa nghe hai chữđạo Phật, bạn đã thấy ý nghĩa đó rồi. Chính đạo Phậtlà đạo giác ngộ, cho nên toàn thể hệ thống giáo lý nhàPhật đều nhắm mục tiêu ấy. Thái tử Tất-đạt-đa, saukhi giác ngộ dưới cội bồ-đề, mới được gọi là Phật,tức là bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nhờ sự giácngộ ấy, nên mỗi lời Ngài phán ra đều thích hợp với chânlý.

Bạn thử nghĩ, trước đây trênhai mươi lăm thế kỷ, đức Phật đã quả quyết tuyên bốrằng: "Chúng sanh và thế giới là nhân duyên kết hợp màthành."Câu nói ấy đã phủ nhận tuyệt đối đấng Tạohóa hay Thượng đế, trong khi khắp Á, Âu người ta đều phủphục và hiến dâng tất cả sanh mạng cho Thượng đế. Câunói ấy mãi đến ngày nay - thời đại nguyên tử - cũng khôngai chối cãi được. Những câu giá trị tương đương nhưvậy còn bàng bạc khắp trong biển giáo lý của Ngài. Vì thế,bạn cần phải học, học để khai thông ý kiến chân chánhcủa bạn.

Muốn được trí tuệ, bạn phảigạt bỏ những thứ phiền não làm rối loạn tâm hồn bạn.Phiền não tức là những thứ giận, hờn, thương, ghét, buồnphiền... Bạn có nhớ chăng, mỗi khi bạn nổi cơn giận dữthì trí khôn ngoan của bạn liền đó bị lu mờ. Ðôi thanhniên nam nữ yêu nhau thắm thiết, họ sẽ mù quáng khi gặphoàn cảnh buộc phải lìa nhau. Khi bạn ghét ai, dù ngườiấy đưa ý kiến rất hay, bạn cũng không thèm nghe. Ðó! bạnthấy chưa, phiền não nó che đậy khiến con người mê tối,nên trước bạn phải gạt bỏ nó. Bạn sống thản nhiên vàbình tĩnh một chút là bạn sẽ thấy trí tuệ trở về vớibạn.

Lại nữa, muốn được trí tuệ,bạn phải lóng lòng trong sạch. Bạn có thấy không, mặt nướchồ trong trẻo thì bóng trăng và vạn vật in hình. Tâm hồnta yên tịnh thì chân lý của vũ trụ sẽ hiện bày. Ðể tậpcho tâm hồn yên tịnh, mỗi tối trước khi ngủ, bạn ngồiyên chừng mười lăm phút để phản tỉnh tư tuởng và hànhđộng của bạn trong ngày qua. Nếu thấy có những cái dở,bạn phải cương quyết chừa, nếu thấy có cái hay, bạn gắngsức phát triển. Thế là dần dần, bạn sẽ phát sanh trítuệ.

Còn điều đại tối kỵ với trítuệ mà bạn phải tránh, là rượu mạnhsựchơi bời trác táng.Rượu là kẻ thù số một củatrí tuệ, vì trí tuệ là do yên tĩnh phát sanh, mà rượu làthứ kích thích hỗn loạn. Bạn thử thí nghiệm, khi uốngvào một cốc rượu mạnh, bạn có thể giải được mộtbài đại số khó hay không? Nếu muốn giải được, bạn cầnphải yên tĩnh. Sự chơi bời trác táng tai hại cũng tươngtợ như vậy. Nếu muốn có trí tuệ, bạn phải cữ hẳn haiđiều này.

Các bạn trẻ! Ðể kết luận bàinày, tôi mong mỏi các bạn cố gắng thực hành mới mong pháthuy trí tuệ. Các bạn rất đủ điều kiện khai thác trí tuệ.Các bạn hãy cố gắng lên, đừng để ngày tháng lững lờtrôi, cuối cùng các bạn vẫn sống triền miên trong đêm tối.Các bạn đừng để phải hối hận như anh chàng cùng tửkia mang sẵn trong chéo áo một viên ngọc quí, mà mãi lang thangđầu làng, xó chợ xin ăn, đợi có người biết đến chỉ,mới sực nhớ đem dùng. Rất muộn thay!








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/11/2021(Xem: 11588)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
07/11/2021(Xem: 12064)
Kinh Vô Lượng Nghĩa nói “vô lượng pháp từ một pháp mà sinh ra”. Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí Giả (538-597), quyển 5, nói: “Phật bảo các Tỳ-kheo, một pháp thâu nhiếp tất cả pháp, chính là Tâm”. Phổ môn là vô lượng giáo pháp. Vô lượng giáo pháp này cũng từ một giáo pháp mà sinh ra. Một giáo pháp phổ cập tất cả gọi là phổ môn. Chư Phật thuyết giáo thuận theo Tâm của chúng sinh. Giáo là những ngôn từ được thuyết ra cho những chúng sinh chưa thấu suốt. Pháp là những phương thức với nhiều tướng trạng giống nhau hoặc khác nhau. Tâm ý chúng sinh có bao nhiêu ngõ ngách thì giáo pháp có chừng ấy quanh co. Chư Phật dùng muôn vàn phương tiện khế cơ mang lại lợi ích cho chúng sinh. Ngài Xá Lợi Phất từng nói: “Phật dùng nhiều thứ nhân duyên và thí dụ, phương tiện ngôn thuyết như biển rộng khiến tâm người trong pháp hội được yên ổn, con nghe pháp ấy khiến lưới nghi dứt” là nghĩa trên vậy.
05/09/2021(Xem: 14926)
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp? Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ. Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự. Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958) Thích-Tâm-Châu
23/07/2021(Xem: 11774)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
07/05/2021(Xem: 16504)
Phật Điển Thông Dụng - Lối Vào Tuệ Giác Phật, BAN BIÊN TẬP BẢN TIẾNG ANH Tổng biên tập: Hòa thượng BRAHMAPUNDIT Biên tập viên: PETER HARVEY BAN PHIÊN DỊCH BẢN TIẾNG VIỆT Chủ biên và hiệu đính: THÍCH NHẬT TỪ Dịch giả tiếng Việt: Thích Viên Minh (chương 11, 12) Thích Đồng Đắc (chương 1, 2) Thích Thanh Lương (chương 8) Thích Ngộ Trí Đức (chương 7) Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4) Thích Nữ Diệu Như (chương 9) Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10) Lại Viết Thắng (phụ lục) Võ Thị Thúy Vy (chương 5) MỤC LỤC Bảng viết tắt Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập Lời nói đầu của Chủ biên bản dịch tiếng Việt GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu dẫn nhập Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa Giới thiệu về các đoạn kinhcủa Phật giáo Kim cương thừa PHẦN I: CUỘC ĐỜI ĐỨC
29/11/2020(Xem: 12477)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
04/11/2020(Xem: 7763)
Những chúng sanh thuộc hàng Thanh Văn: Các chúng sanh thuộc hàng Thanh Văn được chứng ngộ khi nghe được những học thuyết về các Uẩn, Giới, Xứ, nhưng lại không đặc biệt lưu tâm đến lý nhân quả. Họ giải thoát được sự trói buộc của các phiền não nhưng vẫn chưa đoạn diệt được tập khí của mình. Họ đạt được sự thể chứng Niết-Bàn, và an trú trong trạng thái ấy, họ tuyên bố rằng họ đã chấm dứt sự hiện hữu, đạt được đời sống Phạm hạnh, tất cả những gì cần phải làm đã được làm, họ sẽ không còn tái sinh nữa. Những vị nầy đã đạt được Tuệ kiến về sự Phi hiện hữu của “Ngã thể” trong một con người, nhưng vẫn chưa thấy được sự Phi hiện hữu trong các sự vật. Những nhà lãnh đạo triết học nào tin vào một "Đấng Sáng Tạo" hay tin vào “Linh hồn” cũng có thể được xếp vào đẳng cấp nầy.
03/10/2020(Xem: 19938)
Đây là một bài nghị luận về Lý Duyên Khởi được Ajahn Brahm viết lần đầu tiên hơn hai thập niên trước. Vào lúc đó, ngài quan tâm nhiều hơn đến những chi tiết phức tạp trong việc giảng dạy kinh điển. Vì lý do đó bài nghị luận này có tính cách hoàn toàn chuyên môn, so với những gì ngài giảng dạy hiện nay. Một trong những học giả Phật học nổi tiếng nhất hiện nay về kinh điển Phật giáo đương đại là Ngài Bhikkhu Bodhi, đã nói với tôi rằng “Đây là bài tham luận hay nhất mà tôi được đọc về đề tài này”.
05/04/2020(Xem: 11599)
Luận Đại Thừa Trăm Pháp do Bồ tát Thế Thân (TK IV TL) tạo nêu rõ tám thức tâm vương hàm Tâm Ý Thức thuộc ngành tâm lý – Duy Thức Học và là một tông phái: Duy Thức Tông - thuộc Đại Thừa Phật Giáo. Tâm Ý Thức như trở thành một đề tài lớn, quan trọng, bàn cải bất tận lâu nay trong giới Phật học thuộc tâm lý học. Bồ Tát Thế Thântạo luận, lập Du Già Hành Tông ở Ấn Độ, và sau 3 thế kỷ pháp sư Huyền Trang du học sang Ấn Độ học tông này với Ngài Giới Hiền tại đại học Na Lan Đà (Ấn Độ) năm 626 Tây Lịch. Sau khi trở về nước (TH) Huyền Trang lập Duy Thức Tông và truyền thừa cho Khuy Cơ (632-682) xiển dương giáo nghĩa lưu truyền hậu thế.
23/03/2020(Xem: 10257)
Có một con sư tử mẹ đang đi kiếm ăn. Nó sắp làm mẹ. Buổi sáng đó nó chạy đuổi theo một chú nai. Chú nai con chạy thật nhanh dù sức yếu. Sư tử mẹ dầu mạnh, nhưng đang mang thai, nên khá chậm chạp. Sư tử mẹ chạy sau chú nai con rất lâu, khoảng 15 phút, mà vẫn chưa bắt kịp. Sau đó chúng tới một rãnh sâu. Chú nai lẹ làng nhảy qua rãnh, sang bờ bên kia. Sư tử mẹ rất bực tức vì không bắt kịp con mồi, và vì nó đang cần thức ăn cho cả nó và đứa con trong bụng. Vì thế, nó cố hết sức để nhảy qua cái rãnh sâu. Nhưng tai họa đã xảy ra, sư tử mẹ đã sẩy đứa con khi cố nhảy qua rãnh. Dầu qua được bờ bên kia, nhưng sư tử mẹ biết rằng mình đã đánh mất đứa con mà nó đã chờ đợi từ bao lâu, đã yêu thương hết lòng, chỉ vì một phút vô tâm của mình. Nó đã quên rằng nó đang mang một bào thai trong bụng, và nó cần phải hết sức cẩn trọng. Chỉ một phút lơ đễnh, nó đã không giữ được đứa con của mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567