Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Suy tư hằng ngày về bài thơ

17/12/201016:28(Xem: 12963)
11. Suy tư hằng ngày về bài thơ

CHỦ ĐỘNG CÁI CHẾT
ĐỂ TÁI SINH TRONG MỘT KIẾP SỐNG TỐT ĐẸP HƠN

Đức Đạt Lai Lạt Ma
Hoang Phong dịch
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG TP. Hồ Chí Minh 2010

11
SUY TƯ HẰNG NGÀY VỀBÀI THƠ

« Giống như sức mạnh củamột thác nước rót xuống / Nước không không thể đổ ngược trở lên / Những chuyểnđộng của kiếp sống con người cũng thế / Không chuyển ngược lại được Phật

Sau đây là nguyênbản bài thơ của ngài Ban-thiền Lạt-ma:

Ước vọng được giải thoátkhỏi những hiểm nguy của Giai đoạn Chuyển tiếp, Người can trường thoát khỏi sựsợ hãi

Tiết 1

Bản thân tôi và toàn thểkhông phân biệt bất cứ sinh linh nào trong không gian, xin qui y chư Phật củaquá khứ, của hiện tại, của tương lai, xin qui y Pháp, xin qui y Tăng,
Cho đến khi nào đượchoàn toàn giác ngộ.
Cho chúng tôi được giảithoát khỏi sự sợ hãi trong kiếp sống hiện tại, trong giai đoạn chuyển tiếp, vàcho cả về sau.

Tiết 2

Cho chúng tôi xin rúttỉa thật nhiều tinh anh từ thân xác đang chống đỡ sự sống này
Không xao lãng bởi nhữngviệc vô ích trong kiếp sống hiện tại.
Chính cơ sở vững chắcđó, tuy khó đạt được nhưng dễ bị hủy diệt
Sẽ giúp chúng tôi cơ maylựa chọn giữa ích lợi và mất mát, giữa tiện nghi và bần hàn.

Tiết 3

Xin cho chúng tôi đượchiểu rằng không nên phung phí một giây phút nào,
Cái chết được biết chắcchắn, nhưng giờ chết không sao biết trước được,
Những gì kết hợp sẽ phântán, những gì tom góp sẽ hủy diệt.
Đi xuống bắt đầu từ nơitột đỉnh. Cứu cánh của sự sinh là cái chết.

Tiết 4

Cho chúng tôi được giảithoát khỏi sự đau đớn vô biên gây ra từ đủ loại nguyên nhân đưa đến cái chết,
Trong thế giới của nhậnđịnh sai lầm giữa chủ thể và đối tượng này,
Xác thân ảo ảnh, cấu tạobằng tứ đại ô nhiễm
Kể cả tâm linh, đang bắtđầu tan rã.

Tiết 5

Chúng tôi xin được tránhkhỏi những sinh khởi sai lạc do lỗi lầm
Trong giờ phút cuối cùngđầy thất vọng, và từ nơi xác thân được trau chuốt cẩn thận này
Những kẻ thù khiếp đảmvà những hung thần của cái chết hiện ra.
Đưa chúng tôi đến chỗ tựhủy diệt bằng khí giới của ba thứ nọc độc là xa hoa, hận thù và lầm lẫn.

Tiết 6

Cho chúng tôi vẫn cònnhớ lại những lời giáo huấn khi tu học
Trong lúc các y sĩ đã bótay và nghi lễ đã chấm dứt
Bạn hữu không còn hyvọng gì về sự sống của chúng tôi
Và chúng tôi cũng chẳngcòn gì để có thể vớt vát được nữa.

Tiết 7

Xin cho chúng tôi vữngtin với sự hân hoan và tuyệt vời
Trong khi miếng ăn vàcủa cải tom góp bằng sự ích kỷ phải bỏ lại
Những người thân vô cùngyêu mến và thân thiết phải vĩnh viễn xa lìa
Để đơn độc bước vào mộthoàn cảnh thật hiểm nguy.

Tiết 8

Cho chúng tôi phát hiệnđược tinh thần đạo đức cực mạnh
Trong lúc tứ đại gồmđất, nước, lửa và khí tan biến dần dần
Sinh lực biến mất, miệngvà mũi trở nên khô và teo lại
Hơi ấm tan đi, hơi thởhổn hển và tiếng khò khè vang lên.

Tiết 9

Chúng tôi xin đạt đượcdạng thể tâm thức trong đó cái chết không hiện hữu
Trong lúc ảo giác của sợhãi và kinh khiếp hiện ra
Nhất là ảo ảnh, khói vàđom đóm xuất hiện.
Đồng thời tột đỉnh củatám mươi ý niệm cũng biến mất.

Tiết 10

Xin cho chúng tôi giữđược tâm thức và nội quan vững mạnh
Trong khi sinh khí bắtđầu tan dần trong tâm thức
Trong khi luồng hơi thởbên ngoài chấm dứt và những biểu hiện thô thiển đối nghịch cũng bắt đầu tanbiến
Đồng thời hình ảnh giốngnhư đóm lửa của một ngọn đèn dầu hiện ra.

Tiết 11

Chúng tôi xin được hiểurõ bản chất thực sự của chính chúng tôi
Nhờ vào du-già đã xemchu trình của sinh tử và cả niết bàn đều là hư vô.
Trong lúc ảo giác giatăng và những gì thực hiện sắp hoàn tất cũng tan biến – cái khởi thủy tan trongcái tột cùng.
Tiếp theo là những giáccảm phát sinh giống như ánh trăng, ánh sáng mặt trời, và bóng tối lan tràn.

Tiết 12

Xin ánh sáng trong suốtcủa mẹ và con gặp nhau
Trong khi sự thực hiệngần như sắp hoàn tất, tự nó cũng tan dần trong hư không
Xin mọi sự sinh sôi chấmdứt
Và cảm giác tương tợ nhưbầu trời mùa thu không ô nhiễm sẽ bừng lên.

Tiết 13

Chúng tôi xin được lắngvào trạng thái thật sâu của thiền định.
Trong tinh anh cực mạnhphát sinh từ sự kết hợp giữa phúc hạnh bẩm sinh và Tánh không.
Xuyên qua quá trình bốngiai đoạn của Tánh không, trong lúc xảy ra hiện tượng tan rã của thể tạng màutrắng giống như ánh trăng,
Gây ra vì lửa của Sứcmạnh Âm tính nhanh như một tia chớp.

Tiết 14

Chúng tôi ước mong xinđạt được thể dạng thiền định sâu xa về ảo giác
Để thay vào trạng tháitrung gian, khi rời khỏi ánh sáng trong suốt,
Để vượt lên và đạt đượcdạng thể một Thân xác Đại hạnh với những dấu hiệu và vẻ đẹp đầy vinh quang vàsáng ngời của một vị Phật,
Phát hiện từ khí lực vàbản thể của ánh sáng trong suốt của cái chết.

Tiết 15

Do nơi nghiệp, khi giaiđoạn trung gian xảy ra,
Chúng tôi cầu xin mọibiểu hiện sai lầm đều được tẩy sạch,
Nhờ vào sự phân tích cấpthời và ý thức được tính chất không thực của mọi hiện hữu nội tại
Của mọi khổ đau do sinhvà tử, và của cả giai đoạn trung gian.

Tiết 16

Chúng tôi xin được táisinh nơi cõi Tịnh độ
Nhờ vào du-già để biếncải những gì bên ngoài, bên trong và sự thần bí
Bằng những biểu hiện đủloại, bốn ý nghĩa của sự đảo ngược các thành phần,
Ba loại hiển hiện khiếpđảm và những sự hoang mang, đang phát sinh.

Tiết 17

Chúng tôi xin được tái sinhtrong một thân xác cao đẹp
của một người tu tậpTan-tra biết sử dụng không gian,
trong thân xác của một nhàsư, hoặc của một người thế tục nhưng thấu triệt được ba cách tu tập
Chúng tôi cũng xin đạt chođược con đường Đạo hạnh đưa đến hai giai đoạn là sự sáng tạo và thực hiện
Để nhanh chóng đạt được cácHiện Thân của Phật: Thân chính Giác
Thân Đại Hạnh, và Thân BiếnHóa

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/10/2010(Xem: 5400)
Chúng ta đã biết đến B. Russell như một trong những nhà sáng lập triết học phân tích. Tuy nhiên, ông không chỉ là một nhà triết học có nhiều tác phẩm, mà còn là người mang triết học đến với đại chúng và gặt hái thành công ở nhiều lĩnh vực khác, như lôgíc học, tôn giáo và thần học, tâm lý học, ngôn ngữ học,… Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến quan điểm của ông về tôn giáo
22/09/2010(Xem: 7056)
Giáo Pháp Tứ Y trong đạo Phật là giáo lý nói về 4 phương phápthực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ, giải thoát. Bốn phươngpháp thực tập sự nương tựa này không phải là một hành vi gì cao siêu,hoặc phải “tu luyện” lâu xa, mà chỉ là những hành vi rất thường nhật như đói ăn, khát uống… nhưng nó cũng là một trong những thiện pháp nuôi lớn phúc đức và trí tuệ cho mỗi con người, đem đến sự an lạc thântâm, cũng từ đó cảm hoá được quần chúng ở mọi lúc, mọi nơi... Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Pháp là giảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
22/09/2010(Xem: 6264)
Nếu chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của sự sống nhất thể, chúng ta có thể chia sẻ nguồn vui với mọi kẻ khác cũng như hành động vì hạnh phúc của họ...
10/09/2010(Xem: 59769)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
06/09/2010(Xem: 6885)
“Trước sự Nô Lệ của Con Người” là nhan đề chúng tôi dùng để gọi tập sách này, gồm những bài viết và những bài thảo luận quan trọng mà chúng tôi đã trình bày trong những hội nghị quốc tế và quốc nội. Những vấn đề đặt ra trong tập sách đều nhắm vào một trọng tâm độc nhất: tìm lại con đường của văn hoá Việt Nam trước sự nô lệ của con người để khai quan một chân trời cho ý thức tự do của nhân tính
03/09/2010(Xem: 5236)
Khi thế kỷ hai mươi kéo màn kết thúc, chúng ta thấy rằng thế giới trở nên nhỏ hơn và loài người trên thế giới đã trở thành gần như một cộng đồng. Những liên minh quân sự và chính trị đã được tạo thành những nhóm đa quốc gia rộng lớn, công nghiệp kỷ nghệ và mậu dịch quốc tế đã sản xuất một nền kinh tế toàn cầu, và sự đối thoại toàn thế giới đang xóa đi những hàng rào cũ kỷ của khoảng cách, ngôn ngữ, và chủng tộc.
30/08/2010(Xem: 3886)
Theo lịch sử tiến hóa của loài người, từ thời kỳ nguyên thủy, dân số trên trái đất này còn rất ít. Vì thế, sự ưu đãi của thiên nhiên mà con người được thừa hưởng rất lớn. Dĩ nhiên lúc đó, người ta không phải đặt vấn đề về kinh tế, mọi người chỉ sống và hưởng thụ tài sản của thiên nhiên một cách đơn giản. Nhưng đến giai đoạn dân số được phát triển với đời sống con người được tập hợp thành bộ tộc thì vấn đề bắt đầu xảy ra, vì đã xuất hiện sự tranh chấp về những nguồn lợi thiên nhiên.
30/08/2010(Xem: 6475)
Chưa bao giờ con người ngưng tìm kiếm trong thiên nhiên đề mong thâu thập được nhiều thứ hơn nữa nhằm chất đầy cái nhà kho mãi mãi thiếu thốn của mình. Từ thuở chào đời, hình như định mệnh buộc nó phải đối mặt với một thế giới cứ muốn cắt giảm năng lực của mình, khi nó nhận ra hai bàn tay mình thì quá ngắn, hai chân mình lại quá chậm để có thể bắt kịp cái dòng chảy xiết của sinh tồn để hưởng thụ cuộc sống, nó phải nuôi dưỡng cơ thể.
30/08/2010(Xem: 8304)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
30/08/2010(Xem: 5911)
Đức Phật có đề cập gì đến sinh hoạt kinh tế hay không. Khi theo dõi những hậu quả của kinh tế thị trường, tôi còn phải đi tìm hiểu lập trường của Phật giáo về các vấn đề môi sinh, nhất là đối với việc khai thác tài nguyên không tái tạo, thái độ đối với sự nghèo khổ (và những chế độ chính trị đưa đến nghèo khổ), đối với chủ trương tiêu thụ hàng hóa thả cửa, đối với công ăn việc làm, vai trò của từ bi trong các hoạt động thương mãi và cuối cùng đến một câu hỏi tối hậu mà mọi tôn giáo đều muốn có câu trả lời: ý nghĩa của đời sống là gì?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]