Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 11: Trách nhiệm toàn cầu

12/11/201017:48(Xem: 9672)
Chương 11: Trách nhiệm toàn cầu

 

 

Chương11
TRÁCHNHIỆM TOÀN CẦU

 

Tôitin rằng mỗi hành động của chúng ta đều có một chiềuphổ quát toàn cầu. Vì thế, giới luật luân lý, hành vi thiệnlành, và nhận thức thận trọng là các chất liệu thiếtyếu cho một đời sống ý nghĩa, hạnh phúc. Nhưng chúng tathử quán xét về tầm mức tương quan cùng cộng đồng rộnglớn hơn.

Trongquá khứ, gia đình và các cộng đồng nhỏ chỉ hiện hữuđộc lập ít hay nhiều giữa cái này và cái kia. Nếu họđặt vấn đề an sinh của các đồng loại càng nhiều thìcàng tốt. Lại nữa, họ không thể sanh tồn nếu thiếu phốicảnh đó. Trường hợp đó không còn giống như vậy. Hiệnthực ngày nay rất phức tạp, và ít ra trên lãnh vực vậtchất, thế giới nối liền nhau quá rõ rệt đến độ cầnphải có một nhãn quan khác hẳn. Nền kinh tế hiện đạilà một trường hợp cao điểm. Thị trường chứng khoán sụpđổ ở phía bên này của địa cầu có thể tạo ảnh hưởngtrực tiếp đến nền kinh tế của các nước phía bên kia.Tương tự, thành quả kỹ thuật trong các sinh hoạt hiện naylại có một ảnh hưởng tác hại không còn ngờ vực đếnmôi trường thiên nhiên. Và vấn đề dân số cho thấy chúngta không thể bỏ quên ích lợi của người khác nữa. Thậtthế, chúng ta có quá nhiều sự ràng buộc cho thấy khi phụcvụ cho lợi ích của ta cũng tạo lợi ích cho người khác,ngay khi đó không phải là ý định rõ rệt của ta. Thí dụ,khi hai gia đình chia cùng một nguồn nước, phải bảo đảmcho sự không ô nhiễm sẽ làm lợi cho cả đôi bên.

Trênnhãn quan đó, tôi tin điều cốt yếu là chúng ta phải vunbồi một cảm thức mà tôi gọi là trách nhiệm toàn cầu(hay phổ quát). Dùng chữ này không hoàn toàn chính xác nhưtừ ngữ Tây tạng mà tôi có trong đầu, "chi sem", có nghĩatừng chữ là, tâm thức (chi) toàn cầu (sem). Mặc dù kháiniệm về trách nhiệm được ngụ ý nhiều hơn là nói rõrệt trong tiếng Tây tạng, nhưng nó hàm chứa sâu xa trong đó.Khi tôi nói đặt căn bản trên sự quan tâm đến an sinh thanhân hầu có thể phát triển một cảm thức trách nhiệm toàncầu, tôi không ngụ ý đề xướng mỗi cá nhân phải chịutrách nhiệm trực tiếp đến, chẳng hạn như, chiến tranhhay nạn đói kém ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng trongthật hành Phật giáo, chúng tôi thường tự nhắc nhở mìnhvề bổn phận phải phục vụ cho toàn thể chúng sanh trongvũ trụ. Tương tự, các người hữu thần tin là phụng vụcho Thượng đế sẽ kéo theo phụng vụ cho an sinh của tấtcả con cái Ngài. Nhưng có vài điều hiển nhiên, như là sựnghèo đói của một làng nhỏ cách xa vạn dặm, xem như hoàntoàn vượt phạm vi của một cá nhân. Tuy nhiên, vấn đềở đây không phải là nhìn nhận lỗi lầm, mà một lần nữa,là một sự tái định hướng tâm và trí vượt khỏi cáingã đến hướng đến tha nhân. Phát triển được một cảmthức trách nhiệm toàn cầu — của tầm kích toàn cầu trongmỗi hành động của ta và của quyền bình đẳng giữa mọingười trong hạnh phúc và tránh đau khổ — là phát triểnmột thái độ của tâm, sao cho mỗi khi nhìn thấy bất cứcơ hội nào lợi lạc cho tha nhân, ta sẽ nắm lấy, thay vìchỉ chú trọng hạn hẹp vào lợi ích bản thân. Nhưng, dĩnhiên, vì chúng ta còn phải quan tâm đến cả những gì ngoàiphạm vi của mình, do đó, cần chấp nhận nó như là thànhphần của thiên nhiên, và quan tâm đến việc làm nào lợilạc nhất có thể được.

Mộtích lợi quan trọng trong sự phát triển cảm thức về tráchnhiệm toàn cầu chính là giúp chúng ta trở nên nhạy cảmđối với tất cả — không phải chỉ riêng với những ngườithân cận. Chúng ta sẽ thấy nhu cầu phải chăm sóc đặc biệtcho những thành phần của gia đình nhân loại chịu nhiềuđau khổ nhất. Chúng ta nhận ra nhu cầu phải tránh gây chiarẽ giữa đồng loại. Và chúng ta ý thức được tầm quantrọng vượt bực của sự hài lòng do tri túc.

Khibỏ quên an sinh tha nhân và không biết đến tầm kích toàncầu trong hành động của mình, điều khó tránh là chúng tasẽ thấy các lợi ích của mình dường như cách biệt cùngcủa họ. Chúng ta sẽ đánh mất sự hợp nhất nền tảngtrong gia đình nhân loại. Dĩ nhiên, rất dễ nêu ra vô sốyếu tố đi ngược lại khái niệm hợp nhất này. Trong đókể cả sự khác biệt tín ngưỡng, ngôn ngữ, phong tục, vănhóa, vân vân. Nhưng khi nhấn mạnh quá nhiều đến các khácbiệt giả tạo đó, ngay cho dù các sự phân biệt nhỏ nhặt,cứng nhắc, chúng ta cũng không tránh khỏi mang thêm đau khổđến cho chính mình và người khác. Điều đó thật vô nghĩa.Loài người chúng ta đã chịu quá nhiều khó khăn. Chúng taphải đối diện cùng cái chết, tuổi già, và bệnh hoạn— không kể việc gặp phải bất mãn. Đó là các thứ chúngta không sao tránh khỏi. Bấy nhiêu đó chưa đủ sao? Tại saocòn phải tạo nhiều thứ vấn đề không cần thiết chỉđặt căn bản trên các khác biệt tư tưởng hoặc màu da?

Khithẩm định các hiện trạng đó, chúng ta thấy cả hai, luânlý lẫn nhu cầu, đều cần một thứ giải pháp. Nhằm vượtqua khuynh hướng bỏ quên yêu cầu và ích lợi của ngườikhác, chúng ta phải thường xuyên tự nhắc nhở mình về mộtđiều rất hiển nhiên: đó là trên bản chất, chúng ta đềunhư nhau. Tôi đến từ Tây tạng; đa số độc giả quyểnsách này không phải là người Tây tạng. Nếu tôi đượcgặp riêng từng độc giả và nhìn kỹ họ, tôi chắc hẳnsẽ thấy phần đông quả có các đặc điểm khác tôi ởngoài mặt. Nếu tôi tập trung vào các điểm khác biệt đó,sẽ làm chúng trở thành điều gì quan trọng. Nhưng kết quảsẽ làm cho chúng ta xa nhau hơn là gần nhau.

Nếu,mặt khác, tôi lại nhìn mỗi người như cùng một giống vớitôi — giống người với một cái mũi hai con mắt vân vân,bỏ qua sự khác biệt của hình tướng và màu sắc — thìtự động sẽ thấy cảm thức cách biệt đó phai nhạt đi.Tôi sẽ thấy rằng tất cả chúng ta đều có cùng thứ thịtda của con người, và hơn nữa, người khác cũng như tôi,đều muốn hạnh phúc và tránh đau khổ. Trên căn bản củanhận thức đó, tôi cảm thấy xu hướng tự nhiên về họ.Và mối quan tâm đến sự an sinh của họ cũng tự động khơidậy trong tôi.

Tuythế, dù rằng hầu hết mọi người đều muốn chấp nhậnnhu cầu hợp nhất trong nhóm riêng của họ, và trong đó, sựcần thiết quan tâm đến an sinh cho người khác, họ vẫn cókhuynh hướng lãng quên phần còn lại của nhân loại. Làmnhư vậy, chúng ta bỏ quên không phải chỉ có bản chất tùythuộc của thực tại, mà còn cả hiện thực của trườnghợp riêng. Nếu một nhóm người, một chủng tộc, hoặc mộtdân tộc, có thể đạt hoàn toàn sự thỏa mãn và trọn vẹnhoàn toàn tự lập và không tùy thuộc chỉ trong hạn địnhcủa xã hội mình, thì có thể lý luận rằng, sự phân biệtcùng các người bên ngoài có thể đúng. Nhưng đây lại khôngphải thế. Thật vậy, thế giới tân tiến ngày nay đượcthiết lập trên phương thức các ích lợi của một cộngđồng riêng biệt nào đó không thể còn có thể nằm tronggiới hạn của các biên giới cõi bờ.

Vunbồi sự hài lòng như thế chính là điều thiết yếu hầubảo tồn việc chung sống hòa bình. Sự không hài lòng nảysanh ra việc muốn chiếm hữu, vốn chẳng bao giờ được thỏamãn. Nếu điều con người tìm vốn có bản chất vô hạnđịnh, như phẩm chất về lòng khoan dung chẳng hạn, thì vấnđề sự hài lòng không cần đề ra. Khi chúng ta càng gia tăngkhả năng khoan dung, thì chúng ta lại càng khoan dung. Đối vớicác phẩm chất tâm linh, hài lòng không cần thiết mà cũngkhông được mong muốn. Nhưng nếu điều ta tìm có hạn định,thì sẽ có nguy cơ là một khi đạt được nó, ta lại sẽkhông hài lòng.

Trongtrường hợp một người muốn giàu có, ngay dù người đócó thể nắm trọn guồng máy kinh tế cả nước trong tay, cũngcó thể bắt đầu nghĩ đến việc xâm chiếm nền kinh tếcủa nước khác. Tham muốn có hạn định này không bao giờcó thể thỏa mãn. Mặt khác, khi phát huy được sự hài lòng,chúng ta có thể không bao giờ bị mất hy vọng hoặc mấtảo vọng.

Thiếusự hài lòng — sẽ đi dần vào tham lam — là gieo trồng cáchạt giống của đố kỵ và tranh chấp, và đưa đến mộtnền văn hóa vật chất cực đoan. Không khí tiêu cực tạodựng trở thành một khuôn khổ cho mọi thứ bệnh hoạn xãhội sẽ mang đến đau khổ cho mọi người trong cộng đồng.Nếu đây là trường hợp tham lam và đố ky không có phảnứng ngược, thì vấn đề chỉ diễn ra trong cộng đồng này.Nhưng, thường thì không phải như thế. Đặc biệt, thiếusự hài lòng là một nguồn gây tổn hại đến môi trườngthiên nhiên, và do đó, gây thiệt hại đến người khác. Ngườikhác nào? Đặc biệt là kẻ nghèo và kẻ yếu. Trong cộngđồng riêng của họ, người giàu mạnh có thể bỏ đi nơikhác để tránh, nạn ô nhiễm cao độ chẳng hạn, còn ngườinghèo yếu không có sự lựa chọn.

Tươngtự, người dân trong các xứ nghèo, không có nguồn tài nguyênđể sử dụng, còn phải chịu đựng cả sự quá đáng củacác nước giàu và nạn ô nhiễm từ kỹ thuật thô thiểncủa chính mình. Các thế hệ sắp đến cũng phải lãnh chịuđau khổ đó. Và dần dà mọi người chúng ta đều phải đaukhổ. Bằng cách nào? Chúng ta sống trong một thế giới dota góp phần tạo dựng. Nếu ta không chọn sự cải thiệnhành động của mình trong sự tương kính bình quyền hưởnghạnh phúc và tránh đau khổ cho tha nhân, thì chẳng bao lâuta sẽ thấy các hậu quả tiêu cực. Thử tưởng tượng nạnô nhiễm do hơn hai tỷ chiếc xe thêm vào. Nó sẽ ảnh hưởngđến toàn thể chúng ta. Như thế, hài lòng tri túc không phảichỉ là một vấn đề luân lý. Nếu chúng ta không muốn giatăng kinh nghiệm đau khổ của chính mình, thì đây là mộtvấn đề khẩn thiết.

Đólà một trong các lý do khiến tôi tin rằng sự bành trướngkhông giới hạn của nền kinh tế cần phải đặt vấn đề.Theo quan điểm của tôi, nó chỉ tạo thêm nhiều sự bấthòa, kéo theo rất nhiều vấn đề, cả xã hội lẫn môi sinh.Còn có cả sự kiện là trong khi tận hiến trọn vẹn cho sựphát triển vật chất, chúng ta sẽ bỏ quên sự thực thi phổquát lên trọn cộng đồng rộng lớn. Lại nữa, điều nàykhông phải chỉ là vấn đề hố cách biệt giữa Thế giớithứ Nhất và thứ Ba, giữa miền Bắc và miền Nam, giữa xứtiền tiến và chậm tiến, giữa giàu và nghèo, giữa vô đạođức và sai quấy. Đây là vấn đề của cả hai phía. Nhưngý nghĩa nhất chính là sự kiện bất bình đẳng này tự nólà nguồn khởi loạn đối với tất cả mọi người. Trongý nghĩ đó, thử đơn cử một thí dụ, Âu châu là toàn thếgiới, chứ không phải chỉ là nơi cư ngụ của khoảng dướimười phần trăm dân số thế giới, từ cơ sở đó, lý tưởngvượt trội của một sự tiến bộ không ngừng còn có thểbiện luận hữu lý. Tuy nhiên thế giới không phải chỉ cóÂu châu. Hiện trạng là có rất nhiều người đang đói khátở khắp các nơi khác. Và sự bất quân bình sâu xa như thế,một phần do hậu quả tiêu cực của đủ các thứ, cho dùkhông phải là trực tiếp: người giàu có cũng cảm nhậntriệu chứng nghèo thiếu trong đời sống hàng ngày của mình.Thử xét xem, các máy thu hình lén đặt khắp nơi, các hàngrào an toàn trên khung cửa sổ, tất cả cho thấy người giàuthiếu thốn cảm giác an bình và an toàn.

Tráchnhiệm toàn cầu còn đưa chúng ta đến sự bảo toàn nguyêntắc chân thật. Tôi muốn ngụ ý gì? Chúng ta có thể nghĩđến sự chân thật và thiếu chân thật trong khuôn khổ mốitương quan giữa bề ngoài và thực tế. Đôi khi chúng có vẻnhư tương hợp với nhau, nhưng thường thì không. Khi chúngtương hợp, có thể xem là chân thật, theo như tôi hiểu. Nhưthế chúng ta chân thật khi các hành động của ta đúng nhưbề ngoài chúng thể hiện. Khi chúng ta giả dạng như thứnày, nhưng trên thực tế chúng ta lại là thứ khác, ngườikhác sẽ phát khởi nghi ngờ, e sợ. Và e sợ là điều tấtcả mọi người cần tránh. Đảo lại, nếu trong cách xửthế cùng mọi người chung quanh, ta cởi mở và thành thậttrong bất cứ điều gì nói và nghĩ và làm, mọi người khôngcần phải sợ ta. Điều này đúng cho cả cá nhân lẫn cộngđồng. Hơn nữa, khi hiểu được giá trị của sự chân thậttrong mọi thể hiện, chúng ta sẽ nhận ra không có sự khácbiệt tối hậu giữa nhu cầu của cá nhân và nhu cầu củatoàn cộng đồng. Các con số tuy có khác nhau, nhưng sự mongước và quyền không muốn thất vọng của họ đều như nhau.Như thế, khi tận tâm bảo toàn sự chân thật, chúng ta giảmthiểu được mức hiểu lầm, nghi ngờ và sợ hãi của xãhội. Bằng một cách nhỏ nhặt nhưng ý nghĩa, chúng ta tạođiều kiện cho một thế giới hạnh phúc.

Vấnđề công lý liên hệ mật thiết với cả trách nhiệm toàncầu lẫn vấn đề chân thật. Công lý kéo theo sự đòi hỏiphải hành động khi nhận thức được sự bất công. Thậtvậy, thất bại trong hành động đó có thể sai quấy, tuyrằng không sai trong cảm thức là ta xấu từ bản chất. Nhưngnếu ta ngần ngại nói lên sự công bằng, chỉ vì một cảmthức quy ngã nào đó, đó lại là một vấn đề. Nếu phảnứng của ta trước sự bất công là đặt câu hỏi, "Việcgì sẽ xảy đến cho tôi nếu tôi nói lên? Có thể ngườita sẽ không ưa tôi," thì điều đó vốn vô luân, vì chúngta đã bỏ qua sự liên hệ rộng lớn từ sự im lặng củamình. Cũng chẳng thích đáng và ích lợi khi đưa vào khuônkhổ của sự bình quyền của tất cả trước hạnh phúc vàtránh đau khổ.

Điềunày cũng đúng ngay khi, lấy thí dụ, chính quyền hoặc cơchế phán rằng, "Đây là việc của chúng tôi" hoặc "Đâylà việc nội bộ." Không những chúng ta có bổn phận phảinói lên trong các trường hợp như thế, mà quan trọng hơnnữa, đó là một phục vụ cho tha nhân.

Đươngnhiên, có thể phản đối rằng, một sự chân thật như thếkhông phải lúc nào cũng khả thi, và chúng ta cần phải "thựctế." Hoàn cảnh của chúng ta có thể ngăn ngừa hành độngtheo đúng với trách nhiệm. Chẳng hạn như, gia đình riêngcủa ta có thể bị hại, nếu ta nói lên khi chứng kiến cảnhbất công. Nhưng trong khi ta phải đảm đang cùng hiện thựctrong đời sống hàng ngày, điều cốt yếu là phải giữ mộttầm nhìn rộng lớn. Chúng ta phải thẩm định các nhu cầucủa mình theo tương quan cùng với nhu cầu của người khác;và phán đoán về hành động hoặc không hành động của mìnhsẽ ảnh hưởng ra sao cho họ trong dài hạn. Rất khó chỉtrích những người lo lắng cho các người thân của họ. Nhưngđôi khi cần phải chịu hy sinh vì lợi ích của một cộngđồng rộng lớn hơn.

Cảmthức trách nhiệm đối với tất cả mọi người nghĩa là,vừa như các cá nhân và một tập thể các cá nhân, chúngta có bổn phận phải chăm sóc đến mỗi thành phần trongxã hội của mình. Điều đó không quan hệ thật sự đếnkhả năng vật lý hoặc tinh thần của họ. Cũng giống nhưta, những người đó có quyền hạnh phúc và tránh đau khổ.Chúng ta phải tránh, bằng mọi giá, sự thôi thúc bỏ rơicác kẻ quá phiền não, xem họ như gánh nặng. Các ngườibệnh hoạn hay bên ngoài lề cũng cần được đối xử nhưvậy. Đẩy họ ra ngoài tức là tạo đau khổ chồng chấtthêm. Nếu chúng ta ở trong các điều kiện đó, cũng chỉmong được người khác giúp đỡ. Do đó, chúng ta cần phảiđảm bảo người bệnh hoạn và phiền não không bao giờ cảmthấy bị bỏ quên, không được giúp đỡ hoặc bảo vệ.Thật vậy, lòng ưu ái dành cho các người đó, theo ý tôi,là thước đo sức khỏe tâm linh của ta, cả ở mức độcá nhân lẫn xã hội.

Tôicó vẻ như quá sức lý tưởng trong bài nói chuyện về tráchnhiệm toàn cầu này. Tuy nhiên, đó là một ý tưởng tôi từngtrình bày trước công luận từ chuyến thăm viếng Tây phươnglần đầu tiên của tôi, vào năm 1973. Vào những ngày đó,nhiều người còn nghi ngờ về các khái niệm này. Tương tự,đến nay cũng không phải dễ khiến mọi người thích thúvề khái niệm hòa bình thế giới. Tuy nhiên, tôi rất đượckhích lệ khi ghi nhận rằng ngày hôm nay, một con số gia tăngđang bắt đầu phản ứng rất thuận lợi cho các ý tưởngđó.

Nhưkết quả từ rất nhiều sự kiện phi thường mà nhân loạikinh nghiệm trong thế kỷ hai mươi, chúng ta đã trở nên chínchắn hơn. Vào thập niên năm mươi và sáu mươi, và ngay cảở vài nơi gần đây, nhiều người cảm thấy các xung độtcuối cùng chỉ có thể giải quyết qua chiến tranh. Ngày nay,sự suy tưởng đó chỉ còn dấy động trong lòng một thiểusố. Và cho dù trong tiền bán thế kỷ này, nhiều người còntin tưởng rằng tiến bộ và phát triển trong xã hội phảiđược theo đuổi qua các chế độ cứng rắn, sự sụp đổcủa phát xít, tiếp theo là sự tan biến của cái gọi làBức Màn Sắt, đã cho thấy đó là một thứ nghiệp vụ vôvọng. Tưởng cần ghi nhận rằng, bài học từ lịch sử chothấy, dùng bạo lực áp chế trật tự chỉ có thể tồn tạitrong đoản kỳ. Hơn nữa, sự thỏa hiệp (ngay cả trong sốcác Phật tử) rằng khoa học và tâm linh không thể hòa hợp,đã trở thành một điều không còn đứng vững. Ngày nay,khi kiến thức khoa học về bản chất của thực tại càngsâu xa hơn, thì nhận thức đó đã thay đổi. Vì vậy, ngườita bắt đầu biểu lộ nhiều thích thú về thứ mà tôi đãgọi là thế giới nội tại. Tôi muốn nói đến các độnglực và tác năng của tâm thức, hoặc tinh thần: tâm và trícủa chúng ta. Lại có một sự gia tăng trên toàn cầu củaý thức về môi sinh, và sự nhận biết rằng không phải chỉcó các cá nhân hoặc ngay cả trọn một quốc gia là có thểtự giải quyết lấy các vấn đề của chính mình, mà chúngta ai ai cũng cần đến nhau. Đối với tôi, tất cả điềuđó là những tiến triển đầy khích lệ, chắc chắn sẽđưa đến các kết quả trường kỳ. Tôi cũng được khíchlệ bởi sự kiện của nhu cầu tìm các giải pháp bất bạođộng cho các xung đột, nhằm đưa ra tinh thần hòa giải mới.Còn một điều, như chúng ta đã từng ghi nhận, là sự chấpnhận gia tăng về tánh cách toàn cầu của nhân quyền, vànhu cầu nhìn nhận sự đa dạng trong các lãnh vực quan trọngchung, như là các vấn đề tôn giáo. Điều này tôi tin đãphản ánh được sự nhìn nhận nhu cầu về một phối cảnhrộng lớn hơn, hầu đáp ứng sự đa dạng của chính gia đìnhnhân loại. Như một kết quả, mặc dù quá nhiều đau khổvẫn tiếp tục nhiễu hại các cá nhân và các dân tộc trênthế giới dưới các danh xưng là lý tưởng, hoặc tôn giáo,hoặc tiến bộ, hoặc kinh tế, nhưng một cảm thức hy vọngmới đã vươn lên cho những người bị áp bức chà đạp.Mặc dù chắc chắn rất khó mang lại hòa bình và hòa hợpthật sự, nhưng rõ rệt là sẽ đi đến. Tiềm năng đã hiểnlộ. Và nền tảng là cảm thức trách nhiệm của từng mỗicá nhân đối với tất cả người khác.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/10/2010(Xem: 5313)
Chúng ta đã biết đến B. Russell như một trong những nhà sáng lập triết học phân tích. Tuy nhiên, ông không chỉ là một nhà triết học có nhiều tác phẩm, mà còn là người mang triết học đến với đại chúng và gặt hái thành công ở nhiều lĩnh vực khác, như lôgíc học, tôn giáo và thần học, tâm lý học, ngôn ngữ học,… Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến quan điểm của ông về tôn giáo
22/09/2010(Xem: 6969)
Giáo Pháp Tứ Y trong đạo Phật là giáo lý nói về 4 phương phápthực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ, giải thoát. Bốn phươngpháp thực tập sự nương tựa này không phải là một hành vi gì cao siêu,hoặc phải “tu luyện” lâu xa, mà chỉ là những hành vi rất thường nhật như đói ăn, khát uống… nhưng nó cũng là một trong những thiện pháp nuôi lớn phúc đức và trí tuệ cho mỗi con người, đem đến sự an lạc thântâm, cũng từ đó cảm hoá được quần chúng ở mọi lúc, mọi nơi... Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Pháp là giảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
22/09/2010(Xem: 6241)
Nếu chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của sự sống nhất thể, chúng ta có thể chia sẻ nguồn vui với mọi kẻ khác cũng như hành động vì hạnh phúc của họ...
10/09/2010(Xem: 58460)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
06/09/2010(Xem: 6834)
“Trước sự Nô Lệ của Con Người” là nhan đề chúng tôi dùng để gọi tập sách này, gồm những bài viết và những bài thảo luận quan trọng mà chúng tôi đã trình bày trong những hội nghị quốc tế và quốc nội. Những vấn đề đặt ra trong tập sách đều nhắm vào một trọng tâm độc nhất: tìm lại con đường của văn hoá Việt Nam trước sự nô lệ của con người để khai quan một chân trời cho ý thức tự do của nhân tính
03/09/2010(Xem: 5197)
Khi thế kỷ hai mươi kéo màn kết thúc, chúng ta thấy rằng thế giới trở nên nhỏ hơn và loài người trên thế giới đã trở thành gần như một cộng đồng. Những liên minh quân sự và chính trị đã được tạo thành những nhóm đa quốc gia rộng lớn, công nghiệp kỷ nghệ và mậu dịch quốc tế đã sản xuất một nền kinh tế toàn cầu, và sự đối thoại toàn thế giới đang xóa đi những hàng rào cũ kỷ của khoảng cách, ngôn ngữ, và chủng tộc.
30/08/2010(Xem: 3862)
Theo lịch sử tiến hóa của loài người, từ thời kỳ nguyên thủy, dân số trên trái đất này còn rất ít. Vì thế, sự ưu đãi của thiên nhiên mà con người được thừa hưởng rất lớn. Dĩ nhiên lúc đó, người ta không phải đặt vấn đề về kinh tế, mọi người chỉ sống và hưởng thụ tài sản của thiên nhiên một cách đơn giản. Nhưng đến giai đoạn dân số được phát triển với đời sống con người được tập hợp thành bộ tộc thì vấn đề bắt đầu xảy ra, vì đã xuất hiện sự tranh chấp về những nguồn lợi thiên nhiên.
30/08/2010(Xem: 6433)
Chưa bao giờ con người ngưng tìm kiếm trong thiên nhiên đề mong thâu thập được nhiều thứ hơn nữa nhằm chất đầy cái nhà kho mãi mãi thiếu thốn của mình. Từ thuở chào đời, hình như định mệnh buộc nó phải đối mặt với một thế giới cứ muốn cắt giảm năng lực của mình, khi nó nhận ra hai bàn tay mình thì quá ngắn, hai chân mình lại quá chậm để có thể bắt kịp cái dòng chảy xiết của sinh tồn để hưởng thụ cuộc sống, nó phải nuôi dưỡng cơ thể.
30/08/2010(Xem: 8160)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
30/08/2010(Xem: 5823)
Đức Phật có đề cập gì đến sinh hoạt kinh tế hay không. Khi theo dõi những hậu quả của kinh tế thị trường, tôi còn phải đi tìm hiểu lập trường của Phật giáo về các vấn đề môi sinh, nhất là đối với việc khai thác tài nguyên không tái tạo, thái độ đối với sự nghèo khổ (và những chế độ chính trị đưa đến nghèo khổ), đối với chủ trương tiêu thụ hàng hóa thả cửa, đối với công ăn việc làm, vai trò của từ bi trong các hoạt động thương mãi và cuối cùng đến một câu hỏi tối hậu mà mọi tôn giáo đều muốn có câu trả lời: ý nghĩa của đời sống là gì?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]