Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 8: Luận lý về từ bi

12/11/201017:43(Xem: 9735)
Chương 8: Luận lý về từ bi


Chương8

LUÂNLÝ VỀ TỪ BI

Chúngta đã ghi nhận trước đây rằng mọi tôn giáo chính trênthế giới đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việcvun bồi tình thương và tâm từ bi. Trong truyền thống triếtlý Phật giáo, các trình độ thành đạt khác nhau được môtả. Ở trình độ căn bản, từ bi (nying je) được hiểu theonghĩa chủ yếu là thiện cảm (hoặc cảm thông) — khả năngđi vào, và ở một mức độ nào đó, chia sẻ đau khổ củangười khác. Nhưng Phật giáo — và có thể các tôn giáo khác— tin rằng khả năng này có thể phát triển đến một trìnhđộ không những từ bi khởi dậy chẳng cần chút cố gắng,mà còn vô điều kiện, vô phân biệt, và ở một phạm vitoàn cầu. Một tình cảm mật thiết đối với tất cả chúngsanh muôn loài, dĩ nhiên kể cả những kẻ làm hại ta, đượcphát ra, tương tự như tình yêu của người mẹ dành cho đứacon duy nhất.

Nhưngý nghĩa về sự bình hòa đối với tất cả mọi người khôngthể xem như đi đến một điểm kết. Đúng hơn, nó còn đượcxem như một thứ lò xo đẩy bật lên một tình yêu cao cảhơn nữa. Bởi vì khả năng thiện cảm vốn nội tại, vàlý luận cũng là cơ năng nội tại, từ bi chia sẻ cùng cácđặc điểm với chính tâm thức. Vì thế, chúng ta có khảnăng triển khai từ bi rất vững chắc và liên tục. Đó khôngphải là một nguồn có thể dùng cạn — như nước bị cạnkhi ta đun sôi. Và mặc dù từ bi có thể được mô tả nhưmột sinh hoạt, nhưng lại không giống như sinh hoạt vật lý,chẳng hạn như nhảy cao, chỉ rèn luyện được đến mộtmức độ nào đó không thể vượt hơn.

Tráilại, khi tăng tiến sự nhạy cảm trước khổ đau của thanhân qua sự rộng mở tâm, cá nhân đồng thời triển khaiđược từ bi đến mức có thể rất cảm động chỉ vì mộtnỗi khổ vi tế nhất của tha nhân, do ý thức trách nhiệmđối với họ. Điều này khiến người có tâm từ bi sẽtận hiến hầu giúp đỡ kẻ khác thoát khổ lẫn các duyêntạo khổ. Ở Tây tạng, trình độ tối thượng này đượcgọi là nying je chenno, dịch sát nghĩa là "đại từ bi".

Ởđây, không phải tôi đề nghị mỗi cá nhân đều phải đạtđến trạng thái cao của sự phát huy tâm linh mới dẫn đếnmột đời sống thiện lành. Tôi đã mô tả nying je chenno khôngphải vì đó là điều kiện tiên khởi của hành vi luân lý,đúng ra vì tôi tin khi đưa lý luận về từ bi đến trìnhđộ cao nhất có thể biến thành một nguồn cảm hứng mãnhliệt. Nếu chúng ta chỉ cần giữ cảm hứng đó để triểnkhai nying je chenno, hoặc đại từ bi, như một lý tưởng, tựnhiên nó sẽ có một tầm ảnh hưởng quan trọng đến quanđiểm của ta. Căn cứ trên nhận thức đơn giản là, cũngnhư tôi, mọi người khác đều muốn hạnh phúc và tránh đaukhổ, cho nên cần sử dụng nó như một sự nhắc nhở thườngxuyên chống lại ích kỷ và phân biệt. Nó nhắc nhở rằng,nếu ta tử tế và rộng rãi chỉ vì hy vọng sẽ được báođáp, thì chỉ thu hoạch rất ít ỏi. Nó nhắc nhở rằng,các hành có động cơ cầu vọng danh thơm cho mình vẫn còních kỷ, tuy rằng bề ngoài trông như hành vi tử tế. Nó cònnhắc nhở rằng, không có gì đặc biệt trong các hành độngtừ thiện đối với các người thân thuộc. Và nó giúp chúngta nhận thức thiên kiến dành cho gia đình và bạn bè, vốnlà điều không đáng tin cậy hầu thẩm định hành vi luânlý. Nếu chỉ dành hành vi luân lý cho các người ta cảm thấythân thuộc, nguy cơ là ta sẽ bỏ quên bổn phận đối vớinhững người bên ngoài vòng.

Tạisao thế? Một khi các cá nhân đó tiếp tục đáp ứng kỳvọng của ta, thì mọi việc tốt đẹp. Nhưng nếu họ làmhỏng, thì người mà ta xem như bạn thân hôm nay, ngày kia cóthể trở thành kẻ thù tệ hại nhất. Như chúng ta từng thấy,ta có xu hướng phản ứng xấu đối với tất cả ngườitạo đe dọa khiến ta không được thỏa mãn các ham muốnthân yêu nhất, cho dù họ là thân cận của ta. Từ lý do đó,từ bi và tương kính đề ra một căn bản vững chắc hơncho liên hệ con người. Điều này đúng trong tình bạn đời.Nếu tình yêu ta dành cho người nào đặt căn bản trên sựhấp dẫn, cho dù đó là bề ngoài hoặc các đặc điểm giảtạo nào đó, thì cảm tình ta dành cho người đó sẽ tan biếnqua thời gian. Khi họ mất đi phẩm chất ta cảm thấy là quyếnrũ, tình trạng có thể hoàn toàn thay đổi, mặc dù họ vẫncùng là một người. Đó là tại sao liên hệ đặt nền tảngthuần trên sự hấp dẫn vốn bất định. Mặt khác, khi tabắt đầu kiện toàn lòng từ bi, thì bề ngoài hoặc tháiđộ của người đó không ảnh hưởng đến cách cư xử bêntrong của ta.

Lạinữa, cảm tình của ta đối với người khác thường tùythuộc nhiều vào hoàn cảnh của họ. Đa số người ta, khinhìn thấy kẻ tàn tật, đều cảm thông cho họ. Nhưng khithấy người giàu có hơn mình, hoặc học thức hơn, hoặccó địa vị cao, lập tức sẽ cảm thấy ganh tỵ và cạnhtranh cùng họ. Cảm xúc tiêu cực sẽ ngăn chúng ta không nhìnthấy sự giống nhau giữa chúng ta và người khác. Chúng taquên rằng, cũng như ta, dù may dù rủi, dù xa dù gần, họcũng đều mong hạnh phúc và tránh đau khổ.

Nhưthế, mục đích của phấn đấu là để vượt khỏi các cảmxúc thiên lệch đó. Chắc chắn, triển khai được từ bi chânthật cho các người thân yêu vẫn là nơi chốn hiện thậtvà thích đáng để bắt đầu. Ảnh hưởng của hành độngchúng ta trên người thân thường lớn hơn trên kẻ khác, dođó, trách nhiệm của ta đối với họ cũng nặng hơn. Dùvậy, ta cần nhìn nhận rằng, cuối cùng, không có nền tảngnào để thiên vị dành ưu quyền cho họ. Trong ý nghĩa này,chúng ta tất cả đều đứng ở vị trí của một y sĩ trướcmười bệnh nhân cùng mắc phải một chứng bệnh. Họ đềuđáng được trị liệu ngang bằng nhau. Tuy nhiên, điều đượcbiện luận ở đây không phải là trạng thái lạnh nhạt cáchbiệt. Thách đố căn bản khác, khi ta bắt đầu nới rộngtừ bi đến tất cả mọi người, là bảo quản được cùngmột trình độ thân thiết mà ta cảm thấy cho các ngườigần nhất. Nói cách khác, điều đề nghị là ta cần phảiphấn đấu cho sự bình hòa trong khuynh hướng dành cho tấtcả mọi người, ở một mức độ nền móng trên đó ta cóthể gieo hạt giống của nying je chenno , của đại từ vàđại bi.

Nếuchúng ta có thể bắt đầu liên hệ với người khác trêncăn bản bình hòa như thế, từ bi sẽ không còn tùy thuộcvào sự kiện người này là chồng tôi, người kia là vợtôi, thân nhân, bạn bè... Đúng hơn, một cảm giác thân thuộcđối với tất cả mọi người sẽ phát triển trên nhậnthức đơn thuần là, cũng như tôi tất cả đều muốn hạnhphúc và tránh đau khổ. Nói cách khác, chúng ta sẽ khởi sựliên hệ cùng người khác trên nền tảng họ là chúng sanh.Chúng ta có thể nghĩ về điều đó như một lý tưởng, mộtđiều rất khó đạt đến. Nhưng theo tôi, điều đó là nguồncảm hứng vô cùng sâu xa và lợi lạc.

Giờta thử quán xét vai trò của tâm từ bi và lòng tử tế trongđời sống hàng ngày. Có phải lý tưởng phát huy nó đếnmức trở thành vô điều kiện có nghĩa là ta phải bỏ trọnvẹn các lợi ích cá nhân? Không hẳn vậy. Trái lại, đólà cách tốt nhất để phục vụ chúng — đúng ra có thểbảo đó là xây dựng cách trọn vẹn cho tự lợi khôn ngoannhất. Bởi vì nếu xác nhận các phẩm tánh như tình thương,nhẫn nại, bao dung và tha thứ là thành phần của hạnh phúc,thì cũng có thể xác nhận nying je, tức từ bi, vừa là cănnguồn vừa là kết quả của các phẩm tánh đó; như thế,khi ta càng từ bi, thì lại càng cung ứng nhiều cho hạnh phúc.Mọi ý tưởng có liên hệ các tha nhân nếu chỉ thuộc phạmvi đời sống cá nhân, cho dù đó là một phẩm tánh cao thượng,cũng chỉ thành thiển cận. Từ bi nằm trong từng phạm vicủa sinh hoạt, bao gồm cả nơi làm việc.

Ởđây, tôi phải nói đến một nhận thức được nhiều ngườinhìn nhận là, từ bi, nếu không phải là một chướng ngại,thì ít ra cũng là điều không thích hợp cho đời sống nghiệpvụ. Cá nhân tôi nghĩ rằng, chẳng những thích hợp, mà nếuthiếu từ bi, sinh hoạt của chúng ta bị đe dọa hủy hoại.Điều này là vì, khi ta bỏ quên vấn đề ảnh hưởng củahành động đối với an sinh của người khác, ta không thểnào tránh khỏi làm hại đến họ. Luân lý của từ bi giúptạo ra một nền tảng và động cơ cần thiết cho cả giớiluật lẫn vun bồi đức hạnh. Khi ta bắt đầu thật sự quýtrọng giá trị của từ bi, nhãn quan của ta đối với ngườikhác tự động thay đổi. Chỉ riêng điều này có thể làtạo một ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi trong đời sốngcủa ta. Chẳng hạn như, khi cám dỗ của sự lừa đảo ngườikhác khởi dậy, từ bi dành cho họ sẽ ngăn ta không thựchiện ý định. Và khi nhận thức được việc làm của mìnhcó thể đang bị nguy cơ do kẻ khác lợi dụng, từ bi sẽgiúp ta tháo gỡ khỏi khó khăn đó. Thử tưởng tượng trườnghợp một khoa học gia đang nghiên cứu một việc có thể trởthành nguồn đau khổ cho người khác, nhờ từ bi, họ sẽnhận ra và hành động thích đáng, thậm chí có thể bỏ luôncả kế hoạch.

Tôikhông phủ nhận vấn đề thật sự có thể khởi dậy khita tận hiến đời mình cho lý tưởng từ bi. Trong trườnghợp khoa học gia tiếp tục làm việc theo chiều hướng cũ,có thể tạo thành các hậu quả nghiêm trọng cho chính họvà gia đình. Cũng thế, những người làm các dịch vụ chămsóc — y tế, cố vấn, xã hội, vân vân — hoặc những ngườitrông nom tại nhà đôi khi có thể mệt mỏi vì công tác vượtquá sức mình. Sự tiếp xúc thường xuyên cùng đau khổ, đôilúc sẽ tạo nên một cảm xúc như phải chịu đựng, có khiđi đến cảm thấy mất năng lực, và tuyệt vọng. Hoặc trongtrường hợp cá nhân làm hành động tử tế đó chỉ vì côngtác phải làm — chỉ làm theo vận chuyển đòi hỏi. Dĩ nhiêncòn tốt hơn là không có mục tiêu gì.

Nhưngnếu không tự kiểm thảo, việc này có thể dẫn đến sựmất cảm giác đối với đau khổ của người khác. Nếu nókhởi sự, tốt hơn là nên tạm rời bỏ một thời gian, vànỗ lực cẩn trọng hầu đánh thức sự nhạy cảm đó. Cầnnên nhớ rằng tuyệt vọng không bao giờ là một giải pháp.Điều đó, theo một thành ngữ Tây tạng nói, ngay dù sợidây bị đứt làm chín khúc, ta cũng phải nối nó lại mườilần. Bằng cách đó, cho dù đến cuối cùng ta vẫn thất bại,ít nhất sẽ không có cảm xúc hối tiếc. Và khi phối hợpcái nhìn này cùng một sự nhận thức rõ rệt về khả nănglợi tha của mình, ta sẽ có thể bắt đầu vãn hồi hy vọngvà tự tin.

Vàingười có thể phản đối lý tưởng này trên căn bản là,khi đi vào nỗi khổ của tha nhân, ta sẽ mang lại khổ chochính mình. Ở một hạn định nào đó, điều đó đúng. Nhưngtôi đề khởi rằng, không ó một phân biệt thẩm định chủyếu nào giữa kinh nghiệm khổ của chính ta và kinh nghiệmkhổ khi chia sẻ cùng người khác. Trong trường hợp nỗi khổcủa riêng ta, cho là không tự nguyện đi, vẫn có một cảmthức bị áp chế: dường như nó đến từ bên ngoài ta.

Ngượclại, chia sẻ đau khổ cùng người khác có một trình độtự nguyện nào đó, nhưng tự nó cho thấy một thứ nội lực.Vì lý do đó, sự phiền nhiễu nó tạo nên còn ít khiến chota cảm thấy phân liệt hơn là do đau khổ của riêng ta.

Đươngnhiên, cho dù là một lý tưởng, khái niệm về phát huy từbi vô điều kiện rất dễ gây nản lòng. Hầu hết mọi người,kể cả tôi, phải tranh đấu mới có thể đạt đến điểmdễ dàng đặt lợi ích của kẻ khác ngang hàng với lợi íchcủa mình. Tuy nhiên, chúng ta không thể để cho điều đókhiến ta bỏ cuộc. Và trong khi chắc chắn có nhiều trở lựctrên con đường phát huy được một trái tim thật sự ấmáp, ta lại có một sự an ủi sâu xa khi biết được làm nhưthế ta đang tạo các điều kiện cho hạnh phúc của chínhmình. Như tôi đã nói đến, khi ta càng thật lòng mong muốnlợi tha, thì năng lực và tự tin càng được phát huy, vàta sẽ được kinh nghiệm càng lớn lao về an bình và hạnhphúc. Nếu còn nghi ngờ, thử đặt câu hỏi còn có cách nàokhác chăng. Với bạo lực và tranh chấp? Dĩ nhiên là không.Với tiền tài? Có thể đến một mức nào đó, nhưng khôngxa hơn. Nhưng với tình thương yêu, chia sẻ đau khổ của ngườikhác, nhận thức rõ rệt sự hòa đồng cùng người khác —đặc biệt là các người không may và không được tôn trọngnhân quyền — bằng cách giúp đỡ họ hạnh phúc: đúng vậy.Qua tình thương, qua lòng tốt, qua từ bi, chúng ta thiết lậpsự hiểu biết giữa ta và người. Đó là cách rèn luyệnsự hợp nhất và hài hòa.

Từbi và thương yêu không phải là các xa xỉ phẩm. Đó là nguồnan bình cả bên trong lẫn bên ngoài, nền tảng cho sự tồntục của loài người. Một mặt, chúng thiết lập hành độngbất bạo lực. Mặt khác, chúng là nguồn cội của tất cảcác phẩm chất tâm linh: của tha thứ, bao dung, và mọi phẩmtánh khác. Hơn nữa, đây quả thật là điều mang lại ý nghĩacho mọi sinh hoạt của ta, tạo tính cách xây dựng. Không cógì lạ khi học cao; không có gì lạ khi giàu có. Chỉ có cánhân với một trái tim ấm áp mới có thể làm các điềuthật sự có giá trị.

Đốivới các vị cho rằng Đạt lai Lạt ma thiếu thực tế khibiện luận cho thứ lý tưởng về tình thương vô điều kiện,tôi mời gọi họ hãy thử kinh nghiệm cùng nó. Họ sẽ khámphá ra rằng, khi chúng ta vượt trên sự hạn hẹp gò bó củangã lợi, trái tim ta sẽ ngập tràn một thứ năng lực. Anbình và niềm vui sẽ trở thành bạn hữu thường trực củata. Nó phá vỡ mọi thứ hàng rào và cuối cùng tiêu hủy kháiniệm về ngã lợi vốn dĩ độc lập cùng tha lợi. Nhưng quantrọng nhất, ít ra trên bình diện luân lý, nơi nào có đượctình thương, sự quý trọng, lòng tốt và tâm từ bi dành chođồng loại, nơi đó sẽ tự động có hành vi luân lý. Cáchành động luân lý thiện lành khởi dậy tự nhiên trong khuônkhổ của từ bi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/10/2010(Xem: 5399)
Chúng ta đã biết đến B. Russell như một trong những nhà sáng lập triết học phân tích. Tuy nhiên, ông không chỉ là một nhà triết học có nhiều tác phẩm, mà còn là người mang triết học đến với đại chúng và gặt hái thành công ở nhiều lĩnh vực khác, như lôgíc học, tôn giáo và thần học, tâm lý học, ngôn ngữ học,… Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến quan điểm của ông về tôn giáo
22/09/2010(Xem: 7056)
Giáo Pháp Tứ Y trong đạo Phật là giáo lý nói về 4 phương phápthực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ, giải thoát. Bốn phươngpháp thực tập sự nương tựa này không phải là một hành vi gì cao siêu,hoặc phải “tu luyện” lâu xa, mà chỉ là những hành vi rất thường nhật như đói ăn, khát uống… nhưng nó cũng là một trong những thiện pháp nuôi lớn phúc đức và trí tuệ cho mỗi con người, đem đến sự an lạc thântâm, cũng từ đó cảm hoá được quần chúng ở mọi lúc, mọi nơi... Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Pháp là giảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
22/09/2010(Xem: 6264)
Nếu chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của sự sống nhất thể, chúng ta có thể chia sẻ nguồn vui với mọi kẻ khác cũng như hành động vì hạnh phúc của họ...
10/09/2010(Xem: 59768)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
06/09/2010(Xem: 6885)
“Trước sự Nô Lệ của Con Người” là nhan đề chúng tôi dùng để gọi tập sách này, gồm những bài viết và những bài thảo luận quan trọng mà chúng tôi đã trình bày trong những hội nghị quốc tế và quốc nội. Những vấn đề đặt ra trong tập sách đều nhắm vào một trọng tâm độc nhất: tìm lại con đường của văn hoá Việt Nam trước sự nô lệ của con người để khai quan một chân trời cho ý thức tự do của nhân tính
03/09/2010(Xem: 5236)
Khi thế kỷ hai mươi kéo màn kết thúc, chúng ta thấy rằng thế giới trở nên nhỏ hơn và loài người trên thế giới đã trở thành gần như một cộng đồng. Những liên minh quân sự và chính trị đã được tạo thành những nhóm đa quốc gia rộng lớn, công nghiệp kỷ nghệ và mậu dịch quốc tế đã sản xuất một nền kinh tế toàn cầu, và sự đối thoại toàn thế giới đang xóa đi những hàng rào cũ kỷ của khoảng cách, ngôn ngữ, và chủng tộc.
30/08/2010(Xem: 3886)
Theo lịch sử tiến hóa của loài người, từ thời kỳ nguyên thủy, dân số trên trái đất này còn rất ít. Vì thế, sự ưu đãi của thiên nhiên mà con người được thừa hưởng rất lớn. Dĩ nhiên lúc đó, người ta không phải đặt vấn đề về kinh tế, mọi người chỉ sống và hưởng thụ tài sản của thiên nhiên một cách đơn giản. Nhưng đến giai đoạn dân số được phát triển với đời sống con người được tập hợp thành bộ tộc thì vấn đề bắt đầu xảy ra, vì đã xuất hiện sự tranh chấp về những nguồn lợi thiên nhiên.
30/08/2010(Xem: 6474)
Chưa bao giờ con người ngưng tìm kiếm trong thiên nhiên đề mong thâu thập được nhiều thứ hơn nữa nhằm chất đầy cái nhà kho mãi mãi thiếu thốn của mình. Từ thuở chào đời, hình như định mệnh buộc nó phải đối mặt với một thế giới cứ muốn cắt giảm năng lực của mình, khi nó nhận ra hai bàn tay mình thì quá ngắn, hai chân mình lại quá chậm để có thể bắt kịp cái dòng chảy xiết của sinh tồn để hưởng thụ cuộc sống, nó phải nuôi dưỡng cơ thể.
30/08/2010(Xem: 8304)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
30/08/2010(Xem: 5911)
Đức Phật có đề cập gì đến sinh hoạt kinh tế hay không. Khi theo dõi những hậu quả của kinh tế thị trường, tôi còn phải đi tìm hiểu lập trường của Phật giáo về các vấn đề môi sinh, nhất là đối với việc khai thác tài nguyên không tái tạo, thái độ đối với sự nghèo khổ (và những chế độ chính trị đưa đến nghèo khổ), đối với chủ trương tiêu thụ hàng hóa thả cửa, đối với công ăn việc làm, vai trò của từ bi trong các hoạt động thương mãi và cuối cùng đến một câu hỏi tối hậu mà mọi tôn giáo đều muốn có câu trả lời: ý nghĩa của đời sống là gì?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]