Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Lý Cho Thiên Kỷ Mới

12/11/201017:31(Xem: 17690)
Đạo Lý Cho Thiên Kỷ Mới

hoasen2

Đ
O LÝ CHO THIÊN KMI
(Nguyên tác: ETHICS FOR THE NEW MILLENNIUM)

Đ
ẠT LAI LẠT MA
LINH TH
ỤY chuyển ngữ




Đ
Ta

Mất đi quê hương vào tuổi mười sáu và trở thành một người tỵ nạn vào tuổi hai mươi bốn, tôi đã đối diện với rất nhiều khó khăn suốt dòng đời. Khi quán chiếu lại, tôithấy rất nhiều điều tưởng chừng không vượtqua nổi, chẳng những chỉ vì không thể tránh, lại còn không sao có được một giải pháp thuận lợi. Tuy nhiên, trên mặt tâm an bình và sức khỏe vật lý, tôi có thể tự cho rằng mình đảm đang tương đối tốt. Nhờ vậy, tôi có thể ứng phó nghịchcảnh bằng trọn vẹn tiềm năng — tinh thần, vật lý và tâm linh. Tôi đã không thể làm cách khác hơn nữa. Nếu tâm tôi tràn ngập ưu tư và vô vọng, sức khỏe sẽ bị tổn hại. Tôi cũng phải giới chế các hành động của mình.

Nhìnchung quanh, tôi thấy không phải chỉ có chúng tôi, các người tỵ nạn Tây tạng,và thành viên của các cộng đồng lưu lạc khác, mới gặp phải khó khăn. Khắp mọinơi và trong bất cứ xã hội nào, người ta đều chịu đựng đau khổ và nghịch cảnh —ngay cả những người thừa hưởng tự do và phồn vinh vật chất. Thật vậy, dường nhưsự thiếu hạnh phúc mà loài người chúng ta phải chịu đựng đa phần do chính chúngta tác tạo. Do vậy, theo nguyên tắc, điều đó có thể tránh. Nhìn chung, tôi cònthấy, các cá nhân với hành vi hợp luân lý thường hạnh phúc và mãn nguyện hơnnhững người bỏ quên luân lý. Điều này minh xác niềm tin của tôi, nếu chúng tacó thể tái định hướng tư tưởng và cảm xúc của mình, và chỉnh đốn phẩm hạnh,chẳng những có thể đối phó cùng các nỗi khổ dễ dàng hơn, còn ngăn ngừa được sựkhởi dậy của chúng ngay từ đầu.

Tôisẽ cố trình bày trong quyển sách này điều tôi ngụ ý qua chuyên từ "hành viluân lý tích cực." Làm việc đó, tôi nhìn nhận rất khó tổng hợp thành công,hoặc yếu lược thật chính xác về luân lý và đạo đức. Rất hiếm hoi, hoặc hầu nhưkhông thể có, một trường hợp trắng và đen phân minh. Cùng một hành động sẽ cónhiều sắc độ và mức độ giá trị đạo đức khác nhau trong các trạng huống khácnhau. Đồng thời, điều cốt yếu là chúng ta phải đạt một thỏa hiệp chung liên hệđến những gì tạo thành hành vi tích cực và những gì tạo thành hành vi tiêu cực;những gì đúng và những gì sai; những gì thích đáng và những gì không thíchđáng. Trong quá khứ, sự tôn trọng loài người dành cho tôn giáo còn có nghĩa làsự thật hành đạo lý được bảo tồn qua đa số tín đồ theo một đạo này hay đạokhác. Tình thế đó không còn trong hiện tại. Do đó chúng ta phải tìm ra vàiphương cách khác hầu thiết lập các nguyên tắc luân lý cơ bản.

Xinđộc giả đừng giả định rằng, như một Đạt lai Lạt ma, tôi sẽ đề ra một giải phápđặc biệt nào đó. Không có gì trong các trang sau này lại chưa từng được nói đếntrước đây. Thật vậy, tôi cảm thấy những quan ngại và ý tưởng trình bày nơi đâyđã từng được chia sẻ bởi rất nhiều người tư duy và nỗ lực truy tìm giải phápcho các vấn đề và nỗi khổ đau loài người phải trực diện. Khi đáp ứng các đềnghị của một số bằng hữu, và cống hiến quyển sách này cho quần chúng, hy vọngcủa tôi là được lên tiếng cho hàng triệu người, thuộc thành phần đa số thầmlặng, không có cơ hội phát biểu quan điểm của họ ngoài công chúng.

Tuynhiên, xin độc giả ghi nhớ, việc học tập chính thức của tôi vốn hoàn toàn tôngiáo và có tính cách tâm linh. Từ thuở bé, ngành học chủ yếu (và liên tục) củatôi là triết học và tâm lý học Phật giáo. Đặc biệt, tôi được học các tác phẩmcủa chư vị triết gia tôn giáo truyền thống Geluk, truyền thống mà các Đạt laiLạt ma trực thuộc vào. Là người xác tín vào thuyết đa nguyên tôn giáo, tôi cònhọc cả những tác phẩm chính của các truyền thống Phật giáo khác. Nhưng tôitương đối ít được trình bày về tư tưởng thế tục và thời đại. Tuy vậy, đây khôngphải là một quyển sách tôn giáo. Lại càng không phải quyển sách về Phật giáo.Mục đích của tôi là kêu gọi một khuynh hướng về luân lý trên nền tảng toàn cầuhơn là đề ra các nguyên tắc tôn giáo.

Vớilý do đó, tạo một tác phẩm cho đại chúng là một việc thiếu thử thách, và phảilà công trình làm việc nhóm. Một khó khăn đặc thù phát sinh từ sự kiện ngữ học,là rất khó chuyển dịch thành ngôn ngữ hiện đại một số chuyên từ Tây tạng chủyếu phải dùng.

Quyểnsách này không muốn được viết như một luận án triết học, do đó tôi cố gắng giảithích những điều trên bằng cách nào hầu độc giả không chuyên môn hiểu được; vàthật sáng sủa dễ chuyển dịch ra nhiều thứ tiếng. Nhưng khi làm thế, cố gắngthông đạt không tối nghĩa cùng các độc giả với ngôn ngữ và văn hóa khả dĩ khácbiệt cùng tôi, có thể khiến một vài sắc thái ý nghĩa trong tiếng Tây tạng bịmất, một số không định ý lại cứ thêm vào. Tôi tin cậy vào sự biên tập thậntrọng sẽ giảm thiểu được điều đó. Khi một lệch lạc như thế được phát hiện, tôihy vọng sẽ sửa chữa trong đợt phát hành kế tiếp. Đồng thời, tôi xin cảm ơn Dr.Thupten Jinpa, qua mọi trợ lực của ông trong lãnh vực này, kể cả chuyển dịchsang Anh ngữ, cùng rất nhiều đề nghị. Tôi cũng xin cảm ơn Mr. AR Norman trongcông trình biên tập. Tất cả thật quý báu.

Cuốicùng, tôi xin gởi lời cảm ơn đến tất cả quý vị khác đã giúp đỡ đưa công trìnhnày đến kết quả.

—Dharamsala, tháng Hai1999

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/09/2010(Xem: 6962)
Giáo Pháp Tứ Y trong đạo Phật là giáo lý nói về 4 phương phápthực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ, giải thoát. Bốn phươngpháp thực tập sự nương tựa này không phải là một hành vi gì cao siêu,hoặc phải “tu luyện” lâu xa, mà chỉ là những hành vi rất thường nhật như đói ăn, khát uống… nhưng nó cũng là một trong những thiện pháp nuôi lớn phúc đức và trí tuệ cho mỗi con người, đem đến sự an lạc thântâm, cũng từ đó cảm hoá được quần chúng ở mọi lúc, mọi nơi... Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Pháp là giảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
22/09/2010(Xem: 6237)
Nếu chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của sự sống nhất thể, chúng ta có thể chia sẻ nguồn vui với mọi kẻ khác cũng như hành động vì hạnh phúc của họ...
10/09/2010(Xem: 58394)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
06/09/2010(Xem: 6829)
“Trước sự Nô Lệ của Con Người” là nhan đề chúng tôi dùng để gọi tập sách này, gồm những bài viết và những bài thảo luận quan trọng mà chúng tôi đã trình bày trong những hội nghị quốc tế và quốc nội. Những vấn đề đặt ra trong tập sách đều nhắm vào một trọng tâm độc nhất: tìm lại con đường của văn hoá Việt Nam trước sự nô lệ của con người để khai quan một chân trời cho ý thức tự do của nhân tính
03/09/2010(Xem: 5192)
Khi thế kỷ hai mươi kéo màn kết thúc, chúng ta thấy rằng thế giới trở nên nhỏ hơn và loài người trên thế giới đã trở thành gần như một cộng đồng. Những liên minh quân sự và chính trị đã được tạo thành những nhóm đa quốc gia rộng lớn, công nghiệp kỷ nghệ và mậu dịch quốc tế đã sản xuất một nền kinh tế toàn cầu, và sự đối thoại toàn thế giới đang xóa đi những hàng rào cũ kỷ của khoảng cách, ngôn ngữ, và chủng tộc.
30/08/2010(Xem: 3861)
Theo lịch sử tiến hóa của loài người, từ thời kỳ nguyên thủy, dân số trên trái đất này còn rất ít. Vì thế, sự ưu đãi của thiên nhiên mà con người được thừa hưởng rất lớn. Dĩ nhiên lúc đó, người ta không phải đặt vấn đề về kinh tế, mọi người chỉ sống và hưởng thụ tài sản của thiên nhiên một cách đơn giản. Nhưng đến giai đoạn dân số được phát triển với đời sống con người được tập hợp thành bộ tộc thì vấn đề bắt đầu xảy ra, vì đã xuất hiện sự tranh chấp về những nguồn lợi thiên nhiên.
30/08/2010(Xem: 6429)
Chưa bao giờ con người ngưng tìm kiếm trong thiên nhiên đề mong thâu thập được nhiều thứ hơn nữa nhằm chất đầy cái nhà kho mãi mãi thiếu thốn của mình. Từ thuở chào đời, hình như định mệnh buộc nó phải đối mặt với một thế giới cứ muốn cắt giảm năng lực của mình, khi nó nhận ra hai bàn tay mình thì quá ngắn, hai chân mình lại quá chậm để có thể bắt kịp cái dòng chảy xiết của sinh tồn để hưởng thụ cuộc sống, nó phải nuôi dưỡng cơ thể.
30/08/2010(Xem: 8159)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
30/08/2010(Xem: 5814)
Đức Phật có đề cập gì đến sinh hoạt kinh tế hay không. Khi theo dõi những hậu quả của kinh tế thị trường, tôi còn phải đi tìm hiểu lập trường của Phật giáo về các vấn đề môi sinh, nhất là đối với việc khai thác tài nguyên không tái tạo, thái độ đối với sự nghèo khổ (và những chế độ chính trị đưa đến nghèo khổ), đối với chủ trương tiêu thụ hàng hóa thả cửa, đối với công ăn việc làm, vai trò của từ bi trong các hoạt động thương mãi và cuối cùng đến một câu hỏi tối hậu mà mọi tôn giáo đều muốn có câu trả lời: ý nghĩa của đời sống là gì?
28/08/2010(Xem: 61236)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]