Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

IV. Nội Dung Ngày Lễ

13/12/201018:50(Xem: 15059)
IV. Nội Dung Ngày Lễ

 

Chúng ta có thể tự hỏi, hình thức lễ lạt như vậy chỉ là tập quán một cuộc tụ họp vui vẻ hay còn có một ý nghĩa nào khác? Tại sao người Phật tử xem lễ vía đức Phật Di-lặc vào ngày mồng một Tết là quan trọng trong đời sống tu tập? Muốn hiểu điều này, chúng ta phải đi sâu hơn vào sự mầu nhiệm của tâm uyên nguyên nơi mỗi chúng ta.

Phật giáo đề cập đến ba thân Phật: Pháp thân, Báo thân và Hóa thân.

Pháp thân Phật là thân tròn đầy và bao trùm khắp vũ trụ. Trong tự tánh giác ngộ, Phật và chúng sinh không có gì khác nhau. Phật tánh luôn luôn hiện hữu nơi chúng ta, chiếu sáng tràn đầy, nhưng chúng ta bị các ham muốn, lo lắng, sợ hãi, buồn phiền che mờ nên không nhận biết được Phật tánh ấy.

Báo thân Phật là hình tướng tốt đẹp, trang nghiêm của những vị Phật đã thành Chánh giác. Báo thân ấy cũng hiển lộ nơi mỗi chúng sinh thành thân tâm tràn đầy niềm an lạc, hạnh phúc bao la khi họ thực hành sự tu tập.

Hóa thân Phật (cũng gọi là Ứng thân hay Ứng hóa thân) là thân của các ngài thị hiện trong thế gian để cứu giúp kẻ khổ đau cùng hướng dẫn chúng sinh trên con đường an vui và hạnh phúc.

Ba thân Phật này luôn luôn hiện hữu mà không ngăn ngại nhau. Chúng sinh vì mê tánh giác (không biết được Phật tánh nơi chính mình) nên sống trầm luân trong khổ đau, còn đức Phật là người thấy rõ tất cả các hiện tượng vật chất và tâm lý đều nương tựa vào nhau mà có, mà hiện hữu (vạn pháp do duyên khởi), có tính cách vô thường và vô ngã, nên tuy sống trong thế giới đảo điên nhưng vẫn luôn an nhiên tự tại.

Sự tinh tấn thực hành đạo Phật giúp ta kinh nghiệm được niềm an vui kỳ diệu vốn rộng lớn bao la và mãi mãi có mặt, trong sáng, tinh sạch. Đó là tính cách chân thường, chân ngã, chân lạc và chân tịnh của con người chân thật, của chân tâm hay Phật tánh của mỗi chúng sinh. Do đó, khi đi chùa vào dịp đầu năm, nhiều người muốn cầu phúc, cầu lộc, nhưng những người Phật tử hiểu được lời Phật dạy thì luôn bày tỏ lòng mong ước tu hành tinh tấn và hướng về sự giải thoát an vui vô cùng.

Phật giáo chú trọng đến sự trong sạch của tâm, tức là buông xả tất cả các vọng niệm (những ý tưởng phân biệt, so đo, hiềm khích, khen chê, hay dở.v.v...) Khi tâm buông xả tất cả mọi tạp niệm gây ra phiền não thì tự nó sẽ trở nên trong sạch, chiếu sáng rỗng lặng. Tánh tự nhiên của ta, con người chân thật của ta, cái bản lai diện mục (mặt mũi từ xưa nay) tự nó hiển lộ, tự nó tỏa sáng. Lúc đó, tâm ta đi vào cõi bình an rộng lớn. Chúng ta được uống ngụm nước đầu nguồn của dòng suối hạnh phúc uyên nguyên trong chính mình.

Khi tâm đã an bình như thế thì chúng ta tức khắc hiểu được thực tại một cách trực tiếp, không qua các lời nói hay chữ viết, nói theo ngôn ngữ của kinh Lăng-già, sự mầu nhiệm đó có thể diễn tả qua bài kệ ca ngợi tâm giác ngộ của Bồ Tát Đại Huệ như sau:

Thế gian lìa sinh diệt,
Ví như hoa hư không.
Trí chẳng thấy có không,
Mà khởi tâm đại bi.

Các pháp đều như huyễn,
Xa lìa nơi tâm thức.
Trí chẳng thấy có không,
Mà khởi tâm đại bi.
Xa lìa chấp đoạn thường,
Thế gian hằng như mộng.
Trí chẳng thấy có không,
Mà khởi tâm đại bi.

Biết nhân pháp vô ngã,
Phiền não và sở tri,
Thường thanh tịnh không tướng,
Mà khởi tâm đại bi.

Nói khác đi, khi buông xả tất cả các ý tưởng phân biệt, mâu thuẫn tương tranh, thì tâm ta đi vào chốn yên lặng sâu thẳm tự nhiên của nó. Từ chốn yên lặng sâu thẳm tự nhiên ấy mà lòng thương yêu rộng lớn (từ bi) và sự hiểu biết chân thật (trí tuệ) bừng dậy, đưa ta vào thế giới ban sơ, thế giới của tình yêu thương bao la ngời sáng không chủ thể, không đối tượng, tràn đầy yên vui. Đó chính là tâm chân thật, tâm Phật, hay còn gọi là tâm giải thoát. Và đó chính thật là mùa xuân Di-lặc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/09/2012(Xem: 3456)
Thỉnh thoảng cơ thể con người mất đi sự hòa hợp tự nhiên vốn có của nó, những lúc như vậy, cơ thể bị bệnh. Bệnh phản ánh cơ thể bất lực, không duy trì được hệ thống cung cấp chức năng làm việc bình thường. Qua quá trình trao đổi protein, những sự vận chuyển hình thành, những vận chuyển đó xuất hiện cùng với những tín hiệu bổ sung. Có hai nguyên nhân gây bệnh: một là protein có vấn đề, hai là các tín hiệu bị méo mó trục trặc.
25/08/2012(Xem: 3680)
Nhiều khổ đau của con người xuất phát từ những cảm xúc phiền não, như thù hận sinh khởi bạo động và hay tham dục tạo ra mê đắm. Một trong những trách nhiệm căn bản nhất của chúng ta khi quan tâm đến con người là để làm vơi bớt những cái giá phải trả của loài người về những cảm xúc vượt ngoài vòng kiểm soát. Tôi cảm thấy rằng cả Phật học và khoa học đều có nhiều đóng góp.
25/08/2012(Xem: 9199)
Đây là bài nói chuyện của Tỳ Kheo Bodhi trong chương trình Google Techtalks vào ngày 3 /11/2010. Trong phần mở đầu, Tỳ Kheo Bodhi nói rằng Ngài biết anh bạn Quản lý chương trình Techtalks là người thích hài hước, nên Ngài phải chọn một nhan đề mang tính hài hước cho bài nói chuyện này là:“ Cần Có Hai Người Để Nhảy Điệu Tango ”,( vì Ngài e ngại bài nói chuyện của Ngài sẽ tẻ nhạt đối với thính giả). Nhưng nếu nói một cách nghiêm túc, thì đề tài của buổi nói chuyện này sẽ là: “Tương Lai Nhân Loại và Tương Lai Phật Giáo ”.
05/08/2012(Xem: 3495)
Thượng tuần tháng 06/2012, nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận đã từ Mỹ đến Paris nhận Giải thưởng Prix Mondial Cino Del Duca do giới Hàn lâm Pháp trao tặng. Trước đó, ông đã ghé Làng Mai - miền tây nam nước Pháp - thuyết trình về Khoa học và Phật giáo, đồng thời đối thoại với Thiền sư Nhất Hạnh về cái nhìn của đạo Phật đối với khoa học. Được sự đồng ý của tác giả, RFI xin đăng lại bài tường thuật của nhà nghiên cứu Đỗ Quý Toàn, có mặt tại Làng Mai nhân buổi thuyết trình của giáo sư Trịnh Xuân Thuận.
02/08/2012(Xem: 16812)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
26/06/2012(Xem: 3509)
Khi bạn câu được con cá hay đánh bắt được một mẻ lưới cá, có bao giờ bạn tự hỏi “liệu cá có biết đau đớn như cảm giác biết đau trongnhậnthức của con người hay không?” Câu trả lời là có, theo một nghiên cứu mới cho biết như vậy.
05/06/2012(Xem: 36271)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
02/06/2012(Xem: 6681)
Tôi rất vui mừng có cơ hội tiếp xúc với Phật tử Thái Lan có một số vị Tì Kheo. Các anh chị em, tôi rất vui, như tôi đã đề cập, tôi đã ở Thái Lan trong năm 1960, và tôi đã gặp gỡ với vị Tăng Vương Thái Lan. Tôi không nhớ tên, vị thứ nhất, vị thứ hai, Buddhadasa[1], rất cao, là một học giả, một tu sĩ rất tuyệt, một hành giả chuyên cần, một tu sĩ thánh thiện, nghiên cứu thâm sâu.
26/04/2012(Xem: 4592)
Gần đây các Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas đã kếthợp chip CMOS và sóng Terahertz-sóng nằm giữa sóng hồng ngoại và vi sóng. Chỉ cần đặt con chip và bộ thu vào mặt sau chiếc điện thoại, thiếtbị này có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
18/04/2012(Xem: 5479)
Tối nay tôi được yêu cầu để nó về sự phân biệt Phật Pháp, giáo lý của Đức Phật, với văn hóa Á châu hay văn hóa Tây Tạng. Đây là một câu hỏi rất quan trọng, một cách đặc biệt nếu chúng ta đang hoạt động để làm lợi ích cho người khác. Thí dụ, chính chúng ta có thể bị quyến rũ với văn hóa Tây Tạng hay Á châu một cách tổng quát và thích như thế; nhưng nếu chúng ta muốn hổ trợ người khác và dạy họ về giáo lý nhà Phật, thì nó có lợi lạc cho họ không? Tôi nghĩ đấy thật sự là vấn đề, có phải không? Và giống như chúng ta có thể có và có thể không thích những khía cạnh của văn hóa Tây Tạng, tương tự họ sẽ là những người mà chúng ta cố gắng để giúp đở mà cũng có thể thích hay không thích? Do thế chúng ta cần uyển chuyển trong dạng thức của việc hành động với người khác, hổ trợ người khác. Quý vị có khuyến khích họ đốt đèn bơ hay treo những lá cờ cầu nguyện, những loại như thế ấy không, hay có phải có điều gì đó sẽ làm cho họ quay lưng với Phật Giáo, được dập tắt không? Do vậy có hai sự cân nhắc
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]