Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tương Lai Nhân Loại và Tương Lai Phật Giáo

25/08/201200:39(Xem: 9070)
Tương Lai Nhân Loại và Tương Lai Phật Giáo

vanhoaphatgiao
CẦN CÓ HAI NGƯỜI ĐỂ NHẢY ĐIỆU TANGO
TƯƠNG LAI NHÂN LOẠI và TƯƠNG LAI PHẬT GIÁO

(It Takes Two to Tango : The Human Future & the Future of Buddhism)
Nguyên tác: Bhikkhu Bodhi - Việt dịch: Trần Như Mai

Lời giới thiệu của người dịch:Đây là bài nói chuyện của Tỳ Kheo Bodhi trong chương trình Google Techtalks vào ngày 3 /11/2010. Trong phần mở đầu, Tỳ Kheo Bodhi nói rằng Ngài biết anh bạn Quản lý chương trình Techtalks là người thích hài hước, nên Ngài phải chọn một nhan đề mang tính hài hước cho bài nói chuyện này là:“ Cần Có Hai Người Để Nhảy Điệu Tango ”,( vì Ngài e ngại bài nói chuyện của Ngài sẽ tẻ nhạt đối với thính giả). Nhưng nếu nói một cách nghiêm túc, thì đề tài của buổi nói chuyện này sẽ là: “Tương Lai Nhân Loại và Tương Lai Phật Giáo ”.

___________________________



Nhiều nhà bình luận đã nói rằng cuộc gặp gỡ giữa Phật giáo với văn minh Tây phương là một trong những cuộc hội ngộ văn hóa có ý nghĩa nhất trong vài thế kỷ qua.Tây phương có lẽ chỉ mới gặp gỡ Phật giáo trong thế kỷ thứ 18.Trong thế kỷ thứ 19, các đền chùa nghiên cứu Phật giáo bắt đầu gia tăng. Đến thế kỷ thứ 20, các tăng sĩ Phật giáo đến Tây phương để truyền bá giáo lý của Đức Phật. Các học giả và sinh viên nghiên cứu Phật giáo đi đến các nước Á Châu để học Phật pháp. Hiện nay, trong thế kỷ thứ 21, ở Hoa Kỳ, chúng ta có nhiều trung tâm Phật giáo, tu viện, chùa Phật giáo, các giảng sư Phật pháp, tuy nhiên toàn bộ tiềm năng của cuộc hội ngộ giữa Tây phương với Phật giáo vẫn chưa được thực hiện trọn vẹn.

Khi chúng ta nói về cuộc gặp gỡ giữa Tây phương với Phật giáo, chúng ta thường hỏi, “Ý nghĩa của cuộc gặp gỡ này là gì theo quan điểm của người Tây phương chúng ta ?” hay là, “Phật giáo dạy về Vô Ngã, như vậy chúng ta phải dẹp cái Ngã qua một bên ?”. Nhưng rồi chúng ta luôn luôn sắp đặt lạicâu hỏinhư thế này, “Phật giáo cho chúng ta những gì ? “Phật giáo bao hàm ý nghĩa gì cho tương lai của văn minh Tây phương ?”. Trong bài nói chuyện này, tôi muốn đóng vai trò biện minh cho cả hai phía, nghĩa là, tôi muốn nhìn cuộc hội ngộ giữa Phật giáo và Tây phương từ cả hai quan điểm. Tôi muốn nêu câu hỏi,“ Phật giáo có thể cống hiến gì cho Tây phương vào thời điểm đặc biệt quan trọng này ?” và tôi cũng muốn đặt câu hỏi, “Phật giáo cần phải học hỏi những gì ở Tây phương? ” và “Tây phương cần đóng góp gì vào việc mở rộng, phát triểnvà cuộc cách mạng tương lai của Phật giáo?”.

Khi tôi nhìn lại hoàn cảnh của nhân loại đương thời, cả tại Hoa Kỳ lẫn ở ngoại quốc, tôi thấy rằng tương lai của chúng ta như một nền văn minh và có lẽ thậm chí là tương lai của chúng ta như một chủng loại, đang bị đe dọa nghiêm trọng. Tôi không nghĩ là tôi đã quá cường điệu, mặc dù nhan đề của bài nói chuyện này có vẻ hài hước, tôi không nghĩ rằng đây chỉ là chuyện đùa. Cùng lúc tôi cũng không muốn rơi vào một kiểu bi quan ảm đạm, mặc dù tính chất nghiêm trọng của những vấn đề mà chúng ta đang đối mặt, tôi vẫn có niềm tin và hy vọng rằng chúng ta là những con người đang thức tỉnh lương tri trước khi quá muộn.

Tôi cũng hy vọng rằng Phật giáo có khả năng chuyển hóa một số khuynh hướng có vẻ như đang đe dọa tương lai nhân loại. Cùng lúc đó tôi cũng hy vọng rằng cuộc gặp gỡ giữa Tây phương với Phật giáo sẽ tạo ra một chất men kích thích Phật giáo, phục vụ như một chất xúc tác làm thức tỉnh những tiềm năng vẫn còn ngủ yên trong những lời dạy của Đức Phật, vốn không thể xuất hiện trước khi có cuộc gặp gỡ với Tây Phương.

Trước tiên tôi muốn hổ trợ cho lời nhận định của tôi rằng chúng ta đang sống trong một thời đại nguy hiểm, bằng cách đề cập một số khủng hoảng lớn chúng ta đang phải đương đầu trong hoàn cảnh hiện nay. Trong suốt lịch sử, chúng ta luôn luôn nhận định rằng chúng ta có một tương lai, tương lai được xem như là một chiều hướng thời gian đã định, và chúng ta luôn luôn thấy chúng ta có thể tin tưởngvào tương lai đó, một tương lai đã được nhận thức đưa đi xa đến tận chân trời tưởng tượng của chúng ta. Tuy nhiên, ngày nay, chính thực tại của tương lai đó đã trở thành một vấn đề cho chúng ta. Có một số khuynh hướng ngày nay gợi ý cho thấy tương lai của chúng ta đang bị nguy hiểm,chúng ta có thể dễ dàng tưởng tượng ra được sự kếtthúc của tương lai ấy, ít ra là tương lai nhân loại. Ngay cả nếu thời điểm tương lai chấm dứt không xảy ra trong đời của chúng ta, vẫn có mối nguy hiểm rất thật là nó sẽ xảy ra vào một thời điểm nào đó trong thế kỷ này, thậm chí có thể xảy ra trong đời con hay cháu của chúng ta.

Trong cuộc sống hằng ngày, khi chúng ta đang quan tâm thực hiện nhiệm vụ hay kế hoạch mỗi ngày, thường thì kiểu ý tưởng như thế này không làm chúng ta bận tâm.Nhưng nếu chúng ta dừng lại một lát và suy tư, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng những lời tuyên bố này không phải là cường điệu.Những mối nguy hiểm này rất thật, và khi chúng ta xem xét chúng một cách nghiêm túc, một thái độ mà chúng ta cần phải có, chúng có thể làm chúng ta lạnh xương sống. Là con người, chúng ta cảm thấy chúng ta có trách nhiệm quan trọng nhất là gìn giữ một tương lai cho nhân loại, chúng ta cảm thấy có bổn phận tạo ra một thế giới hòa bình và sung túc cho những thế hệ kế tiếp. Chúng ta cảm thấy có nhiệm vụ để lại cho con cháu chúng ta một thế giới đưa đến hạnh phúc, lành mạnh, một thế giới sẽmang lại cho con cháu chúng ta một đời sống cóý nghĩa và mục đích. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn quanh mình, chúng ta có thể thấy rằng chúng ta đang làm những việc hoàn toàn ngược lại. Chúng ta đang hành động theo một đường lối có thể để lại cho con cháu chúng ta một thế giới đen tối, một thế giới u ám bởi nạn nghèo đói, xung đột và ô nhiễm. Chúng ta có thể sẽ để lại cho con cháu chúng ta một thế giới không thể sống được, kết quả là có thể chúng ta sẽ không còn thế giới nào để lại cho con cháu cả. Tôi muốn nói đếnbốn khuynh hướng hiện tại đang làm chúng ta hoài nghi vềtương lai. Tôi không muốn đi sâu vào chi tiết về vấn đề này, vì đã có nhiều nhà phân tích có thể giải thích chúng giỏi hơn tôi,nhưng tôi chỉ muốn nói sơ qua một vài điểm để hổ trợ cho nhận định của tôi là tương lai của chúng ta đang gặp nguy hiểm.

Điểm thứ nhất là cuộc chiến tranh dai dẳng, nhất là mối nguy hiểm của chiến tranh nguyên tử. Ngay lúc này, Hoa Kỳ đang bị kẹt trong một tình thế khó khăn giữa hai cuộc chiến tranh với Iraq và Afghanistan.Hai cuộc chiến đã xảy ra là kết quả của những thông tin sai lạc và những quyết định hấp tấp. Hai cuộc chiến này đã cướp mạng sống của hơn 1000 thanh niên Mỹ và đã hủy hoại cuộc đời của hằng ngàn gia đình Mỹ khác, và chúng cũng đã hủy hoại mạng sống của hơn một triệu người ở Iraq và Afghanistan. Chúng ta đả rót một số tiền khổng lồ vào hai cuộc chiến ấy, thậm chí nhiều hơn cả nghìn tỷ đô-la, một số tiền lớn khó có thể tưởng tượng ra. Số tiền này, nếu có viễn kiến và lòng từ bi hơn, đã có thể sử dụng đầy hiệu quả vào các chương trình phát triển xã hội, giáo dục, chăm sóc y tế, xóa bỏ đói nghèo, trong phạm vi quốc gia lẫn quốc tế. Trong bài diễn văn xuất sắc nhan đề “ Còn hơn cả Vietnam”, Martin Luther King đã nói ,“ Một quốc gia vẫn tiếp tục năm này qua năm khác đổ tiền vào lãnh vực quốc phòng hơn là vào việc cải thiện an sinh xã hội, là một quốc gia đang chết về mặt tâm linh ” . Tôi hy vọng chúng ta chưa đến nỗi đạt tới mức đó, nhưng tôi không cảm thấy ấm lòng chút nào trước đường lối chính sách của các nhà lãnh đạo của chúng ta, cứ khóa chặt chúng ta vào nhiệm vụ tiếp tục đỡ đầu cho các chương trình quân sự, và tôi chắc là điều này cũng chẳng làm ấm lòng quý vị.

Không những các cuộc chiến tranh đó vô nghĩa và hết sức tốn kém, nhưng một hiện tượng đáng chú ý nhất của những cuộc chiến hiện nay là bản chất lạnhlùng vô tính của chúng. Ngày nay, các trận chiến phần lớn diễn ra từ những máy bay không người lái, do những thanh niên điều khiểnhoạt động, những người này có thể đang ngồi tại các ‘hộp ngăn văn phòng’ ở Nevada, Utah hay Colorado, đang quan sát màn hình và bấm nút. Chúng ta thường đọc tin tức cho biết những cuộc tấn công dữ dội ấy đã không giết chết quân địch, hay quân khủng bố, nhưng đã giết chết những nhóm thường dân có lẽ đang cử hành lễ cưới hay đang hội họp trong những buổi sinh hoạt cộng đồng.

Một mảng đen tối thứ hai trong tương lai của chúng ta là tình trạng đói nghèo dai dẳng. Thay vì nỗ lực phân chia bình đẳng của cải vật chất để giúp người dân thoát khỏi đói nghèo, những người cầm quyền đã áp đặt các chính sách để lèo lái của cải vật chất theo hướng đi lên từ thành phầnhạ lưu và trung lưu đến giai cấp đại công ty thượng lưu, vì thế hiện nay tôi tin rằng có 1% dân Mỹ sở hữu khoảng 25% tài sản của Hoa Kỳ. Trong lúc đó hàng tỷ người ở Á châu và Phi châu đang ngập chìm trong nghèođói. Nhưng nạn nghèo đói cũng đang tàn phá nhiều cộng đồng dân chúng ở Mỹ và Đông Âu.Điều này cho chúng ta có cảm giác rằng hệ thống kinh tế tài chánh của chúng ta đã không hoạt động một cách bình đẳng. Hệ thống này phục vụ cho lợi ích của những kẻ biết cách dùng thủ đoạn để lèo lái hệ thống theo hướng loại bỏ những người thiếu quyền hành, tham vọng và kỹ năng để vươn lên đỉnh cao quyền lực.

Một yếu tố thứ ba liên hệ mật thiết đến nạn nghèo đói đang gia tăng là chúng ta có cảm giác rằng hệ thống dân chủ của chúng ta không còn hoạt động vì lợi ích của người dân.tôi nghĩ yếu tố này giải thích một phần sự xuất hiện của “Phong trào Tiệc Trà ”(Tea Party Movement). Vì thế càng ngày càng có nhiều người tin rằng chính quyền không còn thực sự đại diện cho họ, rằng chính quyền không còn phục vụ cho lợi ích của người dân, không còn đáp ứng được hy vọng và ước mơ của dân chúng. Một vài năm chúng ta lại có một cuộc bầu cử, thường thì những cuộc bầu cử này được tổ chức với mức độ hoành tráng như buổi Lễ Trao Giải Thưởng Điện Ảnh. Và một khi cuộc bầu cử đã xong và các chính trị gia vào văn phòng nhậm chức, họ thường thực hiện những mong đợi của các đại công ty đã đỡ đầu cho cuộc vận động tranh cử của họ, hơn là thực hiện những nguyện vọng của người dân đã bầu họ lên cầm quyền.

Mối đe dọa thứ tư cho tương lai của chúng ta có lẽ là nghiêm trọng nhất, đó là sự gia tăng tốc độ của cuộc khủng hoảng về biến đổi khí hậu, đặc biệt là hiện tượng quả đất nóng dần.Tôi nghĩ phần lớn quý vị có lẽ đã quen thuộc với hậu quả của vấn đề này, điểm nổi bật nhất là vấn đề này nhận được rất ít sự chú ý trong giới truyền thông chính mạch.Năm ngoái, tôi đi dự hội nghị về thay đổi khí hậu ở Copenhagen. Trước khi hội nghị bắt đầu, một cuộc thăm dò dư luận được thực hiện với công chúng Mỹ, để xác định bao nhiêu phần trăm dân chúng biết về đề tài của hội nghị ở Copenhagen. Tôi nghĩ là chỉ khoảng 28% dân chúng biết là hội nghị bàn về vấn đề khí hậu thay đổi, một số lớn phần trăm nghĩ đó là về nạn buôn lậu ma túy quốc tế, một số phần trăm khác nghĩ đó là về các định chế thương mại, một số lớn phần trăm khác nghĩ rằng đó là hội nghị để thương thuyết về cuộc chiến ở Afghanistan hay các vấn đề tương tự, và rất ít người ý thức được thực tế và mức độ trầm trọng của vấn đề thay đổi khí hậu. Và sự chú ý của người Mỹ, khoảng thời gian người Mỹ chú ý đến vấn đề này là rất ngắn ngủi và bị che mờ bởi các thông tin sai lạc. Vì vậy hiện nay, một số lớn phần trăm dân chúng nghĩ rằng tất cả những phúc trình về khí hậu thay đổi và hiện tượng quả đất nóng dần chỉ là những thông tin sai lạc được các giáo sư khoa Khí Hậu Học ở các trường đại học đưa ra nhằm mục đích bảo vệ việc làm của họ và để thúc đẩy một kế hoạch xã hội chủ nghĩa tự do trong chính trường Hoa Kỳ.

Như vậy, chúng ta có ít nhất bốn yếu tố đi cùng với nhau: chiến tranh dai dẳng, bất bình đẳng kinh tế, các cơ chế chính trị kém hiệu quả, và tốc độ thay đổi khí hậu đang gia tăng nhanh chóng. Nhìn tổng thể về những vấn đề này, chúng ta thấy tương lai nhân loại không có gì sáng sủa.

Bây giờ tôi sẽ nói đến chủ đề thứ hai của tôi là “Ý nghĩa và tầm quan trọng của Phật giáo trước tình trạng khó khăn hiện nay của nhân loại ”. Theo suy nghĩ của tôi, bất cứ giải pháp nào cho những vấn đề chúng ta đang đối mặt hiện nay phải liên hệ đến ba tiến trình có tương quan với nhau.

- Thứ nhất, cần phải có sự chăm sóc nuôi dưỡng việc phát triển đạo đức và tâm linh của con người, nghĩa là, bất cứ giải pháp nào cũng đòi hỏi một sự chuyển hóa từ bên trong con người.

- Thứ hai, chúng ta phải có khả năng khai thác những tiềm năng tốt đẹp nhất trong đời sống cộng đồng để có thể tạo dựng một thế giới thanh bình hài hòa làm nền tảng cho việc phát triển đời sống đạo đức và tâm linh của mỗi cá nhân.

- Thứ ba, chúng ta phải bảo tồn văn minh nhân loại bằng cách chế ngự được những thế lựcđang đe dọa áp đảo chúng ta.

Theo ý tôi, ba tiến trình này liên hệ chặt chẽ với nhau và chúng ta có thể tìm thấy một vài tiến triển mang tính chất tương quan nhân quả trong đó. Trước tiên, nhiệm vụ cơ bản nhất là cổ xúy cho việc phát triển tâm linh của con người,nói chung đây là đường hướng hoạt động của các tôn giáo,hơn là cố gắng trực tiếp thay đổi lại các hình thái tổ chức xã hội. Tôn giáo tiếp cận chiều sâu nội tâm của con người, trước hết là kêu gọi một sự chuyển hóa bên trong con người, nhưng điều này cũng là một sự chuyển hóa mà chúng ta không thể tách rời với cách thế chúng ta dấn thân vào xã hội chung quanh. Khi con người hành động theo những giá trị tích cực của tôn giáo, thì đời sống cộng đồng hài hòa sẽ có triển vọng được cải thiện, và như vậy xã hội sẽ trở nên thanh bình và hài hòa, từ đó văn minh nhân loại sẽ được duy trì và bảo vệ khỏi những thế lực tiêu cực đang đe dọa áp đảo chúng ta. Vì vậy, tôi có ý định nhìn Phật giáo từ ba góc độ đó.Nhưng trước tiên, tôi muốn cung cấp một ít thông tin căn bản về Phật giáo mà có lẽ một số quý vị đã biết.

Phật giáo bắt nguồn từ cuộc đời và giáo lý của Đức Phật lịch sử Gotama, người có lẽ đã sống vào thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên.Mặc dù cuộc đời của Ngài đã được thêu dệt với nhiều huyền thoại, đằng sau những huyền thoại ấy, chúng ta cũng tìm thấy cuộc đời thật của nhân vật lịch sử này. Ngài sinh ra tronggia đình hoàng tộc của một nước cọng hòa nhỏ bé ở thung lũng rặng núi Hy-mã-lạp-sơn ( Hymalaya), trong vùng mà hiện nay là miền nam Nepal.Vào tuổi 16, thái tử kết hôn và sống trong cảnh nhung lụa của hoàng gia.Vào một thời điểm nào đó, công nương (vợ thái tử) hạ sinh một hoàng nam.Khi thái tử được 29 tuổi, độ tuổi trưởng thành chín chắn, thái tử bắt đầu suy tư về những vấn đề của hiện hữu con người, đặc biệt là những khổ đau của kiếp người. Như một phần của nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề đó, thái tử đã từ bỏ cuộc sống của hoàng cung, và lên đường để sống cuộc đời của một du sĩ khổ hạnh đi tìm con đường giải thoát, con đường giác ngộ, con đường giải quyết rốt ráo những khổ đau của kiếp người.Ngài đã thực hành một số phương pháp thiền tập khác nhau của các đạo sĩ đương thời, nhưng không hài lòng.Rồi Ngài thực hành phương pháp cực kỳ khổ hạnh và tự hành xác trong sáu năm cho đến mức độ kiệt quệ gần chết.Và Ngài kết luận rằng phương pháp khổ hạnh không đưa đến giác ngộ, vì thế Ngài ăn uống bình thường trở lại và phục hồi sức khỏe.Rồi Ngài đi đến một bờ sông, ngồi dưới một tàng cây để hành thiền, và quyết định không đứng dậy cho đến khi Ngài đạt được mục đích. Đêm hôm ấy, Ngài chìm sâu vào thiền định cho đến rạng sáng hôm sau, Ngài đạt được giác ngộ và thành Phật, nghĩa là một vị đã thức tỉnh khỏi vô minh. Sau khi trải qua nhiều tuần lễ thiền định thâm sâu dưới cội cây bồ đề, Ngài quyết định ra đi để giảng dạy chân lý mà Ngài mới khám phá ra.Ngài gọi những lời giảng dạy của Ngài là Pháp (Dhamma/Dharma). Ngài du hành từ làng này qua làng khác, từ thị trấn này qua thị trấn khác, giảng dạy và hướng dẫn dân chúng con đường đưa đến giải thoát. Ngài đã thu hút được một số đông nam nữ muốn theo gót chân Ngài để sống đời không gia đình. Bằng cách này, Ngài đã thiết lập giáo đoàn tu sĩ, gồm cả tăng và ni. Ngài tiếp tục giảng dạy trong 45 năm, từ lúc 35 tuổi cho đến 80 tuổi, và Ngài đã nhập Niết bàn tại Kusinara, một ngôi làng nhỏ của Ấn độ.

Bây giờ chúng ta đặt câu hỏi, “Tại sao những lời giảng dạy của Đức Phật lại được truyền bá nhanh chóng và thu hút nhiều chú ý như thế ở Hoa kỳhiện nay?”. Tôi muốn nói đó là những lời giảng dạy của hơn 2500 năm trước, có lẽ chúng ta có thể đưa giáo lý này vào Viện Bảo Tàng các văn bản của lịch sử cổ đại. Thế nhưng chúng ta lại có những nhà khoa học, nhà kinh tế, một số chính trị gia, và những nhà trí thức, đã bị Phật giáo thu hút, đang thực hành Phật pháp, thậm chí còn xuất gia để trở thành những tăng ni Phật giáo. Như vậy, chúng ta hiểu sự kiện này như thế nào ?Để giải thích điểm này, tôi có thể kể đến hai yếu tố, một là mục đích của giáo lý đạo Phật, hai là phương pháp giảng dạy.

Về mục đích, Đức Phật đã trình bày lời giảng dạy theo cách trực tiếp bàn đến những vấn đề cốt lõi của hiện hửu con người, đó là vấn đề khổ đau của kiếp người trên tất cả mọi bình diện, từ đau khổ thể xác đến cái chết không thể tránh được, đến những vấn đề tiếc thương, lo lắng, phiền muộn,âu sầu, tuyệt vọng. Và những gì Đức Phật dạy không những chỉ là vấn đề đau khổ mà còn là làm thế nào để chấm dứt khổ đau, làm thế nào để tìm được hạnh phúc cao nhất và sự bình an tối thượng ngay trong đời sống hiện tại. Để làm sáng tỏ điểm này, Đức Phật đã cô đọng sự giác ngộ của Ngài trong một bộ qui luật rất thuận tiện được gọi là Tứ Diệu Đế. Như vậy, chân lý thứ nhất : đời là khổ; chân lý thứ hai : nguyên nhân của khổ là lòng khao khát ái dục vị kỷ, bắt nguồn từ vô minh. Chân lý thứ ba tuyên bố rằng khổ đau có thể chấm dứt nhờ đạt được trí tuệ và thanh lọc tâm ý; chân lý thứ tư nói rằng có một con đường thực tiển để chấm dứt khổ đau, đó là Bát Thánh Đạo.

Như chúng ta thấy từ Tứ Diệu Đế, phương pháp của Đức Phật chứng tỏ những tuệ giác tâm lý xuất chúng của Ngài.Đức Phật không giải thích khổ đau bằng cách đề cập đến những yếu tố bên ngoài, nhưng là truy ra nguồn gốc của nó từ bên trong tâm thức của chúng ta, từ vô minh và khát ái, từ lòng tham lam, sân hận và si mê.Và vì khổ đau xuất phát từ tâm thức của chúng ta, vấn đề chấm dứt khổ đau, chữa lành khổ đau cũng nằm bên trong chính tâm thức của chúng ta, bằng cáchchấm dứt những ám ảnh và phiền não tinh thần và đạt được tuệ giác về bản chất của thực tại.

Để bẻ gãy hai điểm này, điểm khổ đau ban đầu và điểm giải thoátcuối cùng, Đức Phật đã đề ra một con đường tu tập rất rõ ràng, đó là Bát Thánh Đạo, bắt đầu bằng Chánh Tri Kiến về chân lý căn bản của hiện hữu con người, tiến đến Chánh Tư Duy để bắt đầu rèn luyện, đưa đến những chi phần quan trọng là Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, rồi tiến đến Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Khi tất cả tám chi phần đã được rèn luyện thuần thục, thì con người đạt được tuệ giác về bản chất đích thực của hiện hữu và đạt đượccứu cánh trí tuệ và giải thoát tâm.

Khi chúng ta xem xét ý nghĩa đặc biệt của giáo lý đạo Phật đối với thời đại chúng ta, điều đặc biệt quan trọng đáng ghi nhận mà tôi tìm thấy là Phật giáo có thể cho chúng ta những tuệ giác hữu ích để thực hành qua một phạm vi rộng lớn của các ngành học, từ triết học đến tâm lý học, đến chăm sóc y tế, đến sinh thái học, thậm chí cả đến việc điều hành một công ty. Vì vậy, những người nào cảm thấy bị thu hút vào một phương diện giáo lý đặc biệt nào đó của đạo Phật thì không cần phải mua toàn bộ màn trình diễn của Phật giáo, có thể nói như vậy, mà họ có thể lấy bất cứ phương diện nào họ cảm thấy thích thú nhất và sử dụng chúng cho mục đích của họ. Đức Phật đã dạy,“ Ta không giữ chặt giáo lý cho riêng mình, bất cứ điều gì có lợi lạc cho người nào đó thì họ có thể lấy và áp dụng vào cuộc sống của họ”.

Một trong những phương cách chính khiến Phật giáo đang có một chỗ đứng vững mạnh ở Tây phương và một trong những hứa hẹn lớn nhất của Phật giáo đang mở ra cho văn minh Tây phương là qua hệ thống thiền định.Tôi cũng nghĩ rằng đây là một trong những phương cách quan trọng nhất mà Phật giáo có thể giúp chúng ta thoát khỏi sự trống rỗng và hoang mang về tâm linh của chính chúng ta.Như tôi đã nói trước đây, chúng ta đang thực sự tìm hiểu về những mối nguy hiểm chúng ta đang đối mặt, để xem chúng xuất phát từ đâu. Chúng không xuất phát từ vũ khí, từ kỹ nghệ, từ chính những hoạt động của các công ty, nhưng chúng xuất phát từ những phương cách chúng ta dấn thân vào thế giới này, nghĩa là, chúng xuất phát từ tham lam, sân hận, sợ hãi và si mê.Và thiền định chính xác là phương tiện Đức Phật đã trao truyền để giúp chúng ta đối mặt và vượt thắng những phiền não tinh thần ấy.

Như vậy, để giúp thế giới vượt qua cuộc khủng hoảng tai hại này, điều chúng ta cần phải làm là tạo được sự quân bình giữa những thay đổi bên ngoài và thay đổi nội tâm. Nhưng nếu không có sự thay đổi nội tâm con người thì những thay đổi bên ngoài như thay đổi chính quyền, thay đổi các chính trị gia, thay đổi các hệ thống tổ chức, thay đổi chính sách kinh tế…chỉ là những đổi thay hời hợt. Để cho bất cứ thay đổi bên ngoài nào thực sự bền vững, thực sự đánh vào tận gốc rễ, nó cần phải được thúc đẩy và đi kèm với những thay đổi từ bên trong nội tâm con người.Và phương cách hữu hiệu nhất để đem lại những thay đổi ấy là qua việc thực hành thiền định.

Đôi lúc người ta nghĩ rằng thiền chỉ là cách trốn chạy những vấn đề của cuộc đời, chỉ là một cách thư giãn tâm trí, nhưng thật ra, thiền là phương pháp có tính chất riêng tư sâu sắc nhất, thách thức nhất để con người tiếp xúc ngay với thế giới đích thực của tâm. Cốt lõi của thiền định Phật giáo gồm có‘samasati’, nghĩa là chánh niệm. Thực hành chánh niệm liên hệ đến việc phát triển có phương pháp một năng lực tinh thần đơn giản luôn luôn có sẵn trong chúng ta nhưng hiếm khi chúng ta tận dụng những lợi ích trọn vẹn của nó, thường thì chúng ta chỉ sử dụng năng lực này một cách hời hợt, năng lực tinh thần đó là sự tỉnh thức hay chú tâm. Khi chúng ta tiếp xúc với thế giới, khoảnh khắc chú ý đầu tiên cho bất cứ một kinh nghiệm nào khởi đầu đều hầu như bị lấn át tức khắc bởi sự liên tưởng và hình thành khái niệm.Vì thế, những hình thành khái niệm đó làm cho kinh nghiệm trực tiếp của chúng ta phải chịu nhường chỗ cho mục đích thực tiển của chúng ta, và thường thường là nhường chỗ cho những động cơ vị kỷ của chúng ta.Việc thực tập chánh niệm có phương pháp nhằm mục đích duy trì, giữ cho khoảnh khắc chú tâm ban đầu này được liên tục. Như vậy, qua việc thực tập lặp đi lặp lại nhiều lần, chánh niệm được phát triển và sẽ chuyển hóa sự chú tâm thành một sự tỉnh thức mạnh mẽ, liên tục và ổn định, có thể được dùng để tìm hiểu những tập quán sâu dày, những khuôn mẫu cảm xúc và tư duy, và thậm chí có thể thâm nhập vào dòng kinh nghiệmsâu xa của tàng thức. Thầy của tôi là một vị tỳ kheo người Đức, Ngài Nănamoli Thera đã viết rằng, “Thực hành chánh niệm là chìa khóa chính để biết được tâm, là dụng cụ hoàn hảo để rèn luyện tâm, là biểu hiện của tâm đã được giải thoát”.

Trên đây, tôi đã nói về phương cách Phật giáo có thể giúp chúng ta chuyển hóa tâm thức ở mức độ cá nhân, nhưng tôi cũng muốn nói về phương cách mà các nguyên lý Phật giáo có thể giúp chúng ta trong đời sống cộng đồng, đặc biệt về mặt hình thành các chính sách công cọng. Một số những vấn đề công cọng hay vấn đề cộng đồng mà chúng ta đối mặt ngày nay như tôi đã đề cập ở phần trên, gồm có: những cuộc chiến tranh hết sức tốn kém và làm suy yếu đất nước, những vi phạm nhân quyền, hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng mở rộng, nạn buôn lậu ma túy, phụ nữ và trẻ em ở tầm mức quốc tế, việc khai thác tài nguyên đến mức cạn kiệt và nạn quả đất đang nóng dần. Khi chúng ta xem xét toàn bộ những vấn đề này, điểm nổi bật nhất là điềm báo hiệu của chúng, có nghĩa là bên dưới những khác biệt rõ ràng, chúng có thể được xem như là nhiều mặt biểu hiện của một thứ bướu độc tâm linh đang ẩn sâu và lây lan trong xã hội con người. Và cội rễ của tất cả những vấn đề này có thể được mô tả vắn tắt như là sự ngoan cốnhấn mạnh đến việc đặt lợi ích vị kỷ, hẹp hòi, ngắn hạn của cá nhân lên trên những lợi ích rộng lớn, tốt đẹp, lâu dài của cộng đồng nhân loại. Khi nói đến những lợi ích vị kỷ, tôi cũng muốn bao gồm những lợi ích hẹp hòi của các khối sắc tộc xã hội mà tình cờ chúng ta có thể là một thành phần trong đó.

Những lời dạy của Đức Phật cho chúng ta hai dụng cụ rất giá trị để chúng ta tự tháo gỡ ra khỏi sự rối rắm này –một là sự phân tích đầy đủ nguồn gốc tâm lý của khổ đau con người, và dụng cụ kia là con đường chính xác rõ ràng để phát triển đạo đức và tâm linh. Đức Phật giải thích rằng cội nguồn của khổ đau tập thể cũng giống như nguồn gốc của đau khổ cá nhân, xuất phát từ những gốc rễ bất thiện là tham, sân, si.Phật giáo truyền thống giải thích đây là nguyên nhân của đau khổ cá nhân, nhưng với một tầm nhìn rộng lớn hơn, chúng ta có thể thấy chúng cũng là nguồn gốc của những khổ đau về mặt xã hội, kinh tế và chính trị.

Với sự thống trị của lòng tham, thế giới đã biến thành một thị trường quốc tế trong đó con người chỉ còn là những kẻ sản xuất và người tiêu thụ. Khi lòng sân hận trở nên phổ biến, những khác biệt về quốc gia, tôn giáo, màu da, trở thành mảnh đất nuôi dưỡng sự nghi ngờ, oán ghét, thậm chí còn bùng phát thành bạo động và cái vòng lẩn quẩn tàn bạo của sự trả thù. Và si mê làm phát triển những nguồn gốc bất thiện, với đức tin và ý thức hệ chính trị sai lạc được cổ xúy để biện minh cho các chính sách của những người ở vị trí cầm quyền.

Những thay đổi về cấu trúc và chính sách xã hội là cần thiết trong ngắn hạn để đối phó với những vấn nạn xã hội, kinh tế chính trị; nhưng tôi muốn nói rằng từ quan điểm của Phật giáo, những thay đổi đó chưa đủ. Tôi muốn nói rằng điều cần thiết hơn tất cả mọi thứ khác là một ‘định hướng mới’, cái mà tôi muốn gọi là một thứ“ ý thức phổ quát” sẽ giúp chúng ta có thể xem người khác căn bản cũng giống như chúng ta. Chúng ta cần phải biết bác bỏ những yêu cầu có tính vị kỷ và đạt được một tầm nhìn phổ quát trong đó sự an sinh của mọi người cũng quan trọng như sự an vui của chính chúng ta. Nghĩa là chúng ta phải từ bỏ thái độ mà chúng ta thường có, như là hẹp hòi, ích kỷ, tự cho sắc tộc mình là cao sang hơn hết, thay vào đó là mở rộng vòng tay đón nhận qui luật đạo đức lấy thế giới làm trung tâm, xem vấn đề an sinh của tất cả mọi người là điều ưu tiên. Kiểu đạo đức thế giới này sẽ được xây dựng trên ba đường hướng chỉ đạo :

- Thứ nhất, chúng ta phải chế ngự lòng tham lam bóc lột bằng tính hào phóng, sự giúp đỡ và hợp tác toàn cầu.

- Thứ hai, chúng ta phải thay thế lòng sân hận, nghi ngờ và ý muốn trả thù bằng chính sách từ ái, bao dung và tha thứ.

- Thứ ba, chúng ta phải công nhận rằng thế giới là một tổng thể liên kết với nhau, rằng một thái độ vô trách nhiệm ở bất cứ nơi đâu cũng sẽ có tiềm năng đem lại những hậu quả tai hại khắp nơi.

Những đường hướng chỉ đạo này sẽ tạo thành hạt nhân cho một nền đạo đức toàn cầu mà tất cả những truyền thống tâm linh lớn nhất thế giới đều có thể dễ dàng chấp nhận mà không cần đòi hỏi bất cứ một đức tin đặc biệt nào đối với Phật giáo.Những giá trị chính làm nền móng cho qui luật đạo đức này là những gì mà trong Phật giáo chúng tôi gọi là lòng từ bi, đó là những giá trị mà tất cả mọi truyền thống tôn giáo lớn đều xác nhận. Với lòng từ bi, chúng ta công nhận rằng tất cả mọi người trên thế giới đều muốn sống trong hạnh phúc và hòa bình giống như chúng ta; và qua lòng từ bi chúng ta cảm nhận nỗi khổ đau của kẻ khác cũng giống như nỗi đau của chính mình và sẽ hoạt động để tìm cách xóa bỏ những khổ đau ấy.

Lời kêu gọicó một nền đạo đức lấy thế giới làm trung tâm không phải xuất phát từ một lý tưởng đạo đức chỉ có tích cách cao hứng hay từ một suy tưởng viễn vông, mà nó dựa trên một nền tảng thực dụng vững chắc. Trong dài hạn, theo duổi một cách mù quáng những lợi ích cá nhân hẹp hòi vị kỷ là phá hoại ngầm, là làm tổn hại những lợi ích lâu dài đích thực của chúng ta. Và bằng cách hành động mù quáng si mê vì lợi ích vị kỷ, chúng ta đóng góp vào sự băng hoại xã hội, sự hỗn loạn xã hội, vào sự tàn phá môi trường sinh thái. Cũng giống như chúng ta đang ngồi trên một cành cây cách xa thân cây, và đang cưa cành cây để lấy gỗ.Khi lưỡi cưa càng lúc càng đisâu xuống cành cây, cuối cùng chúng ta cũng cưa được khúc gỗ chúng ta cần để đóng bàn ghế, nhưng đồng thời chúng ta có thể té nhào cùng với cành cây, có thể làm chúng ta chết hoặc bị thương đau đớn gần chết.

Từ đầu cho đến đây, tôi đã nói về những gì Phật giáo có thể đóng góp cho Tây phương và cho tương lai nhân loại của văn minh Tây phương. Bây giờ tôi muốn nói đôi lời về những gì Tây phương có thể đóng góp cho Phật giáo.

Theo quan điểm của tôi, những gì Phật giáo có thể học hỏi từ Tây phương là tính năng động của Tây phương, người trí thức Tây phương sẳn sàng dấn thân tích cực vào nhiệm vụ chuyển hóa xã hội, và quan trọng nhất là ý thức về một nhu cầu cần có công bằng xã hội và nhân quyền đã được những nhà tư tưởng Tây phương danh tiếng nhất đề xướng. Như vậy theo ý tôi, thách thức mà Phật giáo ngày nay đang phải đối mặt là cần bày tỏ mối quan tâm lớn hơn về công bằng xã hội và kinh tế, nếu Phật giáo đích thực dạy cho chúng sanh vượt thoát mọi khổ đau, thì Phật giáo không thể bỏ quên bình diện xã hội và kinh tế của những khổ đau của nhân loại hiện nay.

Khởi thủy, Phật giáo xuất hiện như một con đường giải thoát đối với những người xuất gia, đã từ bỏ gia đình và bước ra khỏi hệ thống giai cấp khắc nghiệt của xã hội Ấn độ đương thời. Nhưng ngay cả từ vị trí đứng bên ngoài trật tự xã hội, Đức Phật vẫn tiếp tục là một nhà quan sát sắc bén về xã hội chung quanh Ngài. Trong những bài thuyết giảng của Ngài, Đức Phật đã đặt ra những đường hướng chỉ đạo rõ ràng để định nghĩa những dấu hiệu đặc biệt của một xã hội công bằng. Trong thế giới hiện nay, những lời dạy của Đức Phật mangtínhcấp thiết bức bách mới, nhất là đối với vấn đề công bằng xã hội. Nhu cầu thiết lập chánh pháp, hiểu theo nghĩa là đức hạnh chơn chính, là một nhu cầu không những chỉ để cổ động Phật giáo như một hệ thống giáo lý và tu tập mà còn là cổ xúy cho công bằng ở mọi lãnh vực, xã hội, kinh tế, chính trị. Và cổ xúy cho công bằng cũng có nghĩa là trách nhiệm của chúng ta là phải phê phán và thách thức những bất công bất cứ nơi nào chúng ta bắt gặp, tìm ra nó, chống đối nó, và kéo phăng bức màn che chắn nó, bức màn của sự lừa bịp và dối trá.Bất công chỉ có thể phát triển đàng sau bức màn lừa bịp và dối trá.Một khi bức màn bị kéo phăng ra và khi sự thật trần truồng được mọi người biết, thì bất công phải tàn lụi và sụp đổ.

Vì vậy, thách thức lớn mà Phật giáo và Phật tử đang đối mặt ngày nay là phải tiến lên như là tiếng nói của công lý trên thế giới, và trở thành tiếng nói của lương tâm cho tất cả nạn nhân của bất công xã hội, kinh tế, chính trị, những người không thể đứng lên cất tiếng nói cho chính họ.

Đức Phật đã dạy rằng vô minh và tham ái là cội rễ của khổ đau. Khi chúng ta nghe như vậy, chúng ta nghĩ rằng vô minh và tham ái là nguồn lực thúc đẩy chúng ta trong vòng luân hồi sinh tử, hay vô minh và tham ái là nguyên nhân của những khổ đau cá nhân chúng ta. Nhưng khi chúng ta nghe như vậy, chúng ta cũng có thể nghĩ đến những việc khác, chẳng hạn như các tổ hợp công ty toàn cầu đang vươn bàn tay của họ ra khắp thế giới, không cần quan tâm đến nền kinh tế bản địa mà họ thống trị hay phá hoại ngầm. Chúng ta cũng có thể nghĩ đến những tên lái buôn vũ khí đã kiếm được hàng triệu đô-la bằng cách bán vũ khí cho những kẻ đang dự định gây chiến. Chúng ta có thể nghĩ đến những quốc gia hung hãn đang tìm cách sử dụng sức mạnh quân sự để thống trị thế giới, giết hàng ngàn phụ nữ và trẻ em vô tội. Chúng ta có thể nghĩ đến hàng triệu phụ nữ trong các lầu xanh ở miền Nam và Đông Nam Á bị cưỡng bức sống một cuộc đời khốn nạn và tủi nhục.Và chúng ta có thể nghĩ đến những tù nhân lương tâm bị thế giới lãng quên, đang khao khát dân chủ, đã bị những chế độ độc tài khắc nghiệt giam cầm.

Người ta nói rằng sứ mệnh của Đức Phật, lý do Ngài xuất hiện trong cõi đời này là để giải thoát chúng sanh khỏi những khổ đau bằng cách nhổ bật gốc rễ của tham lam, sân hận và si mê. Trong thế giới ngày nay, tham, sân,si không chỉ là vấn đề trong tâm của mỗi cá nhân, mà chúng đã vươn ra khắpthế giới, thậm chí trải rộng đến các thôn làng xa xôi hẻo lánh tận cùng của quả đất, hậu quả là đã tạo nên rất nhiều khốn nạn, khổ đau cho con người.

Như vậy, hiện nay thách thức mà Phật giáo đang đối mặt là phải nâng cao sứ mạng của Phật giáo lên tầm vóc quốc tế, không chỉ là bằng cách cổ xúy chánh pháp giữa những người có đủ đặc ânđể tu tập hoàn toàn nghiêm túc, nhưng còn là để giúp những người đang phải chịu đựng những hình thái cay đắng nhất của khổ đau, nhận được công lý mà họ đang mong mỏi. Theo quan điểm của tôi, đây là một thách thức đạo đức rất sâu sắc mà Phật giáo đương đạiđang đối mặt, và là một thách thức mà Phật giáo phải đáp ứng nếu Phật giáo muốn chia sẻ sứ mạngtiếp nối con đường của Đức Phật...


Source: Buddhist

Global Relief

www.buddhistglobalrelief.org/dharma offering




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/09/2012(Xem: 3429)
Thỉnh thoảng cơ thể con người mất đi sự hòa hợp tự nhiên vốn có của nó, những lúc như vậy, cơ thể bị bệnh. Bệnh phản ánh cơ thể bất lực, không duy trì được hệ thống cung cấp chức năng làm việc bình thường. Qua quá trình trao đổi protein, những sự vận chuyển hình thành, những vận chuyển đó xuất hiện cùng với những tín hiệu bổ sung. Có hai nguyên nhân gây bệnh: một là protein có vấn đề, hai là các tín hiệu bị méo mó trục trặc.
25/08/2012(Xem: 3636)
Nhiều khổ đau của con người xuất phát từ những cảm xúc phiền não, như thù hận sinh khởi bạo động và hay tham dục tạo ra mê đắm. Một trong những trách nhiệm căn bản nhất của chúng ta khi quan tâm đến con người là để làm vơi bớt những cái giá phải trả của loài người về những cảm xúc vượt ngoài vòng kiểm soát. Tôi cảm thấy rằng cả Phật học và khoa học đều có nhiều đóng góp.
05/08/2012(Xem: 3464)
Thượng tuần tháng 06/2012, nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận đã từ Mỹ đến Paris nhận Giải thưởng Prix Mondial Cino Del Duca do giới Hàn lâm Pháp trao tặng. Trước đó, ông đã ghé Làng Mai - miền tây nam nước Pháp - thuyết trình về Khoa học và Phật giáo, đồng thời đối thoại với Thiền sư Nhất Hạnh về cái nhìn của đạo Phật đối với khoa học. Được sự đồng ý của tác giả, RFI xin đăng lại bài tường thuật của nhà nghiên cứu Đỗ Quý Toàn, có mặt tại Làng Mai nhân buổi thuyết trình của giáo sư Trịnh Xuân Thuận.
02/08/2012(Xem: 16540)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
26/06/2012(Xem: 3484)
Khi bạn câu được con cá hay đánh bắt được một mẻ lưới cá, có bao giờ bạn tự hỏi “liệu cá có biết đau đớn như cảm giác biết đau trongnhậnthức của con người hay không?” Câu trả lời là có, theo một nghiên cứu mới cho biết như vậy.
05/06/2012(Xem: 35224)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
02/06/2012(Xem: 6630)
Tôi rất vui mừng có cơ hội tiếp xúc với Phật tử Thái Lan có một số vị Tì Kheo. Các anh chị em, tôi rất vui, như tôi đã đề cập, tôi đã ở Thái Lan trong năm 1960, và tôi đã gặp gỡ với vị Tăng Vương Thái Lan. Tôi không nhớ tên, vị thứ nhất, vị thứ hai, Buddhadasa[1], rất cao, là một học giả, một tu sĩ rất tuyệt, một hành giả chuyên cần, một tu sĩ thánh thiện, nghiên cứu thâm sâu.
26/04/2012(Xem: 4560)
Gần đây các Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas đã kếthợp chip CMOS và sóng Terahertz-sóng nằm giữa sóng hồng ngoại và vi sóng. Chỉ cần đặt con chip và bộ thu vào mặt sau chiếc điện thoại, thiếtbị này có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
18/04/2012(Xem: 5441)
Tối nay tôi được yêu cầu để nó về sự phân biệt Phật Pháp, giáo lý của Đức Phật, với văn hóa Á châu hay văn hóa Tây Tạng. Đây là một câu hỏi rất quan trọng, một cách đặc biệt nếu chúng ta đang hoạt động để làm lợi ích cho người khác. Thí dụ, chính chúng ta có thể bị quyến rũ với văn hóa Tây Tạng hay Á châu một cách tổng quát và thích như thế; nhưng nếu chúng ta muốn hổ trợ người khác và dạy họ về giáo lý nhà Phật, thì nó có lợi lạc cho họ không? Tôi nghĩ đấy thật sự là vấn đề, có phải không? Và giống như chúng ta có thể có và có thể không thích những khía cạnh của văn hóa Tây Tạng, tương tự họ sẽ là những người mà chúng ta cố gắng để giúp đở mà cũng có thể thích hay không thích? Do thế chúng ta cần uyển chuyển trong dạng thức của việc hành động với người khác, hổ trợ người khác. Quý vị có khuyến khích họ đốt đèn bơ hay treo những lá cờ cầu nguyện, những loại như thế ấy không, hay có phải có điều gì đó sẽ làm cho họ quay lưng với Phật Giáo, được dập tắt không? Do vậy có hai sự cân nhắc
03/04/2012(Xem: 4936)
Đối với vũ trụ học Phật Giáo, vòng lưu chuyển của đời sống của một vũ trụ là tuần hoàn. Có một thời điểm hình thành (thành), một thời điểm trải qua (trụ), một thời điểm suy tàn...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]