Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

II. Thời Gian Bày Tỏ Lòng Thương Tiếc

13/12/201018:23(Xem: 11726)
II. Thời Gian Bày Tỏ Lòng Thương Tiếc

 

Thương tiếc là niềm thương nhớ, nuối tiếc trong lòng; thương khóc là sự bày tỏ công khai niềm thương tiếc đó. Sự bày tỏ công khai niềm thương tiếc đối với người chết là điều cần thiết cho những người còn sống. Khi thực hành được điều ấy một cách tự nhiên nhất theo mỗi người, như khóc lóc, than thở, nói những lời bày tỏ tình thương yêu người qua đời... thì những áp lực bên trong sẽ giảm đi nhiều. Ngoài ra, nghi lễ tôn giáo của người còn sống giúp họ hiểu biết được lẽ sống chết, xoa dịu những đớn đau qua niềm tin và hy vọng thân nhân của mình sẽ về chốn Niết-bàn, chốn Tịnh độ hay chốn thiên đàng sau khi chấm dứt đời sống trên thế gian này.

Tùy theo mối liên hệ thân thuộc mà sự thương tiếc có thể kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm. Trung bình, lòng thương tiếc kéo dài trong sáu tháng đầu với tất cả sức mạnh của nó rồi lắng dịu dần. Sau sáu tháng, những sự buồn rầu, giận dữ hay mặc cảm tội lỗi do cái chết của thân nhân tạo ra sẽ lắng xuống dần. Kể từ đó, họ vượt qua được giai đoạn nguy hiểm của cơn khủng hoảng tinh thần.

Theo các nhà nghiên cứu Bowlby và Parke thì có 3 giai đoạn thương tiếc mà chúng ta có thể quan sát thấy nơi hầu hết mọi người, không phân biệt nam nữ, chủng tộc, người lớn hay trẻ nhỏ, kể cả các em bé chỉ vừa được 6 tháng tuổi. Ba giai đoạn này gồm có:

1. Giai đoạn thứ nhất, trong tháng đầu tiên, sự khổ đau là vô cùng. Nhiều người phụ nữ biểu lộ bằng sự than khóc, sầu não, hoảng hốt, buồn đau hay giận dữ. Người đàn ông có thể ít biểu lộ hơn nhưng không phải vì thế mà không có sự đau đớn bên trong. Lòng họ bị tê liệt trong sự khổ đau đó. Trong giai đoạn này người ta thường không tin, không chấp nhận là cái chết đã xảy ra cho người thân của mình.

2. Giai đoạn thứ nhì, lòng người sống luôn nhớ đến kẻ qua đời, nhớ đến những kỷ niệm bên nhau, và thường phản ứng thuận theo lòng mong ước là kẻ qua đời vẫn còn quanh quẩn đâu đây, mà cực độ là có thể “nhìn thấy” người đã chết. Giai đoạn này gồm hai yếu tố độc lập với nhau là thương nhớ người qua đời và chống đối sự việc xảy ra. Cực điểm của trạng thái này là vào khoảng tuần lễ thứ hai đến tuần lễ thứ tư của tháng thứ hai.

3. Giai đoạn thứ ba, cảm thấy chán chường, không định hướng và không thiết tha nhiều với tương lai. Giai đoạn này xảy ra khoảng một năm sau khi thân nhân qua đời.

Những nhà tâm lý, dù thuộc trường phái nào, cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc bày tỏ lòng thương tiếc, đừng đè nén, đừng để chậm lại một thời gian sau, vì càng để lâu thì càng có những biến chứng khó khăn. Như thế, không nên biến tang lễ thành một lễ nghi trang nghiêm công cộng mà nên cử hành như một nghi lễ thương tiếc chân thật của những người trong gia đình. Một nghi lễ có thể rất đẹp, trang trọng nhưng không giúp ích gì cho thân nhân người qua đời. Một nghi lễ khác tuy nhỏ bé “bình dân”, thân mật, không nặng về hình thức vì để cho người thân bày tỏ dễ dàng cảm xúc của họ. Nghi lễ thứ nhì có hiệu quả tốt hơn nghi lễ thứ nhất rất nhiều lần, dù nghi lễ thứ nhất diễn ra rất đẹp, rất trật tự và hoàn toàn đúng theo sự dự trù.

Ở Hoa Kỳ, sự khóc lóc thường bị gán cho là yếu đuối nên người ta phải đè nén, không biểu lộ ra ngoài. Về phương diện tâm lý, đó là một sự sai lầm nguy hại, nhất là khi thân nhân chúng ta qua đời. Hãy bày tỏ cảm xúc một cách tự nhiên và chân thành nhất trong các tang lễ, đó là lời khuyên của các chuyên gia tâm lý.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/06/2012(Xem: 27895)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
02/06/2012(Xem: 5861)
Tôi rất vui mừng có cơ hội tiếp xúc với Phật tử Thái Lan có một số vị Tì Kheo. Các anh chị em, tôi rất vui, như tôi đã đề cập, tôi đã ở Thái Lan trong năm 1960, và tôi đã gặp gỡ với vị Tăng Vương Thái Lan. Tôi không nhớ tên, vị thứ nhất, vị thứ hai, Buddhadasa[1], rất cao, là một học giả, một tu sĩ rất tuyệt, một hành giả chuyên cần, một tu sĩ thánh thiện, nghiên cứu thâm sâu.
26/04/2012(Xem: 4164)
Gần đây các Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas đã kếthợp chip CMOS và sóng Terahertz-sóng nằm giữa sóng hồng ngoại và vi sóng. Chỉ cần đặt con chip và bộ thu vào mặt sau chiếc điện thoại, thiếtbị này có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
18/04/2012(Xem: 4824)
Tối nay tôi được yêu cầu để nó về sự phân biệt Phật Pháp, giáo lý của Đức Phật, với văn hóa Á châu hay văn hóa Tây Tạng. Đây là một câu hỏi rất quan trọng, một cách đặc biệt nếu chúng ta đang hoạt động để làm lợi ích cho người khác. Thí dụ, chính chúng ta có thể bị quyến rũ với văn hóa Tây Tạng hay Á châu một cách tổng quát và thích như thế; nhưng nếu chúng ta muốn hổ trợ người khác và dạy họ về giáo lý nhà Phật, thì nó có lợi lạc cho họ không? Tôi nghĩ đấy thật sự là vấn đề, có phải không? Và giống như chúng ta có thể có và có thể không thích những khía cạnh của văn hóa Tây Tạng, tương tự họ sẽ là những người mà chúng ta cố gắng để giúp đở mà cũng có thể thích hay không thích? Do thế chúng ta cần uyển chuyển trong dạng thức của việc hành động với người khác, hổ trợ người khác. Quý vị có khuyến khích họ đốt đèn bơ hay treo những lá cờ cầu nguyện, những loại như thế ấy không, hay có phải có điều gì đó sẽ làm cho họ quay lưng với Phật Giáo, được dập tắt không? Do vậy có hai sự cân nhắc
03/04/2012(Xem: 4544)
Đối với vũ trụ học Phật Giáo, vòng lưu chuyển của đời sống của một vũ trụ là tuần hoàn. Có một thời điểm hình thành (thành), một thời điểm trải qua (trụ), một thời điểm suy tàn...
12/03/2012(Xem: 4050)
Con người quyện kết với lòng trắc ẩn, yêu thương và hợp tác. Bởi vì chúng ta là những động vật tâm lý, tuy thế, một nhân tố luôn tái hiện khống chế nhiều hành vi của chúng ta. "Chiếc bóng" của chúng ta như C.G. Jung đã gọi, là nhân tố [tiềm ẩn và thường hoạt hóa] kiềm chế cá tính, có khuynh hướng cho rằng đời sống của chính nó bởi vì nó được hình thành như một bộ phận của chính chúng ta mà ta không biết và do thế không thể hợp thành một thể thống nhất vào trong đời sống ý thức của chúng ta. Điều làm cho chiếc bóng này ngay cả rắc rối hơn không chỉ là một vấn đề cá nhân. Những chiếc bóng của chúng ta có thể hợp nhất lại với nhau, như thường xảy trong thời chiến tranh, thí dụ, khi kẻ thù đi đến biểu tượng hóa mọi thứ xấu xa và đáng khinh bỉ về bản chất con người.
04/03/2012(Xem: 45801)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
28/02/2012(Xem: 6316)
Phật pháp vô lượng Giáo lý vô biên Ta bước lên thuyền Mong qua khỏi bến Niết bàn sẽ đến Chú trọng tinh thần Suy lý tìm chân Ấy là thức ngộ Hành là tự độ Rồi mới độ tha Vượt biển ta bà Về nơi an lạc
27/02/2012(Xem: 4378)
Nhiều người muốn tạo sinh vì nhiều lý do khác nhau. Hoặc là họ muốn làm sống lại một người thân yêu đã chết. Hoặc là họ muốn mình trường sanh bất tử.
17/02/2012(Xem: 3580)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567