Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quán Thế Âm Bồ Tát_Phổ Môn Phẩm Giảng Lục

23/10/202318:48(Xem: 3366)
Quán Thế Âm Bồ Tát_Phổ Môn Phẩm Giảng Lục



quan the am bo tat



Dẫn Nhập

Có lẽ đối với những Phật tử Hoa Kiều tại Việt Nam, đặc biệt là những người sống ở vùng Sài Gòn - Chợ Lớn, phương danh ngài Diễn Bồi là một tên tuổi quen thuộc. Đại sư từng qua Việt Nam hoằng pháp nhiều lần; hầu hết các kinh sách quan trọng của Đại Thừa, Ngài đã đều giảng qua. Khi còn ở Việt Nam, mạt nhân từng được thấy nhiều bản Giảng Ký của Ngài được lưu truyền tại các chùa người Hoa; nhưng chưa đủ thiện duyên đọc đến.


Lần đầu tiên, mạt nhân được biết tên tuổi của Ngài là vào năm 1986. Trong một lần đến chùa Dược Sư (quận Bình Thạnh) thỉnh kinh, lục lạo trong đống kinh sách cũ, vô tình mạt nhân tìm được cuốn A Di Đà Kinh Giảng Ký của pháp sư Thích Diễn Bồi. Giở xem thấy văn phong khá giản dị, đủ để một người vốn liếng chữ Hán nhấp nhem như mạt nhân khi đó hiểu được dễ dàng ý tác giả qua vài trang sách đầu tiên. Thế là với bản giảng kinh ấy, mạt nhân có dịp tập tành luyện đọc văn Bạch Thoại. Càng đọc càng thấy những lời giải thích của Ngài tuy giản dị, dễ hiểu, nhưng vẫn thâm trầm, hàm súc, có thể nói không quá đáng là lời giảng của Ngài rất lợi lạc cho mọi tầng lớp người đọc, nhất là hạng hành nhân sơ cơ. Từ nhân duyên đặc biệt ấy, mạt nhân tâm nguyện bất cứ khi nào mình có được một bản giảng kinh nào của Ngài, sẽ cố gắng dịch sang tiếng Việt.


Đến năm 2003, mạt nhân lại được đọc bản Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Giảng Ký của Ngài qua tài phiên dịch tuyệt vời của hòa thượng Trí Minh, mạt nhân càng khâm phục tài giảng kinh của pháp sư Diễn Bồi hơn nữa. Điều đáng mừng là bản dịch quý giá này của hòa thượng Trí Minh đã được các trang nhà Phật giáo đón nhận nồng nhiệt và đăng tải rộng rãi. Xảo hợp sao, mùa Thu năm 2004, trong những sách vở được Tịnh Tông Học Hội Los Angeles gởi cho, mạt nhân thấy có cuốn Phổ Môn Phẩm Giảng Ký này. Thế là chẳng nệ kiến thức chắp vá, chữ nghĩa vụng về, mạt nhân hăm hở dịch ra tiếng Việt, ngõ hầu giới thiệu một tác phẩmđặc sắc khác của lão pháp sư, với ý nguyện đề  đáp chút ân pháp nhũ của bậc ân sư mình chưa bao giờ có dịp hội ngộ. Chỉ dám hy vọng bảnchuyển ngữ này chẳng đến nỗi diễn tả sai lạc hoàn toàn ý nghĩa những lời giảng thâm diệu của Ngài.

Mùa Đông năm 2010, trong một cuộc điện đàm sư huynh ĐứcPhong, s ư huynh ngỏ ý muốn ấn hành tác phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm Giảng Lục Bổn Tích Cảm Ứng Tụ ng do cư sĩ Hứa Chỉ Tịnh biên tập. Đây cũng là một nhân duyên lạ lùng. Bởi lẽ, đây là một tác phẩm khá cổ, khó dịch,khó đọc, quá nhiều điển tích, Hứa cư sĩ lại trích dẫn kinh văn quá rộng.


Đọc thử, mạt nhân ngần ngại không dám dịch dù trong Ấn Quang Văn Sao, tổ Ấn Quang đã nhiều lần ca ngợi tác phẩm này. Một đạo hữu không rõ tên (vì không ký tên trong email) đã năm lần bảy lượt khẩn khoản mạt nhân hãy chuyển ngữ tác phẩm này dù mạt nhân viện đủ cớ để thoái thác. Khi dịch xong phần 1, đem thỉnh ý Vạn Từ, anh rất  hỷ tán thán và thúc giục hãy cố gắng dịch tiếp cho trọn vẹn cũng như đóng góp nhiều ý kiến quý giá. Nhận thấy tác phẩm này quá cao, chúng tôi đã thỉnh ý đạo huynh Đức Phong có nên in chung cuốn Phổ Môn Giảng Ký với Quán Âm Bồ Tát B ổn Tích Cảm Ứng Tụng để người đọc dễ thâm nhập công hạnh của Quán Thế Âm Bồ Tát hay không trước khi bước vào Quán Thế Âm Bồ Tát Bổn Tích Cảm Ứng Tụng? Sư huynh Đức Phong đã hoan hỷ tán thành và góp phần giảo duyệt lần nữa trước khi layout, format thành sách.

Dẫu đã được giảo duyệt, tu chỉnh bởi nhiều đạo huynh, đạo tỷ, đạo muội nhiệt tình vì pháp như Đức Phong, Chơn Phù, Vạn Từ, Minh Tiến, Huệ Trang, chắc chắn vẫn còn có rất nhiều lỗi sai lầm ấu trĩ khó thể chấp nhận. Nếu việc làm liều lĩnh này có chút phần lợi lạc thì xin trên hồi hướng công đức về ân sư Thích Diễn Bồi, bổn sư Thích Giải Thắng và lịch đại phụ mẫu, sư trưởng, các pháp lữ Đức Phong, Chơn Phù, Vạn Từ, Minh Tiến, Huệ Trang, dưới hồi hướng cho hết thảy u hiển hữu tình cùng được vãng sanh Cực Lạc, cùng chứng đại Bồ Đề.

Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa kính bạch, ngày 14 tháng 04 năm 2011.

🙏🙏🙏🌻🌻🌻🌺🌺🌺🌿🌿🌿💐💐💐

pdf-download
Quán Thế Âm Bồ Tát_Phổ Môn Phẩm Giảng Lục







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2014(Xem: 33005)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
18/08/2014(Xem: 58362)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
18/03/2014(Xem: 14434)
Phật dạy bậc đại nhân có tám điều giác ngộ. Điều thứ nhất, giác ngộ cuộc đời là vô thường, vũ trụ mênh mông tạm bợ. Gốc của bốn đại vốn không thật, trống rỗng nhưng nếu chúng ta không biết, chấp nó là thật thì sẽ dẫn đến đau khổ. Tập hợp năm ấm là vô ngã, sinh diệt thay đổi không ngừng, không thật và không có chủ thể. Tâm này là cội nguồn phát sinh điều ác, thân này là nơi tích tụ tội lỗi. Người hay quán chiếu được như thế dần dần sẽ thoát khỏi sanh tử.
10/12/2013(Xem: 22242)
Pháp Tướng Tông (Duy Thức Tam Thập Tụng) của Bồ Tát Thế Thân, Vu Lăng Ba giảng, cư sĩ Lê Hồng Sơn dịch
03/12/2013(Xem: 57646)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 23493)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 19249)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
30/10/2013(Xem: 39041)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
17/10/2013(Xem: 40954)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]